Sầu tương tư là gì

Tương tư [tiếng Anh: lovesickness] là nhớ nhung người khác một cách mòn mỏi, day dứt, bồn chồn hay có tâm trạng lo lắng không yên, đam mê kéo dài tuyệt vọng đối với người đó.[1][2]

Y học hiện đại chia hiện tượng tương tự ra những giai đoạn sau:[3]

  • Giai đoạn báo động: Là khi cảm thấy lo lắng, bất an, hồi hộp. Về mặt sinh lý, tim đập nhanh, tăng nhịp thở và huyết áp..., có thể làm thay đổi tâm lý và lối sống bình thường.
  • Giai đoạn chống đỡ: Sự lo lắng và tuyệt vọng lúc này trở thành một nỗi ám ảnh thường trực, theo thời gian làm bệnh nhân suy nhược tinh thần và thể chất.
  • Giai đoạn stress: Sự tương tư trở thành bệnh lý. Các rối loạn tâm thần, rối loạn cơ thể và tập tính xuất hiện tạm thời hoặc liên tục, có thể đưa đến tử vong do các bệnh cơ hội khác.

  1. ^ Tallis, Frank. “Is Love a Mental Illness?”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2014.
  2. ^ Whitbourne, Susan K. “What is the Passion in Passionate Love?”. Psychology Today. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2014.
  3. ^ “Bệnh tương tư”. dantri.com.vn. 1 tháng 2 năm 2006. Truy cập 13 tháng 12 năm 2018.

  • Frank Tallis Love Sick: Love as a Mental Illness [2005]
  • Tricia Vaughn Love sickness is real, and the high it provides looks a lot like cocaine usage [2013]

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tương_tư&oldid=67712070”

Dẫu đã tìm nghe ngay sau khi phát hành, người viết vẫn sẽ không chú ý đến Sầu tương tư của ca sĩ Nhật Phong nếu không có chi tiết khá bất ngờ: Trong bảng xếp hạng #zingchart tuần thứ 25, ca khúc này đã lập tức lọt vào top 10 và đứng ở vị trí thứ 7. Đáng chú ý, đây là bảng xếp hạng tuần 25 được tính từ ngày 21 đến hết ngày 27/6 trong khi Sầu tương tư ra mắt ngày 26/6, tức là chỉ có một ngày để nghe nhưng cũng đủ lọt vào top 10.

Không dừng lại ở đó, ngay trong tuần thứ 26 tiếp theo [từ 28/6 đến 4/7] Sầu tương tư tiếp tục có cuộc bứt phá ngoạn mục khi giành vị trí thứ 2 vẫnở bảng xếp hạng này.

Nhìn từ một MV

Đây không phải lần đầu tiên Nhật Phong lọt top 10 tại một BXH đình đám về âm nhạc . Sở hữu kênh YouTube riêng với tên Nhật Phong , đạt mức 1,15 triệu lượt đăng ký, MV Sầu tương tư trên kênh này cũng đạt mức gần 1,63 triệu lượt xem.

Vậy Sầu tương tư có gì cần giải mã?

Trước hết, đây là một sản phẩm do Nhật Phong sáng tác và thể hiện. Về nội dung, câu chuyện được xây dựng theo kiểu cổ tích thời hiện đại, ở đó có một chàng trai trẻ đẹp trai kiếm sống bằng nghề đốn củi và một cô gái trẻ xinh xắn hàng ngày đi hái nấm. Và chàng trai đem lòng yêu cô gái. Chuyện tình đang đẹp như mơ với những hình ảnh núi đồi xanh mướt, những vạt rừng thông thơ mộng thì chàng trai quyết định xuống phố lập nghiệp, không quên hứa hẹn cô gái chờ ngày chàng quay trở về để cưới nhau.


Hình ảnh trong MV “Sầu tương tư”

Ở phố, chàng trai chăm chỉ làm việc, dành dụm và mong ngày trở về. Ở rừng, cô gái vẫn miệt mài với công việc hàng ngày và nhớ thương chàng trai. Nhưng rồi sự cố ngoài mong muốn xảy ra: Một chàng nghệ sĩ nhiếp ảnh đang tác nghiệp ở nơi núi rừng đã kịp thời cứu giúp cô gái. Khi trở về, chàng trai tình cờ bắt gặp hình ảnh cô gái mình yêu đang đứng bên ân nhân nên lặng lẽ rời đi.

Đây là mô-típ quen thuộc khi xây dựng nội dung kịch bản cho một MV với độ dài chỉ hơn 4 phút. Đồng thời nội dung này phù hợp với chủ đề [cũng là tên gọi ca khúc] Sầu tương tư và các ca từ trong đó.

Phần hình ảnh, MV Sầu tương tư bám theo nội dung câu chuyện, trong đó có 3 nhân vật là chàng trai [chính là ca sĩ], cô gái và chàng nghệ sĩ nhiếp ảnh. Có thể nói, cả nội dung kịch bản, bố cục câu hình, tone màu chủ đạo… của MV không có gì khác biệt so với nhiều MV khác.

Về bố cục và ca từ, Sầu tương tư cũng tương đối gọn gàng và dễ hiểu. Ca khúc có cấu trúc gồm 2 đoạn ngắn gọn với ca từ cũng khá đơn giản, bắt đầu từ một câu cảm thán như một tâm sự chất chứa trong thế giới nội tâm của chàng trai: “Nhiều khi ta muốn tìm về chốn bình yên/ Một đời phiêu du mong tìm công danh đất khách” và ngay sau đó là sự xuất hiện của cô gái với: “Hỏi người con gái ấy giờ nàng sống sao rồi/ Hồn ta tan vỡ từ khi em bước cùng người” và đoạn điệp khúc cũng khá ngắn gọn: “Vì ai ta phải ôm sầu quá lâu rồi/ Tương tư mãi một người/ Hỏi mây núi làm sao ta có thể quên người/ Lòng ta như gió bên đồi, hắt hiu rồi/ Nào với tới mây trời, đành lòng ôm sầu tương tư một đời”.


MV “Sầu tương tư” của Nhật Phong

Ca khúc có giai điệu khá dễ nghe, [đoạn giai điệu bắt tai nhất là ở phần mở đầu đoạn điệp khúc]. Mở đầu ca khúc, giai điệu có nhiều nét hao hao giống nhạc Hoa. Điều này lại càng được củng cố thêm bởi bản hòa âm. Dù có vòng hòa âm tương đối đơn giản trong màu sắc của giọng thứ mang chất trữ tình, Sầu tương tư có bản hòa âm là khá dễ nghe.

Về thể hiện, giọng hát không có đoạn nào phô trương kỹ thuật thanh nhạc , không có đoạn tạo nên cao trào một cách mãnh liệt mà chỉ như một lời tự sự, nhẹ nhàng, có đoạn những cảm xúc được nâng lên nhưng chưa tới mức bùng nổ. Có thể nói, phần thể hiện giọng hát vẫn giữ ở chừng mực của sự vừa phải.

Riêng và chung

Với cảm nhận của người viết, Sầu tương tư ở chừng mực vừa phải, chưa có dấu ấn khiến khi nghe xong phải nhớ mãi. Song, Sầu tương tư cũng có nét riêng khiến nó không bị lạc vào “đại gia đình” nhạc giải trí hiện nay.

Nét riêng ở ca khúc này được tạo nên ở nhiều yếu tố từ màu nhạc, bản hòa âm, đến giai điệu, ca từ, cách thể hiện rồi cả một chút chất nhạc Hoa ở trong đó… Rất nhiều những thứ đó tạo cho người nghe một cảm giác không mới nhưng khá thân quen với khán giả 8X trở lên, giống như thời kỳ nhạc thị trường của những năm thập niên 1990, đầu những năm 2000. Có lẽ điều này là một trong những lý do tạo cho Sầu tương tư được khán giả của Nhật Phong đón nhận ở giai đoạn hiện nay.

Thực tế, nhìn vào các bảng xếp hạng âm nhạc và nghe âm nhạc mà chủ nhân của những bản nhạc nằm trong top 10 mang tới, thi thoảng vẫn có sự xuất hiện của những màu sắc âm nhạc tương tự như Sầu tương tư .

Trước và sau khi phát hành Sầu tương tư , trên fanpage cá nhân, Nhật Phong thường xuyên “thả thính” và đón nhận “cơm mưa” lượt thích. Chẳng hạn có 4,2k thíchdành cho chia sẻ này của anh: “Cảm giác buồn nhất, đau khổ nhất là khi có ai đó xuất hiện, rồi trở nên thân thiết với mình, trở thành một điều ý nghĩa trong cuộc đời của mình. Nhưng sau đó, lại rời đi như chưa từng có chuyện gì xảy ra vậy”. Trong khi với chia sẻ: “Đau lòng nhất là khi bạn yêu một người bằng cả trái tim mà chỉ nhận lại đau khổ cho riêng mình” có tới 9,1k. “ Yêu thôi là chưa đủ, đôi khi cần nhiều hơn một chữ yêu ” đạt 16k thích. “Buồn nhất không phải là không có ai ở bên cạnh, mà buồn nhất là khi có người bước vào cuộc đời mình và lại bước ra đi” có tới 32k thích. Rõ ràng, khán giả của anh nói riêng, khán giả trẻ nói chung đang rất chú ý đến những cảm xúc và những câu từ đầy chất ngôn tình như vậy. Và với Sầu tương tư, Nhật Phong đã chiều được lòng khán giả của mình ở khía cạnh này.

Tên thật Nguyễn Thế Bình, Nhật Phong sở hữu gương mặt khá điển trai, kiểu hiền hiền, thương thương theo mô-típ thần tượng Hàn Quốc. Trên fanpage với tên nghệ danh và Facebook cá nhân với tên thật, nam ca sĩ thường xuyên đăng những tấm hình bắt mắt.

Bên cạnh kênh YouTube, Nhật Phong sở hữu lượng khán giả theo dõi đông đảo trên trên các nền tảng mạng xã hội khác như fanpage với 351 nghìn lượt theo dõi, facebook cá nhân với 251 nghìn lượt theo dõi.

Như vậy, Sầu tương tư chứa đựng những yếu tố nằm trong cái chung cần có của một sản phẩm âm nhạc đại chúng khi ra mắt khán giả giai đoạn hiện nay: Có giai điệu dễ nghe, có câu chuyện tình đẹp mang hơi hướm ngôn tình, hình ảnh dễ thương, giọng hát dễ chịu, ngoại hình bắt mắt, đồng thời có một cộng đồng khán giả trên các trang cá nhân và có khán giả của riêng mình trên một hoặc nhiều trang nghe nhạc trực tuyến hàng đầu.

Nhưng những yếu tố này chỉ đủ để sản phẩm âm nhạc đến được với công chúng và ở lại trong một thời gian nhất định, thường là không quá lâu. Muốn để ca khúc sống mãi trong lòng khán giả, yếu tố về chất lượng nghệ thuật với những tiêu chí “xưa như trái đất” vẫn phải nhắc tới: Giai điệu và lời ca phải có giá trị nghệ thuật đủ để tiếp tục “ở lại” sau khi sự háo hức mang tính thời điểm đã đi qua.

Điều này, từ góc nhìn cá nhân, người viết chưa thấy có trong Sầu tương tư .

Bước ra từ mạng xã hội

Thật ra, Nhật Phong đã là “người của công chúng” trên mạng xã hội từ nhiều năm trước. Anh thường xuyên livestream giao lưu trò chuyện và hát cover dành tặng khán giả. Lượng khán giả theo dõi trực tiếp của anh luôn ở mức cao. Tầm ảnh hưởng của Nhật Phong đủ để kéo những cái tên hoàn toàn xa lạ trở thành tên quen thông qua những buổi livestream chung, có chia sẻ trên cả trang cá nhân của bạn diễn. Trường hợp Hoa Vinh đình đám một thời là một ví dụ: Trước lúc nổi như cồn trên mạng xã hội , Hoa Vinh xuất hiện một thời gian tương đối dài trong các buổi livestream của Nhật Phong.

Nam ca sĩ này cũng khá mát tay khi còn là nhân tố tạo chất xúc, tác đẩy được thêm cái tên đáng chú ý nữa vào làng giải trí, như trường hợp ca sĩ, nhạc sĩ Đình Dũng. Với Đình Dũng, sự kết hợp mang tính chuyên nghiệp và đường dài hơn khi họ cùng bắt tay giới thiệu sản phẩm chung trên kênh YouTube chung, nổi bật nhất là 2 MV Thằng hầu và Tướng quân . Nhưng không lâu sau đó cả 2 đã tách ra hoạt động riêng biệt trước sự luyến tiếc của khán giả. Song, sự kết hợp này tạo đà cho cả 2: Đình Dũng rộng bước vào làng giải trí, Nhật Phong tiến thêm một bước trong sự nghiệp, bước dài hơn từ mạng xã hội đến với sân khấu thực.


Nguyễn Quang Long – Tác giả bài viết

Nói như vậy để thấy, con đường đi đến với khán giả của Nhật Phong là rất bài bản, chứ không phải tự nhiên. Anh có đầy đủ tố chất để tiến thêm những bước nữa trong hoạt động âm nhạc của mình, nhưng phải có những dấu ấn thật sự khác biệt thông qua sản phẩm. Và thời điểm để bứt phá đã đến. Nói cách khác, Nhật Phong đang ở “đỉnh” của một giai đoạn hoạt động của chính mình. Anh chỉ có 2 sự lựa chọn: Một là hài lòng và tiếp tục với những gì đã đạt được để rồi dần giảm đi độ hấp dẫn trong lòng khán giả; hai là có sự thay đổi mạnh mẽ – có thể tiếp tục bằng sản phẩm do chính mình sáng tác, cũng có thể là sự hợp tác với một tên tuổi nào đó.

Sự lựa chọn thứ 2, nếu thành công, sẽ giúp Nhật Phong tiếp tục bước tới một “đỉnh” tiếp theo trên con đường âm nhạc của mình.

MV “Sầu tương tư”:

Đã ra mắt từ 27/5, cho tới tuần 23 [từ 7 đến 13/6] chỉ còn đứng ở vị trí số 10 khiêm tốn ở cuối Bảng xếp hạng nhac.vn, Thầm thương trộm nhớ vẫn rất ấn tượng đối với tôi.

Ấn tượng đến từ MV và 2 giọng ca Miu Lê và Hoàng Dũng chỉ là một phần. Ấn tượng nhiều nhất của tôi nằm ở tác giả Hứa Kim Tuyền.

Thầm thương trộm nhớ là MV khá đáng yêu, nhẹ nhàng, ngập tràn tình yêu tươi sáng của tuổi trẻ cả trong âm nhạc lẫn hình ảnh. Có thể nói, nó hàm chứa năng lượng tích cực, hoặc chí ít là sự thoải mái, thư giãn. MV đạt hơn 3,6 triệu lượt xem trên kênh YouTube [tính đến 14/6].

Từ một ca khúc...

Là một bản pop được triển khai trên nền nhịp điệu bebop, Thầm thương trộm nhớ cho người nghe một cảm giác chộn rộn, xao xuyến, lạc quan. Ca khúc mang màu sắc giọng trưởng, được chia thành 2 đoạn, toàn bộ tuyến phát triển giai điệu đều khá bình ổn. Giai điệu khá đơn giản, trên nền bản hòa âm cũng khá đơn giản, nhưng người nghe sẽ có cảm giác dễ tiếp nhận, dễ nhớ và có thể lắc lư người hay nhún nhảy nhè nhẹ theo điệu nhạc ngay từ những lần tiếp xúc đầu tiên.


MV "Thầm thương trộm nhớ"

Ca từ là câu chuyện về tình yêu tuổi trẻ. Ở đó có 1 chàng trai và 1 cô gái, cả 2 đều còn đang độc thân, vô tình ở chung một tòa nhà, lại sát cạnh phòng nhau. Chàng trai có cảm tình với cô gái hàng xóm, trong khi chàng vốn là một Food Vlogger nổi tiếng trên YouTube mà cô gái đã hâm mộ và thầm thương trộm nhớ bấy lâu. Và họ đã có những giây phút ngọt ngào bên nhau trong không gian được xây dựng ở phần hình ảnh rực rỡ sắc màu và đậm chất Hàn.

Tất nhiên, Thầm thương trộm nhớ được fan của 2 ca sĩ đón nhận. Nhất là với Miu Lê, đây còn là sự trở lại sau một thời gian không ra sản phẩm mới. Trong khi ca khúc Nàng thơ và album 25 dù đã ra mắt một thời gian nhưng độ nóng của cái tên Hoàng Dũng vẫn còn chưa vơi đi.

Khách quan mà nói, sở trường của cả 2 giọng ca Miu Lê và Hoàng Dũng có lẽ phải là những bản pop ballad với nhiều "đất" thể hiện tính trữ tình, nội tâm và nhiều "lửa" hơn. Song, Thầm thương trộm nhớ cũng đã mang tới một sự lạ nhất định và một cảm giác thư giãn, thoải mái cho người nghe. Qua đó, ít nhiều thấy những điểm cũng có vẻ thú vị khác từ Miu Lê và Hoàng Dũng. Và người tạo ra một chút sự lạ, khác, thú vị đó chính là Hứa Kim Tuyền, tác giả ca khúc.

Hứa Kim Tuyền thay mặt ê-kíp "Đi về nhà" nhận giải MV của năm tại Giải Âm nhạc Cống hiến lần 16 - 2021 từ đại diện BTC - Đạo diễn Hoàng Nhật Nam

... đến những cái tên

Phải nói ngay, Thầm thương trộm nhớ không phải ca khúc ấn tượng nhất của Hứa Kim Tuyền. Hai ca khúc khác là sáng tác của Hứa Kim Tuyền ra mắt trong thời gian gần đây đều có những nét riêng và tạo được những dấu ấn trong đời sống âm nhạc.

Ca khúc Giữa đại lộ Đông Tây của Hứa Kim Tuyền do Uyên Linh thể hiện đã lập tức gây "sốt" ngay lần đầu giới thiệu trong show Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân . Sau đó, ngày 17/5, Uyên Linh đã ra mắt phiên bản MV Giữa đại lộ Đông Tây, thêm một lần nữa ca khúc được giới chuyên môn và công chúng đón nhận.

Trước đó không lâu, cũng Hứa Kim Tuyền làm "mưa gió" một thời gian với Sài Gòn đau lòng quá. Ca khúc được khán giả đón nhận nồng nhiệt, được viral rộng khắp trên mạng xã hội. Từ năm 2017 đến nay, Hứa Kim Tuyền đã kết hợp với nhiều ca sĩ quen thuộc, đã ra mắt công chúng một lượng bài lên tới khoảng 40 ca khúc, hầu như các ca khúc đều được đón nhận và nhiều trong số đó đã trở thành những bài hit trong đời sống âm nhạc đại chúng.

Mới chỉ nghe qua những Sài Gòn đau lòng quá, Giữa đại lộ Đông Tây, Thầm thương trộm nhớ, dễ dàng nhận thấy Hứa Kim Tuyền có lối viết khá đơn giản, gần gũi, có cách sử dụng câu từ và vốn tiếng Việt khá thú vị. Nhiều ca khúc khá lạ ngay từ cái tên. Ca khúc Ơi ơi ơi tưởng chừng như không có nội dung về câu văn, nhưng lại đầy tính hình tượng và thông điệp rõ ràng lại rất teen. Có những bài rất đáng yêu và trẻ trung: Từ thích thích thành thương thương [Amee, Hoàng Dũng], Yêu thì yêu không yêu thì yêu, Nói hoặc không nói [Amee]... Cách dùng từ ẩn dụ khá độc đáo: Sài Gòn đau lòng quá [Hứa Kim Tuyền, Hoàng Duyên], Sài Gòn chiều nay có mưa [Huỳnh Quan Minh, LYN]; dùng câu cảm thán tạo ấn tượng: Hôm nay tôi cô đơn quá [Tóc Tiên]; và còn nhiều cái tên khác nữa: Ai cần ai [Bảo Anh], Người ta có thương mình đâu, Nếu một mai tôi bay lên trời [Trúc Nhân], Một ngày hay trăm năm [Văn Mai Hương]...

Và trong số những bản nhạc đã trở nên quen thuộc với công chúng trẻ của Hứa Kim Tuyền còn phải kể thêm Tình bạn diệu kỳ [Amee, Ricky Star, Lăng LD], Em bé [Amee, Karik], Cầu hôn [Văn Mai Hương], Đi về nhà [Đen Vâu, JustaTee] ...


Nguyễn Quang Long - Tác giả bài viết

Cho một cái tên

Có thể nói, tất cả những ca khúc, những cái tên được nhắc đến ở phần trên đều hướng tới một cái tên đang được định hình trong đời sống âm nhạc hiện nay, Hứa Kim Tuyền. Nói về Sài Gòn đau lòng quá - ca khúc đình đám nhất của mình, nhạc sĩ trẻ này từng chia sẻ: "Đây chỉ là bài nhạc dễ chịu, dễ nghe, dễ nhớ và đồng cảm với nhiều khán giả". Có vẻ chàng nhạc sĩ họ Hứa không tự tin lắm hoặc vẫn còn chút do dự khi tác phẩm của mình được khán giả đón nhận rộng rãi thế.

Tôi hỏi nhạc sĩ Giáng Son, huấn luyện viên chương trình Sing My Song mùa đầu tiên năm 2016 mà Hứa Kim Tuyền là một trong những thành viên trong team của chị. Nữ nhạc sĩ nhớ lại về cậu học trò: "Âm nhạc của Tuyền nhẹ nhàng, tình cảm, lãng mạn, có buồn cũng không bi luỵ. Phần điệp khúc thường hay, dễ nhớ, dễ thuộc. Tuyền cũng có thế mạnh về chủ đề cũng như phần lời khá độc đáo mà gần gũi!".

"Ở trại sáng tác Sing My Song mùa đầu tiên, giao bất cứ chủ để gì Tuyền đều viết xong rất nhanh" - Giáng Son kể thêm. Trong một lần chị đưa ra những thử thách, Hứa Kim Tuyền đã chọn thử thách khó nhất là viết một bài theo phong cách nhạc kịch. Kết quả là không chỉ hoàn thành thử thách mà còn tạo được ấn tượng với nữ nhạc sĩ vì tác phẩm "có ý tưởng rất lạ, phần âm nhạc có nhiều đoạn phát triển khác nhau".

Như vậy, những nét riêng trong ca khúc của Hứa Kim Tuyền đã bắt đầu được định hình từ khi tham gia Sing My Song . Tất nhiên, để có những thành công sau khi bước ra khỏi một chương trình truyền hình thực tế, đó là một chặng đường nỗ lực và một chút duyên với nghề. Hứa Kim Tuyền đã vẫn giữ được những lợi thế trong sáng tác ca khúc cho mình, trong khi khả năng sáng tác và hoàn thành một ca khúc nhanh cũng vẫn được Tuyền phát huy cho đến thời điểm này. Như với Giữa đại lộ Đông Tây anh chỉ mất 15 phút để "viết lại bài hát đã xuất hiện trong giấc mơ của chính mình".

Thật ra, âm nhạc là tiếng nói của tâm hồn, là ngôn ngữ của thời đại thông qua lăng kính của người nhạc sĩ sáng tác. Cũng vì vậy, nó luôn đa dạng như cuộc sống và mỗi một nhạc sĩ sẽ có một cách nhìn riêng, cảm nhận riêng để rồi ghi nó lại trong tác phẩm của mình. Có một điều tưởng đơn giản nhưng để vượt qua nó lại không dễ: Sáng tác luôn dễ nhớ dễ thuộc và có giai điệu đẹp, lời ca tự nhiên. Đồng thời, ca khúc còn phải mang chất lượng nghệ thuật, truyền tải những giá trị mang tính thẩm mỹ hoặc những điều tích cực để góp phần lan tỏa trong cuộc sống.

Dù mới chỉ có vài năm bước vào hành trình âm nhạc, dù con đường đi còn dài và đương nhiên theo thời gian sẽ luôn có những thử thách phải vượt qua, nhưng với những gì đã thể hiện trong sáng tác ở giai đoạn đầu này, người nghe có thể nhìn thấy một con đường âm nhạc với những nét riêng còn đang rộng mở với Hứa Kim Tuyền.

Cho nên, nếu chấm điểm như thông lệ sau mỗi bài viết, người viết sẽ không chấm trên cơ sở một ca khúc cụ thể như Thầm thương trộm nhớ đã nhắc đến ở đầu, mà sẽ chấm dựa trên nhiều sáng tác của tác giả. Đồng thời số điểm này còn mang theo niềm tin tưởng về một nhạc sĩ trẻ - và rộng hơn nữa là một lứa nhạc sĩ trẻ - đủ năng lực, tâm hồn và bản lĩnh để sáng tác nên những ca khúc vừa mang dấu ấn cá nhân, vừa mang chất lượng nghệ thuật lại đáp ứng nhu cầu của công chúng.

MV "Thầm thương trộm nhớ":

Nhạc sĩ Giáng Son nhận định: "Hứa Kim Tuyền đại diện cho một lớp nhạc sĩ trẻ với những bải hát trẻ trung, hiện đại, gần gũi nhưng vẫn có chất lượng nghệ thuật". Chỉ mong, những ngọt ngào nhưng đầy cạm bẫy của showbiz không cản trở sự sáng tạo theo con đường đang đi của Hứa Kim Tuyền.

Điểm 7,7/10

'Tháng mấy em nhớ anh?' - Nét riêng mang tên Hà Anh Tuấn  Cho tới thời điểm này, MV lyric Tháng mấy em nhớ anh? của Hà Anh Tuấn đến với công chúng được hơn 1 tháng [ra mắt tối 1/4] nhưng vẫn chễm trệ vị trí thứ 4 trong top 10 bảng xếp hạng nhac.vn tuần này [tính đến 9/5]....

Video liên quan

Chủ Đề