Sự khác nhau giữa thượng viện và hạ viện ở mỹ

Sự khác nhau về quyền lực giữa Hạ viện và Thượng viện Mỹ

Thứ năm, 08/11/2018 - 11:56

[Dân trí] - Sau cuộc bầu cử giữa kỳ ngày 6/11, quốc hội Mỹ đã có sự phân chia lại quyền lực. Theo đó, đảng Cộng hòa tiếp tục kiểm soát Thượng viện, trong khi đảng Dân chủ giành lại quyền kiểm soát Hạ viện sau 8 năm. Một câu hỏi đặt ra là liệu bên nào quyền lực hơn.

Sau bầu cử giữa kỳ, đảng Cộng hòa tiếp tục kiểm soát Thượng viện trong khi đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện. [Ảnh: New York Times]

Hạ viện

Hạ viện gồm tổng cộng 435 nghị sĩ và được bầu lại 2 năm một lần. Số nghị sĩ đại diện mỗi bang tương xứng với dân số của bang đó. Hiện California có số đại biểu đông nhất trong Hạ viện với 53 người.

Cũng giống Thượng viện, Hạ viện có quyền đề xuất các dự luật mới hay các sửa đổi luật. Thành viên ở hai viện này đều được bổ nhiệm vào các ủy ban phụ trách các lĩnh vực khác nhau như ngân sách, tư pháp.

Hạ viện có quyền lực đặc biệt: quyền đưa ra các đạo luật về thu nhập, phế truất các quan chức chính phủ, và bầu tổng thống nếu như đại cử tri đoàn không quyết định được ai thắng cử.

Thượng viện

Thượng viện thường được coi là có thanh thế hơn một phần là bởi số thượng nghị sĩ ít hơn nhiều so với số hạ nghị sĩ ở Hạ viện. Ngoài ra Hiến pháp Mỹ cũng trao cho cơ quan này những thẩm quyền đặc biệt. Thượng viện có tổng cộng 100 thượng nghị sĩ, mỗi bang có 2 thượng nghị sĩ đại diện với nhiệm kỳ 6 năm.

Cố Tổng thống Mỹ George Washington được cho là từng giải thích về mục đích của Thượng viện thiên về thảo luận hơn là Hạ viện do Thượng viện quy mô nhỏ hơn và thành viên của Thượng viện phục vụ nhiệm kỳ lâu hơn nên bầu không khí tại Thượng viện ít đảng phái hơn và hợp tác hơn Hạ viện.

Hiến pháp Mỹ trao cho Thượng viện quyền “kiểm tra và cân bằng quyền lực” của các thành phần khác trong chính phủ liên bang với việc phê duyệt các đề cử của tổng thống, trong đó có các đề cử đối với chức vụ như thẩm phán Tòa án tối cao, và quyền bầu Phó Tổng thống trong trường hợp không có ai nhận đa số phiếu đại cử tri. Các thượng nghị sĩ cũng được trao quyền thông qua hay phủ quyết các hiệp ước của Mỹ với nước ngoài.

Thượng viện cũng có vai trò đặc biệt trong các cuộc điều tra cấp liên bang. Ví dụ, một ủy ban của Thượng viện đã điều tra bê bối Watergate vào những năm 1970, hay điều tra các cáo buộc quấy rối tình dục chống lại Thẩm phán Clarence Thomas vào những năm 1990.

Thông qua các quy trình luận tội bắt đầu ở Hạ viện, vấn đề sẽ được gửi tới Thượng viện. Thượng viện là cơ quan duy nhất có thẩm quyền tiến hành xét xử các vụ luận tội - điều mà họ đã làm với vụ luận tội Tổng thống Bill Clinton vào năm 1999. Để luận tội và phế truất tổng thống, cần có sự ủng hộ của ít nhất 2/3 thượng nghị sĩ.

Cơ quan nào quyền lực hơn?

Mặc dù Thượng viện và Hạ viện có vai trò giống nhau là giám sát hoạt động của chính phủ, nhưng những người lập quốc ở Mỹ cũng trao cho họ những thẩm quyền riêng, Ross Baker, một giáo sư về chính trị Mỹ tại Đại học Rutgers cho biết.

“Họ có những vai trò riêng biệt. Ở Thượng viện, đó là về việc bổ nhiệm và về các hiệp ước, còn ở Hạ viện là về thuế và chi tiêu ngân sách”, ông Baker nói. Do vậy, việc phân định bên nào quyền lực hơn không hề dễ dàng.

Với việc giành lại quyền kiểm soát Hạ viện sau cuộc bầu cử giữa kỳ, đảng Dân chủ có thể chuẩn bị cho các phiên điều trần, các cuộc điều tra gần như tất cả các ngóc ngách của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất - kế hoạch luận tội tổng thống - thì dường như không thay đổi. Với việc đảng Cộng hòa vẫn nắm quyền kiểm soát Thượng viện, ít khả năng đảng Dân chủ sẽ tìm cách luận tội Tổng thống Donald Trump. Điều này bởi việc luận tội sẽ khó qua ải Thượng viện.

Minh Phương

Theo New York Times

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

7 nghị sĩ Cộng hòa tuyên bố đứng ngoài nỗ lực "cứu" ông Trump

Hai câu hỏi pháp lý trong phiên xét xử luận tội cựu tổng thống Trump

Những kịch bản có thể xảy ra trong ngày "chốt hạ" bầu cử tổng thống Mỹ

Thêm 6 bang đề nghị tham gia vào vụ kiện bầu cử của Texas

Những kịch bản có thể xảy ra với vụ kiện bầu cử chấn động của Texas

Kế hoạch "đại tu bầu cử" của chính quyền ông Biden gặp chướng ngại ở Thượng viện Mỹ

4 bang chiến trường "phản đòn" vụ kiện của Texas

Nghị sĩ Dân chủ trình dự luật đòi cắt lương hưu của ông Trump

1. Nguồn gốc

Nguồn gốc ra đời của Hạ viện và Thượng viện là tiêu chí đầu tiên giúp bạn hiểu thêm về sự khác nhau giữa hai cơ quan quyền lực này.

Hạ viện và Thượng viện có nguồn gốc ra đời hoàn toàn khác nhau.

Hạ viện là cơ quan đại diện cho dân số Hoa Kỳ trực tiếp ở cấp Liên bang trong khi Thượng viện là cơ quan đại diện cho chính phủ nhà nước ở cấp Liên bang.

Ý định này đã bị thay đổi với việc thông qua Sửa đổi thứ 17 trong một chiến dịch ‘khủng hoảng’ tiến bộ đầu tiên dưới thời Wilson. Cụ thể, đã có một sự xáo trộn nhỏ về cách một Thượng nghị sĩ bang được bổ nhiệm đã được chuyển thành Sửa đổi để bầu trực tiếp tất cả các thượng nghị sĩ bằng cách bỏ phiếu phổ biến.

Chính sự thay đổi này đã khiến Thượng biên trở thành cơ quan đại diện khác của nhân dân. Mục đích là để mang đến cho chính phủ Nhà nước tiếng nói trong chính phủ Liên Bang vốn đã hoàn toàn mất đi.

2. Quyền hạn trong bộ máy nhà nước

Quyền hạn của Hạ viện và Thượng viện trong bộ máy nhà nước hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, Thượng viên có quyền thực hiện:

  • Thông qua luật pháp liên bang có ảnh hưởng đến toàn bộ đất nước. Các dự luật cũng phải được thông qua bởi Nhà và Tổng thống.
  • Đồng ý với các hiệp ước là điều kiện tiên quyết để phê chuẩn
  • Đồng ý hoặc xác nhận các cuộc hẹn của các thư ký nội các, thẩm phán liên bang, các quan chức điều hành liên bang khác, sĩ quan quân đội, quan chức quản lý, đại sứ và các sĩ quan mặc đồng phục liên bang khác
  • Phiên tòa xét xử các quan chức liên bang bị Hạ viện luận tội

Trong khi đó, quyền hạn của Hạ viên trong bộ máy nhà nước bao gồm:

  • Để thông qua luật pháp liên bang có ảnh hưởng đến toàn bộ đất nước. Các dự luật cũng phải được Thượng viện và Tổng thống thông qua.
  • Để bắt đầu hóa đơn doanh thu
  • Để luận tội cán bộ. Các quan chức bị luận tội được xét xử tại Thượng viện.
  • Bầu Tổng thống Mỹ trong trường hợp không có đa số trong Đại cử tri đoàn.

3. Các thành viên tham gia

Yêu cầu về độ tuổi cũng như số lượng thành viên tham gia cũng được đánh giá là những tiêu chí giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa Hạ viện và Thượng viện Mỹ.

Cụ thể, yêu cầu về tuổi khi tham gia Hạ viện là 25. Trong khi đó, yêu cầu về độ tuổi khi tham gia Thượng viện là 30.

Số lượng thành viên tham gia Hạ viện lớn hơn nhiều so với Thượng viện.

Số lượng thành viên tham gia Hạ viện lớn hơn nhiều so với Thượng viện. Thượng viện có tổng cộng 100 thành viên, hai trong số năm mươi tiểu bang. Hạ viện có 435 thành viên tùy thuộc vào dân số của tiểu bang. Mỗi tiểu bang có ít nhất một đại diện, tuy nhiên tổng số đại diện được cố định theo luật tại 435.

Trong đó, tiểu bang đông dân nhất, California, hiện có 53 đại diện. Tuy nhiên, các tiểu bang đông dân nhất, Alaska, Delkn, Montana, North Dakota, South Dakota, Vermont, và Utah chỉ có một đại diện.

Mục lục

Lịch sửSửa đổi

Bài chi tiết: Lịch sử Thượng viện Hoa Kỳ

Các nhà soạn thảo của Hiến pháp Hoa Kỳ đã tạo ra một Quốc hội lưỡng viện chủ yếu là sự thỏa hiệp giữa những người cảm thấy rằng mỗi quốc gia có chủ quyền phải được đại diện một cách công bằng, và những người cảm thấy rằng Lập pháp phải trực tiếp đại diện cho người dân, như Hạ Nghị viện Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Ý tưởng về việc có một hội đồng đại diện cho mọi người bình đẳng, trong khi viện kia đại diện cho các tiểu bang bất kể dân số, được gọi là Bản Thỏa hiệp Connecticut. Cũng có một mong muốn có hai viện có thể hoạt động để giám sát lẫn nhau. Một viện lập pháp được lập nên có chủ đích là một "hội đồng của nhân dân" phản ánh các ý kiến của công chúng, và do người dân bầu trực tiếp, và với các nhiệm kỳ ngắn buộc các đại diện phải ở gần các thành phần cử tri của họ. Một viện kia được dùng để đại diện cho các bang trong các vấn đề thuộc phạm vi mà họ còn giữ lại chủ quyền của mình trừ những quyền hạn được phân cấp rõ ràng cho chính phủ quốc gia. Do đó, Thượng viện không được thiết kế để phục vụ cho người dân Hoa Kỳ một cách trực tiếp và công bằng. Hiến pháp quy định rằng sự chấp thuận của cả hai viện lập pháp là cần thiết để phê chuẩn luật.[2]

Thượng viện Hoa Kỳ được thành lập theo mẫu Viện nguyên lão La Mã cổ đại. Thuật từ Thượng viện trong tiếng Anh là "Senate" được lấy từ thuật từ "senatus" trong tiếng Latinh có nghĩa là hội đồng nguyên lão [từ senex có nghĩa người già trong tiếng Latinh].[3]

Hiến pháp Hoa Kỳ quy định rằng không có một tu chính án hiến pháp nào có thể được tạo ra để từ chối một tiểu bang về quyền đầu phiếu công bằng tại Thượng viện mà không có sự đồng ý của tiểu bang đó. Đặc khu Columbia và các vùng lãnh thổ không được bao gồm trong quy định có đại diện trong Thượng viện.[4] Với 50 tiểu bang trong liên bang kể từ năm 1959, Thượng viện Hoa Kỳ hiện tại có 100 ghế. Tuy nhiên, vào lúc khởi đầu phiên họp đầu tiên của Quốc hội Hoa Kỳ lần thứ 111, chỉ có 98 ghế có chủ vì xảy ra vụ tham nhũng của Rod Blagojevich tại Illinois [nghi ngờ bán ghế thượng nghị sĩ của Barack Obama khi Obama đắc cử tổng thống] và vụ tranh chấp bầu cử tại Minnesota.

Thành viênSửa đổi

Tiêu chuẩnSửa đổi

Điều I, Phần III, Hiến pháp Hoa Kỳ tạo ra ba tiêu chuẩn dành cho các thượng nghị sĩ:

  1. Mỗi thượng nghị sĩ phải ít nhất là 30 tuổi
  2. Phải là công dân Hoa Kỳ ít nhất trong 9 năm qua
  3. Phải là [vào thời gian bầu cử] một cư dân của tiểu bang mà họ ra tranh cử. Tuổi và tư cách công dân bắt buộc đối với thượng nghị sĩ thì nghiêm khắc hơn đối với dân biểu.

Thượng viện [không phải ngành tư pháp] là thẩm phán duy nhất xem xét tiêu chuẩn của một thượng nghị sĩ. Tuy nhiên vào những năm đầu tiên trong lịch sử, Thượng viện gần như đã không thực hiện nhiệm vụ xem xét về tiêu chuẩn thành viên của mình. Kết quả là có ba thượng nghị sĩ, theo hiến pháp quy định là không đủ tiêu chuẩn vì tuổi tác, vẫn được nhậm chức tại Thượng viện: Henry Clay [29 tuổi vào năm 1806], Armistead Thomson Mason [28 tuổi vào năm 1816] và John Eaton [28 tuổi vào năm 1818]. Tuy nhiên những trường hợp như vậy đã không xảy ra kể từ đó trở đi.[5] Năm 1934, Rush D. Holt, Sr. được bầu vào Thượng viện lúc 29 tuổi; ông phải đợi đến khi được 30 tuổi để tuyên thệ nhậm chức. Tương tự như vậy, Joe Biden được bầu vào Thượng viện ngay trước sinh nhật 30 tuổi vào năm 1972; ông qua sinh nhật 30 tuổi vào thời gian Thượng viện làm lễ tuyên thệ cho các ứng viên trúng cử vào tháng 1 năm 1973.

Tu chính án 14 Hiến pháp Hoa Kỳ loại bỏ khỏi Thượng viện bất cứ viên chức nào đã từng tuyên thệ ủng hộ Hiến pháp Hoa Kỳ nhưng sau đó tham dự vào các hành động phản loạn hay giúp đỡ kẻ thù của Hoa Kỳ. Tu chính án này, trở thành có hiệu lực chẳng bao lâu sau khi kết thúc Nội chiến Hoa Kỳ, có ý định ngăn cản không cho những ai từng sát cánh bên Liên hiệp các tiểu bang miền nam Hoa Kỳ phục vụ trong chính phủ. Tuy nhiên, Tu chính án này cho phép một người bị loại có thể phục vụ nếu như họ giành được sự ủng hộ của 2/3 thành viên Quốc hội Hoa Kỳ ở cả hai viện.

Bầu cử và nhiệm kỳSửa đổi

Ban đầu, các thượng nghị sĩ được bầu lên bởi các nghị viện tiểu bang, không phải bởi các cuộc bầu cử phổ thông. Vào những năm đầu của thế kỷ 20, có đến 29 tiểu bang đã tổ chức bầu các thượng nghị sĩ của họ bằng phương pháp trưng cầu dân ý mà được lập pháp tiểu bang phê chuẩn.[6] Bầu cử phổ thông để chọn thượng nghị sĩ được tiêu chuẩn hóa toàn quốc vào năm 1913 bằng việc phê chuẩn Tu chính án 17 Hiến pháp Hoa Kỳ.

Mỗi thượng nghị sĩ phục vụ nhiệm kỳ sáu năm; các nhiệm kỳ được phân chia sao cho khoảng 1/3 số ghế sẽ bị trống để được đưa ra cho bầu cử cứ hai năm một lần.

Bầu cử vào Thượng viện được tổ chức vào ngày thứ ba đầu tiên sau thứ hai đầu tiên trong tháng 11 của năm chẵn, được gọi là Ngày Bầu cử, và xảy ra cùng lúc với các cuộc bầu cử Hạ viện Hoa Kỳ.[7] Mỗi thượng nghị sĩ được bầu bởi toàn thể người dân trong tiểu bang của người họ. Thông thường, một cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức cho các đảng Cộng hòa và Dân chủ trước tiên, theo sau là tổng tuyển cử vài tháng sau đó. Luật lệ bầu cử dành cho các ứng cử viên độc lập và các đảng thiểu số thì khác nhau theo từng tiểu bang. Người đắc cử là ứng cử viên nhận được đa số phiếu phổ thông. Tại một số tiểu bang, bầu cử lần hai được tổ chức nếu như không có ứng cử viên nào giành được đa số phiếu. Một khi trúng cử, một thượng nghị sĩ tiếp tục phụ phục vụ cho đến khi nhiệm kỳ của mình kết thúc, mất, từ chức hay bị trục xuất khỏi Thượng viện.

Một thành viên trúng cử nhưng đang chờ đợi để nhậm chức thì được gọi là "thượng nghị sĩ tân cử" [senator-elect]; một thành viên được bổ nhiệm [không phải được bầu] vào một ghế Thượng viện nhưng chưa nhậm chức thì được gọi là "thượng nghị sĩ mới bổ nhiệm" [senator-designate]

Tuyên thệSửa đổi

Hiến pháp Hoa Kỳ đòi hỏi rằng các thượng nghị sĩ phải tuyên thệ ủng hộ Hiến pháp Hoa Kỳ.[8] Quốc hội đã chọn ra lời tuyên thệ như sau cho các tân thượng nghị sĩ[9]:

I do solemnly swear [or affirm] that I will support and defend the Constitution of the United States against all enemies, foreign and domestic; that I will bear true faith and allegiance to the same; that I take this obligation freely, without any mental reservation or purpose of evasion; and that I will well and faithfully discharge the duties of the office on which I am about to enter. So help me God.


Tạm dịch: Tôi trịnh trọng tuyên thệ [hoặc xác nhận] rằng tôi sẽ ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ chống lại tất cả mọi kẻ thù, bên ngoài và bên trong nước; rằng tôi sẽ tin tưởng và trung thành với Hiến pháp Hoa Kỳ, rằng tôi nhận bổn phận này một cách tự nguyện mà không có bất cứ biểu lộ ngầm nào về việc hạn chế tán thành hoặc có mục đích trốn tránh; và rằng tôi sẽ hoàn thành tốt và trung thành với các trách vụ văn phòng mà tôi sắp vào làm việc. Vì vậy xin Thượng đế giúp tôi.

Chủ toạSửa đổi

Bài chi tiết: Quan chức Chủ tọa Thượng viện Hoa Kỳ

Phó Tổng thống Hoa Kỳ là Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ và chỉ bỏ phiếu nếu Thượng viện không thể đưa ra quyết định [hoà số phiếu]. Phó Tổng thống cũng không bắt buộc phải chủ toạ Thượng viện. Hiến pháp cho phép Thượng viện bầu một Chủ tịch Thượng viện tạm quyền, thường là thượng nghị sĩ thâm niên nhất của đảng đa số, để chủ toạ Thượng viện. Tuy nhiên cả hai chức vụ trên thường không chủ toạ Thượng viện, thường thì một thượng nghị sĩ từ đảng đa số sẽ chủ toạ để họ làm quen với cách làm việc của Thượng viện. Do đó, chức vị lãnh đạo ảnh hưởng nhất trên thực tế tại Thượng viện là Lãnh đạo Đa số.

Sự khác biệt giữa Hạ viện và Thượng viện

ự khác biệt giữa Hạ viện và Thượng viện là một chủ đề liên quan đến các quốc gia có hình thức chính phủ dân chủ. Ở các nền dân chủ trên to&#

Sự khác biệt giữa Thượng viện và Hạ viện

ự khác biệt giữa thượng viện và hạ viện là một chủ đề quan trọng trong lĩnh vực quản trị công. Thuật ngữ ‘Hạ viện’ và ‘Thượng viện’ khá quen thuộc với nhiều người trong c

Bầu cử 2020: Giải thích đơn giản về hệ thống chính trị Mỹ

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Bầu cử tổng thống Mỹ đang ngày càng đến hồi căng thẳng, với kết quả gây ảnh hưởng quốc tế. Bài viết này giải thích hệ thống chính trị và bầu cử tổng thống nước này.

Quốc hội Hoa Kỳ

Connected to:

{{::readMoreArticle.title}}
{{bottomLinkPreText}} {{bottomLinkText}}
This page is based on a Wikipedia article written by contributors [read/edit].
Text is available under the CC BY-SA 4.0 license; additional terms may apply.
Images, videos and audio are available under their respective licenses.
Cover photo is available under {{::mainImage.info.license.name || 'Unknown'}} license. Cover photo is available under {{::mainImage.info.license.name || 'Unknown'}} license. Credit: [see original file].

Video liên quan

Chủ Đề