So sánh máy ảnh không gương lật và có gương lật

Máy ảnh không gương lật ngày càng được ưa chuộng bởi tính linh hoạt cùng khả năng chụp ảnh không giới hạn và chất lượng hình ảnh không thua kém gì so với một chiếc DSLR. Vậy làm thế nào để chọn được một chiếc máy ảnh Mirrorless phù hợp nhất với nhu cầu và tài chính của bản thân? Tham khảo ngay những tiêu chí chọn mua máy ảnh không gương lật dưới đây để có quyết định chính xác nhé!

Các tiêu chí chọn mua máy ảnh Mirrorless

Mua máy ảnh Mirrorless tương thích với nhiều loại ống kính

Đối với một chiếc máy ảnh thì hai thành phần quan trọng nhất tác động trực tiếp đến chất lượng hình ảnh thu được là thân máy và ống kính. Có thể nói ống kính là con mắt của máy ảnh. Hệ thống thấu kính trong Lens càng được cải thiện thì ánh sáng đi qua ống kính sẽ càng tốt hơn, không bị thất thoát màu sắc quá nhiều, không gây méo hình, giúp hình ảnh hiển thị chính xác, trung thực và tự nhiên nhất.

Việc sử dụng những ống kính khác nhau giúp người dùng chụp được nhiều thể loại ảnh hơn, chuyên nghiệp hơn. Ví dụ như ống kính góc rộng có tiêu cự dưới 20mm cho những bức ảnh phong cảnh, kiến trúc siêu thực. Hay tiêu cự từ 24 đến 35mm phù hợp để chụp ảnh đường phố, sinh hoạt thường ngày. Tiếp đến là những ống kính tele tầm trung 35 – 75mm dùng để chụp chân dung vô cùng sắc nét hoặc ống kính tele giúp chụp đối tượng xa như sự kiện, thể thao, động vật hoang dã… Ngoài ra, người dùng còn có thể tạo nên nhiều bức hình nghệ thuật từ các hiệu ứng độc đáo mà ống kính mang lại như xóa phông, bokeh với khẩu độ lớn.

Vì vậy một chiếc máy ảnh càng lắp được nhiều ống kính khác nhau càng đem lại khả năng quay chụp đa dạng và hiệu quả hơn. Do vậy khi chọn mua máy ảnh Mirrorless cần đặc biệt lưu ý về hệ thống ống kính mà nó tương thích để có thể sử dụng.

Cảm biến của máy ảnh

Ai cũng biết cảm biến là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định chất lượng hình ảnh thu được [kiểm soát độ sáng và độ rõ nét]. Cảm biến có kích thước lớn hơn cho phép chụp ảnh hiệu quả hơn trong điều kiện ánh sáng yếu, gia tăng độ tương phản động, độ chi tiết ảnh, giảm hiện tượng noise ảnh.

Cảm biến của máy ảnh có 3 loại với các kích thước Micro Four Thirds [17 x 13mm], APS-C [24 x 16mm], hoặc Full-Frame [36 x 24 mm]. Tùy thuộc vào nhu cầu và tính chất công việc, việc chọn mua máy ảnh Mirrorless theo kích thước cảm biến cũng rất quan trọng. Đối với những ai thường xuyên phải chụp ảnh thiếu sáng nhưng đòi hỏi chất lượng hình ảnh phải sáng rõ, sắc nét cùng độ trung thực cao thì cần sử dụng máy ảnh không gương lật cảm biến Full-Frame, tuy nhiên vẫn có thể dùng được với APS-C. Còn nếu không yêu cầu chất lượng hình ảnh thu được phải tốt nhất, mà thay vào đó cần một chiếc máy ảnh nhỏ gọn thì có thể lựa chọn Micro Four Thirds sẽ phù hợp hơn.

Tích hợp kính ngắm

Thông thường máy ảnh không gương lật thường loại bỏ kính ngắm quang học [OVF] và thay thế bằng ống ngắm điện tử [EVF] để giảm kích thước và không gian buồng tối. EVF có ưu điểm là hiển thị trực tiếp chính xác các thông số phơi sáng bao gồm độ nhạy sáng ISO, khẩu độ và tốc độ màn trập hay các thông số chụp khác. Kính ngắm này sẽ cho kết quả chụp sát nhất với hình ảnh hiển thị khi ngắm.

Mua máy ảnh không gương lật có kính ngắm điện tử sẽ cho phép lấy nét bằng tay dễ dàng hơn so với kính ngắm quang học, giúp bạn có thể phóng to hay thu nhỏ khu vực lấy nét một cách thuận tiện. Đồng thời màn hình kính ngắm này có khả năng thay đổi độ sáng tự động giúp theo dõi chủ thể trong môi trường ánh sáng yếu chính xác hơn.

Tính năng lấy nét tự động AF

Đối với dòng máy ảnh DSLR, tính năng lấy nét tự động dựa trên cơ chế lấy nét so sánh trùng/lệch pha, cần một khoảng không gian cho buồng gương lật và bộ lấy nét riêng dẫn đến kích thước cồng kềnh. Còn với dòng Mirrorless thì lại gọn nhẹ hơn do chỉ sử dụng cách đo tương phản đơn thuần để lấy nét chủ thể.

Không chỉ có vậy, những dòng máy ảnh không gương lật mới ngày nay đã rất thông minh khi sử dụng công nghệ lấy nét lai [Hybrid AF] để cải thiện tốc độ lấy nét. Công nghệ này sử dụng cả hai cơ chế đo tương phản và dò lệch pha để nâng cao tốc độ và tính chính xác trong quá trình lấy nét.

Bởi vậy, để có được những bức ảnh sắc nét, đặc biệt trong điều kiện ánh sáng kém, bạn cần chọn mua máy ảnh không gương lật có cơ chế lấy nét lai - Hybrid AF.

Khả năng quay video của máy ảnh Mirrorless

Một trong những tính năng được quan tâm nhất của các dòng máy ảnh mới ngày nay là khả năng quay video chất lượng cao. Nếu bạn cần một chiếc máy nhỏ gọn, dễ mang theo khi di chuyển để quay video một cách chuyên nghiệp thì nên chú ý đến khả năng quay 4K, thậm chí 6K, 8K của nó. 

Đáp ứng các kết nối không dây

Với nhu cầu của người dùng hiện nay thì hầu hết các loại máy ảnh không gương lật đều được trang bị tính năng kết nối không dây Wi-fi / NFC hoặc Bluetooth giúp máy ảnh kết nối nhanh chóng với các thiết bị thông minh như smartphone, máy tính, ipad… Từ đó có thể điều khiển và tùy chỉnh các thông số của máy ảnh để chụp ảnh từ xa theo đúng ý mình.

Tuy nhiên để chắc chắn tính năng này hoạt động nhạy bén, bạn cần kiểm tra các giao diện của công cụ điều khiển máy ảnh trên ứng dụng xem có trực quan, dễ sử dụng, thuận tiện và nhanh chóng không.

Phân loại máy ảnh mirrorless phù hợp với từng đối tượng

Mỗi một đối tượng sử dụng sẽ cần một chiếc máy ảnh Mirrorless khác nhau, điều này tùy thuộc vào nhu cầu và trình độ mỗi người.

Đối với những người mới chưa có kinh nghiệm hoặc với những người không yêu cầu ảnh chụp phải có chất lượng quá tốt thì việc chọn mua một chiếc máy ảnh mirrorless giá rẻ, độ phân giải cảm biến vừa phải, tích hợp màn hình LCD để căn chỉnh là đủ dùng.

Đối với người dùng bán chuyên, đã có kinh nghiệm nếu muốn sử dụng máy ảnh không gương lật thì có thể chọn những dòng có kính ngắm điện tử EVF, tích hợp một số tính năng về ổn định hình ảnh, tốc độ lấy nét nhanh, màn hình cảm ứng LCD có khả năng xoay lật.

Đối với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, một chiếc máy ảnh Mirrorless tốt sẽ cần đáp ứng được các tiêu chí về khả năng xử lý hình ảnh mạnh mẽ, tốc độ cao; hệ thống lấy nét nhanh chóng, chính xác và đặc biệt là khả năng chụp ảnh rõ nét ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu. Ngoài ra, máy cũng cần cung cấp đầy đủ các phim chức năng để thuận tiện trong quá trình sử dụng, thể hiện chính xác ý đồ của người dùng.

Bởi vậy, để lựa chọn một chiếc máy ảnh đáng mua phù hợp với nhu cầu của bản thân đã không dễ, chọn được chiếc máy ảnh đảm bảo chất lượng tốt tương đương với mức giá thành lại càng khó hơn. Hi vọng những tiêu chí chọn mua máy ảnh mirrorless trên đây đã phần nào giúp người đọc giải đáp những thắc mắc còn vướng bận trước khi mua máy ảnh và chọn được chiếc máy ảnh phù hợp nhất với mình.

Đặt mình vào trong trường hợp bạn là người đang chụp ảnh bằng các thiết bị phổ thông như Smartphone hay máy ảnh du lịch Point and shoot [Pns] và đang muốn nâng cao chất lượng ảnh hẳn sẽ có rất nhiều hướng đi và khả dĩ nhất là hai loại DSLR – máy ảnh kỹ thuật số ống kính đơn phản xạ và Mirrorless – máy ảnh không gương lật. Hiểu nôm na thì 1 cái có gương lật một cái không. Cách thức hoạt động của chúng về cơ bản là giống nhau, tuy nhiên mỗi loại lại có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Máy ảnh SLR đã có tuổi đời hơn 100 năm và ngày nay dần được thay thế bởi D-SLR, chữ D viết tắt của Digital – là một bước nhảy vọt về công nghệ, làm đơn giản hóa quá trình chụp ảnh rất nhiều và phổ cập nhiếp ảnh cho đại chúng. Máy ảnh Mirrorless thì còn khá non trẻ, mới bắt đầu phổ biến trong một vài năm trở lại đây, kể từ khi Sony tung ra thị trường dòng sản phẩm Nex cùng nhiều đột phá. Giờ cùng phân tích xem đâu là ưu, nhược điểm của từng loại máy.

Kích thước và trọng lượng

Một điều hiển nhiên, do không có gương lật, máy ảnh Mirrorless tuyệt nhiên mỏng hơn hẳn DSLR, ngay cả với chiếc DSLR nhỏ nhất trên thị trường hiện nay là Canon 100D. Nếu tính cả phần ống kính, thì hệ ống kính sản xuất cho Mirroless cũng vẫn nhỏ và nhẹ hơn hẳn so với của DSLR. Như 2 nhân vật các bạn có thể thấy trong hình trên là Nikon D3300 và Samsung NX300 thì D3300 có độ dày 7,71cm trong khi NX300 chỉ có vỏn vẹn 4,112cm, Nikon D3300 cũng đã thuộc dạng nhỏ bé nhẹ cân nhất trong thế giới DSLR. Xét về trọng lượng, với hệ thống cơ khí và gương lật, tuyệt nhiên DSLR nặng hơn hẳn Mirroless. Những chiếc DSLR đầu bảng như Nikon D4S khi chưa gắn ống kính đã nặng đến hơn 1,3kg. Trong khi những chiếc mirroless chỉ có cân nặng loanh quanh phần thập phân của con số 1,3kg ấy. Nếu gắn thêm các ống kính thuộc dạng khủng nữa thì DSLR lúc này thực sự biến thành 1 quả tạ theo đúng nghĩa đen. Chiến thắng: Mirrorless Khả năng lấy nét [auto focus]

Trong khi máy ảnh DSLR có khả năng lấy nét theo pha và lấy nét theo tương phản [khi sử dụng chế độ live view] với tốc độ rất nhanh thì mirrorless lại sử dụng cơ chế lấy nét theo tương phản, trực tiếp qua màn hình hoặc qua ống ngắm điện tử. Tất nhiên là chậm hơn hẳn so với DSLR nhưng cũng không phải là mức độ rùa bò, đủ nhanh để không gây khó chịu cho người sử dụng. Kiểu lấy nét theo tương phản của Mirrorless có nhiều hạn chế như rất khó lấy nét trong môi trường thiếu sáng hay hụt hơi trong việc bắt nét các đối tượng chuyển động.

Để khắc phục vấn đề này, phần lớn các máy ảnh mirroless hiện nay như Samsung NX300 hay Sony A6000 đã tích hợp khả năng lấy nét theo pha trực tiếp vào cảm biến hình ảnh, kết hợp với lấy nét tương phản và được gọi là Hybrid AF. Điều này đẩy tốc độ focus của mirroless lên gần chạm ngưỡng của các DSLR cao cấp. Tất nhiên DSLR vẫn nhanh hơn, nhưng chỉ một chút mà thôi. Chiến thắng: DSLR

Khả năng xem trước ảnh chụp

Với DSLR hiện nay thì bạn có hai lựa chọn, một là ngắm trực tiếp qua viewfinder, hình ảnh hiện lên trước mắt bạn sẽ chính là những gì mà cảm biến hình ảnh sẽ ghi lại, tất nhiên ảnh ra sẽ không hoàn toàn như mắt bạn nhìn vì còn tùy thuộc vào bộ vi xử lý hình ảnh của máy. Hai là sử dụng chế độ live view. Khi sử dụng chế độ này thì tốc độ lấy nét chậm đi rõ rệt, nhưng bù lại sẽ dễ nhìn hơn, cũng thuộc dạng nhìn sao chụp ra vậy nhưng nếu đứng dưới trời nắng chói chang thì nhìn qua màn hình LCD sẽ thực sự là một cực hình. Mirrorless thì tất cả đều là điện tử hết, vì nó đâu có gương phản xạ. Và không phải máy mirrorless nào cũng có view finder điện tử độ phân giải cao, chỉ một số ít mẫu máy trung, cao cấp mới có thôi. Còn lại đa số đều phải ngắm chụp qua màn hình LCD như điện thoại hoặc máy ảnh du lịch. Rất nhiều máy mirroless sở hữu màn hình xoay lật, việc này hỗ trợ rất tốt trong việc bố cục và sự thoải mái khi dùng hay thực hiện chụp những góc khó. Tuy nhiên việc ngắm qua màn hình này lại bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thời tiết. Nếu trời nắng to, thì ngay cả với những màn hình LCD tốt nhất được trang bị thì bạn cũng sẽ gặp khó khăn vì bị lóa và giảm tương phản. Còn với những màn hình LCD kém chất lượng thì khỏi phải bàn, mọi thứ trở nên mờ tịt, gây ra một cảm giác rất khó chịu. Và một vấn đề nữa là khi ngắm chụp trong môi trường thiếu sáng thì nhiễu ảnh cũng hiển thị luôn lên trên màn hình LCD, trông giống như những chiếc TV đời cũ trong trạng thái tín hiệu chập chờn vậy. Chiến thắng: DSLR Chất lượng hình ảnh

Đây có lẽ là phần quan trọng nhất. DSLR có cảm biến Fullframe, mirrorless cũng đã có [Sony A7/A7R]. Khả năng khử nhiễu tốt ở ISO cao? Điều này ngay cả các máy ảnh mirrorless tầm trung cũng làm rất tốt, ngang ngửa các DSLR trung và cao cấp. Độ phân giải, màu sắc, độ sâu màu? DSLR làm được gì, mirrorless cũng làm được y như thế. Tất nhiên là DSLR sở hữu một số lượng ống kính chất lượng hơn của mirrorless nhưng giá bán của chúng thì không phải ai cũng có thể chi trả.

Kết quả: Hòa Khả năng quay phim Cả hai đều sở hữu khả năng quay phim tương đương nhau. Nhưng về chất lượng và tốc độ thì có lẽ mirrorless đã hơn hẳn. Với DSLR, khi quay phim thì sẽ phải cố định gương lật, và lúc đó chỉ có thể sử dụng khả năng lấy nét dạng tương phản [ngoại trừ Canon 70D], điều này làm cho tốc độ focus giảm đi rõ rệt và khi quay các chuyển động của vật thể thì thường xuyên bị hiện tượng mờ viền do DSLR phải lấy nét liên tục. Mirroless sử dụng cơ chế lấy nét lai [hybrid AF] nên sẽ không gặp hiện tượng này. Nói về thời lượng quay phim thì DSLR lại càng thua. Khi quay trong một khoảng thời gian dài, việc phải liên tục tiếp nhận hình ảnh, cảm biến của DSLR sẽ nóng lên rất nhanh và dẫn đến hiện tượng bị quá nhiệt. Vì thế đa số DSLR đều chỉ giới hạn thời lượng cho mỗi lần quay từ 10 – 15 phút hoặc lâu hơn một chút là 20 phút. Mirrorless thì có khả năng giải nhiệt tốt hơn nên thời gian quay phim cũng lâu hơn, Olympus OM-D E-M10 có khả năng quay video liên tục đến 29 phút và dung lượng cũng không vượt quá mức 2GB, rất thuận tiện cho việc lưu trữ và chỉnh sửa. Chiến thắng: Mirrorless

Hệ ống kính

Hệ ống kính Auto Focus của Pentax Máy ảnh Mirrorless hiện nay có thể gắn được cả ống kính của DSLR bằng việc sử dụng ngàm chuyển đổi nên bạn không phải lo về việc thiếu ống kính để sử dụng. Tất nhiên là có cả ngàm hỗ trợ AF nhưng giá bán rất cao và không hiệu quả. Đó là về ống kính lấy nét tay, còn về ống kính lấy nét tự động thì Mirroless vẫn còn thua kém DSLR xa, nhất là các hãng kém nổi tiếng về mảng nhiếp ảnh như Samsung thì số lượng ống kính vô cùng ít ỏi và chất lượng cũng thua kém DSLR. Chiến thắng: DSLR Kết luận: Tùy theo nhu cầu mà bạn nên cân nhắc xem nên lựa chọn DSLR hay Mirrorless. Nếu cần chất lượng ảnh và tốc độ, bỏ qua vấn đề về cân nặng và kích thước thì DSLR là lựa chọn đúng đắn. Còn nếu mục đích của bạn là chụp để thỏa mãn niềm đam mê với nhiếp ảnh hay đơn giản là hay đi đây đi đó và bấm máy nhưng không muốn mang vác quá cồng kềnh thì hãy chọn Mirrorless. Tuy hệ ống kính AF của Mirrorless chưa nhiều nhưng nó cũng đủ dùng cho hầu hết mọi trường hợp, nếu thiếu, bạn có thể mua ngàm chuyển và tận dụng kho ống kính đồ sộ của DSLR.

//genk.vn/do-choi-so/dslr-va-mirrorless-lua-chon-nao-cho-ban-201409032155084.chn

Video liên quan

Chủ Đề