Sự cần thiết của việc học luật đối với sinh viên

Nghề luật có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống và được xã hội coi trọng. Những người làm nghề luật đang hàng ngày, hàng giờ thầm lặng góp phần bảo vệ lẽ phải, công bằng xã hội. Người Nhật Bản thường trân trọng gọi ba nghề bằng từ “thày”: thày giáo, thày thuốc và thày cãi [luật sư].

Lựa chọn nghề luật, bạn có cơ hội thỏa mãn khao khát bảo vệ công lý. Thử tưởng tượng xem, bạn ngồi trên ghế quan tòa thật oai nghiêm, còn dưới vành móng ngựa là bọn tội phạm nguy hiểm với xã hội đang run sợ trước ánh sáng chói lòa của công lý.

Những phán quyết công bằng, hợp tình hợp lý của bạn sẽ giúp làm trong sạch xã hội. Quyền lợi của biết bao người được bảo vệ và xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Những tên tội phạm khác chưa bị phát giác cũng “kinh” mà không dám làm liều. Kiến thức pháp luật còn tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp của bạn nếu bạn ham thích các công việc chính trị, xã hội.

Bạn biết không, rất nhiều chính trị gia danh tiếng cũng từng học luật như lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản thế giới Vlađimia Ilich Lê-nin, Tổng thống Liên bang Nga Vlađimia Putin, Thủ Tướng Anh Tony Blair, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton...

Những phán quyết công bằng, hợp tình hợp lý của bạn sẽ giúp làm trong sạch xã hội.

Ngày 03/09/2020     8,840 lượt xem

Có một điều mà tôi vẫn hằng tin: Cuộc sống có thể không công bằng, nhưng luôn có lý. Những thuận lợi hay khó khăn trong học tập, công việc; những suôn sẻ hay va vấp trong những mối quan hệ bạn bè, tình yêu… bạn tin không, mỗi sự kiện xảy ra đều “có lý”. Càng khi đứng vào hoàn cảnh phải cân nhắc và lựa chọn, chúng ta càng cần khách quan đánh giá những thiệt – hơn, được – mất; đó cũng chính là sự lý giải cho cái “lý” của bản thân mình. Với những tân-sinh-viên-tương-lai, khoảng thời gian này có lẽ sẽ là một trong những chặng khó khăn và quan trọng nhất trên hành trình trưởng thành của các bạn, mà ở đó, chính những thiệt – hơn, được – mất mà các bạn nhìn thấy lúc này – sẽ góp phần vẽ nên cuộc sống của bạn trong tương lai.

Như tôi đã từng chia sẻ, không có lựa chọn nào là hoàn hảo nhất, chỉ có lựa chọn phù hợp nhất mà thôi. Và cũng với tâm thế của một người chia sẻ đó, tôi muốn “giãi bày” với các bạn những suy nghĩ của tôi về việc HỌC LUẬT, với những “được” và “mất” mà tôi cho rằng bản thân mình đã có ít nhiều trải nghiệm.

1. HỌC LUẬT – TÔI ĐƯỢC GÌ?

Khả năng lắng nghe: Điều này có vẻ khác với những hình dung phổ biến của nhiều người về ngành luật. Người ta hay tin rằng người học luật, làm luật toàn giỏi nói: nói nhanh, nói nhiều, nói quyết liệt. Nhưng với tôi, đó chỉ là phần ngọn. Những năm học và làm trong ngành luật đã chỉ cho tôi thấy rằng trước khi có thể nói giỏi, ta cần biết lắng nghe. Mặc dù sau khi ra trường, bạn có thể có nhiều ngã rẽ nghề nghiệp: trở thành luật sư, kiểm sát viên, thư ký tòa án, chuyên viên pháp lý,… song, điều đầu tiên bạn cần làm được và làm tốt nếu muốn thành công lại chính là nghe giỏi. Nghe để ghi chép, để phân tích vấn đề, để tư duy phản biện…

Kỹ năng viết: Đây có lẽ là một trong những kỹ năng mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất sau khi trở thành một cử nhân luật. Khi chuyện trò với sinh viên một số ngành học khác, tôi nhận ra rằng có lẽ sinh viên luật là những… cô/cậu vàng trong làng viết lách. Chúng tôi phải viết rất nhiều, kể từ những môn lý luận cho đến các môn thực hành, các môn kỹ năng. Và để viết được thì cần có chất liệu – chất liệu lại được khai thác tốt nhất từ việc đọc sách. Nhất cử lưỡng tiện – mỗi một bài tập như thế lại giúp sinh viên luật rèn thêm cả kỹ năng đọc bên cạnh kỹ năng viết. Tích tiểu thành đại – khi đã ra trường, tôi chắc rằng phần lớn các sinh viên luật sẽ cảm thấy tự tin hơn các sinh viên chuyên ngành khác trong “bộ môn” viết lách này.

Sự công bằng và bản lĩnh trung thực: Với nhiều người, sự công bằng và tính trung thực có thể là tố chất sẵn có. Thế nhưng, chính môi trường rất điển hình của ngành luật sẽ trở thành “lãnh địa” cho các bạn ngày càng có thêm niềm tin vào lẽ phải, vào sức mạnh của công lý. Cuộc sống này vốn luôn phức tạp, chúng ta có thể vẫn bắt gặp những góc khuất mà ánh sáng của lẽ phải và sự công bằng dường như chưa thể soi chiếu đến. Thế nhưng, thông qua những bài học trong sách vở, kinh nghiệm của thầy cô và cảm hứng của tất cả những người đi trước, chắc chắn các bạn sẽ không cảm thấy đơn độc trên con đường hoàn thiện sự công bằng và bản lĩnh trung thực, trước hết là cho chính bản thân mình.

2. HỌC LUẬT – TÔI PHẢI “HY SINH” NHỮNG GÌ?

Thời gian: Nếu người ta ví thời gian là vàng bạc thì quả đúng là sinh viên luật… nghèo lắm :D Bài vở nhiều như thế, chắc chắn sẽ phải bớt thời gian ăn, chơi, nghỉ ngơi đi rồi. Thời gian đó sinh viên luật thường dùng để đọc, bởi đọc bao nhiêu cũng thấy là không đủ. Thời gian đó sinh viên luật còn dùng để rèn luyện, vì những kỹ năng giúp cử nhân luật có thể thành công trong tương rất đa dạng và không dễ dàng có thể chinh phục ngay. Ví như tôi, dù đã tốt nghiệp, ra trường nhiều năm nhưng tôi vẫn hay nhớ về những tháng ngày “mài đũng quần” ở thư viện, liên hệ đến tòa để xin bản án, họp nhóm liên tục để xử lý các bài tập cứ gối lên nhau,… Thế nhưng, những điều ấy với tôi chưa bao giờ là đáng sợ; và quan trọng hơn cả là cho đến bây giờ, khi đã “lao vào” cuộc sống, những deadline hiếm khi làm cho tôi sợ hãi. Chắc có lẽ cũng là nhờ công của 4 năm đại học hôm nào.

Cái tôi vị kỷ: Người xưa có câu “Núi cao còn có núi cao hơn nữa”, cá nhân tôi thấy rất đúng với người học luật. Ngày còn đi học, nhìn quanh mình có biết bao bạn học cùng nhanh nhẹn, thông minh; nhìn lên thấy bao nhiều thầy, cô giỏi giang, uyên bác. Đến khi đi làm, số lượng những tấm gương như vậy còn nhiều hơn thế. Không chỉ có vậy, việc học luật đã dạy cho tôi cách nhìn khách quan, cách tiếp cận vấn đề đa diện thay vì mang cái chủ quan, một chiều của mình khi nhìn nhận, đánh giá một sự việc, một con người nào đó. Ngày qua ngày, tất cả những điều đó không những không làm ta trở nên tự ti, thu mình, nhược tiểu, mà ngược lại, làm dậy lên trong mỗi bản thân mong muốn được tiếp thu, học hỏi để hoàn thiện mình hơn. Với tôi, đó mới là điều quý giá nhất.

Có một lời khuyên của Bill Gates mà tôi rất thích: “Cuộc sống không được chia thành những học kỳ đâu. Bạn cũng chẳng có mùa hè để nghỉ ngơi và rất ít ông chủ nào quan tâm đến việc giúp bạn nhận ra đâu là khả năng thực sự của bạn. Hãy tự khám phá điều đó trong những khoảng thời gian của riêng mình”. Các bạn – những sinh viên tương lai và những sinh viên bây giờ, vẫn còn rất nhiều cơ hội bởi trước mắt các bạn vẫn còn có những “học kỳ” đúng nghĩa. Vậy thì, hãy tận dụng chúng, biến chúng trở thành những cú “đề-pa” để sẵn sàng cho những chặng đua nhiều hứa hẹn sau này, của riêng các bạn.  

Chúc các bạn thành công!

Thông tin liên hệ:

Fanpage Khoa Luật: //www.facebook.com/khoaluat.hvnh/

Cổng thông tin Khoa Luật: //hvnh.edu.vn/law/vi/home.html

Xem thêm các bài viết:

Thư gửi K23: Sự đúng đắn trọn vẹn

Những lầm tưởng thường gặp về chuyện học Luật

Tại sao lại là Luật Kinh tế nhỉ? 

Đánh giá bài viết :

Từ trước tới nay Luật được coi là những tiêu chuẩn, quy phạm, quy tắc mà nhà nước ban hành và đề ra có tính bắt buộc chung cho mọi công dân phải chấp hành và tuân theo, nhằm đảm bảo các quyền của công dân, bảo đảm trật tự xã hội và an ninh quốc gia. Chính vì vậy, ngành luật có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới.

Dù bạn là sinh viên, quan chức nhà nước hay quản lý doanh nghiệp… bạn đều có thể học luật để phục vụ cho công việc sau này. Tiếp theo đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu xem lợi ích của việc học luật là gì nhé.

Học luật có những lợi ích gì?

  • Giúp bạn hiểu biết hơn về luật pháp của quốc gia, của xã hội để nắm được quyền và nghĩa vụ của mình.
  • Nhận thức được những hành vi của mình có phạm pháp luật hay không.
  • Nắm luật để phòng tránh những rủi ro về pháp lý trong công việc cũng như cuộc sống ngoài xã hội.
  • Có thể trở thành luật sư trong tương lai nếu theo học luật một cách nghiêm túc và quyết tâm rèn luyện.
  • Đất nước muốn giàu mạnh và phát triển thì công dân cần phải biết về luật.
  • Các doanh nghiệp, công ty, cá nhân muốn phát triển mạnh mẽ và bền bỉ thì cần phải thực hiện đúng pháp luật, để ngăn ngừa những tổn thất và rủi ro do hành vi trái pháp luật gây ra.

Vì vậy, các bạn nên học thêm về luật. Cụ thể ở đây đó là học văn bằng 2 đại học luật.

Bạn nhận được gì khi học văn bằng 2 đại học luật?

Học văn bằng 2 đại học luật giúp cho bạn có được kiến thức về hệ thống luật pháp Việt Nam, phục vụ cho công việc và nghành nghề của mình. Học văn bằng 2 luật phù hợp cho cả sinh viên lẫn công nhân, viên chức đã và đang đi làm, từ đó giúp nâng cao kiến thức, tầm hiểu biết của mọi người về luật pháp quốc gia trong các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay.

Lên kế hoạch học thêm văn bằng 2 đại học luật ngay hôm nay để trau dồi kiến thức luật pháp Việt Nam, đồng thời tìm kiếm thêm cơ hội việc làm tại các công ty, tập đoàn lớn trên cả nước.

Video liên quan

Chủ Đề