Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông em sẽ lựa chọn việc làm trong thành phần kinh tế nào vì sao

Xu hướng chọn ngành nghề hiện nay của học sinh THPT

Hiện nay, phần lớn các bậc phụ huynh để cho con em mình được tự lựa chọn nghề nghiệp tương lai, vì không muốn ép buộc con cái vào những công việc mà con không thích. Tuy nhiên, nhiều bạn học sinh vẫn chưa hiểu kỹ càng về việc chọn lựa ngành nghề, lại không có sự định hướng từ phụ huynh, vì vậy thường chọn ngành nghề theo:

  • Bạn bè rủ, người yêu đăng ký nên nộp hồ sơ theo
  • Đăng ký những ngành theo xu hướng trên mạng xã hội như kinh tế, kế toán, luật,… mà không biết có hợp với mình hay không
  • Đăng ký ngành nghề theo mong muốn, nguyện vọng của bố mẹ
  • Không tìm hiểu thông tin tuyển sinh, không quan tâm đến ngành nghề, đến giai đoạn nước rút thì chọn bừa một ngành có mức điểm vừa phải.

Vì sao nên chọn ngành nghề phù hợp với tính cách, sở thích

Thực tế đã cho thấy, rất nhiều người rơi vào tình cảnh học xong 4 năm đại học nhưng lại không biết mình hợp với công việc gì, làm nghề gì trong tương lai. Nghề nghiệp là thứ sẽ theo các bạn cả đời, nếu chọn sai ngành nghề, bạn sẽ không chỉ cảm thấy chán nản, mất phương hướng mà sau đó còn mất rất nhiều thời gian để định hướng lại bản thân.

Khi học và theo đuổi một ngành nghề mà bản thân mình không thích, bạn sẽ không thể tập trung vào công việc đó, thậm chí sau này đi làm, cũng rất khó để bạn cống hiến hết mình cho công việc, cho công ty. Điều này sẽ mang lại hậu quả rất khó lường, cuộc sống không trôi qua như bạn mong đợi. Vậy nên, hãy chọn ngành nghề phù hợp với tính cách và sở thích của chính bản thân bạn nhé!

Trước khi quyết định lựa chọn ngành nghề, hãy dành thời gian xác định bản thân có sở thích là gì, tích cánh bản thân là người hướng nội hay hướng ngoại, điều kiện hoàn cảnh gia đình như nào. Phụ huynh – học sinh cũng nên liệt kê danh sách những ngành nghề, trường học đào tạo ngành đó rồi lựa chọn. Cần dựa theo học lực của bản thân như nào để chọn ngành thi cho phù hợp, kinh tế có phù hợp không. Ngoài ra, các bạn học sinh nên tìm hiểu thêm việc làm, ngành học cần phải ôn thi khối nào, chọn khối A, khối B thì trường nào cho phù hợp với tính cách bản thân, hoàn cảnh kinh tế… Muốn theo ngành nghề nào thì dành thời gian nhiều để tìm hiểu về ngành đó, xem thực tế ngành đó cần phải làm gì, bảng mô tả công việc, nhiệm vụ…Khi có một cái nhìn tổng quan về ngành nghề, trong quá trình theo học cũng không bỡ ngỡ, hay nản lòng khi gặp những khó khăn khi làm sau này.

Điển hình một số công việc phù hợp với một số tính cách như:

  1. Người thích sáng tạo: Những người yêu thích việc nghĩ ra những cái mới, cần có sự khéo léo, độc đáo. Những công việc phù hợp với việc sáng tạo:
  • Thiết kế đa phương tiện: video, infographic…
  • Nhân viên content: phụ trách nội dung, viết kịch bản, sáng tạo nội dung quảng cảo…
  • Thiết kế sản phẩm thương mại và công nghiệp: thiết kế mẫu mã sản phẩm, lên ý tưởng cho những kế hoạch mới
  • Thông dịch viên
  • Vẽ tranh
  • Thủ công mỹ nghệ
  • Kỹ sư, nhà thiết kế xây dựng, thiết kế nội thất…
  1. Người thích suy nghĩ: Những người thường tìm tòi, khám phá mọi thứ, suy luận logic, thích giải quyết những vấn đề. Những công việc phù hợp với việc suy nghĩ:
  • Phân tích số liệu, hệ thống máy tính
  • Phân tích tài chính
  • Kế toán, kiểm toán
  • Phân tích nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sự phát triển của sản phẩm, giá cả…
  • Kỹ thuật, nghiên cứu phần mềm, website
  1. Người thích tổ chức: Đòi hỏi có một đầu óc tỉnh táo, biết lập kế hoạch, có khả năng làm nhiều việc cùng một lúc, biết định hướng. Những công việc phù hợp với tổ chức:
  • Quản lý tài chính
  • Quản lý hệ thống
  • Làm ở mức độ quản lý

  1. Người thích hành động: Những người thuộc tính này sẽ làm việc trực tiếp, thực hiện rõ ràng , nhanh, theo khả năng của mình, thực hành thực tế. Những công việc phù hợp:
  • Công việc tay chân: thợ điện, thợ sửa chữa…
  • Quản lý xưởng, nhà máy
  • Giám sát công trình
  • Xây dựng
  1. Người thích đàm phán: Là những người cần có năng khiếu về nói năng, thuyết phục người khác, đặc biệt cần có tính hướng ngoại, lạc quan, tự tin, tham vọng. Những công việc phù hợp:
  • Quan hệ công chúng PR, marketing
  • Cố vấn tài chính, nhân sự, quản trị
  • Giám đốc kinh doanh, sales…
  • Giám đốc marketing
  1. Người thích giúp đỡ: Với những người mong muốn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, hoặc đào tạo, dạy dỗ trẻ em. Những công việc phù hợp:
  • Tình nguyện viên
  • Tham gia hoạt động của phi chính phủ
  • Giáo viên
  • Làm trong lĩnh vực đào tạo.

Một số bài trắc nghiệm giúp chọn ngành nghề phù hợp với tính cách chính xác nhất

Trong giai đoạn nước rút chuẩn bị chọn ngành nghề, trường để thi, nhiều bạn học sinh bị mông lung, nối rối vì không biết chọn ngành gì, trường nào phù hợp. Một trong những bài trắc nghiệm được nhiều người tin tưởng nhất hiện nay chính là trắc nghiệm MBTI. Đây cũng là kênh trắc nghiệm được các chuyên gia giáo dục khuyên bậc phụ huynh – học sinh tham khảo.

Bài trắc nghiệm MBTI được sử dụng phổ biến trên thế giới vì những câu hỏi khách quan, sát với thực tế, giúp khám phá được tâm lý, tính cách cũng như giúp bạn trẻ nhận thức được mình phù hợp với điều gì, có quan điểm ra sao…Do ít tuổi nên các bạn trẻ chưa hiểu hết được bản thân mình, chưa hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu cũng như hiểu tính cách của bản thân, nên không thực sự xác định được mình phù hợp với công việc gì.

Thông qua bài trắc nghiệm, bạn chỉ cần trả lời những câu hỏi theo danh sách mà bạn cảm thấy đúng nhất. Thông qua kết quả, bậc phụ huynh – học sinh sẽ biết chọn ngành nghề phù hợp với tính cách mình. Với kết quả trắc nghiệm, có một vài người sẽ thấy đúng, có người thấy chỉ đúng một phần. Nhưng thực tế thì mọi thứ chỉ là tương đối, nhiều bạn sau này ngẫm lại mới thấy kết quả đúng, hiểu được mình muốn gì…

Công nghệ ngày càng hiện đại, chỉ việc lấy scan mười vân tay của một người, rồi áp dụng công nghệ sinh trắc để phân tích những đường vân tay có đặc điểm gì, thuộc chủng gì…

Sinh trắc vân tay là một ngành trong sinh trắc học, phát triển dựa trên ngành nhân học và ngành di truyền học. Sinh trắc vân tay đang được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y học, bảo mật thông tin, hình sự, định hướng nghề nghiệp trong giáo dục.

Trên đây là toàn bộ lời khuyên của ITPlus Academy dành cho những bạn học sinh cuối cấp – những người đang đứng trước sự khó khăn trong việc lựa chọn ngành nghề tương lai. Sở thích và tính cách là những yếu tố rất quan trọng xác định công việc lâu dài của bạn. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, các bạn học sinh có thể dễ dàng lựa chọn cho mình ngành nghề phù hợp nhất.

Chỉ còn vài ngày nữa thôi, các em học sinh lớp 12 sẽ cùng tham gia kỳ thi gian truân nhất của tuổi học sinh. Khoảnh khắc chấm nét bút cuối cùng trong phòng thi, các bạn biết rằng mình không chỉ đơn giản là hoàn thành một bài thi quan trọng mà còn đặt dấu chấm hết cho tuổi học trò không bao giờ quay lại. Tuy nhiên, cuộc hành trình học tập sẽ không kết thúc ở đây, bởi những cánh cửa mới khác sẽ được mở ra. Sự lựa chọn của bạn là gì? Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn trẻ cái nhìn chi tiết nhất về những hướng đi cho học sinh sau khi tốt nghiệp THPT để giúp bạn soi chiếu bản thân dễ dàng hơn!

Bước đi trên con đường mình đã chọn 

Quả trứng gà, đập vỡ từ bên ngoài là thức ăn, đập vỡ từ bên trong là sinh mạng. Đời người cũng thế, đập vỡ từ bên ngoài là áp lực, đập vỡ từ bên trong là trưởng thành”

Đại học  

Một trong những lựa chọn phổ biến nhất cho các bạn học sinh sau khi tốt nghiệp THPT đó chính là tiếp tục học lên đại học. Tấm bằng đại học không phải là chiếc chìa khóa duy nhất để dẫn tới thành công, nhưng nó là một trong những lựa chọn lý tưởng giúp các bạn học sinh trau dồi những kiến thức, kĩ năng cần thiết để phát triển con đường sự nghiệp sau này. 

Vào đại học, học sinh sẽ có cơ hội lựa chọn theo đuổi nhiều lĩnh vực khác nhau: Kinh tế, tài chính, luật, marketing, ngôn ngữ, kỹ thuật,..tùy thuộc vào sở thích và định hướng của mỗi người. Tất cả các kiến thức được học ở trường đại học chính là những nền tảng cơ bản nhất, giúp các bạn tìm kiếm các cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. 

Ngoài ra, để đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của nhà tuyển dụng, bạn phải có trong tay tấm bằng đại học, nhất là đối với các vị trí nhân viên từ cấp trung trở lên. Tấm bằng đại học chính là một trong những lợi thế quan trọng, giúp bạn có cơ sở để deal lương với các nhà tuyển dụng. 

Đại học trở thành con đường phổ biến nhất cho những học sinh sau khi tốt nghiệp THPT. Đặc biệt, vào đại học không hề khó nếu như chúng ta biết lựa chọn ngôi trường theo đúng năng lực của bản thân, thay vì bám theo những cơ hội cao “chót vót”. Và bốn năm tiếp theo đó, cho dù bạn theo đuổi ngành học nào thì cũng là một cơ hội mới để chúng ta trải nghiệm một lần nữa tuổi trẻ của mình, cùng bạn bè phấn đấu cho tương lai sau này. Tấm bằng đại học không phải là chiếc chìa khóa duy nhất để dẫn tới thành công, nhưng sẽ giúp chặng đường của bạn bớt gập ghềnh hơn. Chính vì vậy, nếu như có cơ hội học tập, chúng ta vẫn nên theo học đại học để trang bị kiến thức nền tảng tốt nhất cho mình. 

Tất nhiên, bất kể lựa chọn nào cũng ẩn chứa những khó khăn tiềm tàng, học đại học cũng vậy. Bước vào một môi trường mới, có rất nhiều sinh viên gặp khó khăn trong việc kết bạn, phải tự lập, chịu đựng nỗi nhớ nhà, vất vả làm quen với cách học mới, mà áp lực to lớn nhất chính là sự tài giỏi của những người bạn xung quanh [mà ta vẫn gọi là peer pressure]. Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều bài phân tích, chia sẻ thực tế viết về sự khó khăn của sinh viên trên nền tảng số. Chính vì vậy, để giảm thiểu tối đa những cú sốc ấy, các học sinh sau khi tốt nghiệp THPT đã có trong tay tấm vé đại học không nên ngủ quên trên chiến thắng của mình quá lâu mà cần thấu hiểu những khó khăn mới và hoạch định kế hoạch tương lai rõ ràng nhất.

Trải Nghiệm Gap Year

“Gap Year” đã không còn là sự lựa chọn quá xa lạ đối với học sinh sau khi tốt nghiệp THPT ở các quốc gia phương Tây và trong những năm gần đây, trải nghiệm này đã được nhiều sinh viên Việt Nam biết tới và chọn lựa sau tốt nghiệp. Thậm chí, ngay trong quá trình học đại học, vẫn có rất nhiều bạn sinh viên chấp nhận bảo lưu một năm học để “gap year”. Mặc dù tại Việt Nam vẫn còn một số định kiến về vấn đề “Gap Year” đến từ những người lớn, song chúng ta không thể nào phủ nhận được sức hút của cánh cửa tự do này. Vậy “Gap Year” là gì mà được nhiều người thích thú đến thế? 

“Gap Year” được hiểu là một năm để bạn trẻ rời bỏ sách vở, rời bỏ giảng đường quen thuộc để có thể thỏa chí sống, trải nghiệm những điều bản thân yêu thích. Tuy nhiên, “Gap Year” không mang mục đích nghỉ dưỡng mà sẽ hướng các bạn sinh viên đến những hoạt động có ý nghĩa, đem lại kinh nghiệm thực tế cho các bạn. Các bạn sinh viên lựa chọn “Gap Year” có thể lựa chọn: xách ba lô lên và đi du lịch nhiều nơi, kết hợp với làm thêm; theo đuổi một khóa tình nguyện quốc tế tại mảnh đất xa xôi; theo đuổi công việc mà bạn yêu thích; tham gia thật nhiều cuộc thi mà không lo sợ bất cứ hạn chế nào. 

“Gap Year” là khoảng thời gian tự do, đem lại hứng khởi cho rất nhiều người, đặc biệt, học sinh sau khi tốt nghiệp THPT có đủ thời gian để suy nghĩ nghiêm túc về tương lai của mình. Đã có rất nhiều bạn trẻ trưởng thành sau chuyến hành trình đó và bắt đầu sự nghiệp của mình từ rất sớm, dù xuất phát điểm muộn nhưng lại phát triển nhanh hơn bạn bè đồng trang lứa. 

Tuy nhiên, một điều chúng ta cần lưu tâm là “Gap Year” cũng có thể vô nghĩa nếu như cá nhân các bạn sinh viên không biết cố gắng, lười biếng, hoặc ỉ lại vào hoàn cảnh. Xin hãy nhớ rằng, “Gap Year” không hướng đến sự nghỉ dưỡng, mục đích to lớn nhất của một năm này là tạo dựng những nền tảng bền vững cho học sinh sau khi tốt nghiệp THPT.

Một hạn chế lớn nhất khác của Gap Year tại Việt Nam chính là thuyết phục cha mẹ, bởi họ luôn lo rằng con cái mình thua kém bạn bè, sợ con còn chưa trưởng thành, hoặc thậm chí coi đó chỉ là một lý do để cá nhân trốn tránh trách nhiệm . Vì thế, nếu muốn “Gap Year”, bạn nên chuẩn bị trước mong muốn của mình, thể hiện những ý tưởng này trước phụ huynh thật bình tĩnh. 

Chọn học nghề

Khi con đường đại học không phù hợp với định hướng của các sinh viên sau tốt nghiệp THPT, một sự lựa chọn khác mà các bạn vẫn cân nhắc là học nghề – một xu hướng mới của giới trẻ hiện đại. Lý do nhiều bạn trẻ ưa chuộng và quyết tâm rời xa giảng đường có thể vì họ cảm thấy môi trường đại học không mang lại hiệu quả cho định hướng của bản thân, hoặc con đường học nghề sẽ đem lại cho các bạn nhiều trải nghiệm hơn. Quả thực hiện nay, nhiều bạn sinh viên đã đi làm trước khi nhận tấm bằng đại học, đủ để hiểu nhiều nhà tuyển dụng ưa chuộng những gương mặt có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm hơn là một tấm bằng chứng nhận đỏ chót. 

Một ưu điểm khác của học nghề là thời gian học tập không quá dài, giúp các bạn trẻ nhanh chóng đi làm việc. Thay vì mất ba đến bốn năm mài giữa trên giảng đường, các bạn có thể vững vàng tay nghề chỉ trong vài tháng liên tục thực hành và học hỏi. Bên cạnh đó, chất lượng dạy nghề nhu cầu cần nguồn nhân lực chất lượng ngày càng cao cũng khiến cho học nghề trở thành cánh cửa rộng mở với các học sinh sau khi tốt nghiệp THPT.

Hàng trăm ngành nghề đến từ mọi lĩnh vực để bạn lựa chọn như làm bếp, pha chế, quản lý nhà hàng – khách sạn, điện tử, máy tính, … đều có cơ sở đào tạo trên khắp cả nước. Trong môi trường dạy nghề, giáo viên sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức thực tiễn, bám sát với thị trường và không còn những lý thuyết đại cương sáo rỗng. Bằng cách này, các bạn trẻ không chỉ vững vàng kỹ năng chuyên môn mà còn có thêm các kỹ năng mềm để ứng dụng vào công việc sau này. 

Viết tiếp tương lai bằng con đường du học

Đi du học, tại sao không? Khi cánh cửa đại học Việt Nam không trao cho bạn cơ hội thì vẫn có rất nhiều ngôi trường uy tín toàn cầu sẵn sàng “trải thảm” chào đón chúng ta kia mà. Hiện nay, du học đã trở thành sự lựa chọn phổ biến của rất nhiều bạn trẻ có năng lực học vấn khác nhau. Để thỏa mãn giấc mơ trời tây của mình, rất nhiều bạn trẻ đã không ngừng nỗ lực ngay từ những năm tháng cấp ba, làm dày hồ sơ của mình bằng nhiều phần thưởng quý giá, những trải nghiệm thực tế. Ngay cả khi học sinh sau khi tốt nghiệp THPT chưa kịp chuẩn bị cho việc du học thì cũng không nên lo lắng quá nhiều bởi phương thức tuyển sinh của các quốc gia phương Tây thường rất linh hoạt, chia kỳ nhập học thành hai lần trong năm để bạn rút ngắn thời gian chờ đợi. Hiện nay, các chương trình dự bị đã trở thành một trong những hướng đi được nhiều học sinh lựa chọn sau khi tốt nghiệp THPT. Đây là chương trình chuẩn bị cho học sinh đang học hoặc vừa tốt nghiệp THPT những kiến thức và kỹ năng quan trọng để có thể học tập hiệu quả khi bước vào giảng đường đại học.

Một ví dụ điển hình của du học là Đại học Manitoba [top 350 thế giới], một trong những ngôi trường danh tiếng nhất của nền giáo dục Canada cho phép học sinh lớp 11 đăng ký chương trình chuyển tiếp này với thêm một khóa học bổ sung kiến thức trước khi bắt đầu cuộc hành trình mới tại đất nước bản địa. Úc cũng là “thánh địa” của các du học sinh bởi các chương trình đào tạo đa dạng và linh hoạt, cơ hội việc làm và định cư rộng mở cho sinh viên sau tốt nghiệp.

>>> Xem thêm: So sánh du học Anh với các nước có nền giáo dục tương đương

Những bạn sinh viên có thành tích học tập tốt, chứng chỉ tiếng Anh IELTS 6.0 trở lên lại càng nên cân nhắc con đường du học. Cũng đừng nên lo lắng về vấn đề chi phí, bởi bạn có thể tìm sự hỗ trợ từ chính ngôi trường mình theo đuổi, hoặc đi theo con đường “săn học bổng”. Đã có không ít học sinh Việt Nam trở thành sinh viên của những trường đại học châu Âu uy tín với các suất học bổng danh giá. 

Bởi vậy, khi có cơ hội, chúng ta nên bước ra ngoài thế giới rộng lớn hơn, không phải ngẫu nhiên nhiều bạn trẻ lựa chọn du học, hoặc cố gắng để được tham gia những kỳ thực tập, tình nguyện ngắn hạn. Bởi những biển lớn tri thức đó sẽ giúp các bạn mở rộng tầm mắt và ngày càng trưởng thành. Không phải chúng ta lựa chọn quay lưng với tổ quốc, mà hãy đem những trải nghiệm mà bạn nhận được để về cống hiến cho quê hương của mình. 

Với con đường du học, sẽ dễ dàng hơn cho các bạn sinh viên nếu như tìm được một người đồng hành hiểu biết, dễ dàng đưa ra cho bạn định hướng đúng đắn. Bạn có thể tìm sự trợ giúp từ thầy cô, người thân đã có kinh nghiệm hoặc từ trung tâm kết nối sinh viên với cộng đồng quốc tế. INDEC ra đời với sứ mệnh như vậy, sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên chuyến đò tri thức bất cứ lúc nào.  

>>> Xem thêm: Lựa chọn giải pháp Du Học để Đi Đúng Hướng – Chọn Đúng Ngành

Về những bước đi của người trẻ, tôi từng nghe được một lời khuyên dành cho các bạn trẻ rất hay rằng:

 “Sự cố gắng của chúng ta hiện giờ cũng như giặt quần áo trong phòng tối. Bạn sẽ chẳng biết được là quần áo đã sạch hay chưa, ngoài cố gắng giặt ra thì chẳng có cách nào khác cả, đợi đến khi đèn bật lên rồi, bạn sẽ phát hiện ra những bộ quần áo bạn cố gắng giặt ấy đã sạch như mới. Dường như trong xã hội bây giờ, những người cố gắng không nhất định sẽ thu được thành quả, nhưng chúng ta không nên so sánh với người khác, chỉ cần bạn cố gắng, thì chắc chắn sẽ vượt qua được chính bản thân khi không nỗ lực. Cơ hội sẽ luôn chỉ dành cho những người chuẩn bị kỹ càng, bạn nói rằng bạn là viên ngọc bị bụi phủ lấp, tôi chỉ muốn nói rằng thứ che mắt bạn không phải là bụi mà là tia sáng so với bạn càng chói mắt hơn”

[Uno Santa]

Tạm kết

Cho dù sự lựa chọn của các bạn là gì thì sự cố gắng luôn đóng vai trò rất lớn quyết định sự thành công của mỗi con người. Sẽ có lúc, chúng ta cảm thấy trống rỗng, vô định khi không còn được cầm tay chỉ việc, sẽ có lúc chúng ta hoang mang vì không nhìn thấy tương lai rõ ràng, tựa như “giặt quần áo trong bóng tối”. Nhưng cuộc sống được tạo nên bởi những nỗ lực không ngừng, bao nhiêu lần gục ngã rồi lại đứng lên rồi cho đến một ngày, bạn sẽ tìm được con người mà mình mong muốn. Hi vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp cho các bạn trẻ cái nhìn chi tiết về những con đường dành cho học sinh sau khi tốt nghiệp THPT giúp bạn soi chiếu bản thân và tìm ra hướng đi phù hợp cho mình. Chúc bạn thành công!

______________________________________________

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ GIÁO DỤC TRÍ CƯỜNG

Địa chỉ: số 474 Xã Đàn, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội.

Hotline: 024 7305 3355

Facebook: Du học cùng INDEC 

Video liên quan

Chủ Đề