Sự khác biệt kiểm soát bệnh không lây nhiễm và bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm, bệnh lây nhiễm hay còn gọi là bệnh lây là một dạng bệnh phổ biến. Đặc điểm nhận biết các bệnh lây nhiễm  có hai yếu tố “nhiễm” và “lây”: “Nhiễm” là khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố truyền nhiễm như các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng gây bệnh. Các yếu tố truyền nhiễm tấn công, xâm nhập, vượt qua hệ thống bảo vệ của cơ thể, từ đó gây nên các bất thường trong cơ thể. “Lây” là quá trình phát tán các yếu tố truyền nhiễm từ người bệnh sang cộng đồng xung quanh như qua máu, dịch tiết [hắt hơi, nước bọt], đường tiêu hóa, đường da và niêm mạc… Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh của cộng đồng và có thể trở thành ổ dịch, vùng dịch với số lượng người mắc nhiều. Một số bệnh lây nhiễm thường gặp như nhiễm trùng đường ruột, viêm phổi, cúm … hay gần đây nhất là dịch COVID-19 do chủng virus Sars - Cov2 gây ra.

Bệnh không lây nhiễm [BKLN] hay bệnh không truyền nhiễm  là những căn bệnh không do vi khuẩn, vi rút hay các yếu tố “nhiễm” gây ra,cũng như  không lây truyền giữa người với người, Bệnh thường diễn tiến chậm, thời gian ủ bệnh kéo dài và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh trong một thời gian dài, nên thường được gọi là các bệnh mạn tính.

Phần lớn các bệnh không lây nhiễm thường liên quan đến các vấn đề nội tiết như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mỡ trong máu…. Với trường hợp ung thư chưa có bằng chứng để chứng minh về việc một chủng vi khuẩn, virus nào gây bệnh ung thư; cũng như chưa có bằng chứng về việc lây truyền ung thư từ người này sang người khác.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các thành tựu nghiên cứu về y học cũng như các hiểu biết về con đường lây truyền của các tác nhân lây nhiễm, đã giúp con người dần đẩy lùi các bệnh lây nhiễm. Cấu trúc dân số, toàn cầu hóa, đô thị hóa và di dân, thay đổi môi trường, biến đổi khí hậu và thói quen sống, đã dần đưa BKLN trở thành mối nguy hàng đầu ở nước ta cũng như toàn thế giới.

Bệnh không lây nhiễm - mối nguy hàng đầu

Theo ước tính, năm 2016, Việt Nam có hơn 548 nghìn người chết, trong đó chết do BKLN chiếm 77% số người [44% là trước 70 tuổi]. Tức là cứ có 10 trường hợp tử vong tại Việt Nam hằng năm thì có hơn 7 trường hợp tử vong liên quan đến các bệnh không lây nhiễm, gấp hai lần tổng các trường hợp tử vong do các bệnh truyển nhiễm, tai nạn giao thông, thiên tai… gây ra. Trong số này các bệnh tim mạch chiếm 33%, ung thư chiếm 18%, Phổi tác nghẽn mãn tính [COPD] chiếm 7% và đái tháo đường [ĐTĐ] chiếm 3%. Ước tính năm 2012, gánh nặng bệnh tật [DALYs] của BKLN chiếm 66,2% tổng gánh nặng bệnh tật do tất cả các nguyên nhân tại Việt nam.

Tại Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây, số người mắc mới ung thư được phát hiện tăng 50%. Mỗi ngày có 350 trường hợp mắc mới ung thu được phát hiện và có 190 người tử vong do ung thư. Với tốc độ già hóa dân số, tiến trình đô thị hóa ngày càng nhanh, môi trường sống bị ô nhiễm, các yếu tố nguy cơ gây BKLN vẫn chưa được kiểm soát thì số người mắc và tử vong do BKLN được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng.

Bệnh tim mạch

Trong năm 2012, gánh nặng bệnh tật do các bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ lớn nhất [13,4%] trong tổng gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Bệnh tim mạch cũng chiếm tỷ lệ tử vong lớn nhất [33%] trong tổng số tử vong. Đột quỵ, nhồi máu cơ tim và bệnh tim do tăng huyết áp là 3 trong số 20 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ chính dẫn đến các biến cố tim mạch nặng nề như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận và mù lòa. Ước tính có khoảng  15.990 người bị liệt, tàn phế, mất sức lao động do tai biến mạch máu não hàng năm.

Bệnh ung thư

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới [WHO], gánh nặng tử vong do ung thư chiếm hàng thứ hai sau các bệnh tim mạch, ở nam và nữ tương ứng là 13,5% và 11%. Các bệnh ung thư là nguyên nhân của 18% số trường hợp tử vong trong cả nước. Ung thư gan, ung thư phổi, khí phế quản, ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng nằm trong số 20 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam.

Các loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới là phổi, dạ dày, gan, đại trực tràng, thực quản, vòm, hạch, máu, tiền liệt tuyến và khoang miệng. Ở nữ giới các loại ung thư phổ biến nhất gồm: vú, đại trực tràng, phế quản phổi, cổ tử cung, dạ dày, giáp trạng, gan, buồng trứng, hạch và máu.

Bệnh đái tháo đường

Tình hình mắc bệnh đái tháo đường [ĐTĐ] tại Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng, và là một trong những nước có tốc độ gia tăng của bệnh đái tháo đường thuộc hàng cao trên thế giới. Tỷ lệ người dân mắc bệnh đái tháo đường tại nước ta có sự phân bố khác biệt giữa các vùng miền, nhưng thường tập trung nhiều tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp phát triển. Do diễn tiến âm thầm và khó phát hiện nếu như không có sự thăm khám, theo dõi, nên tỷ lệ người mắc đái tháo đường không được phát hiện trong cộng đồng chiếm tỷ lệ cao. Khi phát hiện thường ở giai đoạn muộn có nhiều biến chứng. Gánh nặng tử vong và tàn phế do ĐTĐ cũng rất lớn. ĐTĐ nằm trong số 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ giới, nằm trong 10 nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu ở cả nam và nữ giới năm 2008.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Đây là bệnh lý hô hấp mạn tính, đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra, sự cản trở không khí này thường diễn biến từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử nhỏ hoặc khí độc hại. Trong đó, khói thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân hàng đầu. Bệnh cướp đi khoảng 3 triệu sinh mạng năm 2016, đứng thứ 3 trong danh sách các nguyên nhân gây tử vong trên toàn cầu. Tại Việt Nam, phổi tắc nghẽn mạn tính là một hàng đầu trong những nguyên nhân gây tử vong, nhất là đối tượng nam giới, người nghiện thuốc lá.

Bệnh nhân không lây nhiễm đang ngày càng trẻ hóa

Các BKLN được coi là “bệnh dịch âm thầm” gây ra những tác động trầm trọng và rộng lớn về kinh tế, xã hội, thông qua việc làm, tăng chi phí y tế, giảm năng suất lao động và sản phẩm xã hội. Theo WHO, BKLN gây tổn thất 2-5% GDP của mỗi nước.

Tại Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây, số người mắc mới ung thư được phát hiện tăng 50%. Mỗi ngày có 350 trường hợp mắc mới ung thu được phát hiện và có 190 người tử vong do ung thư. Với tốc độ già hóa dân số, tiến trình đô thị hóa ngày càng nhanh, môi trường sống bị ô nhiễm, các yếu tố nguy cơ gây BKLN vẫn chưa được kiểm soát thì số người mắc và tử vong do BKLN được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng. BKLN đang là gánh nặng bệnh tật và tử vong chủ yếu trong giai đoạn tới.

Theo GS.TS.BS Trương Quang Bình, Phó giám đốc bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM: “Một thực trạng đáng báo động với vấn đề các bệnh không lây nhiễm tại nước ta, đó là hiện tượng trẻ hóa đối tượng nhiễm bệnh. Ví dụ như trường hợp tăng huyết áp thì trong những năm gần đây, đối tượng người trưởng thành dưới 70 tuổi mắc bệnh tăng huyết áp có thể lên đến 70-80%. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cá nhân người bệnh, gia đình, kinh tế, sức lao động xã hội…

GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương cho rằng, theo một nghiên cứu ở Việt Nam, sau khoảng 10 năm, số người mắc ung thư vú tăng lên gần gấp đôi, từ 18 trường hợp tăng lên tới 30 trường hợp được phát hiện bệnh trong số 100.000 phụ nữ. Bệnh viện K trung ương đã điều trị cho không ít bệnh nhân bị ung thư vú khi mới ở độ tuổi 20, 21. Một số bệnh ung thư ở nước ta có tỷ lệ người mắc trẻ hơn so với thế giới, đó là ung thư phổi, dạ dày, trực tràng, gan… Trong thực tế có không ít những ca bệnh hiểm nghèo ở độ tuổi còn rất trẻ.

Với những tín hiệu cảnh báo về các bệnh không lây nhiễm cũng như những hậu quả nặng nề do nhóm bệnh này mang lại, việc chủ động phòng tránh ngay từ sớm ở ở góc độ mỗi cá nhân là vô cùng cần thiết.


Cập nhật lúc 23:46 17/01/2016

Tạp chí Y học dự phòng xin trích lược nội dung báo cáo tổng quan của GS.TS Nguyễn Trần Hiển, nguyên Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Chủ tịch Hội đồng tư vấn khoa học của tạp chí YHDP tại Hội nghị Khoa học Y học dự phòng “Chung tay vì sức khỏe cộng đồng” ngày 02/10/2015 tại Hà Nội

Bệnh không lây nhiễm [KLN], thường là các bệnh mạn tính, bao gồm những bệnh không có khả năng lây truyền, có thời gian bị bệnh dài và nhìn chung tiến triển chậm. Bệnh tạo ra gánh nặng bệnh tật nặng nề do tỷ lệ tàn phế và chết yểu cao. Nguy cơ mắc bệnh chủ yếu do lối sống có hại cho sức khỏe và các yếu tố môi trường không thuận lợi. Tuy nhiên, nhiều nguy cơ bệnh KLN có thể dự phòng được. Có bốn loại bệnh không lây nhiễm chính được quan tâm hiện nay là các bệnh tim mạch [như nhồi máu cơ tim và đột quỵ...], các thể ung thư, bệnh hô hấp mạn tính [như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản] và đái tháo đường.

GS. TS Nguyễn Trần Hiển báo cáo tại Hội nghị khoa học YHDP 2015


1. Gánh nặng bệnh tật do bệnh không lây nhiễm Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], trong khoảng 57 triệu trường hợp tử vong năm 2008 có 36 triệu, chiếm 63% trường hợp là do bệnh không lây nhiễm. Nguyên nhân hàng đầu của tử vong do bệnh KLN trên toàn cầu năm 2008 là bệnh tim mạch [17 triệu người, hay 48% số ca tử vong do bệnh KLN]. Theo báo cáo toàn cầu về bệnh KLN của tổ chức này năm 2014, tim mạch vẫn chiếm tỷ lệ cao  là 46%, ung thư 22%, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD] chiếm 10% về nguyên nhân tử vong do bệnh KLN mọi độ tuổi. Khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là những khu vực có tỷ lệ tử vong cao do bệnh KLN so với các khu vực khác trên thế giới. Ước tính thiệt hại về kinh tế do 4 nhóm bệnh KLN chính chiếm khoảng 30 nghìn tỷ USD trong 20 năm tới. Ở Việt Nam, theo báo cáo chính thức của Bộ Y tế các bệnh KLN là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Cứ 10 trường hợp tử vong thì có 7 người chết do các bệnh KLN. Tổ chức Y tế thế giới ước tính năm 2012 Việt Nam có 520.000 ca tử vong, trong đó tử vong do các bệnh KLN chiếm tới 73% [khoảng 379.600 ca]. Có tới 43% số ca tử vong do bệnh KLN xảy ra trước 70 tuổi. Hàng năm có 75.000 trường hợp tử vong do ung thư, đồng thời phát hiện khoảng 125.000 trường hợp ung thư mới. Tỷ lệ dân số mắc bệnh cao huyết áp là 25%, bệnh tiểu đường [ở nhóm tuổi 20-79] là 5,8%, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong cộng đồng từ 15 tuổi trở lên là 2,2%.

2. Các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm

Các bệnh không lây nhiễm phổ biến có chung 4 yếu tố nguy cơ, đó là: [i] hút thuốc lá [hoặc thuốc lào], [ii] thiếu vận động thể lực, [iii] lạm dụng rượu, bia và [iv] chế độ ăn không hợp lý. Theo một điều tra quốc gia thực hiện năm 2009 – 2010 [ở nhóm người 25 – 64 tuổi] ở Việt Nam cho kết quả: - Tỷ lệ người bị thừa cân và béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường và có rối loạn tăng lipid máu lần lượt là 12,0%, 19,2%, 2,7% và 30,1%. - Tỷ lệ nam giới hút thuốc [thuốc lá, thuốc lào] thường xuyên vẫn còn cao, tới 56,4%. - Khoảng 25% nam giới uống rượu , bia ở mức gây hại. - Khoảng 80% người Việt Nam không ăn đủ lượng hoa quả và rau xanh. - Số người thiếu vận động thể lực ở mức gây hại chiếm khoảng 28,7%.

3. Chiến lược phòng chống bệnh không lây nhiễm

Bệnh không lây nhiễm có thể tránh được thông qua giảm thiểu những yếu tố nguy cơ [áp dụng các biện pháp dự phòng cấp 1, cấp 2], đồng thời tăng cường hệ thống y tế, tập trung vào tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu để quản lý và chăm sóc cho người đã mắc bệnh KLN [áp dụng các biện pháp dự phòng cấp 2, cấp 3]. Trên phạm vi toàn cầu, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo một số chiến lược và phương thức để phòng chống bệnh KLN như sau: • Chuyển đổi từ cách tiếp cận từng bệnh KLN riêng lẻ sang lồng ghép các bệnh trong quá trình chăm sóc người bệnh. • Sử dụng các biện pháp Y tế dự phòng làm nền tảng trong phòng, chống bệnh KLN. • Sử dụng chiến lược phối hợp chặt chẽ các ban ngành có liên quan, tập trung phòng chống yếu tố nguy cơ thông qua hành động liên ngành, thực hiện mục tiêu quốc gia, xây dựng môi trường lành mạnh nâng cao sức khoẻ. • Ban hành các luật và văn bản pháp qui như: Cấm hút thuốc nơi công cộng; áp mức thuế cao đối với các hàng hóa tiêu thụ đặc biệt như rượu bia, thuốc lá; khuyến khích chế độ dinh dưỡng, vận động thể lực lành mạnh, phù hợp với mức sống cộng đồng… Tại Việt Nam trong Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015-2025, ban hành theo Quyết định số 376/QĐ -TTG của Thủ tướng chính phủ ngày 20 tháng 3 năm 2015 có nêu rõ mục tiêu và các giải pháp trong vấn đề này. Cụ thể như sau: Mục tiêu chung: Khống chế tốc độ gia tăng tiến tới làm giảm tỷ lệ người mắc bệnh tại cộng đồng, hạn chế tàn tật và tử vong sớm do mắc các bệnh không lây nhiễm, trong đó ưu tiên phòng, chống các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Mục tiêu cụ thể: • Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và hiểu biết của người dân trong phòng, chống các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. • Giảm thiểu các hành vi nguy cơ chính gây mắc các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. • Hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm tại cộng đồng do các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. • Nâng cao năng lực và hiệu quả trong dự phòng, giám sát, phát hiện, điều trị, quản lý bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác.

4. Thuận lợi, thách thức và triển vọng

Trong hệ thống Y tế dự phòng ở nước ta, kiểm soát bệnh KLN có những điểm mạnh như độ bao phủ rộng tới tận thôn, ấp, bản; có kinh nghiệm trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm; một số chương trình phòng chống bệnh KLN đã được triển khai có hiệu quả. Bệnh KLN là vấn đề được ưu tiên của quốc gia và ngày càng có vai trò nổi lên. Chiến lược kiểm soát, phòng chống luôn được sự cam kết hỗ trợ của quốc tế cũng như môi trường chính sách trong nước ủng hộ.Tuy nhiên hệ thống này vẫn còn có những điểm yếu như năng lực về phòng, chống bệnh KLN còn kém, chưa có đơn vị chuyên trách riêng biệt cũng như chưa có hệ thống giám sát bệnh KLN. Điều này gây khó khăn trong việc hợp tác, huy động sự tham gia của các bên liên quan. Tình trạng phân tách của hệ thống y tế, nhất là việc chia tách hai hệ điều trị và hệ y tế dự phòng, trong đó hệ y tế dự phòng có nhiều tiềm năng nhưng mới chỉ tham gia rất ít vào công tác phòng chống bệnh KLN, là một trong những rào cản quan trọng trong lĩnh vực này. Với sự trợ giúp của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam đã đạt được một số thành công nhất định trong phòng, chống bệnh KLN như: Kế hoạch Hành động phòng chống bệnh KLN giai đoạn 2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã được triển khai thành công đối với một số bệnh KLN trên cả nước và một số địa phương trọng điểm; tiểu ban Dự phòng bệnh KLN trong Ban chỉ đạo phòng chống bệnh KLN quốc gia, với sự tham gia của các bộ ngành khác đã được thành lập để thúc đẩy hành động liên ngành phòng chống bệnh KLN; quản lý bệnh KLN đang được chuyển từ bệnh viện sang cộng đồng và nhân rộng một cách toàn diện hơn.

Hy vọng rằng khi Chương trình phòng chống bệnh KLN đã trở thành Chương trình Mục tiêu quốc gia, với nỗ lực của các ban ngành, đoàn thể mà tiên phong là ngành Y tế sẽ giảm thiểu đáng kể những mất mát về kinh tế và con người do những bệnh KLN gây ra.

Dương Thị Hồng Hạnh

Hội Y học dự phòng Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề