Suy giãn tĩnh mạch tay là gì

Suy giãn tĩnh mạch tay là tình trạng tĩnh mạch giãn rộng. Bệnh tuy không nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh nhưng có thể gây mất thẩm mỹ. Suy giãn tĩnh mạch tay không có nguyên nhân rõ ràng, chẩn đoán chủ yếu bằng các triệu triệu chứng lâm sàng.

1. Suy giãn tĩnh mạch tay là gì?

Suy giãn tĩnh mạch bàn tay là tình trạng bàn tay bị suy yếu, các tĩnh mạch giãn rộng và có kích thước lớn hơn bình thường. Người bị suy giãn tĩnh mạch tay thường có các biểu hiện nổi gân xanh ngoằn ngoèo, nổi nhiều nhất là ở phần mu bàn tay và cổ tay trở xuống. Tình trạng này khiến vai trò đẩy máu từ tĩnh mạch về tim giảm.

Thông thường các van mạch máu ở đây hoạt động không tốt, từ đó làm cho máu khó lưu thông hơn bình thường. Hậu quả thường là gây khó chịu và phì đại, các trường hợp nặng có thể khiến người bệnh có cảm giác đau tĩnh mạch.

2. Một số nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch bàn tay

Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường không có nguyên nhân rõ ràng. Các yếu tố gây nên tình trạng này có thể là do:

  • Độ tuổi: Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở bàn tay. Tuổi tác càng cao thì các van tĩnh mạch càng suy yếu, điều này làm cho quá trình lưu thông máu từ tĩnh mạch về tim trở nên khó khăn hơn. Về lâu về dài thành tĩnh mạch trở nên dày hơn, từ đó gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch;
  • Thiếu cân, suy dinh dưỡng: Đối với người thiếu cân hay suy dinh dưỡng, lớp mỡ dưới da giảm có thể dễ dàng nhìn thấy các mạch máu;
  • Nhiệt độ : Khi nhiệt độ môi trường tăng, cơ thể sẽ tự thích nghi để làm mát bằng cách bơm máu đến tĩnh mạch gần bề mặt da. Từ đó làm tăng khả năng bị suy giãn tĩnh mạch tay. Ngược lại, khi nhiệt độ môi trường giảm xuống thấp hơn sẽ ít có khả năng thấy tĩnh mạch;
  • Tập luyện ở chế độ nặng: Huyết áp tăng cao khi tập luyện, đồng thời tĩnh mạch cũng giãn ra. Tuy nhiên chúng sẽ trở lại bình thường khi cơ thể được nghỉ ngơi. Trường hợp tập luyện nặng trong một thời gian dài, tĩnh mạch có khả năng bị suy giãn vĩnh viễn mà không thể phục hồi;
  • Bẩm sinh: Là do sự di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác;
  • Viêm tĩnh mạch: Nguyên nhân này thường xảy ra ở những người mắc bệnh nhiễm trùng, chấn thương hoặc rối loạn tự miễn;
  • Huyết khối tĩnh mạch nông: Là tình trạng các mạch máu nông, ở gần trên bề mặt da bị tắc nghẽn do có các cục máu đông. Người bị huyết khối tĩnh mạch nông thường có triệu chứng đau, khó chịu nhưng không có ảnh hưởng tới tính mạng. Hiện tượng này xuất hiện khi người bệnh bị chấn thương hoặc truyền máu tĩnh mạch kéo dài.

3. Một số phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch tay

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà có các cách điều trị suy giãn tĩnh mạch tay khác nhau. Do suy giãn tĩnh mạch không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây mất thẩm mỹ, vì vậy có các phương pháp khắc phục sau:

  • Cắt bỏ phần tĩnh mạch bị suy giãn: Là phương pháp phẫu thuật cắt bỏ phần tĩnh mạch bị suy giãn bằng các vết mổ nhỏ;
  • Điều trị xơ cứng: Người ta tiêm thuốc gây xơ vào tĩnh mạch để làm xuất hiện phản ứng do hóa chất. Tiếp tục đè ép lên tĩnh mạch với mục đích làm cho các thành tĩnh mạch dính vào nhau. Từ đó các tĩnh mạch bị suy giãn sẽ được loại bỏ.
  • Phương pháp Laser: Bằng cách sử dụng nhiệt lượng của các tia Laser [sóng radio, sóng tần cao] để đốt và loại bỏ phần tĩnh mạch suy giãn.
  • Tuốt bỏ và nối tĩnh mạch: Tuốt bỏ một phần tĩnh mạch sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động cũng như chức năng bơm máu về tim, bởi đã có các tĩnh mạch khác làm việc thay các tĩnh mạch đó. Kỹ thuật này thường được sử dụng cho các tĩnh mạch có kích thước lớn.
  • Đối với trường hợp suy giãn tĩnh mạch do viêm tĩnh mạch, có thể điều trị kháng sinh hoặc các loại thuốc chống viêm kết hợp với giữ ấm bàn tay và để bàn tay lên cao. Với những bệnh nhân có huyết khối, các cơn đau sẽ tự biến mất sau 3-4 tuần.
  • Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm chức năng kết hợp với quá trình điều trị hoặc các loại kem bôi tại chỗ với những tĩnh mạch ở vị trí gần trên da để có kết quả điều trị tốt nhất.
  • Ở những người bị huyết khối tĩnh mạch nông, bác sĩ có thể kê thêm thuốc chống đông máu.

Suy giãn tĩnh mạch tay tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, khi cơ thể xuất hiện các hiện tượng như nổi gân xanh ngoằn ngoèo, người bệnh nên đến các trung tâm y tế để nhận được tư vấn từ bác sĩ.

VTV.vn - Giãn tĩnh mạch tay tuy không nguy hại đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng rất lớn về thẩm mỹ cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy tại sao bị giãn tĩnh mạch tay?

Suy giãn tĩnh mạch tay là gì?

Giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chi dưới, tuy nhiên nó cũng xuất hiện ở những nơi khác trong cơ thể: tay, tinh hoàn, thực quản…

Suy giãn tĩnh mạch tay là tình trạng các tĩnh mạch vùng tay [chi trên] bị suy yếu và giãn to ra, thường xuất hiện nhiều ở vùng cổ tay trở xuống.

Nguyên nhân nào gây suy giãn tĩnh mạch tay?

Các yếu tố trực tiếp làm giãn thành tĩnh mạch:

Bệnh thường xuất hiện ở người lớn tuổi, do cơ thể lão hóa [khi lớn tuổi các liên kết colagen cấu tạo nên hệ cơ trong cơ thể bị lỏng lẻo dẫn đến hình thành nếp nhăn, và các cơ quan trong cơ thể đều bị lão hóa], bàn tay mất trữ lượng mỡ và cơ.

- Nước nóng, hơi nóng [ngâm tay trong nước nóng, đứng lò, hoặc phơi tay trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời…]

- Sử dụng thức uống chứa cồn [uống rượu, bia…].

Thuốc thay đổi nội tiết tố có thể là nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch tay

- Các nội tiết tố như: uống thuốc ngừa thai, nội tiết tố hormone trong lúc mang thai, nội tiết tố thời kì mãn kinh, sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt … PGS,TS.,Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh - BV Thu Cúc cho biết:"Ở phụ nữ khi mang thai, sự thay đổi hoocmone làm cho tất cả các bộ phận trong cơ thể mềm ra ảnh hưởng đến sự bền vững của hệ thống thành tĩnh mạch. Lúc này tĩnh mạch rất dễ bị giãn ra do bị chèn ép cản trở lưu thông máu".

- Tập luyện các môn thể thao với sức nặng [nâng đẩy tạ…], mang vác vật nặng cũng là nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch tay.

- Để tay ở một vị trí trong thời gian lâu: đè lên cánh tay khi ngủ, gập tay quá lâu…

- Yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu kết luận rằng những người trong cùng huyết thống bị suy giãn tĩnh mạch tay sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 1,5 đến 2 lần người bình thường.

- Các yếu tố dinh dưỡng: chế độ ăn nghèo nàn chất xơ [ít rau xanh, củ, quả …], thiếu vitamin C, Vitamin E …, thói quen uống ít nước.

Điều trị suy giãn tĩnh mạch tay

Điều trị bằng phương pháp nội khoa: sử dụng thuốc làm bền thành mạch được chiết xuất từ thiên nhiên [cao dẻ ngựa, hoa hòe], thay đổi thói quen ăn uống [ăn nhiều rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin C]; sử dụng vớ y khoa cho tay…, không dùng tay bưng bê, xách các vật quá nặng, không thức khuya, không sử dụng thức uống có cồn hoặc gas…

Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa: phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch giãn [chích xơ], phương pháp này được chỉ định khi bạn thất bại với phương pháp nội khoa hoặc do bạn muốn nhanh hết do vấn đề thẩm mỹ.

Để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh cần thăm khám sớm ngay khi có các triệu chứng bệnh, đồng thời lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tại sao lại bị suy giãn tĩnh mạch?

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chủ yếu gây ra bởi tình trạng tĩnh mạch bị viêm nhiễm, tĩnh mạch bị trào ngược xuống chân, máu từ chân về tim bị cản trở dẫn đến tình trạng tuần hoàn bị ứ trệ, tĩnh mạch bị giãn to rồi từ đó dẫn đến các biến chứng như huyết khối tĩnh mạch sâu hay suy tĩnh mạch.

Tại sao tay con gái lại nổi gân xanh?

Nguyên nhân khiến cho tay nổi gân xanh có thể bao gồm: Do màu da: Những người có làn da trắng, nhạt màu hoặc da mỏng có thể thấy rất rõ gân xanh nằm ở dưới da hơn những người có làn da tối màu. Do quá gầy: Người gầy có lớp mỡ ở dưới da mỏng cho nên không thể che phủ hết tĩnh mạch nông khiến cho chúng hiện lên rõ.

Bị giãn tĩnh mạch uống thuộc trọng bao lâu?

Phương pháp này được thực hiện xuyên suốt chiều dài của đoạn tĩnh mạch bị giãn. Thời gian thực hiện điều trị thường kéo dài khoảng 30 - 40 hoặc lâu hơn tùy theo tình trạng của người bệnh.

Bị vỡ tĩnh mạch là bệnh gì?

Bệnh vỡ tĩnh mạch là gì? Vỡ tĩnh mạch là biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất của bệnh suy tĩnh mạch. Do tình trạng suy chức năng nên lượng máu ứ lại các tĩnh mạch tăng dần, đến một thời điểm nào đó tạo áp lực quá mức lên thành mạch, khiến chúng vỡ ra và dẫn đến máu chảy ra bên ngoài.

Chủ Đề