Sơ đồ tiến hóa của loài người lịch sử 10 năm 2024

Tiến hóa loài người

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới điều hướngBước tới tìm kiếm

Lược đồ họ Hominidae: các phân họ Ponginae và Homininae, và các nhánh: Pongo [đười ươi], Gorilla [khỉ đột], Pan [tinh tinh] và Homo

Tiến hóa loài ngườiHộp này: xemthảo luậnsửa−10 —–−9 —–−8 —–−7 —–−6 —–−5 —–−4 —–−3 —–−2 —–−1 —–0 —Vượn dạng ngườiNakalipithecusOuranopithecusSahelanthropusOrrorinArdipithecusAustralopithecusHomo habilisHomo erectus NeanderthalHomo sapiens

P l e i s t o c e n e

P l i o c e n e

M i o c e n e

Tỷ lệ trục: Ma [triệu năm] Xem thêm: Tiến hóa sự sống

Tiến hóa của loài người là quá trình tiến hóa dẫn tới sự xuất hiện của người hiện đại về mặt giải phẫu. Chủ đề thông thường tập trung vào lịch sử tiến hóa của linh trưởng — cụ thể là chi Homo, và sự xuất hiện của Homo sapiens như là một loài khác biệt trong Hominidae [tức "vượn lớn"] — chứ không phải nghiên cứu về lịch sử sớm hơn đã dẫn tới sự ra đời của linh trưởng.

Nghiên cứu về sự tiến hóa của loài người áp dụng sự liên kết đa ngành, bao gồm nhân loại học, linh trưởng học, di truyền học, khảo cổ học, cổ sinh vật học, ngôn ngữ học, phong tục học, tâm lý học tiến hóa và phôi học.[1]

Quan điểm chính trong giới khoa học đề cập đến nguồn gốc của người hiện đại về mặt giải phẫu là giả thuyết được gọi là "rời khỏi châu Phi" [OOA, Out of Africa] hay "nguồn gốc châu Phi gần đây của người hiện đại" [RAOMH] hay giả thiết nguồn gốc châu Phi gần đây [RAO],[2][3][4] cho rằng loài người [Homo sapiens] có nguồn gốc châu Phi và di cư ra khỏi lục địa này vào khoảng 100 đến 50 Ka BP [Ka BP = Kilo annum before present = ngàn năm trước].

Homo sapiens sau đó đã thay thế Homo erectus ở châu Á và người Neanderthal ở châu Âu.

Mục lục1Lịch sử1.1Trước Darwin1.2Darwin2Bằng chứng3Tham khảo4Xem thêm5Liên kết ngoàiLịch sử[sửa | sửa mã nguồn]Trước Darwin[sửa | sửa mã nguồn]

Từ homo, tên gọi một chi sinh học mà loài người thuộc về, là tiếng Latin để chỉ "con người" hay "loài người", được Linnaeus chọn đầu tiên trong hệ thống phân loại của mình. Từ "con người" trong tiếng Latin là humanus, dạng tính từ của homo, và nó xuất phát từ gốc Ấn-Âu *dhghem có nghĩa "trái đất". Linnaeus và các nhà khoa học khác cùng thời đã coi các loài vượn lớn là các họ hàng gần nhất của loài người dựa trên các nét tương đồng về hình thái và giải phẫu.

Darwin[sửa | sửa mã nguồn]

Khả năng kết nối con người với loài khỉ trước đó theo huyết thống trở nên rõ ràng chỉ sau năm 1859 với việc Charles Darwin xuất bản Nguồn gốc các loài, trong đó ông lập luận cho ý tưởng về sự tiến hóa của những loài mới từ loài trước đó. Cuốn sách của Darwin đã không giải quyết câu hỏi về sự tiến hóa của con người, chỉ nói rằng "Ánh sáng sẽ làm sáng tỏ về nguồn gốc của con người và lịch sử của mình."

Các cuộc tranh luận đầu tiên về bản chất của quá trình tiến hóa của con người nảy sinh giữa Thomas Henry Huxley và Richard Owen. Huxley lập luận cho sự tiến hóa của con người từ loài khỉ bằng cách minh họa nhiều điểm tương đồng và khác biệt giữa con người và loài khỉ, và đã làm như vậy đặc biệt là vào năm 1863 cuốn sách "Bằng chứng vị trí con người trong tự nhiên" [Evidence as to Man's Place in Nature]. Tuy nhiên, nhiều người ủng hộ ban đầu của Darwin [như Alfred Russel Wallace và Charles Lyell] đã không đồng ý ngay rằng nguồn gốc của năng lực tinh thần và sự nhạy cảm đạo đức của con người có thể được giải thích bởi sự chọn lọc tự nhiên, mặc dù điều này sau đó đã thay đổi. Darwin áp dụng các lý thuyết về sự tiến hóa và chọn lọc giới tính cho con người khi ông xuất bản "The Descent of Man" vào năm 1871.[5]

Lý thuyết nguồn gốc loài người Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

  1. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người

Quá trình tiến hoá từ vượn thành người trải qua các giai đoạn như sau:

- Ở chặng đầu, khoảng 5-6 triệu năm, đã có một loại vượn người sinh sống.

- Loài vượn người đến khoảng 4 triệu năm đã phát triển lên thành Người tối cổ.

- Đến khoảng 15 vạn năm thì Người tối cổ biến thành Người tinh khôn.

- Người tối cổ khác người vượn cổ ở những đặc điểm như sau:

+ Đã thoát li khỏi leo trèo, có khả năng đứng thẳng trên mặt đất.

+ Đi bằng hai chân, thể tích não lớn hơn, biết ghè đẽo đá làm công cụ lao đông.

- Điểm khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn

Người tối cổ

Người tinh khôn

Hầu như có thể đi, đứng bằng hai chân

Dáng đứng thẳng như người ngày nay

Đầu nhỏ, trán thấp và bợt ra sau, hàm nhô về trước

Thể tích hộp sọ lớn hơn trán cao, hàm không nhô về phía trước như Người tối cổ

Trên cơ thể bao phủ một lớp lông mỏng

Lông tiêu giảm, còn ít

Sử dụng hòn đá, ghè đẽo thô sơ

Đã biết chế tạo công cụ sắc bén hơn, có cán

Sống theo bầy đàn

Sống theo thị tộc, thành từng nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có quan hệ gần gũi với nhau

Săn bắt, hái lượm

Đã biết trồng trọt, chăn nuôi

Video tư liệu về Sự tiến hóa của loài người

II. Dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á

Lược đồ dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á

- Người tối cổ xuất hiện khá sớm ở khu vực Đông Nam Á. Hóa thạch đầu tiên được tìm trên đảo Gia-va.

- Nhiều công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ dùng để đập, chặt của Người tối cổ cũng được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam như Núi Đọ, Quan Yên [Thanh Hóa], Xuân Lộc [Đồng Nai], An Khê [Gia Lai],… Đặc biệt các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai [Lạng Sơn], các nhà khoa học còn phát hiện được những chiếc răng Người tối cổ cách ngày nay khoảng 400 000 năm.

ND chính

ND chính:

- Quá trình tiến hóa từu vượn thành người

- Dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á

Sơ đồ tư duy Nguồn gốc loài người

Loigiaihay.com

  • Trả lời câu hỏi mục I trang 18 SGK Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo - Em hãy nêu quá trình tiến hóa từ vượn thành người? - Những đặc điểm nào cho thấy sự tiến hóa của Người tối cổ so với Vượn người? - Quan sát hình 3.3, em thấy người tinh khôn khác người tối cổ ở những điểm nào?
  • Trả lời câu hỏi mục II trang 19 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Em hãy kể tên những địa điểm tìm thấy dấu tích Người tối cổ ở Đông Nam Á. - Nêu nhận xét phạm vi phân bố dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam.
  • Soạn giải bài 1 phần luyện tập và vận dụng trang 20 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Bằng chứng khoa học nào chứng tỏ Đông Nam Á là nơi có con người xuất hiện sớm?
  • Soạn giải bài 2 phần luyện tập và vận dụng trang 20 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Lập bảng thống kê các di tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á theo nội dung sau: tên quốc gia, tên địa điểm tìm thấy di tích của Người tối cổ. Soạn giải bài 3 phần luyện tập và vận dụng trang 20 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Phần lớn người châu Phi có làn da đen, người châu Á có làn da vàng, người châu Âu có làn da trắng, liệu họ có chung nguồn gốc hay không?

Chủ Đề