Sinh viên Đại học Thủy lợi thất nghiệp

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Trong số các sinh viên được trao bằng tốt nghiệp vừa qua của trường ĐH Thủy lợi, Nguyễn Thu Thủy là trường hợp chưa từng có tiền lệ. Bởi Thủy đã học vượt so với các bạn cùng khóa 1,5 năm.

Chia sẻ với Tiền Phong, Thủy cho biết trước khi đăng ký học, em tìm hiểu ngành của mình học gì, mục đích sau này ra trường làm gì và xem kỹ chương trình đào tạo để sắp xếp thời khóa biểu hợp lý nhất.

Đồng thời, tham khảo ý kiến của anh chị sinh viên khóa trên, biết môn nào cần học trước, làm nền tảng cho những môn sau, sao cho vẫn đảm bảo khả năng mình học được.

Chính vì vậy, có kỳ Thủy đăng ký học tới 7 - 8 môn và số tín chỉ phải học là 28 tín chỉ/kỳ, còn bình thường, Thủy đăng ký học từ 23 đến 25 tín chỉ. Trong khi theo quy định, mỗi kỳ, sinh viên phải đăng ký tối thiểu 14 đến 15 tín chỉ.

“Do cần nhiều thời gian học hơn, lịch học dày hơn các bạn khác, nên nhiều khi đi học cùng các khóa khác không quen bạn, quen lớp nên hơi khó khăn. Thuận lợi là nhà trường luôn tạo điều kiện để sinh viên có thể đăng ký đảm bảo số tín chỉ có thể học được”.

Thủy cho hay, trước khi chọn ngành Tài nguyên nước, em cũng đã lên mạng để tìm hiểu thông tin. “Biến đối khi hậu đã ảnh hưởng đến tài nguyên nước. Ở khắp mọi nơi trên thế giới, đâu đó, có lúc thừa nước, nhưng có lúc lại thiếu nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Em chọn ngành này với mong muốn học xong đi làm có cơ hội được phân bổ nước hợp cho nông nghiệp, cho con người” – Thủy lý giải.

Bố mẹ làm nông nghiệp nên hơn ai hết, Thủy hiểu rõ vai trò của nước đối với cuộc sống con người.

Tuy hoàn cảnh gia đình không đến mức khó khăn [Thủy sinh ra và lớn lên tại huyện ngoại thành Thạch Thất, Hà Nội] nhưng để giảm gánh nặng ăn học cho bố mẹ, Thủy đã lựa chọn giải pháp rút gọn thời học. Ngoài tăng số tín chỉ phải học trong một kỳ [có kỳ tăng gấp đôi so với quy định], Thủy còn đăng ký học tất cả các kỳ hè. So với các bạn trong lớp, em không có nhiều thời gian tự học. Chính vì vậy, phương pháp học của em là nắm chắc và hiểu ngay bài trên lớp. Về nhà chỉ giải quyết bài tập và đọc thêm tài liệu. Lên thư viện thường xuyên cũng là một giải pháp được Thủy đưa ra.

Chính vì vậy, sau 3 năm học, Thủy đã hoàn thành chương trình cử nhân Tài nguyên nước và được trường ĐH Thủy lợi cấp bằng tốt nghiệp với thành tích học tập xuất sắc 3,64/4.

Đánh giá về cô sinh viên đi vào lịch sử của trường, ông Trần Khắc Thạc, Phó trưởng phòng đào tạo, trường ĐH Thủy lợi cho biết trong lịch sử đào tạo tín chỉ của nhà trường, Nguyễn Thu Thủy là sinh viên đầu tiên học trong 3 năm đã tốt nghiệp. Không những thế, thành tích của Thủy rất đáng nể. Trong suốt 3 năm học vừa qua, Thủy đều được nhận học bổng của trường. Tuy điểm đầu vào không vượt trội [22 điểm] nhưng trong quá trình học, em đã có một phương pháp hiệu quả và sức bật tốt để vươn lên học tập.

Nhằm tạo ra một cầu nối giữa nhà tuyển dụng với các sinh viên mới ra trường, giúp các tân kỹ sư, tân cử nhân dễ dàng tiếp cận với các công ty và doanh nghiệp, nhanh chóng có được công việc phù hợp, ngày 8/2, báo Sinh viên Việt Nam cùng Đại học Thủy lợi phối hợp với các tập đoàn, doanh nghiệp tổ chức “Ngày hội việc làm 2018” tại Đại học Thủy lợi.

Chương trình nhằm mục đích tạo cơ hội việc làm cho sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường hay sinh viên mới tốt nghiệp.

 Ông Nguyễn Huy Lộc phát biểu tại ngày hội.

Ông Nguyễn Huy Lộc [Tổng Biên tập báo Sinh viên Việt Nam] cho biết: “Ngày hội việc làm 2018 là cơ hội cho các bạn sinh viên và các nhà tuyển dụng gặp gỡ và trao đổi với nhau. Từ đây, nhiều bạn sinh viên có cơ hội việc làm và các doanh nghiệp, tập đoàn tìm được nguồn nhân lực phù hợp”.

Bạn Trần Anh Minh [sinh viên Đại học Thủy lợi] chia sẻ: “Mình là cử nhân công nghệ thông tin. Mình đăng ký phỏng vấn vào vị trí nhân viên công nghệ thông tin của một số một công ty. Mình hy vọng sẽ tìm được công việc ổn định”.

 Cắt băng khai mạc ngày hội.

 Ngay từ sáng sớm, nhiều bạn sinh viên đã có mặt tại Ngày hội việc làm 2018.

 Cơ hội được gặp gỡ tiếp xúc với các doanh nghiệp, các công ty và các đơn vị sử dụng lao động, sinh viên sẽ có động lực để học tập, rèn luyện tốt hơn.

 Sinh viên hào hứng viết vào hồ sơ tuyển dụng.

 Các tập đoàn, doanh nghiệp trưng bày gian hàng giới thiệu, đặt bàn tuyển dụng.

 Nhà tuyển dụng giải đáp thắc mắc.

 Sinh viên nghe tư vấn của nhà tuyển dụng.

 Nhiều sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường cũng đến đây tìm cơ hội việc làm.

 Sinh viên chơi trò chơi, nhận quà tặng tại gian hàng của doanh nghiệp.

 Đông đảo sinh viên tập trung trước gian hàng của FPT.

>> Đọc thêm: Vinamilk đồng hành cùng 'Ngày hội việc làm Bách Khoa 2017'

Lưu Ly

- PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM cho rằng, phải làm tốt hơn nữa công tác dự báo nguồn nhân lực. Còn Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi nhìn nhận, các trường phải tự thích ứng và tự điều chỉnh để giữ thương hiệu, giữ uy tín.

'Tiếng kêu' từ trường đại học có bề dày

Chính phủ trả lời chuyện thạc sĩ làm thợ may

Cử nhân muốn làm công nhân may để trả nợ

PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM: "Phải có chuẩn đầu ra"

Trên thế giới mỗi trường có một yêu cầu riêng về đặc thù, lĩnh vực đào tạo, mức độ đào tạo, về chuẩn đầu ra mà địa phương đó, khu vực đó cần.

PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM

Mỗi trường ĐH phải quyết định thí sinh nào được vào học trường mình là phù hợp nhất. Ví dụ như cùng một ngành đào tạo nhưng chuẩn đầu ra của khu vực phía Bắc có thể khác khu vực phía Nam. Cho nên các trường ĐH phải bám sát yêu cầu xã hội từng khu vực của mình.

Do đó phải xây dựng chuẩn đầu ra. Từ chuẩn đầu ra mới đi ngược trở lại là chuẩn đầu vào. Chuẩn đầu vào phải phù hợp với chuẩn đầu ra. Như vậy tôi nghĩ có chuẩn đầu vào tốt, phù hợp – có quá trình phục vụ chuẩn đầu ra thì cuối cùng người tốt nghiệp đạt được chuẩn đầu ra thì phải xây dựng chuẩn rất công phu phù hợp với yêu cầu xã hội vùng, địa phương trường ĐH đóng.

Có như vậy thì trường ĐH mới có thể đáp ứng nhu cầu xã hội. Tránh việc mình cứ đào tạo, cứ dạy, sinh viên cứ học nhưng không biết được tương lai học đến đâu, học để làm gì, để phục vụ cho ai….

- Là lãnh đạo một ĐH lớn, ông có suy nghĩ gì khi sinh viên ra trường bị các doanh nghiệp chê dẫn đến phải đào tạo lại, thậm chí thất nghiệp?

Sinh viên ra trường không có việc làm tôi cho rằng có nhiều lí do. Trước hết là công tác dự báo nguồn nhân lực thì chúng ta phải làm tốt hơn nữa.

Từ dự báo nguồn nhân lực tức là nhu cầu xã hội cần làm tốt và chính xác không những về số lượng, cơ cấu, trình độ, chất lượng – còn phải dự báo trước nhiều năm, 5 – thậm chí 10 năm.

Từ khâu dự báo đó mới đặt hàng cho các trường ĐH – không những đặt hàng về quy mô, ngành nghề mà còn đặt hàng luôn về trình độ, xu hướng để cho người học biết được dự báo.

Các trường ĐH trên cơ sở đó phải xây dựng chuẩn đầu ra cũng như kế hoạch đào tạo lâu dài đáp ứng với dự báo đưa ra. Như vậy thì sinh viên tốt nghiệp mới có thể đáp ứng được dự báo.

- Ngoài những lí do khách quan như ông phân tích, ông có cho rằng đa phần các trường vẫn chú trọng chạy theo số lượng nhiều hơn là đào tạo theo năng lực đáp ứng nhu cầu?

Bởi vậy trong quá trình đổi mới tuyển sinh Bộ GD-ĐT đã đề ra chủ trương đúng là các trường phải viết ra đề án và sẽ có ngưỡng tự trường mình phải xác định. Ngưỡng đó là ngưỡng toàn diện, hợp lí không thể thấp hơn được, không được chạy theo số lượng từ trên xuống dưới mà phải đạt ngưỡng.

Như vậy có thể có rất nhiều thí sinh đạt ngưỡng, có thể rất ít nhưng cũng phải chịu. Thí dụ như chỉ tiêu 1000 nhưng chỉ có 600 đạt ngưỡng thì phải chấp nhận vì anh đã cam kết và chịu sự kiểm soát của Bộ GD-ĐT. Chứ không thể nào cứ cố tuyển bất chấp ngưỡng đặt ra.

Về phía Bộ nếu làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra thì sẽ hạn chế được việc các trường chạy theo số lượng mà phải theo chất lượng đã đề ra.

Hiệu trưởng Trường ĐH Thuỷ lợi Nguyễn Quang Kim: "30% sinh viên học rất chán"

Năm nay nhà trường vẫn thi theo 3 chung. Kỳ thi đáp ứng đc mục tiêu của trường đủ về số lượng và chất lượng đảm bảo yêu cầu. Đồng thời giúp trường tiết kiệm được nhiều.

Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi Nguyễn Quang Kim

Chúng ta đang đứng sau nhiều nước trong khu vực và khoảng cách xa với thế giới cho nên phải đổi mới. Đổi mới phải rất quyết liệt mới làm được.

Ở ĐH Thuỷ lợi dù có sự động viên của các đơn vị nhưng chỉ có 40% sinh viên học tốt, 30% thường, còn lại 30% sinh viên học rất chán. Ở nước ngoài học chẳng ai động viên nhưng học không có gian lận, học đến bạc tóc vì cố gắng đạt chuẩn đầu ra. Như thế không thể đến chơi mà có bằng được.

Do đó phải nâng chất lượng - việc này các trường phải làm. Chứ các trường không có uy tín đào tạo ra thị trường lao động không chấp nhận sản phẩm của mình thì sẽ thất bại, suy thoái. Do đó, bản thân mỗi trường phải tự vươn lên.

Nếu nhà trường chạy theo số lượng thì chất lượng không đảm bảo. Hơn nữa đầu ra thừa, mất uy tín - tức là ngắn hạn thì được nhưng dài hạn sẽ chết. Và ĐH Thuỷ lợi năm nay không tăng chỉ tiêu mà duy trì để đảm bảo chất lượng. Và các trường phải tự thích ứng và tự điều chỉnh để giữ thương hiệu, giữ uy tín.

"Sẽ giảm quy mô, không nâng cấp trường"

Tại hội nghị tổng kết giáo dục đại học năm 2013 diễn ra ngày 28/12,

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ví von hệ thống giáo dục bị gấp khúc như vào một tòa nhà 5 tầng - nhưng lên đến tầng 3 muốn lên tầng 5 thì lại phải vòng xuống tầng 1....

Mặt khác, giáo dục vẫn nặng về lý thuyết, hàn lâm không gắn với thực tiễn dẫn đến quá tải kéo theo dạy thêm học thêm tràn lan gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đội ngũ giảng viên chưa được cải thiện về chất lượng. Tỷ lệ bằng cấp không tương xứng với trình độ thực.

Bộ trưởng nhấn mạnh một trong những việc quan trọng và quyết liệt trong thời gian tới là sẽ giảm quy mô, không nâng cấp trường trong năm 2014.

Video liên quan

Chủ Đề