Tại sao 15 tuổi vẫn chưa dậy thì

Dậy thì muộn là một dạng rối loạn phát triển dậy thì. Bệnh có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý, sự phát triển về thể chất và khả năng sinh sản của trẻ sau này.

1. Dậy thì muộn là gì?

Tuổi dậy thì là lúc cơ thể phát triển từ một đứa trẻ thành người trưởng thành. Dậy thì thường bắt đầu vào độ tuổi 9 - 12 ở con gái và 10 - 13 ở con trai. Biểu hiện Dậy thì muộn ở nam và ở nữ khác nhau. Cụ thể là:

1.1. Dậy thì muộn ở nam giới

Quá trình dậy thì ở bé trai diễn ra khi tuyến yên bắt đầu tiết ra nhiều hơn hormone luteinizing [LH] và hormone kích thích nang trứng [FSH] - chất khiến tinh hoàn phát triển và tạo ra hormone nam testosterone. Sự phát triển tăng vọt thường bắt đầu trong vòng 1 năm kể từ thời điểm trẻ có dấu hiệu dậy thì đầu tiên, thường vào lúc 15 tuổi.

Dấu hiệu nhận biết quá trình dậy thì đang diễn ra ở con trai là chiều cao tăng nhanh, nặng cân hơn, vai mở rộng, cơ bắp bắt đầu phát triển, thanh quản [cơ quan phát âm] to rộng ra nên giọng nói trở nên trầm đục. Hệ thống lông của trẻ phát triển, có ria mép và mọc râu, tinh hoàn và dương vật sẽ lớn hơn, có hiện tượng phóng tinh lần đầu.

Nếu trẻ trai đã bước qua tuổi 14 và không có các dấu hiệu kể trên, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra vật lý để đánh giá kích thước của tinh hoàn và dương vật của trẻ. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy dương vật và tinh hoàn không phát triển hơn trước thì chứng tỏ trẻ đã bị dậy thì muộn.

1.2. Dậy thì muộn ở nữ giới

Giai đoạn dậy thì ở bé gái bắt đầu khi tuyến yên sản xuất hormone luteinizing [LH] và hormone kích thích nang trứng [FSH]. 2 loại hormone này khiến buồng trứng phát triển và bắt đầu sản sinh estrogen. Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt ở bé gái bắt đầu sau khi ngực phát triển và chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sẽ xuất hiện khoảng 2 - 3 năm sau đó.

Thông thường, con gái bắt đầu dậy thì trong độ tuổi từ 11 - 15 với biểu hiện là sự xuất hiện của lần có kinh đầu tiên cùng một số dấu hiệu sinh dục phụ như chiều cao tăng lên, vú phát triển và xuất hiện lông ở cơ quan sinh dục. Nếu bạn gái không có bất kỳ dấu hiệu phát triển sinh dục nào ở tuổi 14 hoặc không có kinh nguyệt cho tới khi được 16 tuổi thì được gọi là dậy thì muộn.

2.1. Nguyên nhân gây dậy thì muộn ở bé gái

  • Vấn đề ở buồng trứng: Suy buồng trứng sớm [do phóng xạ điều trị bệnh bạch cầu và một số loại ung thư hoặc mắc Hội chứng Turner - bệnh mất đi một phần hoặc toàn bộ nhiễm sắc thể X ở nữ giới], thiếu hormone tuyến yên [LH, và FSH], cơ thể không sản sinh hormone tăng trưởng đều là nguyên nhân gây dậy thì muộn ở trẻ nữ;
  • Thể chất: Một số bé gái dậy thì muộn do cơ thể trưởng thành muộn hơn so với bạn bè đồng trang lứa;
  • Di truyền: Trẻ bị dậy thì muộn có thể do di truyền từ cha hoặc mẹ;
  • Lượng mỡ trong cơ thể giảm đi: Dậy thì muộn thường xảy ra ở những bé gái hay vận động [chuyên viên thể dục, vũ công múa ba lê, tuyển thủ bơi lội], những trẻ mắc chứng chán ăn Tâm lý hoặc người mắc bệnh kinh niên - có hàm lượng chất béo thường xuyên bị giảm so với khối lượng mỡ trong cơ thể.

2.2. Nguyên nhân gây dậy thì muộn ở bé trai

  • Di truyền: Khoảng 70% trường hợp dậy thì muộn ở bé trai là do di truyền từ bố mẹ;
  • Mắc bệnh mạn tính: Những bé trai mắc các bệnh mạn tính như viêm đại tràng, thiếu máu Hồng cầu liềm hoặc Xơ nang thường dễ bị dậy thì muộn;
  • Thiếu hụt hormone: Một số bé trai bị dậy thì muộn do chứng thiếu hụt hormone điều hòa tuyến sinh dục riêng biệt [IGD] biểu hiện ở tình trạng thiếu hormone luteinizing [LH] và hormone kích thích nang trứng [FSH]. Tình trạng này thường xuất hiện ngay từ khi sinh ra, bé trai mắc phải đều có dương vật nhỏ bất thường;
  • Vấn đề ở tinh hoàn: Các khiếm khuyết ở tinh hoàn, tinh hoàn quá nhỏ, đã từng phẫu thuật ở tinh hoàn hoặc phẫu thuật điều trị ung thư có thể là nguyên nhân khiến bé trai bị dậy thì muộn.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây chứng dậy thì muộn, ảnh hưởng của nó đến tâm sinh lý của trẻ sẽ khác nhau. Một điều dễ nhận thấy ở các bạn gái bị dậy thì muộn là tâm lý tự ti so với bạn bè đồng lứa và sự lo lắng về khả năng sinh sản sau này. Tuy nhiên, nhìn chung dậy thì muộn không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản của bạn gái khi trưởng thành. Sau khi dậy thì, bạn gái vẫn có khả năng sinh sản bình thường. Và để tránh các mặc cảm về tâm lý, phụ huynh cần chú ý chia sẻ nhiều hơn với trẻ.

3.2. Ảnh hưởng của dậy thì muộn đối với bé trai

Với các bạn nam, dậy thì muộn nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất. Về thể chất, hầu hết các bé trai dậy thì muộn thường thấp hơn nhiều so với các bạn đồng trang lứa. Nguyên nhân là do giai đoạn phát triển nhảy vọt của trẻ chậm hơn so với các bạn. Tuy nhiên, nếu được theo dõi và điều trị kịp thời, trẻ vẫn có thể phát triển đuổi kịp bạn bè vào năm 18 tuổi và có chiều cao bình thường như người trưởng thành.

Bên cạnh đó, dậy thì muộn còn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng sinh sản của nam giới. Cụ thể, hệ thống Nội tiết không kích hoạt quá trình phát triển của cơ quan sinh dục nam sẽ khiến dương vật bị nhỏ, tinh hoàn teo, gây ảnh hưởng xấu tới quá trình sinh tinh, có thể dẫn đến Vô sinh nam hoặc ảnh hưởng tới khả năng tổng hợp Testosterone của tinh hoàn.

Đồng thời, dậy thì muộn cũng gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý của trẻ. Trẻ thường tách ra khỏi tập thể, bị rối loạn tâm lý, không muốn giao tiếp, thậm chí là trầm cảm.

  • Ở bé gái
    • Với trẻ bị dậy thì muộn về thể chất: Sử dụng phương pháp bổ sung estrogen trong 4 - 6 tháng để thúc đẩy quá trình dậy thì diễn ra sớm hơn;
    • Với trẻ bị dậy thì muộn do lượng mỡ cơ thể giảm: Cần cân bằng Dinh dưỡng cho trẻ để tăng cân đúng chỉ số yêu cầu, giúp giai đoạn dậy thì diễn ra bình thường;
    • Với trẻ mắc chứng suy buồng trứng sớm hoặc thiếu hụt hormone điều hòa tuyến sinh dục: Cho trẻ dùng estrogen dưới dạng viên estradiol hoặc miếng dán cho da 2 lần/tuần. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng từ liều thấp và định kỳ 6 tháng sẽ tăng liều lên. Sau 12 - 18 tháng, bác sĩ sẽ tiếp tục bổ sung hormone progestin và sau vài tháng sẽ dừng progestin 1 - 2 ngày. Phụ huynh nên thảo luận với bác sĩ về khả năng sinh sản của trẻ sau này.
  • Ở bé trai
    • Dùng thuốc tiêm trong vài tháng. Sau khi tiêm thuốc, trẻ sẽ tăng chiều cao, tăng cân, kích thước dương vật tăng và lông mu phát triển;
    • Với trẻ mắc chứng thiếu hụt hormone điều hòa tuyến sinh dục riêng biệt [IGD] hoặc dương vật bị tổn thương, lựa chọn điều trị tốt nhất là bổ sung testosterone. Liều lượng sử dụng cần tăng theo thời gian và tiếp tục bổ sung khi đã trưởng thành.

Phụ huynh cần chú ý tới sức khỏe thể chất và tinh thần của con. Nếu thấy trẻ có cảm giác mặc cảm, tự ti, cha mẹ cần chú ý chia sẻ nhiều hơn, chỉ ra những điểm mạnh của trẻ thay vì chỉ tập trung vào những vấn đề trên cơ thể mình. Đối với trẻ, khi có các dấu hiệu của dậy thì muộn, tốt nhất nên báo với phụ huynh để đi kiểm tra càng sớm càng tốt. Các em cũng nên giữ tâm lý bình tĩnh, đón nhận chuyện này một cách tự nhiên, chia sẻ với người lớn nhiều hơn và tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đuổi kịp đà phát triển của lứa tuổi, đảm bảo đời sống tâm sinh lý bình thường.

Nhìn chung, hầu hết các trường hợp dậy thì muộn ở trẻ không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Dù vậy, phụ huynh vẫn cần quan tâm hơn tới con cái để kịp thời phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để sớm đi kiểm tra và có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả.

Trong xã hội đô thị hóa, dinh dưỡng hiện đại tình trạng dạy thì sớm ở trẻ  ngày càng nhiều. Nhưng ở cực bên kia là tình trạng dậy thì muộn. Tình trạng này ở trẻ cũng rất cần được quan tâm vì nó có thể là do các bệnh tật liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính, sự phát triển không bình thường của các tuyến trong cơ thể. Hãy cùng YouMed tìm hiểu về tình trạng này qua bài viết sau đây.

Dậy thì muộn là gì?

Dậy thì muộn là tình trạng tuổi dậy thì không bắt đầu vào thời điểm thông thường. Tuổi dậy thì là thời điểm cơ thể của trẻ em bắt đầu trưởng thành. Thường bắt đầu trong độ tuổi từ 7 đến 13 cho nữ trong độ tuổi từ 9 đến 15 cho nam. Lúc này tuyến sinh dục của trẻ bắt đầu tăng cường sản xuất các hormone sinh dục [testoterone ở bé trai và estrogen ở bé gái] dưới sự tác động của vùng dưới đồi và tuyến yên.

Biểu hiện và xác định dạy thì muộn ở nam và nữ

Dậy thì muộn ở bé trai

Nhận biết quá trình dậy thì muộn ở nam là tinh hoàn lớn dần. Tiếp theo là sự phát triển của dương vật và sự xuất hiện của lông mu. Quá trình dậy thì diễn ra khi tuyến yên bắt đầu tiết ra nhiều hơn hai loại hormone là luteinizing [LH] và hormone kích thích nang trứng [FSH] – chất khiến tinh hoàn phát triển. Tạo ra hormone nam testosterone. Sự phát triển tăng vọt thường bắt đầu trong vòng 1 năm kể từ lúc trẻ có dấu hiệu dậy thì đầu tiên. Thường vào lúc 15 tuổi.

Nếu con bạn đã bước qua tuổi 14 và không có các dấu hiệu trên. Có thể bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vật lý để đánh giá về kích thước của tinh hoàn và dương vật của trẻ. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy dương vật và tinh hoàn không lớn hơn trước. Dù con đã 14 tuổi thì con bạn bị dậy thì muộn. Đôi khi là tình trạng  giai đoạn tăng trưởng sinh dục bị trì hoãn hơn 5 năm.

Dậy thì muộn ở bé trai sẽ khiến trẻ thấp hơn so với các bạn cùng trang lứa

Về thể chất, hầu hết các bé trai dậy thì muộn thường thấp hơn nhiều so với các bạn đồng trang lứa. Nguyên do là giai đoạn phát triển nhảy vọt của bé chậm hơn các bạn. Tuy nhiên, con bạn sẽ phát triển đuổi kịp bạn bè vào năm 18 tuổi. Có chiều cao bình thường như người trưởng thành.

Dạy thì muộn ở bé gái

Giai đoạn dậy thì ở bé gái bắt đầu khi tuyến yên sản xuất hai loại hormone là hormone luteinizing [LH] và hormone kích thích nang trứng [FSH]. Hormone này khiến buồng trứng phát triển. Bắt đầu sản sinh estrogen. Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt ở bé gái bắt đầu ngay sau khi ngực phát triển và chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sẽ xuất hiện khoảng 2 – 3 năm sau đó. Một bé gái 13 tuổi mà ngực chưa phát triển thì được coi là dậy thì trễ.

Để xác định, bé gái cần phải xét nghiệm máu và các xét nghiệm khác để đo mức hormone LH, FSH, estradiol. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy hormone LH và FSH ở mức cao. Điều này nghĩa là buồng trứng không hoạt động bình thường. Trong trường hợp này, phải kích thích tuyến yên sản sinh ra hormone để kích thích buồng trứng hoạt động mạnh hơn. Nếu nguyên nhân gây suy buồng trứng sớm không rõ ràng, trẻ sẽ được tiến hành xét nghiệm karyotype [lập bộ nhiễm sắc thể] để khảo sát xem có bao nhiêu tế bào bị thiếu nhiễm sắc thể X.

Nếu mức hormone LH, FSH và estradiol thấp thì nguyên nhân gây dậy thì muộn ở nữ có thể là do lượng mỡ cơ thể bị giảm hoặc thiếu hormone LH, FSH vĩnh viễn. Các xét nghiệm khác sẽ được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ cơ thể trẻ đang thiếu loại hormone tuyến yên, chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ não. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định chụp X-quang tay để đo độ tuổi xương.

Nguyên nhân gây ra dậy thì muộn là gì?

Dậy thì muộn có thể vì một số lý do:

Lịch sử gia đình

Thông thường, nó chỉ đơn giản là một khuôn mẫu cách thức tăng trưởng và phát triển của gia đình. Ví dụ như một chàng trai hay cô gái có thể thấy rằng cha mẹ, chú, dì, anh chị em hoặc anh em họ của mình phát triển muộn hơn tuổi bình thường. Điều này thường không cần điều trị. Những thanh thiếu niên này sẽ phát triển bình thường, muộn hơn so với hầu hết các bạn cùng lứa.

Nguyên nhân từ các vấn đề y tế

Các vấn đề y tế cũng có thể gây ra sự chậm trễ ở tuổi dậy thì:

Các bệnh mạn tính

Một số người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, xơ nang, bệnh thận hoặc thậm chí hen suyễn có thể trải qua tuổi dậy. Đó là vì bệnh của họ có thể khiến cơ thể họ khó phát triển và phát triển muộn hơn. Điều trị đúng cách và kiểm soát tốt hơn các tình trạng này có thể giúp cho việc dậy thì muộn ít xảy ra hơn.

Tiểu đường ở trẻ em có thể khiến trẻ dậy thì muộn

Suy dinh dưỡng

Một người bị suy dinh dưỡng – không có đủ thức ăn để ăn hoặc không có chất dinh dưỡng tốt – cũng có thể dậy thì muộn hơn so với những người cùng ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Ví dụ, thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn ăn uống hay chán ăn tâm thần thường giảm cân rất nhiều đến nỗi cơ thể họ không thể phát triển đúng cách. Những cô gái tập luyện liên tục trong thể thao có thể gây dậy thì muộn vì mức độ tập luyện của họ khiến họ thiếu dinh dưỡng. Cơ thể của các cô gái cần đủ chất béo trước khi họ có thể trải qua tuổi dậy thì hoặc có kinh nguyệt.

Vấn đề tuyến giáp

Dậy thì muộn cũng có thể xảy ra do các vấn đề ở tuyến yên hoặc tuyến giáp. Những tuyến này liên quan đến các hormone quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể.

Nguyên nhân DNA

Một số người không trải qua tuổi dậy thì vào thời điểm tuổi bình thường vì có vấn đề với nhiễm sắc thể. Họ được tạo thành từ DNA có chứa các gen dậy thì muộn. Các vấn đề với nhiễm sắc thể có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng bình thường. 

Hội chứng Turner

Hội chứng Turner xảy ra khi một trong hai nhiễm sắc thể X của nữ là bất thường hoặc mất. Điều này gây ra vấn đề với cách một cô gái phát triển và với sự phát triển của buồng trứng và sản xuất hormone giới tính. Phụ nữ mắc hội chứng Turner không được điều trị, tuổi thọ sẽ ngắn hơn bình thường, có thể không trải qua tuổi dậy thì theo cách thông thường và có thể có các vấn đề y tế khác.

Hội chứng Klinefelter

Trẻ nam mắc hội chứng Klinefelter được sinh ra với một nhiễm sắc thể X thêm [XXY thay vì XY]. Tình trạng này có thể làm chậm sự phát triển tình dục. Những trẻ mắc phải có thể có vấn đề về học tập và có thể có các vấn đề y tế khác.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát sinh dậy thì muộn ở nam và nữ

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc dậy thì muộn bao gồm:

  • Các bệnh mãn tính, ví dụ như bệnh xơ nang, bệnh tiểu đường hay bệnh thận;
  • Suy dinh dưỡng, có thể từ rối loạn ăn uống, hay các bệnh mãn tính như bệnh xơ nang;
  • Tập thể dục quá mức, ví dụ trong trường hợp vận động viên chuyên nghiệp;
  • Khối u hay các chấn thương bên trong khác ảnh hưởng tới các tuyến;
  • Các hội chức liên quan đến hormone, như hội chứng suy nhược tuyến giáp;
  • Các bệnh di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển sinh dục.
Di truyền có thể là yếu tố khiển trẻ dậy thì muộn

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị dạy thì muộn ở trẻ.

Việc điều trị dậy thì muộn sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân. Trẻ em mắc chứng dậy thì muộn do thể trạng có thể không cần điều trị vì trẻ chỉ cần thêm thời gian để phát triển. Nếu nguyên nhân gây ra dậy thì muộn là do tình trạng mất cần bằng nội tiết tố hay mộ căn bệnh nào đó, bạn có thể cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nội tiết tố nhi khoa hoặc một chuyên gia về tăng trưởng và tuổi dậy thì.

Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng các liệu pháp hormone ngắn hạn để giúp trẻ phát triển:

  • Ở bé trai, bác sĩ có thể bổ sung hormone testoterone bằng cách tiêm trực tiếp hoặc dùng miếng dán và gel bôi;
  • Ở bé gái, bác sĩ có thể bổ sung hormone estrogen hoặc progesterone bằng thuốc uống hoặc gel bôi.

Trên đây là những thông tin về tình trạng dậy thì muộn ở cả trẻ em nam và nữ. Phụ huynh khi nhận thấy con mình có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến quá trình phát triển tự nhiên; cần đưa trẻ đến khám bệnh để kịp thời điều trị.

Video liên quan

Chủ Đề