Sự khác nhau giữa phương pháp điều chỉnh của luật dân sự và luật hình sự?

Tìm hiểu về luật dân sự

  • 1. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
  • 2. Quan hệ tài sản
  • 3. Quan hệ nhân thân
  • 4. Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự
  • 5. Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự có những đặc điểm sau:

1. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự

Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là quan hệ nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm [sau đây gọi chung là quan hệ dân sự] [Điều 1 Bộ luật Dân sự năm 2015].

2. Quan hệ tài sản

Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản. Quan hệ tài sản bao giờ cũng gắn với một tài sản nhất định được thể hiện dưới dạng này hay dạng khác.

Tài sản [được khái quát chung ở Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015] bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản]. Quan hệ tài sản không chỉ bó hẹp ở những vật vô tri mà còn hàm chứa nội dung xã hội là những quan hệ xã hội liên quan đến một tài sản,

Quan hệ tài sản không chỉ bao gồm vật thuộc về ai, do ai chiếm hữu, sử dụng, định đoạt mà còn bao gồm cả việc dịch chuyển những tài sản đó từ chủ thể này sang chủ thể khác, quyền yêu cầu của một hay nhiều chủ thể và nghĩa vụ tương ứng với các quyền yêu cầu đó của một hay nhiều chủ thể khác trong quan hệ nghĩa vụ cũng được coi là quan hệ tài sản. Quan hệ tài sản rất đa dạng và phức tạp bởi các yếu tố cấu thành nên các quan hệ đó bao gồm: chủ thể tham gia, khách thể được tác động và nội dung của các quan hệ đó. Quan hệ tài sản là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự có những đặc điểm sau:

- Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh mang tính ý chí. Quan hệ tài sản phát sinh giữa các chủ thể là những quan hệ kinh tế cụ thể trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thồng và tiêu thụ sản phẩm cũng như cung ứng dịch vụ trong xã hội. Quan hệ tài sản luôn gắn liền với quan hệ sản xuất và phù hợp với quan hệ sản xuất vốn là hạ tầng của xã hội. Quan hệ sản xuất tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của con người mà nó phát sinh, phát triển theo những quy luật khác quan. Nhưng những quy luật này được nhận thức và phản ánh thông qua những quy phạm pháp luật lại mang tính chủ quan - ý chí của giai cấp thống trị phản ánh sự tồn tại xã hội thông qua các quy phạm pháp luật. Mỗi chủ thể tham gia vào một quan hệ kinh tế cụ thể đều đặt ra những mục địch và với động cơ nhất định. Bởi vậy, quan hệ tài sản mà các chủ thể tham gia mang ý chí của các chủ thể và phải phù hợp với ý chí của Nhà nước thông qua các quy phạm pháp ;uật dân sự. Nhà nước dùng các quy phạm pháp luật dân sự tác động lên các quan hệ kinh tế, hướng cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi theo ý chí của Nhà nước.

- Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh mang tính chất hàng hóa và tiền tệ. Quy luật của nền kinh tế thị trường trong sản xuất xã hội chi phối các quan hệ tài sản mà một trong các biểu hiện của nó là quan hệ tiền - hàng. Khái niệm hàng hóa càng ngày càng mở rộng cùng với sự chuyên môn hóa của nền sản xuất, cùng với sự phát triển của khoa học - kĩ thuật và quan niệm xã hội về các đối tượng trao đổi. Tài sản là đối tượng và cũng là khách thể của quan hệ tài sản phải trị giá được thành tiền và có thể chuyern giao thông qua các giao dịch dân sự. Do vậy, các quan hệ tài sản này cũng không nằm ngoài sự chi phối của quy luật hàng hóa - tiền tệ.

- Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh mang tính chất đền bù tương đương. Sự đền bù tương đương trong trao đổi là biểu hiện của quan hệ hàng hóa và tiền tệ, là đặc trưng của quan hệ dân sự theo nghĩa rộng.

3. Quan hệ nhân thân

Cùng với quan hệ tài sản, luật dân sự còn điều chỉnh các quan hệ nhân thân [Điều 1 Bộ luật Dân sự năm 2015]. Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân là quyền nhân thân phải được pháp luật thừa nhận như một quyền tuyệt đối của một cá nhân, tổ chức. Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với một chủ thể, về nguyên tắc không thể chuyển giao cho chủ thể khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan có quy định khác. Đó là một quyền dân sự tuyệt đối, mọi người đều có nghĩa vụ toont rọng quyền nhân thân của người khác.

Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ nhân thân bằng cách quy định những giá trị nhân thân nào được coi là quyền nhân thân, trình tự thực hiện, giới hạn của các quyền nhân thân đó, đồng thời quy định các biện pháp thực hiện, bảo vệ các quyền nhân thân [ĐIều 11 - 14 Bộ luật Dân sự năm 2015]

Có thể chia thành các nhóm sau:

- Quan hệ nhân thân gắn với tài sản

- Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản

Những quan hệ nhân thân do pháp luật điều chỉnh có những đặc điểm sau:

+ Quyền nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và không thể dịch chuyển được cho các chủ thể khác. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định có thể được dịch chuyển. Những trường hợp cá biệt này phải do pháp luật quy định [quyền công bố tác phẩm của tác giả các tác phẩm, các đối tượng sở hữu công nghiệp]

+ Quyền nhân thân không xác định được bằng tiền - giá trị nhân thân và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương và không thể trao đổi ngang giá. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản như danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, danh dự, uy tín của tổ chức; quyền đối với họ, tên; thay đổi họ tên; quyền xác định dân tộc, thay đổi dân tộc; quyền đối với hình ảnh; với bí mật đời tư; quyền kết hôn, li hôn... [từ Điều 26 đến Điều 39 Bộ luật Dân sự năm 2015]. Một số quyền nhân thân mới được ghi nhận và bảo hộ trong Bộ luật Dân sự năm 2015]. Một số quyền nhân thân mới được ghi nhận và bảo hộ trong Bộ luật Dân sự năm 2015 như: quyền về đời sống riêng tư, bí mật gia đình; chuyển đổi về đời sống riêng tư; quyền nhân thân trong quan hệ hôn nhân và gia đình,...

Luật dân sự ghi nhận những giá trị nhân thân được coi là quyền nhân thân và quy dịnh các biện pháp bảo vệ các giá trị nhân thân đó. Mỗi chủ thể có những giá trị nhân thân khác nhau nhưng được bảo vệ như nahu khi các giá trị đó bị xâm phạm.

Các quan hệ nhân thân gắn với tài sản là những giá trị nhân thân khi được xác lập làm phát sinh các quyền tài sản. Quyền nhân thân là tiền đề làm phát sinh các quyền tài sản khi có những sự kiện pháp lí nhất định như tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật; quyền tác giả các sáng chế, gairi pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp,.. được hưởng tiền nhuận bút, thù lao, được hưởng tiên fthuf lao do áp dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp nêu trên. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh là quyền nhân thân nhưng khi hình ảnh đó được người khác sử dụng vì mục đích thương mại thì người có hình ảnh sẽ được trả thù lao. Đó là sự kiện làm phát sinh quyền nhân thân gắn với tài sản.

4. Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự

Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự là những cách thức, biện pháp mà Nhà nước tác động lên các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí của Nhà nước phù hợp với ba lợi ích [Nhà nước, xã hội và cá nhân]

Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân của cá nhân, pháp nhân được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.

5. Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự có những đặc điểm sau:

- Các chủ thể tham gia các quan hệ tài ản và các quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý. Độc lập về tổ chức và tái sản là tiền đề tạo ra sự bình đẳng trong các quan hệ mà các chủ thể tham gia. Bởi vì các quan hệ tài sản mà luật dân sự điều chỉnh mang tính chất hàng hóa - tiền tệ và đền bù tương đương là đặc trưng khi trao đổi. Nếu không độc lập về tài sản và bình đẳng về địa vị pháp lí thì sẽ không tạo ra sự đền bù tương đương. Sự bình đẳng và độc lập được thể hiện ngay cả trong trường hợp các chủ thể có các mối quan hệ khác mà họ không bình đẳng [trong quan hệ hành chính, lao động,...] và chính sự bình đẳng, độc lập của các chủ thể mới tạo được tiền đề cho sự tự định đoạt sau này.

- Pháp luật dân sự ghi nhận quyền tự định đoạt của các chủ thể trong việc tham gia các quan hệ tài sản. Khi tham gia vào các quan hệ tài sản, mỗi chủ thể đều đặt ra những mục đích với những động cơ nhất định. Bởi vậy, việc lựa chọn một quan hệ cụ thể do các chủ thể tự quyết định, căn cứ vào khả năng, điều kiện, mục đích mà họ tham gai vào các quan hệ đó. Khi tham gia vào các quan hệ cụ thể, các chủ thể tùy ý theo ý chí của mình lựa chọn đối tác sẽ tham gia, nội dung quan hệ mà họ tham gia, cách chức, biện pháp thực hiện các quyền và nghĩa vụ. Trong trường hợp, các chủ thể có thể tự đặt ra các biện pháp bảo đảm, hình thức và phạm vi trách nhiệm, cách thức áp dụng trách nhiệm khi bên này hay bên kia không thực hiện hay thực hiện không đúng thỏa thuận.

Tuy nhiên, việc tự định đoạt của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ không đồng nghĩa với tự do, tùy tiện trong việc tạo lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ đó. Đặc điểm chung các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là đa dạng, phúc tạp. Bởi vậy, các quy phạm pháp luật không thể dự liệu hết được các quan hệ đang tồn tại và phát triển.

- Đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp dân sự là hòa giải.

- Trách nhiệm dân sự không chỉ do pháp luật quy định mà còn do các bên thỏa thuận về điều kiện phát sinh và hậu quả của nó

Luật Minh KHuê [tổng hợp & phân tích]

 Quan hệ dân sự là một quan hệ chủ yếu thường xuyên diễn ra trong đời sống xã hội. Bằng việc điều chỉnh các quan hệ dân sự bằng các văn bản luật đã đưa các quan hệ này vào một vòng trật tự nhất định, ứng xử của các chủ thể trong các giai dịch dân sự đã tuân theo các quy định của pháp luật.

Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm gọi chung là quan hệ dân sự.

1. Luật dân sự là gì?

Luật dân s là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật dân sự do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản hoặc có liên quan đến tài sản của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, dựa trên nguyên tắc bình đẳng pháp lý, quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện dân sự và trách nhiệm tài sản của những người tham gia quan hệ đó.

2. Khái niệm phương pháp điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự:

2.1. Phương pháp điều chỉnh:

Phương pháp điều chỉnh của ngành luật là tổ hợp các phương tiện, biện pháp, cách thức tác động lên các quan hệ xã hội do ngành luật đó điều chỉnh.Thông qua đó, pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội một cách đồng bộ làm nảy sinh, xác lập, bảo vệ, phát triển hoặc phòng ngừa, ngăn cấm, hạn chế đến sự nảy sinh, tồn tại, phát triển các quan hệ xã hội mà nhà cầm quyền mong muốn trong các lĩnh vực hoạt động nhất định của Nhà nước, xã hội và công dân. Phương pháp điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh là căn cứ để phân chia các ngành luật trong hệ thống pháp luật.

Phương pháp điều chỉnh được sử dụng trong luật dân sự là tôn trọng sự bình đẳng. Thoả thuận của các bên tham gia quan hệ pháp luật dân sự. Sự bình đẳng của các chủ thể dựa trên cơ sở sự độc lập về mặt tài sản và tổ chức. Việc xác lập và giải quyết những quan hệ về tài sản, quan hệ nhân thân chủ yếu do ý chí và lợi ích chính các chủ thể là cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ đó. Bởi không có sự ràng buộc về tài sản và tổ chức nên các chủ thể đều có tư cách pháp lý ngang nhau. Cho nên Nhà nước khuyến khích sự thoả thuận giữa các chủ thể trong khuôn khổ quy định của pháp luật. 

2.2. Đối tượng điều chỉnh:

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật là Những quan hệ xã hội trong một lĩnh vực của đời sống xã hội hoặc những nhóm quan hệ xã hội có tính chất giống nhau, gần gũi với nhau do một ngành luật điều chỉnh. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh là căn cứ để phân chia các ngành luật trong hệ thống pháp luật. Đối tượng điều chỉnh được ghi ngay đoạn đầu các bộ luật hoặc văn bản luật.

Các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự . Các chủ thể tham gia quan hệ độc lập, bình đẳng, tự nguyện cam kết, thỏa thuận và chịu trách nhiệm tài sản. Đối tượng điều chỉnh Luật dân sự bao gồm các nhóm quan hệ sau:

Quan hệ tài sản:  Các quan hệ xã hội giữa con người với con người thông qua một tài sản nhất định

 Thứ nhất, Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự đa dạng, phong phú:

+ Đa dạng về lĩnh vực: Bao gồm các quan hệ trong trạng thái “tĩnh” [quan hệ xác định một tài sản thuộc về ai? – Quan hệ sở hữu] và trong trạng thái “động” [tài sản là đối tượng các quan hệ trong quá trình trao đổi của giao lưu dân sự – mua bán, tặng cho, thuê, gửi giữ, vận chuyển, gia công…];

Xem thêm: Vấn đề pháp lý về hợp đồng dịch vụ và tình huống minh họa

+ Đa dạng về đối tượng: vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản; tài sản hiện tại, tài sản hình thành trong tương lai; tài sản vô hình, tài sản hữu hình…

+ Đa dạng về chủ thể: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và Nhà nước; chủ thể mang quốc tịch Việt Nam, chủ thể mang quốc tịch nước ngoài.

– Thứ hai, Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự mang tính ý chí

+ Phản ánh và ghi nhận ý chí của các chủ thể trong quan hệ tài sản: trong xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ;

+ Chịu tác động bởi ý chí của nhà nước – Tính phù hợp với qui định của BLDS: mỗi quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự đều chịu một qui chế pháp lý từ nhà nước [quan hệ có đối tượng là tài sản cấm lưu thông, hạn chế chế lưu thông, tự do lưu thông; có đối tượng là bất động sản…].

– Thứ ba, quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự mang tính chất giá trị và tính được bằng tiền  Tính chất hàng hóa – tiền tệ:

+ Đối tượng của quan hệ tài sản là hàng hóa có giá trị và được xác định thông qua sự trao đổi hàng hóa, chịu sự chi phối của qui luật giá trị;

+ Tính chất hàng hóa của tài sản cũng phụ thuộc vào ý chí của nhà nước. Ví dụ: Quyền sử dụng đất lại chịu những qui định riêng…

Xem thêm: Bài tập tình huống môn Luật tố tụng dân sự

– Thứ tư,  Quan hệ tại sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự có tính chất đền bù tương đương trong trao đổi

+ Chủ thể trong một quan hệ tài sản cụ thể để hưởng dụng một tài sản thì phải chấp nhận một sự đền bù ngang giá trị – Đổi một giá trị tương đương và ngược lại;

+ Cùng một tài sản nhưng trong những quan hệ khác nhau, chủ thể khác nhau mức đền bù ngang giá trị là khác nhau;

+ Một số quan hệ tài sản không mang tính chất đền bù ngang giá [không phổ biến]: tặng cho, mượn…

Quan hệ nhân thân: Các quan hệ xã hội phát sinh từ một giá trị tình thần gắn liền với một cá nhân hoặc một tổ chức

– Thứ nhất, quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự luốn gắn liền một chủ thể xác định theo qui định của pháp luật và có thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố đạo đức, truyền thống, phong tục, tập quán;

– Thứ hai, về nguyên tắc các quan hệ nhân thân không mang tính giá  trị, không tính được thành tiền;

– Thứ ba, các giá trị tinh thần là đối tượng của quan hệ nhân thân về nguyên tắc không là đối tượng để trao đổi, chuyển dịch;

Xem thêm: Bài tập tình huống về vụ việc ly hôn

* Các nhóm quan hệ nhân thân:

– Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản: là các quan hệ nhân thân không mang lại cho chủ thể bất kỳ một lợi ích vật chất nào: danh dự, nhân phẩm, uy tín, tên họ…

– Quan hệ nhân thân gắn với tài sản: là các quan hệ mang lại cho chủ thể những lợi ích vật chất nhất định: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống, cây trồng vật nuôi

3. Đặc điểm của các phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự:

– Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự có đặc điểm đặc trưng là khi điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự thì luôn đảm bảo sự bình đẳng về địa vị pháp lý và độc lập về tổ chức và tài sản.

+  Bình đẳng về địa vị pháp lý: Tức là không có bất kỳ sự phân biệt nào về địa vị xã hội, tình trạng tài sản, giới tính, dân tộc… giữa các chủ thể.

+ Độc lập về tổ chức và tài sản:

Tổ chức: Không có sự phụ thuộc  vào  quan  hệ cấp trên – cấp dưới, các quan hệ hành chính khác.

Tài sản: Khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, cá nhân, tổ chức hoàn toàn độc lập với nhau, không có sự nhầm lẫn hay đánh đồng giữa tài sản của cá nhân với tài sản của tổ chức…

Xem thêm: Phân tích một số quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh quan hệ tài sản

+ Các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự có quyền tự định đoạt và pháp luật bảo đảm cho họ thực hiện quyền.

Tự định đoạt là tự do ý chí và thể hiện ý chí khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự.

Biểu hiện của quyền tự định đoạt trong quan hệ pháp luật dân sự là: chủ thể tự lựa chọn quan hệ mà họ muốn tham gia; chủ thể tự lựa chọn chủ thể tham gia quan hệ dân sự với mình; được tự do lựa chọn biện pháp, cách thức để thực hiện, quyền và nghĩa vụ: Biện pháp và cách thức là những phương thức mà  các  bên  sử dụng để thực hiện nghĩa vụ của mình cho bên có quyền; các chủ thể tự lựa chọn và thỏa thuận với nhau các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, cách thức xử lý tài sản khi có sự vi phạm.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

-Trách nhiệm tài sản là điểm đặc trưng của phương pháp điều chỉnh của luật dân sự:

Mặc dù  pháp luật dân sự điều chỉnh cả quan hệ nhân thân với quan hệ tài  sản nhưng các quan hệ tài  sản chiếm phần lớn, đại đa số. Các quan hệ tài  sản này  mang tính chất hàng hóa tiền tệ nên sự vi phạm của một bên thường dẫn đến sự thiệt hại về tài sản của bên còn lại.

Nên bên cạnh các loại trách nhiệm khác như cải chính, xin lỗi công  khai…thì  trách  nhiệm tài  sản là  loại trách nhiệm phổ biến nhất trong phương pháp điều chỉnh của luật dân sự. Bên  vi  phạm nghĩa vụ thường bị bên  bị xâm phạm yêu cầu bồi thường thiệt hại để khôi phục tình trạng tài sản như lúc chưa bị vi phạm và thông  thường  được  hưởng  một  khoản  tiền  bồi  thường,  hoặc  một  tài  sản  cùng  loại …[dựa trên thỏa thuận của các bên].

 -Đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp dân sự là tự thỏa thuận và hòa giải:

+ Tự thỏa thuận và hòa giải được luật hóa tại Điều 3 Bộ luật dân sự 2015 “Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận”. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận.

Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Theo quy định tại Điều 7 Bộ luật dân sự 2015 “Nguyên tắc hòa giải” trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích.

+ Đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp này xuất phát từ chính tính chất của các quan hệ pháp luật dân sự. Quan hệ dân sự là sự bình đẳng và tự định đoạt nên các  chủ thể thường lựa chọn phương pháp thỏa thuận để giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, chỉ có phương pháp thỏa thuận và hòa giải giữa các bên tham gia quan hệ dân sự mới đảm bảo một cách tối ưu nhất lợi ích giữa các bên.

Với phương pháp này sẽ tạo điều kiện các bên dung hòa được lợi ích của mình  với lợi ích của chủ thể kia. Khi lợi ích được dung hòa ở mức độ tối đa thì sẽ tạo điều kiện để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình và chính vì thế mà đảm bảo cho lợi ích của bên kia.

→ Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo! Để được hỗ trợ tư vấn pháp luật qua điện thoại, lắng nghe ý kiến chính thức từ Luật sư, quý khách hàng vui lòng gọi cho chúng tôi qua Tổng đài Luật sư: 1900.6568

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề