Vì sao có sự kiện giờ trái đất

Thứ Hai, 22/03/2021 | 15:56

Giờ Trái Đất năm 2021 được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên [WWF] phát động với chủ đề “Speak up for nature” - “Lên tiếng vì thiên nhiên”, nhằm tuyên truyền, nâng cao nhân thức cộng đồng về mối liên hệ giữa các tác động của con người với thiên nhiên và nguyên nhân của dịch bệnh, đặc biệt đối với đại dịch COVID-19; khuyến khích các sáng kiến, ý tưởng xây dựng cộng đồng, nền kinh tế phát triển bền vững, hòa nhập với thiên nhiên [thuận thiên]; bảo vệ đa dạng sinh học, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu [BĐKH].

BĐKH đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết toàn cầu với những tác động như thời tiết thất thường, khắc nghiệt, sự nóng lên của toàn cầu, đặc biệt là hiện tượng băng tan làm nước biển dâng đang và sẽ đe dọa trực tiếp tới nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nếu mực nước biển dâng cao 1m thì 90% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập lụt hàng năm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực và xã hội…

Với mục đích nâng cao nhận thức của cá nhân và cộng đồng đối với vấn đề BĐKH, Giờ Trái đất [tên tiếng Anh: Earth Hour] là một chiến dịch thường niên có quy mô toàn cầu do Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên [World Wildlife Fund - viết tắt là WWF] khởi xướng, kêu gọi người dân và doanh nghiệp tắt đèn 60 phút, từ 20 giờ 30 phút - 21 giờ 30 ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 3 hàng năm. Chiến dịch được thực hiện lần đầu tiên tại TP. Sydney [Úc] vào năm 2007, đến năm 2008, chiến dịch đã lan rộng ra khắp các châu lục trên toàn thế giới.

Logo chính thức của chiến dịch Giờ Trái đất

Logo của chương trình được xây dựng từ nền bản đồ địa cầu, số 60 là số phút kêu gọi tắt điện. Hiện nay logo của Giờ Trái đất được thêm dấu "+" sau số 60 với ý nghĩa Giờ Trái đất không chỉ dừng lại ở 60 phút mà còn hơn thế nữa.

Mục đích của Giờ Trái đất nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng, từ đó làm giảm lượng khí thải dioxit cacbon - gây ra hiệu ứng nhà kính; đồng thời kêu gọi mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Chiến dịch Giờ Trái đất cũng nhằm khẳng định quan điểm cho rằng, mỗi một hành động cá nhân khi được nhân lên trên diện rộng có thể giúp làm thay đổi môi trường sống của chúng ta theo hướng ngày càng tốt hơn.

Giờ Trái đất là chiến dịch kêu gọi sự tham gia tự nguyện của đông đảo người dân, công sở, tòa nhà công cộng có thể tắt bớt đèn và các thiết bị điện không cần thiết vào Giờ Trái đất. Đây là một hành động đơn giản, mang tính biểu trưng để nhắc nhở cộng đồng, cá nhân hãy quan tâm, hành động để thích ứng và giảm thiểu BĐKH.

Năm 2020, sau một giờ tắt đèn và giảm thiểu sử dụng các thiết bị điện trong Giờ Trái đất, Việt Nam tiết kiệm được 436.000kWh. Việt Nam chính thức tham gia sự kiện lịch sử này kể từ tháng 3/2009, trong 12 năm tham gia sự kiện, Việt Nam đã tiết kiệm được 5.273.000kWh.

Từ 20 giờ 30 phút - 21 giờ 30 phút ngày 27/3/2021, hàng triệu người sống ở các thành phố khác nhau trên khắp hành tinh sẽ cùng tắt đèn và thiết bị điện không cần thiết trong vòng một giờ - Giờ Trái đất. Hành động này được thực hiện nhằm chứng tỏ rằng các công dân toàn cầu có thể cùng nhau hành động để giảm nhẹ tác động của sự nóng lên toàn cầu. WWF và những người ủng hộ Giờ Trái đất trên khắp thế giới muốn bạn là một phần của thời điểm đáng nhớ này.

Công ty Điện lực Bạc Liêu hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2021. Ảnh: K.K

1. Tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết từ 20 giờ 30 phút - 21 giờ 30 phút, ngày 27/3/2021 [thứ Bảy].

2. Tăng cường sử dụng các phương tiện di chuyển xanh [như tăng thời gian đi bộ, sử dụng xe đạp, xe buýt công cộng...].

3. Thông tin cho mọi người biết về Giờ Trái đất thông qua mạng xã hội Facebook, Zalo, Twitter...

4. Vận động gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… cùng tham gia hưởng ứng Giờ Trái đất.

5. Thay thế và chuyển sang sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao, tiết kiệm điện, sử dụng nguồn năng lượng sạch từ điện mặt trời.

Bạn có nhiều cách để tham gia ủng hộ sự kiện Giờ Trái đất, đơn giản từ việc tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong đêm diễn ra sự kiện, cho đến việc thay đổi thói quen hằng ngày nhằm giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính lên bầu khí quyển, đóng góp giải pháp cho vấn đề BĐKH toàn cầu.

K.K [TH]

Mối quan hệ của chúng ta với thế giới tự nhiên đang mất cân bằng một cách nguy hiểm. Gần đây, một loạt các sự kiện thảm khốc - cháy rừng, khí hậu khắc nghiệt, dịch châu chấu và đại dịch COVID-19 đã làm rung chuyển thế giới và chúng ta vẫn đang phải đối mặt với những hậu quả chưa từng có về kinh tế - xã hội, y tế và nhân quyền. Rõ ràng hơn bao giờ hết, tương lai của chúng ta và hành tinh này liên kết chặt chẽ với nhau về mặt bản chất và cả hai đều đang bị đe doạ. Năm 2020 đã cho chúng ta thấy thiên nhiên mang lại sự sống cho chính chúng ta và một hệ sinh thái tự nhiên toàn vẹn là điều kiện tiên quyết cho một tương lai ổn định cho con người. Những gì chúng ta đang làm với thiên nhiên - chúng ta đang làm với chính mình. Mối quan hệ đổ vỡ với thiên nhiên cần phải khẩn trương hàn gắn. 

Năm nay, Giờ Trái Đất kêu gọi mọi người lên tiếng vì thiên nhiên bằng nhiều hình thức đa dạng và sáng tạo nhất có thể. Bạn hãy tham gia các sự kiện Giờ Trái Đất tại địa phương, kể cho chúng tôi nghe thiên nhiên quan trọng với bạn như thế nào - hoặc đơn giản là tìm hiểu thêm về hai vấn đề lớn nhất mà hành tinh chúng ta đang phải đối mặt: biến đổi khí hậu và mất môi trường sống tự nhiên. Thời điểm là đây! Chúng ta phải lên tiếng để bảo vệ sức khỏe của Trái Đất - đồng nghĩa với việc bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của chính chúng ta.

Cùng THPT Sóc Trăng tìm hiểu giờ trái đất là gì? Nguồn gốc của giờ trái đất? Ý nghĩa của giờ trái đất,…

Giờ Trái Đất được coi là một trong những sự kiện lớn nhất, được nhiều người tham gia nhất hằng năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết được nguồn gốc và ý nghĩa của sự kiện này. Trong bài viết dưới đây, THPR Sóc Trăng sẽ giúp các bạn tìm hiểu Giờ Trái Đất là gì, Giờ Trái Đất bắt đầu từ nước nào và mục đích của Giờ Trái Đất là gì?

Sự kiện Giờ Trái Đất là gì? Giờ Trái Đất là ngày nào?

Nhiều năm trở lại đây, cứ vào dịp tháng 3, chúng ta lại được kêu gọi hưởng ứng Giờ Trái Đất. Vậy bạn biết gì về sự kiện Giờ Trái Đất? Giờ Trái Đất là gì? Giờ Trái Đất là ngày nào?

Giờ Trái Đất [có tên tiếng Anh là Earth Hour] là một sự kiện quốc tế hằng năm do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên [World Wildlife Fund] khuyên các cơ sở kinh doanh, các hộ gia đình thực hiện hành động tắt đèn điện cùng các thiết bị điện, thiết bị gia dụng không cần thiết trong vòng 60 phút.

Theo đó, Giờ Trái Đất được tiến hành vào 20h30 đến 21h30 [theo giờ địa phương] ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 3 Dương lịch hằng năm. Năm 2021 này, Giờ Trái Đất sẽ rơi vào thứ Bảy ngày 27/3 Dương lịch [tức ngày 15/2/2021 Âm lịch].

Giờ Trái Đất bắt đầu từ nước nào?

Sự kiện Giờ Trái Đất được khởi xướng lần đầu tiên tại Sydney – Úc vào năm 2007. Số người tham gia sự kiện này khi đó chỉ khoảng 2 triệu người. Tuy nhiên, nhờ các phương tiện truyền thông, sự kêu gọi của các tổ chức mà đến năm 2008 số người tham gia đã lên tới con số 50 triệu người; năm 2009 là hơn 1 tỷ người thuộc hơn 4.000 thành phố trên thế giới và tới năm 2010 đã có tới 126 quốc gia tham dự sự kiện này.

Theo con số thống kê tới thời điểm hiện tại, sự kiện Giờ Trái Đất đã thu hút được sự tham gia của hơn 7.000 thành phố thuộc 172 quốc gia với trên 2,2 tỷ người.

Mục đích, ý nghĩa của Giờ Trái Đất là gì?

Mục tiêu to lớn của chiến dịch Giờ Trái Đất chính là nhằm khẳng định mỗi hành động nhỏ của từng cá nhân khi được nhân lên trên diện rộng sẽ có sự lan tỏa và có thể giúp thay đổi được môi trường sống tốt hơn.

Giờ Trái Đất cũng là dịp để khuyến khích một cộng đồng toàn cầu liên kết với nhau nhằm chia sẻ những cơ hội và thách thức để tạo nên một thế giới phát triển bền vững hơn.

Đây cũng chính là một sáng kiến nhằm nâng cao ý thức của mỗi người về việc tiết kiệm năng lượng cũng như tình hình biến đổi khí hậu trên toàn thế giới. Hành động tắt đèn điện cùng các thiết bị điện không cần thiết góp phần không nhỏ vào việc tiết kiệm điện năng, giúp giảm thiểu khí CO2, chống biến đổi khí hậu và làm giảm hiệu ứng nhà kính.

Giờ Trái Đất ở Việt Nam diễn ra vào năm nào?

Từ năm 2009, Việt Nam chính thức tham gia hưởng ứng sự kiện Giờ Trái Đất. Sau 1 giờ tắt đèn của sự kiện Giờ Trái đất 2019 [20h30 đến 21h30 ngày 30/3/2019], Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia cho biết, trên phạm vi cả nước đã tiết kiệm được sản lượng điện là 492.000kWh, tương đương số tiền khoảng 917 triệu đồng.

Chỉ riêng tại Việt Nam, con số tiết kiệm điện năng nhờ sự kiện Giờ Trái Đất đã là rất ấn tượng. Chính vì vậy, chúng ta càng thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của sự kiện này. Hãy chia sẻ, lan tỏa với những người xung quanh bạn để cùng nhau hưởng ứng sự kiện đầy ý nghĩa này, góp phần giúp hành tinh của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn bạn nhé.

Một số câu hỏi liên quan đến giờ trái đất

Giờ Trái Đất có bắt buộc phải tắt hết các thiết bị điện?

Giờ Trái Đất chỉ yêu cầu mọi người tắt đèn không cần thiết trong một giờ, không tắt các đèn có ảnh hưởng đến an toàn công cộng. Giờ Trái Đất nhắc nhở mọi người tiết kiệm điện không chỉ trong 1 giờ đồng hồ của ngày này mà mọi người hãy tiết kiệm điện bất cứ lúc nào có thể để bảo vệ Trái Đất.

Tắt điện 1 giờ/ngày đáp ứng được nhu cầu điện trong bao nhiêu ngày?

Nếu bạn tắt đèn 1 giờ/ngày và dùng số tiền đó để xây đập thủy điện ta có thể đáp ứng nhu cầu điện toàn cầu trong khoảng thời gian là  8 tháng và 10 ngày [250 ngày].

Sử dụng nến như thế nào cho sự kiện Giờ Trái Đất?

Nếu bạn có kế hoạch dùng ánh sáng thay thế của nến trong Giờ Trái Đất, hãy sử dụng nến 100% sáp ong hoặc đậu nành vì nó không độc hại và không gây dị ứng và không ảnh hưởng đến môi trường. Chúng được làm từ các sản phẩm tự nhiên, không phải từ dầu mỏ, do đó có hiệu quả carbon trung tính [CO2 chúng phát ra đã được lấy từ không khí để sản xuất sáp]. Nhiều nơi trên thế giới đã thay thế việc sử dụng nến với đèn LED cho sự kiện giờ trái đất như một cách để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng chiếu sáng hiệu quả, một chìa khóa sự phát triển bền vững.

Tại sao sự kiện Giờ Trái đất được tổ chức vào cuối tháng 3?

Vì đây là khoảng thời gian của Mùa Xuân và Mùa Thu, điểm phân trong bán cầu bắc và phía nam tương ứng, cho phép thời gian mặt trời lặn gần trùng hợp ngẫu nhiên trong cả hai bán cầu, qua đó đảm bảo tác động trực quan nhất cho sự kiện toàn cầu ‘tắt đèn’.

Qua bài viết ở trên, THPT Sóc Trăng đã giúp các em học sinh hiểu rõ giờ trái đất là gì? Nguồn gốc của giờ trái đất, ý nghĩa của giờ trái đất,… Các em học sinh có thể truy cập website THPT Sóc Trăng để tìm hiểu những bài viết hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và thi cử.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Bạn đang xem: Giờ trái đất là gì? Nguồn gốc của giờ trái đất? Ý nghĩa của giờ trái đất

Video liên quan

Chủ Đề