Suúc miệng bằng nuốc muối ấm nồng độ bao nhiêu

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I TP HCM, cho biết, mũi và họng là con đường lây nhiễm của nCoV. Nhiều người cho rằng, thường xuyên súc họng, rửa mũi bằng nước muối có thể phòng ngừa nhiễm Covid-19. Song chưa có đủ bằng chứng chứng minh cách này giúp chống lại hoặc chữa khỏi Covid-19.

Súc miệng bằng nước muối góp phần khắc phục các triệu chứng của cảm lạnh thông thường, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp, hỗ trợ giảm triệu chứng đau họng, giảm vướng họng, cân bằng trạng thái pH của niêm mạc và lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc họng. Nhờ vào tác dụng kiềm hóa, nước muối làm tăng độ pH trong miệng giúp ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn.

Bác sĩ Khanh chia sẻ thêm, nhiều người quan niệm pha nước muối súc họng càng mặn thì tính sát trùng, sát khuẩn sẽ càng cao nên đã pha rất mặn để súc miệng hàng ngày. Tuy nhiên việc làm này lại vô tình gây tổn thương niêm mạc vùng họng khiến họng khô rát, thậm chí trầy xước, chảy máu. Chỉ nên súc họng 2-3 lần một ngày, nên dùng nước muối sinh lý 0,9% có bán sẵn tại các hiệu thuốc để đúng nồng độ đẳng trương và tiện lợi hơn.

"Trước khi nCoV xâm nhập xuống phổi và gây ra các biến chứng nguy hiểm thì phải đi qua vùng mũi họng, sinh sôi ở vùng hầu họng. Sau một thời gian ủ bệnh, virus mới di chuyển xuống đường hô hấp dưới là phế quản phổi. Nếu bảo vệ tốt "chốt chặn" đầu tiên này bằng cách vệ sinh mũi, súc họng sát khuẩn sẽ hỗ trợ phòng bệnh tốt hơn", bác sĩ Khanh nói thêm.

Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày giữ vùng họng sạch sẽ hơn, hạn chế sự tăng sinh của vi khuẩn. Ảnh: Shutterstock.

Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khuyến cáo, súc họng và súc miệng hoàn toàn khác nhau. Nhiều người chỉ vệ sinh miệng chứ chưa vệ sinh họng. Súc họng là để dung dịch nước muối xuống tận sâu cổ họng và khò ngược lên, làm như vậy mới có tác dụng rửa sạch vùng họng. Cần làm ít nhất 30 giây mỗi lần súc họng.

Công dụng của các loại nước muối

Bác sĩ Thúy Hằng chia sẻ thêm, hiện nay trên thị trường có một số loại nước muối nă [hay dung dịch NaCl - natri chloride] với thành phần và công dụng khác nhau.

Nước muối sinh lý: dung dịch nước muối được pha chế với tỷ lệ NaCl tinh khiết/nước cất là 0,9% [tức trong một lít nước cất có 9 gram muối tinh khiết]. Loại nước muối này có thể sử dụng hàng ngày.

Nước muối ưu trương: dung dịch nước muối có tỷ lệ NaCl tinh khiết/nước cất cao hơn 0,9%. Nồng độ muối càng cao thì dung dịch càng ưu trương. Bác sĩ Thúy Hằng dẫn nghiên cứu của các chuyên gia châu Âu cho thấy, nồng độ muối cao hơn [1,5%] có khả năng ức chế nCoV và rất nhiều virus khác. Trước khi sử dụng loại nước muối này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nước muối nhược trương: dung dịch nước muối có tỷ lệ muối tinh khiết/nước cất thấp hơn 0,9%. Nồng độ càng thấp thì dung dịch càng nhược trương. Loại này ít được dùng để rửa mũi, thường kết hợp acid hyaluronic làm tăng cường khả năng giữ ẩm cho niêm mạc mũi, dùng được cho trẻ nhỏ.

Thay vì tự pha nước muối nên dùng nước muối sinh lý 0,9% có bán sẵn tại các hiệu thuốc để đúng độ đẳng trương. Ảnh: Shutterstock.

Theo bác sĩ Thúy Hằng, nước muối tự pha tại nhà rất khó để định lượng tỷ lệ nước với muối sạch [muối hạt, muối tinh luyện...] nên cần phải hết sức chú ý. Nếu nước muối quá mặn [ưu trương] có thể gây viêm loét niêm mạc hầu họng và ảnh hưởng không tốt đến người bị tăng huyết áp, bệnh thận. Nếu nước muối quá nhạt [nhược trương] sẽ ít có tác dụng sát khuẩn và trung hòa độ pH, nên khi dùng gần như không mang đến hiệu quả.

Bạn có thể súc họng nước muối trước và sau khi ra ngoài hoặc ngay sau khi tiếp xúc với người khác. Bên cạnh đó, tuân thủ nguyên tắc 5K và xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, vận động thường xuyên để nâng cao sức đề kháng phòng bệnh rất cần thiết.

Súc miệng bằng nước muối hàng ngày mang lại nhiều lợi ích cho khoang miệng và cổ họng. Nước muối không những hỗ trợ cải thiện các bệnh vấn đề ở miệng mà còn đẩy lùi tình trạng viêm họng, viêm amidan… Vậy nên súc miệng bằng nước muối gì để mang lại hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu để có câu trả lời nhé!

Súc miệng với nước muối có công dụng gì?

Không chỉ là một loại gia vị quan trọng trong mọi bữa ăn, muối còn có nhiều công dụng hỗ trợ cải thiện sức khỏe, trong đó phải kể đến sức khỏe răng miệng. Dưới đây là một số lợi ích nổi trội khi súc miệng bằng nước muối mỗi ngày:

Cân bằng độ pH khoang miệng

Vi khuẩn có hại ở trong khoang miệng quá nhiều sẽ khiến cho lượng axit tăng cao. Do đó, khi súc miệng bằng nước muối hàng ngày sẽ giúp axit trong khoang miệng được trung hòa, cân bằng độ pH tự nhiên từ đó cải thiện sức khỏe răng miệng.

Ngăn ngừa viêm họng

Viêm họng là hiện tượng cổ họng bị viêm nhiễm do vi khuẩn có hại xâm nhập. Việc súc miệng bằng nước muối giúp loại bỏ vi khuẩn có hại, cải thiện tình trạng đau rát họng từ đó giúp cổ họng thoải mái hơn.

Nước muối hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm họng hiệu quả

Giảm đờm và nghẹt mũi

Ngoài ngăn ngừa viêm họng, nước muối hỗ trợ làm sạch vi khuẩn, chất nhầy ở trong họng và khoang mũi. Do đó khi bạn thường xuyên súc miệng bằng nước muối, tình trạng đờm và nghẹt mũi sẽ được cải thiện rõ rệt.

Ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp

Theo nghiên cứu, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nếu thường xuyên súc miệng bằng nước muối. Vì thế, để có được hệ hô hấp khỏe mạnh hãy đều đặn súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày nhé.

Loại bỏ nấm cổ họng

Ở trong cổ họng, khoang miệng, thực quản rất dễ bị mắc phải loại nấm Candida. Chúng khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong việc nuốt, ăn nhai. Sử dụng nước muối loãng sẽ hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn hiệu quả, giúp khoang miệng sạch sẽ. 

Điều trị loét miệng

Súc miệng bằng nước muối khi loét miệng, nhiệt miệng sẽ giúp bạn cảm thấy giảm tình trạng khó chịu và đau rát, vết loét không còn lan rộng.

Nên súc miệng bằng nước muối gì để mang lại hiệu quả?

Súc miệng bằng nước muối đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe răng miệng nhưng nên súc miệng bằng nước muối gì hiệu quả và đảm bảo an toàn vẫn là thắc mắc của nhiều người. Hiện nay, có 2 loại nước muối chính thường xuyên được sử dụng đó là nước muối sinh lý và nước muối tự pha tại nhà. 

Nước muối sinh lý trên thị trường được bày bán rất phổ biến, giá thành rẻ, độ an toàn khá cao. Bạn có thể dùng nước muối với nhiều mục đích khác nhau như: Súc miệng, rửa mắt, rửa tai, rửa mũi... Ngoài ra, nước muối còn hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm họng, kháng viêm, sát khuẩn và bảo vệ niêm mạc họng. 

Nước muối sinh lý được bày bán rất phổ biến trên thị trường

Nước muối tự pha hiện nay cũng được nhiều chị em nội trợ lựa chọn sử dụng. Để đảm bảo tính thuận tiện và tiết kiệm, bạn có thể sử dụng muối ăn [NaCl] pha cùng nước ấm theo tỷ lệ 9g muối: 1 lít nước. Lưu ý, bạn có thể sử dụng cân bàn với độ chia nhỏ nhất là 1g để lấy đủ lượng muối cần thiết. Bởi có không ít người quan niệm rằng, nồng độ muối càng cao thì khả năng sát khuẩn càng tốt. Tuy nhiên nếu bỏ quá nhiều muối để pha nước súc miệng sẽ làm cho niêm mạc họng bị tổn thương.

Hướng dẫn cách súc miệng bằng nước muối

Để nước muối có thể phát huy công dụng tốt nhất thì bạn cũng cần biết cách súc miệng đúng đắn. Dưới đây là những hướng dẫn về cách súc miệng bằng nước muối sao cho hiệu quả:

Bước 1: Pha muối vào nước ấm theo tỷ lệ 9g muối : 1 lít nước. Bạn nên nhớ không nên súc miệng bằng nước muối quá mặn vì điều này không giúp phát huy hiệu quả mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.

Nồng độ nước muối tự pha phù hợp nhất là 0,9%.

Bước 2: Ngậm một ngụm nước muối vừa phải và súc từng bên má. Bạn lưu ý không nên ngậm quá nhiều dung dịch bởi sẽ gây khó khăn trong việc súc miệng. Súc miệng trong khoảng 30 – 40 giây để đảm bảo khoang miệng được làm sạch.

Bước 3: Nhổ lượng nước muối đã súc đi, sau đó ngậm thêm một ngụm nước muối nữa để súc họng. Cho lượng nước muối có thể xuống phần sâu nhất của cổ họng, duy trì khoảng 20 - 30 giây. 

Bước 4: Nhổ nước muối vừa súc họng và súc miệng lại lần cuối bằng nước lọc để loại bỏ phần muối dư thừa còn trong khoang miệng.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề nên súc miệng bằng nước muối gì để mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên quá lạm dụng nước muối vì sẽ làm ảnh hưởng đến niêm mạc miệng đấy nhé.

Chủ Đề