Sứa di chuyển bằng cách co bóp dù

Mục lục

  • Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
    • Trắc nghiệm Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú có đáp án
    • Trắc nghiệm Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật có đáp án
    • Trắc nghiệm Sinh học 7 Chương 1 có đáp án - Ngành động vật nguyên sinh
      • Trắc nghiệm Bài 4: Trùng roi có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh có đáp án
    • Trắc nghiệm Sinh học 7 Chương 2 có đáp án - Ngành ruột khoang
      • Trắc nghiệm Bài 8: Thủy tức có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 9: Đa dạng của ngành ruột khoang có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang có đáp án
    • Trắc nghiệm Sinh học 7 Chương 3 có đáp án - Các ngành giun
      • Trắc nghiệm Bài 11: Sán lá gan có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 13: Giun đũa có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 15: Giun đất có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt có đáp án
    • Trắc nghiệm Sinh học 7 Chương 4 có đáp án - Ngành thân mềm
      • Trắc nghiệm Bài 18: Trai sông có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 19: Một số Thân mềm khác có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm có đáp án
    • Trắc nghiệm Sinh học 7 Chương 5 có đáp án - Ngành chân khớp
      • Trắc nghiệm Bài 22: Tôm sông có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 26: Châu chấu có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 30: Ôn tập phần I - Động vật không xương sống có đáp án
    • Trắc nghiệm Sinh học 7 Chương 6 có đáp án - Ngành động vật có xương sống
      • Trắc nghiệm Bài 31: Cá chép có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 35: Ếch đồng có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 41: Chim bồ câu có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 46: Thỏ có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 48: Đa dạng của lớp Thú. Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 49: Đa dạng của lớp thú bộ dơi và bộ cá voi có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 50: Đa dạng của lớp thú bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 51: Đa dạng của lớp thú các bộ móng guốc và bộ linh trưởng có đáp án
    • Trắc nghiệm Sinh học 7 Chương 7 có đáp án - Sự tiến hóa của động vật
      • Trắc nghiệm Bài 55: Tiến hóa về sinh sản có đáp án
    • Trắc nghiệm Sinh học 7 Chương 8 có đáp án - Động vật và đời sống con người
      • Trắc nghiệm Bài 57: Đa dạng sinh học có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 58: Đa dạng sinh học [tiếp theo] có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học có đáp án
      • Trắc nghiệm Bài 60: Động vật quý hiếm có đáp án
  • Tải xuống
  1. Trắc Nghiệm
  2. Trắc nghiệm lớp 7

Nội dung bài viết

Xem thêm

Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 9 có đáp án - Đa dạng của ngành ruột khoang

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 Bài 9: Đa dạng của ngành ruột khoang có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 9.

1 104 lượt xem Tải về
Trang trước
Chia sẻ
Trang sau

Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 9: Đa dạng của ngành ruột khoang

Câu 1:Đặc điểm nào dưới đây có ở sứa?

A. Miệng ở phía dưới

B. Di chuyển bằng tua miệng

C. Cơ thể dẹp hình lá

D. Không có tế bào tự vệ

Đáp án: A

Miệng của sứa nằm phía dưới cơ thể.

Câu 2:Sứa di chuyển bằng cách nào?

A. Di chuyển lộn đầu

B. Di chuyển sâu đo

C. Co bóp dù

D. Không di chuyển

Đáp án: C

Sứa di chuyển bằng cách co bóp dù, đẩy nước ra ngoài tạo ra lực đẩy mạnh giúp sứa tiến lên phía trước [di chuyển kiểu phản lực].

Câu 3:Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau :

...[1] của sứa dày lên làm cơ thể sứa [2] và khiến cho [3] bị thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới.

A. [1]: Khoang tiêu hóa; [2]: dễ nổi; [3]: tầng keo

B. [1]: Khoang tiêu hóa; [2]: dễ chìm xuống; [3]: tầng keo

C. [1]: Tầng keo; [2]: dễ nổi; [3]: khoang tiêu hóa

D. [1]: Tầng keo; [2]: dễ chìm xuống; [3]: khoang tiêu hóa

Đáp án: C

Câu 4:Loài ruột khoang nào có cơ thể hình trụ, kích thước khoảng từ 2 cm đến 5 cm, có nhiều tua miệng xếp đối xứng và có màu rực rỡ như cánh hoa ?

A. Thuỷ tức

B. Hải quỳ

C. San hô

D. Sứa

Đáp án: B

Câu 5:Loài ruột khoang nào dưới đây không có khả năng di chuyển?

A. Thủy tức

B. Sứa

C. San hô

D. Cả B, C đúng

Đáp án: C

San hô có bộ khung xương đá vôi cố định nên không có khả năng di chuyển.

Câu 6.Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau :

Ở san hô, khi sinh sản [1] thì cơ thể con không tách rời mà dính với cơ thể mẹ tạo nên [2] san hô có [3] thông với nhau.

A. [1]: mọc chồi; [2]: tập đoàn; [3]: khoang ruột

B. [1]: phân đôi; [2]: cụm; [3]: tầng keo

C. [1]: tiếp hợp; [2]: cụm; [3]: khoang ruột

D. [1]: mọc chồi; [2]: tập đoàn; [3]: tầng keo

Đáp án: A

Câu 7:Đặc điểm nào dưới đây có ở san hô ?

A. Cơ thể hình dù.

B. Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai.

C. Luôn sống đơn độc.

D. Sinh sản vô tính bằng cách tiếp hợp.

Câu 8:Đặc điểm nào dưới đây là của san hô?

A. Cơ thể hình dù.

B. Luôn sống đơn độc.

C. Sinh sản vô tính bằng tiếp hợp.

D. Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai.

Câu 9:Cơ thể sứa có dạng nào?

A. Đối xứng tỏa tròn

B. Đối xứng hai bên

C. Dẹt 2 đầu

D. Không có hình dạng cố định

Đáp án: A

Cơ thể sứa hình dù, có đối xứng tỏa tròn.

Câu 10:Đặc điểm nào dưới đây không có ở hải quỳ?

A. Kiểu ruột hình túi.

B. Cơ thể đối xứng toả tròn.

C. Sống thành tập đoàn.

D. Thích nghi với lối sống bám.

Đáp án: C

Hải quỳ thường tồn tại đơn độc, không sống thành tập đoàn.

Câu 11:Tầng keo dày của sứa có ý nghĩa gì?

A. Giúp cho sứa dễ nổi trong môi trường nước.

B. Làm cho sứa dễ chìm xuống đáy biển.

C. Giúp sứa trốn tránh kẻ thù.

D. Giúp sứa dễ bắt mồi.

Đáp án: A

Tầng keo lỏng dày giúp sứa dễ dàng nổi lên trong môi trường nước biển.

Câu 12:Sứa tự vệ nhờ?

A. Di chuyển bằng cách co bóp dù

B. Thân sứa có hình bán cầu, trong suốt

C. Xúc tu có nọc để làm tê liệt con mồi

D. Không có khả năng tự vệ.

Đáp án: C

Sứa sử dụng nọc độc như một cách để tự vệ. Đối với một số loài sứa, nọc độc của chúng mạnh đến nỗi có thể khiến một người tử vong sau khoảng vài phút bị chích.

Câu 13:Đâu là điểm khác nhau giữa hải quỳ và san hô?

A. Hải quỳ có lối sống dị dưỡng còn san hô thì không.

B. Hải quỳ có cơ thể đối xứng toả tròn còn san hô thì đối xứng hai bên.

C. Hải quỳ có đời sống đơn độc còn san hô sống thành tập đoàn.

D. San hô có màu sắc rực rỡ còn hải quỳ có cơ thể trong suốt.

Đáp án: C

San hô con thường nảy chồi và dính liền luôn trên cơ thể mẹ tạp thành tập đoàn san hô còn hải quỳ thì thường sống đơn độc.

Câu 14:Sinh sản kiểu này chồi ở san hô khác thuỷ tức ở điểm nào?

A. San hô nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi còn non; thuỷ tức nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi trưởng thành.

B. San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ; thuỷ tức nảy chồi, khi chồi trưởng thành sẽ tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.

C. San hô nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi trưởng thành ; thuỷ tức khi chồi trưởng thành vẫn không tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.

D. San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ ; thuỷ tức khi chồi chưa trưởng thành đã tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.

Đáp án: B

San hô con nảy chồi trên cơ thể mẹ sẽ không tách ra mà dính với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn san hô còn thủy tức khi nảy chồi sẽ tách khỏi cơ thể mẹ khi trưởng thành.

Câu 15:Loài nào sống cộng sinh với tôm ở nhờ giúp di chuyển?

A. San hô

B. Hải quỳ

C. Thủy tức

D. Sứa

Đáp án: B

Hải quỳ cộng sinh với tôm ở nhờ giúp tôm ở nhờ xua đuổi kẻ thù còn tôm ở nhờ giúp chúng di chuyển.

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Sán lá gan có đáp án

Trắc nghiệm Bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 13: Giun đũa có đáp án

Trắc nghiệm Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn có đáp án

Xem thêm các loạt bài Trắc nghiệm lớp 7 khác:

  • Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
  • Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
  • 1 104 lượt xem
    Tải về
    Trang trước
    Chia sẻ
    Trang sau

    Video liên quan

    Chủ Đề