Sự giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ

Sự giống và khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ

Xuất bản ngày 12/04/2019 - Tác giả: Huyền Chu

Em hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa hai hoán dụ và ẩn dụ, lấy ví dụ minh họa

– Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

– Khác nhau:

+ Các sự vật hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi với nhau [Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.].

+ Trong khi đó, các sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ phải có những nét tương đồng với nhau [tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác].

Ví dụ:

– Hoán dụ:

Áo chàm đưa buổi phân ly

[Việt Bắc - Tố Hữu]

Ta có thể hiểu: Người Việt Bắc [A] thường mặc áo chàm [B]. Vì thế khi Áo chàm [B] xuất hiện ta liên tưởng tới người Việt Bắc [A].

– Ẩn dụ:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

[Viếng lăng Bác -Viễn Phương]

Ở hai câu sau, tác giả Viễn Phương lại sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh [sự vĩ đại, cao cả và trường tồn].

Trên đâu là một số bài tập về hoán dụ mà các em hay bắt gặp được, các em có thể hiểuthêm về phép hoán dụ trongSoạn bài Hoán dụngữ văn 6 tập 2 nhé!

Ẩn dụ là gì?

Ẩn dụ là một biện pháp tu từ. Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau. Biện pháp ẩn dụ có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.

Ẩn dụ được thể hiện qua bốn hình thức sau:

Ẩn dụ hình thức

  • Khái niệm: Ẩn dụ hình thức là việc người nói, người viết giấu đi một phần ý nghĩa.
  • Ví dụ: “Vân xem trang trọng khác vời. Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” → “Khuôn trăng” là một hình ảnh đã được ẩn dụ. Nó mang ý nghĩa là khuôn mặt đầy đặn, xinh đẹp như vầng trăng của Thúy Vân. Câu này mang hàm ý chỉ vẻ đẹp tươi trẻ của Thúy Vân.

Ẩn dụ cách thức

  • Khái niệm: Ẩn dụ cách thức là phương thức đặt ra vấn đề theo nhiều cách. Ẩn dụ này hỗ trợ người nói diễn đạt hàm ý vào câu.
  • Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” → “kẻ trồng cây” là hình ảnh ẩn dụ, ám chỉ người lao động, tạo ra giá trị lao động.

Ẩn dụ phẩm chất

  • Khái niệm: Ẩn dụ phẩm chất là cách dùng các đặc tính và phẩm chất tương đồng của một sự vật và hiện tượng này đi cùng một sự vật hiện tượng khác.
  • Ví dụ: “Thuyền về có nhớ bến chăng, bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” → Với câu thơ này, ta có thể hiểu con thuyền là chỉ người đàn ông, luôn di chuyển nhiều nơi. Hình ảnh bến là hình ảnh ẩn dụ chỉ người con gái luôn cố định ở một nơi.

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

  • Khái niệm: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là hình thức miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác.
  • Ví dụ: “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa, tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” → Tiếng rơi rất mỏng là nói đến sự rơi của chiếc lá.

Video liên quan

Chủ Đề