Tài khoản PQS là gì

QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT CHO HÀNG XUẤT KHẨU

Nhân dịp giải đáp thắc mắc cho khách hàng , công ty Rồng Biển xin gửi quy trình đăng ký kiểm dịch thực vật cho mọi người tham khảo:

→ By English

Bước 1. Đăng ký tài khoản khai báo chứng thư qua mạng :

-  Lên đăng ký tại phòng đăng ký tài khoản mới của cơ quan kiểm dịch thực vật [ CHI CỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÙNG II cho khu vực phía Nam], sẽ được phát 02 mẫu gồm: mẫu thông tin đăng ký tài khoản [mất 1 ngày để kích hoạt tài khoản], và phiếu đăng ký kiểm dịch thực vật.

-  Về tạo tài khoản và làm theo 02 mẫu trên

Tải 2 mẫu về tại đây:

  • PHIẾU ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN[có tài khoản rồi thì không cần nhé ]
  • GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH

-  Chủ hàng hoặc người được ủy quyền đăng ký kiểm dịch thực vật trước 1-2 ngày tàu chạy với cơ quan kiểm dịch thực vật [ CHI CỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÙNG II cho khu vực phía Nam]

-  Hồ sơ đăng ký gồm:

1/ Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật [theo mẫu của cơ quan kiểm dịch và khai báo đầy đủ thông tin về lô hàng cần kiểm dịch]

2/ Hợp đồng mua bán hàng hóa [bắt buộc] cùng vận đơn + invoice + packing list [nếu có]

3/ Giấy ủy quyền của chủ hàng [nếu bên đăng ký là người được chủ hàng ủy quyền]

4/ Mẫu của lô hàng cần kiểm dịch :

  • Nếu sản phẩm có thể đem mẫu lên được, bộ phận tiếp nhận sẽ kiểm tra hồ sơ cùng với mẫu và trường hợp hồ sơ hợp lệ bộ phận tiếp nhận sẽ ký xác nhận và gửi số tiếp nhận cho chủ hàng hoặc người được ủy quyền
  • Nếu sản phẩm không đem mẫu lên được hoặc có điều bất thường bộ phận tiếp nhận sẽ chuyển hồ sơ cho bộ phận giám sát tại cảng nơi lô hàng đã hạ bãi chờ xuất. Bộ phận giám sát sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa và trả số tiếp nhận trực tiếp cho chủ hàng hoặc người được ủy quyền.

-  Sau đó, tiến hành khai báo thông tin lô hàng thông qua trang web của CHI CỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÙNG II [người gửi, người nhận, tên hàng, số lượng, nước xuất xứ, nước đến... hoặc những yêu cầu khác]. Trong vòng 24 giờ, cơ quan kiểm dịch sẽ gửi lại bản nháp chứng thư qua email cho chủ hàng hoặc người được ủy quyền.

Bước 3. Nộp hồ sơ hoàn chỉnh để lấy chứng thư

  • Có bản nháp, kiểm tra và xác nhận với shipper /consignee
  • Nếu cần chỉnh sửa, sửa trực tiếp lên bản nháp rồi gửi bộ hồ sơ hoàn chỉnh lên chi cục kiểm dịch trong vòng 1-2 ngày [kể từ khi nhận được số tiếp nhận]
  • Đầu tiên lên phòng kế toán của cơ quan kiểm dịch thực vật đóng lệ phí kiểm dịch theo bảng giá áp dụng mức trọng lượng và cho từng mặt hàng cụ thề.
  • Sau đó mang hồ sơ hoàn chỉnh nộp tại phòng tiếp nhận của cơ quan kiểm dịch thực vật.

Hồ sơ gồm:

1/ Số tiếp nhận có chữ ký của nhân viên giám sát và bộ phận tiếp nhận

2/ Bộ hồ sơ ban đầu nộp để đăng ký [Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật, Hợp đồng mua bán hàng hóa]

3/ Bản nháp chứng thư đã được khai báo qua mạng [đã hoàn chỉnh chỉnh sửa]

4/ Vận đơn chứa thông tin chính xác nhất và được xác nhận từ phía chủ hàng.

5/ Hóa đơn thương mại, bản kê chi tiết hàng hóa

Bước 4. Tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ

-  Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận theo quy định. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ sẽ cấp chứng thư gốc cho chủ hàng hoặc người được ủy quyền trong vòng 1-2 tiếng. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì yêu cầu chủ hàng hoặc người được ủy quyền bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Nếu mọi người có thắc mắc vui lòng liên hệ 0902620898 – Mr. Long

Nguồn: Công ty Giao nhận Quốc tế Rồng Biển

tags :

Câu hỏi liên quan

PHỤ PHÍ GIẢM THẢI LƯU HUỲNH - LOW SULPHUR SURCHARGE [LSS]

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2015, theo quy định môi trường quốc tế về việc sử dụng nhiên liệu sạch trong các Khu vực kiểm soát khí thải [Emission Control Areas - ECA], các hãng tàu sẽ áp dụng Phụ phí giảm thải Lưu huỳnh [Low Sulphur Surcharge – LSS] để bù đắp các chi phí phát sinh khi hoạt động trong những khu vực này.

Xem thêm

Chủ Đề