Ý nghĩa hình dáng bánh trung thu tròn là gì

Bánh Trung thu là loại bánh có hình dạng vuông và tròn. Mặc dù bánh trung thu từ lâu là phần không thể thiếu trên mâm cỗ trông trăng. Nhưng nguồn gốc bánh trung thu và ý nghĩa của nó lại ít người biết rõ.

Nguồn gốc bánh trung thu

Bánh trung thu là tên gọi một loại bánh có nguồn gốc từ Trung Quốc dùng để ăn trong các dịp Tết Trung thu, tiếng Việt có nghĩa là bánh nướng.

Tết Trung Thu là cái Tết lớn thứ ba trong năm. Từ hình ảnh tròn của vầng trăng, con người thuở xưa đã ký thác tư tưởng của mình thành một biểu tượng: đó là chiếc bánh tròn mà người ta gọi nó là Nguyệt Bính hay Bánh Vầng Trăng. Ngắm trăng thu mà không ăn Nguyệt Bính sẽ là vô nghĩa.


Những điều thú vị về chiếc bánh trung thu đêm trăng rằm.

Về sự tích bánh trung thu

Huyền thoại thứ nhất: Hậu Nghệ được bà Tây Vương Mẫu ban cho viên thuốc trường sinh để sống lâu bảo vệ thế gian. Nhưng Hằng Nga lại lén ăn cắp thuốc này và bay tuốt lên mặt trăng. Trên mặt trăng, Hằng Nga làm bạn với một con thỏ ngọc đứng dưới gốc cây.

Không khí trên mặt trăng vốn lạnh buốt nên do đó được gọi là Quảng Hàn cung. Hằng Nga bị lạnh nên phải ho làm viên thuốc trường sinh văng ra khỏi họng. Nàng bèn nghĩ nên lấy viên thuốc này giao cho con thỏ giã nhỏ ra thành bột mà rắc xuống thế gian mà để thiên hạ cũng được trường sinh.


Bánh trung thu và những câu chuyện được nghe kể.

Huyền thoại thứ hai là về vua Đường Minh Hoàng là người rất muốn luyện phép tu tiên. Chính tục lệ treo đèn và bầy cỗ vào đêm rằm tháng Tám vì đó là ngày sinh nhật của ông nên truyền cho thiên hạ khắp nơi phải làm thế để mừng cho ông. Chính vào đêm rằm này, ông ra lệnh cho viên đạo sĩ La Công Viễn làm phép thế nào để ông du hồn lên chơi trên mặt trăng.Truyền thuyết kể rằng đạo sĩ này đã cho ông uống một liều thuốc gì đó rồi nói vua kê đầu vào một cái gối đặc biệt trong một khung cảnh mờ ảo có đốt hương trầm phảng phất. Quả nhiên, nhà vua trong chốc lát thấy hồn mình nhẹ nhàng bay bổng lên vùng Nguyệt Điện rồi chứng kiến một bày tiên nữ lả luớt nhảy múa ca hát trong những bộ xiêm y theo bảy sắc của cầu vồng.

Lúc tỉnh dậy, nhà vua bèn nhớ lại bắt chước mà sáng tác ra khúc nhạc Nghê Thường Vũ Y Khúc. Nghê là cái cầu vồng, Thường là cái xiêm váy. Khúc nhạc này rất nổi tiếng và lưu dấu trong thi văn hậu thế và ngộ thay, vua Đường Minh Hoàng đầy nghệ sĩ tính lại được giới nghệ thuật ca vũ Trung Hoa. Đời sau suy tôn là "Thánh tổ" của nghề nghiệp của họ.

Ý nghĩa tết trăng rằm cùng thưởng bánh trung thu

Về mặt ngôn ngữ, người ta lại liên kết cái ý niệm "Tròn" [viên] của Trăng với cảnh quây quần "đoàn viên" của con người qui tụ ăn mừng để thưởng Trăng. Rồi từ ý niệm này, lại nảy sinh ra huyền thoại ông già dưới trăng "Nguyệt lão" chắp mối tơ hồng để trai gái kết hôn.

Vầng trăng dịu dàng tượng trưng cho nguyên lý Âm, chủ về phụ nữ. Nên vào đêm rằm Trung Thu, phụ nữ Trung Hoa thường bày tiệc cúng Trăng với hương đèn và mâm ngũ quả cùng Nguyệt BínhĐặc biệt nếu cúng dưa hấu thì không nên bổ đôi mà phải lấy dao tiả thành hoa sen. Vì kiêng cữ ý niệm "phân qua" tức là chia rẽ phân ly. Tục này truyền qua Việt Nam, ngoài Bắc trở thành tục bày cỗ thưởng nguyệt với bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả trong mùa.

Đặc biệt phụ nữ trong nhà có dịp trổ tài phụ xảo nữ công bằng cách gọt đu đủ thành các thứ hoa nhuộm phẩm sặc sỡ hay nặn bột thành những con giống như tôm, cua, cá.

Một điểm đặc biệt là trên nắp các hộp bánh Trung Thu bán ở thị trường thường vẽ những bức hoạ. Chẳng hạn như, Hằng Nga Ngọc Thố Quảng Hàn cung hay Đường Minh Hoàng du Nguyệt Điện để thể hiện những huyền thoại liên quan đến mặt trăng.

Trung Thu là lễ thức nông nghiệp có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đối với người Hoa, ngày tết Trung thu có đốt đèn, lồng đèn hình cá chép, lễ vật cúng trăng gồm bánh Trung thu, bưởi, khoai môn và đậu phộng. Ở nước ta, từ lâu, tết Trung Thu đã biến thành ngày Tết Nhi đồng. Trẻ em được ăn bánh ngọt và vui chơi trong đêm với nhiều loại lồng đèn hình dáng, màu sắc khác nhau.

Người Việt ảnh hưởng tục lệ của người Hoa nhưng lễ cúng thần Thái Âm đơn giản hơn. Lễ vật cúng gồm có trà, bánh, hương hoa, không có bưởi, khoai môn và đậu phộng như lễ vật của người Hoa.

Bánh trung thu có mấy loại?

Ở Việt Nam từ xưa đến nay, bánh trung thu gồm hai hình thức: dẻo và nướng.

Bánh dẻo làm bằng bột nếp trắng tinh nhồi với đường với nước hoa bưởi thơm lừng, đúc trong khuôn gỗ thường hình tròn, nhân làm bằng hột sen hay đậu xanh tán nhuyễn là chiếc bánh trung thu mang sắc thái Việt Nam hơn bánh nướng.

Theo khẩu vị Hà Nội, bánh dẻo thường ngọt sắc hơn trong Nam. Đường kính của bánh thường rất lớn, có thể gần bằng chiếc mâm. Để thể hiện hình dáng của vầng trăng thu lớn và trắng ngà trong biểu tượng của ý nghĩa "đoàn viên của gia đình" và nhất là tình yêu khắng khít vợ chồng.


Bánh trung thu dẻo.

Bánh nướng trung thu hầu như vẫn trong bí quyết chế biến của dân Việt gốc Hoạ Hình dáng bánh nướng thường vuông hay tròn, thường đựng vừa khít bốn chiếc trong một cái hộp giấy vuông.

Vỏ bánh làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rượu, nhân thì có thể thuần tuý thường làm bằng đậu xanh, khoai môn, hay hột sen tán nhuyễn bao bọc lấy một hay hai tròng đỏ trứng vịt muối có mùi vani hay sầu riêng hoặc là nhân thập cẩm gồm đủ thứ như dăm bông, thịt quay, vi yến, dừa, hạt dưa, vỏ quít, ngó sen, bí đao.


Bánh trung thu nướng.

Một điểm cần biết là những chiếc bánh trung thu nướng Trung Hoa mà chúng ta quen ăn ở Việt Nam hay mua tại những tiệm Hoa đại đa số ở hải ngoại chính là thoát thai từ kiểu thức và khẩu vị của vùng Quảng Đông bên Trung Hoa với những đặc điểm sau: vỏ bánh có vị ngọt, bánh đúc từ khuôn gỗ, còn về nhân thì thập cẩm bao gồm đến 200 loại vô cùng phong phú.

Về mặt thưởng thức, bánh nướng mới ra lò ăn không ngon vì vỏ khô cứng mà phải chờ ba ngày sau, mỡ trong lớp nhân mới rịn ra làm bánh ăn mềm và thơm ngon. Mặc dù người ta quảng cáo bánh có thể bảo quản lâu đến một tháng. Nhưng trong điều kiện khí hậu bình thường, bánh chỉ nên ăn trong vòng hai tuần là tối đa nếu không thì ngửi khét dầu và làm sình bụng.

Theo YeuDuLich.vn
Ngày 06/09/2011


Hiện nay trên thị trường bánh trung thu có rất nhiều loại, với nhiều xuất xứ khác nhau. Hằng năm khi mỗi dịp trung thu về thì mọi người đều chuẩn bị bánh trung thu để cả gia đình cùng thưởng thức. Việc đó như một nét văn hóa được truyền đời từ trước tới nay. Vậy bạn có biết nguồn gốc và ý nghĩa của những chiếc bánh trung thu? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Nguồn gốc của bánh trung thu

Vài nét về tên bánh trung thu

Bánh trung thu có xuất xứ từ Trung Quốc với tên gọi là Nguyệt bính, theo tiếng Anh là mooncake. Theo tiếng Việt mình dịch ra có nghĩa là bánh mặt trăng. Cho nên người Việt mình thường hay gọi đó là bánh trung thu. 

Theo lễ hội truyền thống của Trung Quốc, đó là ngày lễ của Hằng Nga một nữ thần mặt trăng.  Vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm đều tổ chức lễ và gọi đó là ngày trung thu. Khi mặt trăng tròn nhất trong tháng và cũng được gọi là đêm của mặt trăng.

Vì vậy nên trong ngày này mọi người đều dùng bánh trung thu. Cho tới hiện tại thói quen đó vẫn được duy trì như một nét sinh hoạt văn hóa không chỉ của Trung Quốc, Việt Nam mình mà còn nhiều nước trên thế giới.

Nguồn gốc, xuất xứ của bánh trung thu

Theo một câu chuyện dân gian bánh trung thu có nguồn gốc liên quan đến sự lật đổ của đế chế Mông Cổ. Thời Minh các nhà lãnh đạo của mình đã sử dụng bánh trung thu như một công cụ truyền đạt thông tin. Thông qua bánh trung thu những binh lính nhà Minh trao đổi các thông tin về việc lật đổ Mông Cổ. 

Câu chuyện kể rằng, Chu Nguyên Chương một vị vua nhà Minh, một lần ăn bánh nướng. Khi cắn chiếc bánh ông đã bỏ phần bánh còn lại vào trong một chiếc bát và úp lại. Sau đó ông hỏi Lưu Bá Ôn là trong bát là cái gì? Lưu Bá Ôn trả lời rằng “nửa như mặt trời, nửa như mặt trăng, vừa được kim long cắn một miếng gọi là bánh nướng”. Sau khi mở chiếc bát ra thì đúng là chiếc bánh mà Chu Nguyên Chương đã cắn dở. Vì vậy mà sau này Vua nhà Minh thêm trọng dụng Lưu Bá Ôn.

Ở giữa Chiếc bánh được nhét những thông tin mật để truyền thông tin cho binh lính. Hoặc có thể in các chữ lên mặt bánh trung thu như câu đố, hoặc thần chú.  Chiếc bánh trung thu làm vật trung gian cung cấp ngày khởi nghĩa là ngày trăng sáng nhất, đó là ngày lật đổ Mông Cổ. Vì vậy mà cuộc khởi nghĩa mới thành công. Về sau người dân Trung Quốc lấy việc làm bánh trung thu là ngày lễ kỷ niệm ngày khởi nghĩa.

Làm bánh trung thu là hoạt động kỷ niệm ngày khởi nghĩa tại Trung Quốc.

2. Ý nghĩa của những chiếc bánh trung thu

Hình dáng của bánh có ý nghĩa 

Chiếc bánh trung thu tròn như mặt trăng ngày rằm tháng 8. Nó mang ý nghĩa cho mọi điều trong cuộc sống luôn luôn viên mãn, tròn đầy như mặt trăng. Bánh trung thu là những món quà tinh thần có giá trị vô giá đối với mọi người.

Bánh trung thu tròn mang ý nghĩa cho mọi điều trong cuộc sống luôn viên mãn

Có những chiếc bánh trung thu với hình vuông đại diện cho trời và đất, thể hiện sự tự do. Trong cuộc sống phát triển hiện nay thì hình dáng bánh trung thu đa dạng hơn. Đó là ý nghĩa của những chiếc bánh trung thu được hiểu theo hình dáng bánh.

Ý nghĩa về nhân bánh

Thông thường bánh trung thu có nhân bánh dẻo và nhân bánh thập cẩm nướng. Nhân bánh dẻo có vị ngọt thể hiện cho cuộc sống luôn luôn may mắn, vui vẻ. Còn nhân bánh thập cẩm đại diện cho sự cay đắng, ngọt bùi trong cuộc sống của mỗi người. Mong muốn những điều không may sẽ qua đi. Để lại đón những điều may mắn nhất đến với mỗi chúng ta. 

Nhân bánh Trung Thu dẻo có vị ngọt thể hiện cho cuộc sống luôn luôn may mắn, vui vẻ.

Việt Nam du nhập bánh trung thu từ Trung Quốc. Nhưng cũng có những biến đổi trong cách sử dụng và làm bánh. Mỗi đất nước thì có một ý muốn gửi gắm vào chiếc bánh trung thu khác nhau. Đối với mỗi người con nước Việt chúng ta, những chiếc bánh mang giá trị nhân văn sâu sắc. 

Những chiếc bánh trung thu tròn đầy đẹp mắt thể hiện được sự viên mãn, sung túc. Đối với mỗi gia đình chúng ta nó mang ý nghĩa đoàn viên, sum vầy, vui vẻ quây quần bên nhau. Cùng nhau nói chuyện và thưởng thức những miếng bánh ngọt ngào để hiểu thêm về ý nghĩa của những chiếc bánh trung thu.

Vào dịp lễ trung thu chúng ta đều chuẩn bị hai loại bánh trung thu cho gia đình cùng thưởng thức. Đó là bánh dẻo và bánh nướng, tùy thuộc vào cách làm mà có các loại nhân khác nhau. 

3. Đặc điểm và cách làm của các loại bánh trung thu

Bánh trung thu bánh nướng

Bánh nướng là loại bánh trung thu được sử dụng nhiều trong dịp trung thu về. Bánh nướng là loại bánh mà vỏ bánh được làm bằng bột mì. sau đó được nướng lên bằng lò nướng. Lớp vỏ bánh nướng có màu vàng, đường nét hoa văn đẹp mắt. 

Đối với nhân bánh nướng có hai loại nhân đó là nhân ngọt và nhân mặn thập cẩm. 

Nhân ngọt thường làm bằng các loại mứt như: hạt sen, mứt gừng hạt lựu, mứt dừa...Sau khi được thái nhỏ, sên lên sẽ tạo thành nhân bánh ngọt. Người ta chia nhân bánh thành những phần nhỏ bằng nhau. Sau đó bọc nhân bằng vỏ bánh rồi cho vào khuôn làm bánh. Sau đó nướng bánh lên với nhiệt độ vừa phải cho bánh nướng màu vàng đẹp mắt. 

Nhân ngọt thường làm bằng các loại mứt như: hạt sen, mứt gừng hạt lựu,...

Đối với nhân bánh mặn thập cẩm bánh nướng cách làm cũng tương tự chỉ khác khi chế biến nhân bánh. Nhân bánh mặn thập cẩm chúng ta cần thêm lạp xưởng, trứng muối, các loại mứt sên lên với nhau mà tạo thành. Từ đó chúng ta đã có loại bánh nướng thơm ngon cho cả nhà cùng thưởng thức.

Đó là hai loại nhân bánh nướng mạng những hương vị đặc trưng cho người thưởng thức. Ý nghĩa của những chiếc bánh trung thu mang lại cho chúng ta cách nhìn rõ hơn qua đó càng trân quý hơn những điều tốt đẹp trong cuộc sống. 

Bánh trung thu bánh dẻo

Đây là loại bánh truyền thống, được sử dụng rất nhiều và phổ biến hiện nay. Với nhiều màu sắc và văn, bánh dẻo mang lại cho chúng ta cảm giác ngọt ngào vui vẻ trong ngày tết trung thu. Cách làm bánh dẻo không quá khó khăn như chúng ta nghĩ. 

Bánh trung thu dẻo là loại bánh truyền thống, được sử dụng rất nhiều và phổ biến.

Phần vỏ bánh dẻo thông thường gồm các thành phần như đường, dầu thực vật, bột bánh dẻo và một ít tinh dầu hoa bưởi. 

Đối với phần nhân bánh dẻo thường gồm các loại hạt như đậu xanh, đậu đỏ, sữa dừa, hạt sen…Chúng ta sử dụng các loại khuôn làm bánh với nhiều hoa văn khác nhau. 

Cách làm bánh dẻo như sau: Chúng ta chuẩn bị một nồi nước đường để làm vỏ bánh. Sau khi nước đường nguội chúng ta cho bột vào và đánh đều lên. Sau đó chúng ta dùng tay trộn đều bột tới khi bột thật dẻo và không còn dính tay. Cho một lớp bột khô bên ngoài và ủ trong tầm 30 phút đồng hồ. 

Đối với khâu chế biến nhân bánh, chúng ta cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào một cái bát tô. sau đó trộn đều các loại nhân lại với nhau. Lưu ý khi chế biến các loại nhân cần thái thật đều để nhân dễ trộn và kết dính với nhau. Sau khi nhân bánh dẻo chế biến xong chúng ta vo tròn nhân thành các phần bằng nhau. 

Những chiếc bánh dẻo với hương vị truyền thống được mọi người yêu thích. Ý nghĩa của những chiếc bánh trung thu dẻo mang lại mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mọi người. Vì vậy chúng ta hãy làm những chiếc bánh dẻo thật ngon và đẹp mắt để dành tặng người thân nhé.

4. Các lưu ý khi lựa chọn và sử dụng bánh trung thu

Lưu ý màu sắc bánh trung thu

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bánh trung thu. Đối với một số người thì họ sẽ lựa chọn bất kỳ sản phẩm nào cũng được. Nhưng điều này sẽ gây không tốt cho sức khỏe người sử dụng. Vì trên thị trường có rất nhiều loại bánh kém chất lượng. Khi chọn mua bánh chúng ta nên lưu ý cách chọn bánh trung thu. 

Khi lựa bánh trung thu chúng ta nên nhìn chiếc bánh có độ bóng. Khi chúng ta dùng tay ấn bánh thấy có độ đàn hồi nhẹ và mềm thì bánh sẽ ngon và có đổ dẻo phù hợp. Bên ngoài bánh có một lớp bột mỏng, vỏ bánh không bị nhão. 

Bên cạnh đó bạn tránh lựa chọn các loại bánh có dấu hiệu bị vỡ hoắc méo mó hình dáng bánh. Màu sắc bánh phải tự nhiên, nếu bánh có màu lạ thì nhớ không nên mua nhé.

Lưu ý về bao bì của bánh

Một lưu ý nữa dành cho người tiêu dùng khi lựa bánh trung thu là để ý đến bao bì sản phẩm. Khi mua các sản phẩm bánh nên chọn bánh có bao bì còn nguyên không nhàu nát. Bao bì sản phẩm của các nhãn hàng uy tín sẽ được thiết kế đẹp và độc đáo. Trên bao bì của bánh thường ghi rõ tên, logo doanh nghiệp. Đồng thời sẽ được in ngày tháng sản xuất và hạn sử dụng của bánh. Mọi thông tin về sản phẩm và những lưu ý cần thiết sẽ dễ dàng nhìn thấy khi quan sát trên bao bì.

Chúng ta lưu ý đến nguyên liệu của bánh

Với sự đa dạng về nguyên liệu mà người ta sản xuất bánh có nhiều loại nhân mặn ngọt khác nhau. Đối với người bình thường thì tùy theo sở thích lựa chọn mua bánh trung thu nào cũng được. Nhưng với một số người có tiền sử bệnh thì cần có lưu ý khi mua bánh. Các loại bánh có thành phần ít đường thì nên dành cho người béo phì hoặc tiểu đường. Sẽ có những loại bánh phù hợp không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người ăn.

Hiện nay, bánh Trung thu rất đa dạng với nhiều loại nhân mặn, ngọt khác nhau. Vì vậy, khi lựa chọn, người mua nên chú ý đến khẩu vị của người nhận bánh hoặc các thành viên trong gia đình. Người béo phì, tiểu đường nên chọn những loại bánh Trung thu làm từ đường không năng lượng isomalt, để không ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Để ý đến hạn sử dụng của bánh

Chúng ta đều biết bánh trung thu không có sử dụng chất bảo quản. Nên hạn sử dụng của nó không được lâu, chỉ tầm được hơn 2 tháng. Vì vậy khi mua bánh chúng ta cần đọc kỹ hạn sử dụng để tránh việc mua nhầm bánh sắp hết hạn nhé. Việc lựa chọn bánh sẽ giúp người ăn hiểu rõ hơn được ý nghĩa của những chiếc bánh trung thu.

Địa chỉ cung cấp nhân bánh trung thu an toàn

Trí Đức Food chúng tôi là đơn vị có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến cung cấp các sản phẩm nông sản. Các nguyên liệu để làm nhân bánh trung thu có tại chúng tôi luôn đảm bảo về chất lượng sản phẩm. 

Chất lượng nguyên liệu làm mứt tại Trí Đức Food được chứng nhận y tế ATVSTP. Quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn FSSC: 22000: 2005 & FSSC 22000:2018

Công ty TNHH DV TM SX Trí ĐứcVP: 9/11 Nguyễn Huy Tưởng, P.6, Q. Bình Thạnh, TP.HCMNhà máy: Ấp 6, Xã Tân Thạnh Đông, Củ Chi, TP.HCMĐT: [84.28] 38430020 / Fax: [84.28] 35107119Hotline: 028.668.47085-097.1001.301Email:

Website: //www.triducfood.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề