Alco trong ngân hàng là gì

2. Ủy ban ALCOChức năng:- Đảm bảo hoạt động của ngân hàng phù hợp với chiến lượcthanh khoản đã đặt ra.- Đảm bảo các chính sách và thủ tục cần thiết cho quản lýrủi ro thanh khoản được thực hiện.- Quản lý tình hình thanh khoản và cơ cấu rủi ro của ngânhàng một cách định kỳ và đánh giá rủi ro thanh khoản củangân hàng.- Giám sát hoạt động của hội đồng ALCO và việc xử lý cácvấn đề quan trọng của Ủy ban này. 3. Hội đồng ALCO- Xây dựng chiến lược, chính sách, quy trình/thủ tục, hạn mứcquản lý thanh khoản và rủi ro thanh khoản; đảm bảo rằng các thủtục quy trình luôn được cập nhật để đảm bảo tính đầy đủ, thậntrọng; các trường hợp vượt hạn mức được xem xét và phê duyệt.- Phê duyệt các công cụ đo lường, kiểm soát rủi ro thanh khoản vàdự kiến các biện pháp phòng ngừa và xử lý.- Quyết định cơ cấu bảng cân đối kế toán – các tài sản và công nợtheo tính thanh khoản và theo thời gian đáo hạn.- Lập kế hoạch dự phòng chỉ rõ các hoạt động quản lý trongtrường hợp có khủng hoảng và khả năng thanh khoản.- Lập báo cáo cho Ủy ban ALCO & QLRR, Hội đồng Quản trịvề các hoạt động thanh khoản và cơ cấu rủi ro của ngân hàngmột cách thường xuyên. 4. Cơ cấu tổ chức bộ phận ALCOỦY BANALCOALCOLãi SuấtALCOTài SảnNợ - CóALCOChi NhánhNước Ngoài 5. Quan hệ giữa các bộ phận ALCO với bộ phận ngânquỹa. Quản trị rủi ro lãi suấtLãi suất thị trường là yếu tố gây tác động mạnh đếnthu nhập và chi phí hoạt động của ngân hàng.Chính vì thế nên bộ phận điều hành lãi suất ALCOphải có trách nhiệm giám sát và quản lí rủi ro lãi suất. Các công cụ để giám sát và quản lý rủi ro lãi suất:Biểu đồ lệch kỳ hạn tái định giá [repricing gap]Thời lượng của tài sản nợ và tài sản có [duration]Hệ số nhạy cảm [factor sensitivity].Ủy ban ALCO sẽ lập các báo cáo và những nhận định vềdiễn biến, xu hướng của lãi suất trên thị trường trong cáccuộc họp hàng tháng. Ban điều hành ngân quỹ hàng ngàysẽ quyết định duy trì các mức chênh lệch thích hợp đểđịnh hướng cho các hoạt động của Ngân hàng b. Quan hệ trong việc quản trị rủi ro về ngoại hốiỦy ban ALCO quyết định và định kỳ xét duyệt lại hạn mức vềtrạng thái mở và hạn mức ngăn lỗ cho các nhân viên giao dịchngoại hối. Và ban điều hành ngân quỹ sẽ dựa vào những hạnmức mà ủy ban ALCO gửi xuống để cấp tín dụng cho nhân việcgiao dịch ngoại hối, và ngưng cấp tín dụng khi nhân viên tíndụng vượt quá hạn mức mà ủy ban ALCO đã tính toán ở trên.c. Quan hệ trong việc quản trị rủi ro về thanh khoảnRủi ro thanh khoản là một trong các rủi ro rất quan trọng tronghoạt động ngân hàng vì nếu không đảm bảo được vấn đề thanhkhoản thì ngân hàng sẽ gặp những vấn đề liên quan tới uy tín. Có rất nhiều cách để quản trị rủi ro thanh khoản như:Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanhkhoản trong hoạt động ngân hàng.Duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản có có thể thanh toánngay và các tài sản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một thángtiếp theo.Duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng một [1] giữa tổng tài sản có có thể thanh toánngay trong khoảng thời gian bảy ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản nợphải thanh toán trong khoảng thời gian bảy ngày làm việc tiếp theo.Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lýrủi ro thanh khoản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kếhoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn.  Tuy nhiên muốn làm được những điều trên thì phải cómột bản kế hoạch thanh khoản dự phòng được thể hiệnbằng văn bản và được ALCO xem xét cập nhật hàngtháng. Khi bản kế hoạch này được hoàn thành thì nó giúp chobộ phân ngân quỹ có thể chuẩn bị đủ nguồn ngân quỹdự phòng khi có nhu cầu về thanh khoản xảy ra. Nếu 2 bộ phận ALCO và bộ phân ngân quỹ kết hợpchính xác thì vấn đề về rủi ro thanh khoản sẽ được giảmbớt.  Tóm lại ta thấy, nhìn chung bộ phận ALCO có sẽ là bộphận tìm hiểu xem trong tương lai ngân hàng cần tàisản và nguồn vốn như thế nào, tài sản nguồn vốn nàychịu những tác động của cái gì. Sau đó sẽ lên kế hoạch,báo cáo, gửi cho các phòng ban liên quan, đặc biệt là bộphận ngân quỹ, bộ phân ngân quỹ sẽ thực hiện các biệnpháp để giúp cho nguồn ngân quỹ của ngân hàng khôngbị thiếu hụt trong tương lai, cũng như không bị lãng phínguồn lực do để không, như những dẫn chứng ở trên. III. Mối liên hệ với Bộ phận Quản Trị Rủi Ro1. Khối quản lý rủi roChấp nhận rủi ro là trung tâm của hoạtđộng ngân hàngNgân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủiro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý vàkiểm soát được và nằm trong phạm vi khảnăng các nguồn lực tài chính và năng lựctín dụng của ngân hàng.  Trong phạm vi hoạt động ngân hàng có thể xét đếnnhững rủi ro chính là:

Tổng quan về Quản lý Tài sản Nợ – Tài sản có [Asset – Liability Management – ALM]

1. ALM là gì?

ALM là nghiệp vụ quản lý rủi ro của một ngân hàng phát sinh từ sự mất cân xứng [mismatch] giữa các khoản mục tài sản và nợ phải trả do tác động từ yếu tố thanh khoản hoặc lãi suất.

Rủi ro thanh khoản của một ngân hàng là rủi ro ngân hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn hoặc có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn nhưng phải trả chi phí cao hơn mức chi phí bình quân của thị trường [Trích dẫn Thông tư 13/2018/TT-NHNN]

Một cấu phần của rủi ro thanh khoản đến từ lãi suất [chiến lược gapping] khi mà các ngân hàng có xu hướng đi vay ngắn hạn với chi phí thấp và cho vay trung dài hạn với mức lãi suất cao hơn.

Một số rủi ro khác trong ALM: Rủi ro tỷ giá [Exchange risk], Rủi ro tín dụng [Credit Risk], Rủi ro ngẫu nhiên [Contingency risk]

2. Khung ALM

Mục tiêu của ALM là tập trung vào việc cân bằng giữa khả năng sinh lời và duy trì sự sống sót trong dài hạn của ngân hàng thông qua việc quản lý các chỉ số mục tiêu gồm NIM [Net Interest Margin] và/hoặc NEV [Net Economic Value],… dựa trên các ràng buộc trong cơ cấu bảng cân đối tài sản – nguồn vốn. Các mục tiêu trọng yếu của ALM bao gồm:

  • An toàn vốn: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu [CAR], Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 [CET1], cũng như các tấm đệm vốn [capital buffer] tương ứng,…;
  • Quản lý thanh khoản: Quản lý sự mất cân xứng về dòng tiền [MCO – Maximum Cash Outflow], Tỷ lệ dự trữ thanh khoản, Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày [LCR – Liquidity Coverage Ratio] hoặc trong 1 năm [NSFR – Net Stable Funding Ratio], Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng huy động [LDR – Loan to Deposit Ratio], kiểm tra sức chịu đựng về thanh khoản [Liquidity stress testing], cơ chế mua – bán vốn nội bộ [FTP – Fund Transfer Pricing],….
  • Quản lý rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng [Interest Rate Risk in the Banking Book – IRRBB]: Quản lý chênh lệch kỳ tái định giá [Repricing Gap], Thay đổi thu nhập lãi thuần [ΔNII], Thay đổi giá trị kinh tế của vốn chủ sở hữu [ΔEVE],… [Thông tư 13/2018/TT-NHNN].

ALM là quản lý sự cân đối và đánh đổi giữa an toàn hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng:

[1] + [2]: Duy trì lượng tài sản thanh khoản cao [High quality liquid assets – HQLA] => Giảm giá trị đầu tư vào các tài sản khác có mức sinh lời cao hơn [cho vay, trái phiếu,…] => An toàn thanh khoản cao hơn nhưng khả năng sinh lời thấp hơn;

[3]: Mức chênh lệch kỳ định lại lãi suất lơn hơn => Khả năng đạt NII cao hơn nhưng mức độ nhạy cảm của EVE cũng cao hơn [EVE risk]

3. Bộ máy quản lý ALM

  • Cơ quan cao nhất và chịu trách nhiệm chung về quản lý ALM là ALCO [Asset – Liability Committee]: Bao gồm các thành viên của BODs nhằm các mục tiêu tối thiểu sau:
  • Quản lý bảng cân đối hiệu quả, phù hợp với chính sách rủi ro;
  • Rà soát, đề xuất kế hoạch huy động vốn, sử dụng vốn, nguyên tắc xây dựng giá điều chuyển vốn nội bộ [FTP];
  • Xây dựng khung lãi suất, khung giá cho các sản phẩm khác để quản lý tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính;
  • Kiểm soát hoạt động kinh doanh đảm bảo tuân thủ hạn mức rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, tổng tài sản tính theo rủi ro [RWAs].
  • Giúp việc cho ALCO là các phòng ban có chức năng quản lý thanh khoản và quản lý rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, thông thường bao gồm:
  • ALM: Điều tiết vốn giữa các đơn vị trong hệ thống ngân hàng đảm bảo hoạt động huy động – cho vay, dòng tiền vào – dòng tiền ra hàng ngày của ngân hàng được vận hành thông suốt, xây dựng cơ chế FTP để tối ưu hóa giữa nhu cầu thanh khoản và khả năng sinh lời, xây dựng và quản lý kế hoạch huy động – cho vay và mức lãi suất tương ứng nhằm tối ưu hóa bảng cân đối tài sản – nguồn vốn,….;
  • ALRM – Bộ phận quản lý rủi ro bảng cân đối: Là đơn vị trực thuộc Khối quản lý rủi ro có trách nhiệm quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng và cơ cấu bảng cân đối tài sản – nguồn vốn của ngân hàng. ALRM phối hợp với ALM để quản lý các bộ chỉ số an toàn thanh khoản [LCR, NSFR,…], quản lý lượng tài sản thanh khoản [HQLAs], mức chênh lệch kỳ tái định giá [Repricing GAP] cũng như đo lường mức độ tổn thương tiềm tàng của ngân hàng về thanh khoản [thông qua thử tải sức căng thanh khoản hay trạng thái chênh lệch thanh khoản] cũng như về vốn [ΔNII] hay giá trị kinh tế của vốn chủ sở hữu [ΔEVE].
  • Một số bộ phận khác tham gia vào nghiệp vụ ALM: Treasury [thực hiện huy động – cho vay trên thị trường liên ngân hàng cũng như tiếp cận sự hỗ trợ vốn từ Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp thiếu thanh khoản, là đơn vị được ALM order các công việc để đảm bảo cơ cấu bảng cân đối tài sản – nguồn vốn,….]; Các đơn vị kinh doanh [RB, CB, IB – được ALM giao kế hoạch huy động – cho vay nhằm đạt được các mục tiêu được Ban Lãnh đạo đặt ra]

Page 2

1. FRM: thiết yếu hay trang trí?
Trong vài năm gần đây, cùng với sự lên ngôi của quản trị rủi ro [QTRR] trong ngành ngân hàng, FRM có vẻ trở thành 1 chứng chỉ khá hot. Các thông tin tuyển dụng [JD] mảng RISK thường có nêu FRM là 1 lợi thế. Vài thông tin bên lề như: Bên MB chỉ chủ yếu tuyển ứng viên đã pass FRM Part 1 hay vài ngân hàng Big4 định phổ cập FRM đến mức 1 bác Tiến sĩ Toán rồi vẫn phải kiếm thêm chứng chỉ FRM]. Vậy FRM thực sự là 1 chứng chỉ không thể thiếu trong ngành QTRR hay chỉ là 1 xu hướng nhất thời? Để trả lời, trước tiên hãy phân tích FRM có gì và học FRM thì làm được gì?
2. FRM có gì
FRM gồm 2 part. Part 1 cung cấp kiến thức cơ bản về QTRR hiện đại. Book 1 [Foundation] nêu các vấn đề cơ bản về rủi ro, như bản chất của rủi ro theo quan điểm hiện đại. Trước đây, mình nghĩ rủi ro chỉ theo hướng xấu. Sau khi học FRM, mình nhìn risk theo cả 2 hướng. Risk nên được dịch là nguy cơ = nguy hiểm + cơ hội, trong nguy có cơ. Về mặt định lượng, rủi ro được đại diên bằng độ biến động, thể hiện cả 2 hướng này. Book 1 còn nhiều điều khá hay ho khác, mà khi mới học mình thấy khá thừa thãi nhưng làm ở risk lâu năm thấy khá hữu ích. VD Book 1 dành hẳn 2 chương để kể lể, giải thích về cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 ở Mỹ. Học phần này hóa ra cũng không phải vô ích khi bạn cần nghiên cứu Basel II.5 [phiên bản vá lỗi sau khủng hoảng 2007 2008]. Rồi cơ chế điều chuyển vốn [FTP] cũng thay đổi sau khủng hoảng nên bạn sẽ hiểu các phương pháp tính FTP nếu nghiên cứu khủng hoảng. Tiện thể khoe tí, Bộ Tài Chính sắp tổ chức hội thảo về triển khai chứng khoán hóa [1 nguyên nhân gây khủng hoảng] với hỗ trợ của World Bank, báo hiệu khả năng triển khai chứng khoán hóa ở VN [đây có thể tăng tính thanh khoản cho thị trường mua bán nợ ở VN].
Book 2 [Quantitative] thì cung cấp các kiến thức toán để đo lường rủi ro, bao gồm xác suất thống kê, kinh tế lượng, dự báo [time series] và 1 số kiến thức khác để hỗ trợ xây dựng mô hình.
Book 3 thì cung cấp các kiến thức về sản phẩm tài chính và thị trường tài chính. Sản phẩm tài chính thì gồm các sản phẩm được giao dịch trên thế giới, trong đó phần lớn đã xuất hiện ở VN như bond, forward, future, FX swap, IRS, CCS, option,… Bạn có thể nắm được bản chất sản phẩm này, giúp quản trị rủi ro thị trường tốt hơn. Phần thị trường tài chính thì sẽ kể về những bên tham gia vào thị trường [như Ngân hàng, Bảo hiểm, Quỹ] và các bên để vận hành thị trường như sàn giao dịch hay Center Counterparty. Hỏi nhanh, tại sao ngân hàng phải dự trữ vốn theo tỷ lệ thông tu 41 hay Thông tư 36? Câu trả lời ở chương đầu Book 3.
Book 4 về mô hình để đo lường rủi ro và định giá. Đây là Book mình thích nhất và ứng dụng được nhiều nhất trong công việc [cả trong rủi ro thị trường, RR thanh khoản,RR lãi suất trên sổ ngân hàng, hay rủi ro tích hợp]. Mô hình VaR trong book 4 là mô hình nổi tiếng để đo lường RR thị trường, và mình tin rằng ai làm RRTT mà k biết về mô hình này là 1 thiếu sót vô cùng lớn. Mô hình VaR này cũng đc áp dụng cho rủi ro tín dụng, hoạt động [ Cột trụ 1, Basel II trở đi]. Nếu bạn vận dụng tốt thì có thể áp dụng cho cả Rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng và rủi ro thanh khoản nữa. Các phần khác như lãi suất, xếp hạng cũng có tính ứng dụng rất cao, mình sẽ trình bày ở 1 post khác nếu có dịp.
Part 2 thì đi sâu vào câc loại rủi ro như RR thị thường, tín dụng, hoạt động, thanh khoản. Các phần này tóm tắt và giải thích Basel và đưa nhiều kiến thức thực tế để áp dụng luôn.
3. Học FRM xong thì làm đc gì?
Học xong FRM thì bạn sẽ được cái tư duy mới về quản lý rủi ro, sẽ biết được các thuật ngữ hay công cụ phổ biến trong QTRR để áp dụng và tra cứu khi cần, khi đọc tài liệu về rủi ro sẽ nhanh hiểu và hiểu bản chất hơn. Mình đánh giá nhờ FRM mà thời gian đọc tài liệu Basel của mình giảm đi 1 nửa.
N cũng phải thành thật là có nhiều bạn thi FRM part 1 xong chê là FRM chả ứng dụng được gì. Mình nghĩ nên nói là các bạn CHƯA ứng dụng được. Kiến thức FRM tuy rất hay ho nhưng vẫn là lý thuyết và high- level. Do đó, các bạn sẽ cần thời gian để ngấm kiến thức, và thực tế hóa lý thuyết. Nếu bạn có kinh nghiệm trong QTRR [ tầm 2 năm trở ra] thì mọi thứ sẽ nhanh hơn do bạn đã có thực tế để soi rọi các lý thuyết. Thứ 2 là tốc độ của mỗi người sẽ khác nhau. Nếu bạn học chỉ để thi thì sẽ khó áp dụng hơn người học bản chất. Nếu có thái độ muốn áp dụng và môi trường áp dụng thì sẽ dễ áp dụng hơn. Và sẽ có công việc áp dụng được nhiều hơn. FRM thiên về đo lường nên rủi ro thị trường sẽ áp dụng nhiều hơn. Còn rủi ro hoạt động chẳng hạn thiên về nghiệp vụ nên ít được cover trong FRM
4. Vậy FRM sẽ thành phổ cập hay sớm nở tối tàn
Theo lộ trình triển khai Basel thì các kiến thức về QTRR hiện đại sẽ sớm thành phổ cập, nên mình nghĩ FRM sẽ trở thành phổ cập trong giới QTRR, ít nhất là với rủi ro thị trường.

Video liên quan

Chủ Đề