Tại sao bạn buồn ngủ cả ngày

Tình trạng lúc nào cũng buồn ngủ và mệt mỏi khiến bạn không những thấy người uể oải ở nơi làm việc mà còn có cảm giác nặng nề khi ở nhà. Bạn thậm chí có thể quá kiệt sức đến mức không thể xoay xở được với công việc của mình.

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng buồn ngủ và mệt mỏi:

Các vấn đề tâm lý

Đôi khi, các vấn đề tâm lý như trầm cảm hoặc lo âu là gốc rễ của chứng mệt mỏi mãn tính. Trầm cảm ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều gấp đôi nam giới và thường xảy ra trong các gia đình ở độ tuổi từ 15 đến 30. Nhiều người bị trầm cảm sau khi sinh em bé hoặc bị rối loạn cảm xúc vào mùa đông với dấu hiệu mệt mỏi và buồn bã. 

Các triệu chứng lo âu có thể bao gồm: kích động, khó ngủ, luôn cảnh giác, lo lắng về sự diệt vong sắp xảy ra… Khi bị trầm cảm, bạn có thể rơi vào tâm trạng chán nản hầu như cả ngày. Cùng với cảm giác mệt mỏi, bạn có thể ăn quá nhiều hoặc quá ít, ngủ quá nhiều hoặc thiếu ngủ, cảm thấy tuyệt vọng... 

Nếu bạn bị trầm cảm hoặc có các triệu chứng lo lắng thường xuyên, hãy nói chuyện với bác sĩ và đi khám sức khỏe. Nếu không có nguyên nhân thực thể nào gây ra chứng trầm cảm hoặc lo lắng, bác sĩ có thể tư vấn bạn đến bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý. 

Tình trạng thiếu máu 

 

Người bị thiếu máu có thể bổ sung vitamin C để giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn[ảnh minh họa]

Đây là một tình trạng đặc biệt phổ biến ở phụ nữ đang ở độ tuổi sinh nở và những người vừa mới trải qua một cuộc phẫu thuật khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi. Bạn cũng có thể bị thiếu máu do thiếu sắt, axit folic hoặc vitamin B12. Các bệnh mãn tính như tiểu đường hoặc bệnh thận cũng có thể gây thiếu máu. 

Để chẩn đoán tình trạng thiếu máu, bác sĩ sẽ cho bạn xét nghiệm máu. Nếu thiếu sắt là nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi, cách xử lý là bổ sung sắt hoặc các loại thực phẩm giàu chất sắt như rau bina, bông cải xanh và thịt đỏ vào chế độ ăn uống. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung vitamin C để giúp sắt được hấp thụ tốt hơn và cải thiện các triệu chứng, tăng cường đề kháng. 

Chứng dị ứng thực phẩm

Mặc dù thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng tình trạng không dung nạp thực phẩm hoặc dị ứng có thể gây tác dụng ngược. Thực tế, mệt mỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của chứng dị ứng thực phẩm. Bệnh Celiac [không dung nạp gluten] do bạn không thể tiêu hóa gluten cũng có thể gây ra mệt mỏi. 

Bạn có thể thử cắt bỏ một số loại thực phẩm có liên quan đến nhiều triệu chứng buồn ngủ trong vòng 10 - 30 phút sau khi ăn để xem liệu điều đó có tạo ra sự khác biệt hay không. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về xét nghiệm dị ứng thực phẩm nhằm xác định những loại thực phẩm nên tránh. 

Bệnh lý mạn tính 

 

Một số loại thuốc điều trị bệnh mạn tính có tác dụng phụ gây buồn ngủ và mệt mỏi [ảnh minh họa]

Ngoài các vấn đề sức khỏe cấp tính, tình trạng cơ thể mệt mỏi còn là triệu chứng của các bệnh lý mạn tính như viêm khớp, tim mạch, mất ngủ... Một số căn bệnh có thể khiến bạn thường xuyên buồn ngủ như tiểu đường, suy giáp, hạ natri máu… 

Bạn cũng có thể bị buồn ngủ do dùng các loại thuốc khi điều trị bệnh như thuốc kháng histamine, thuốc an thần, thuốc ngủ... Những loại thuốc này có nhãn cảnh báo không nên lái xe hoặc vận hành máy móc hạng nặng trong khi sử dụng. 

Nếu bạn lúc nào cũng buồn ngủ và mệt mỏi do bệnh mạn tính, hãy đi khám sức khỏe để kịp thời điều chỉnh lối sống và phương pháp điều trị. Bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu bạn thấy buồn ngủ kéo dài do dùng thuốc. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc thay thế hoặc điều chỉnh liều lượng hiện tại của bạn. 

Cơ thể thiếu vitamin

Tình trạng thiếu hụt vitamin cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi. Điều này có thể bao gồm hàm lượng vitamin D, vitamin B-12, sắt, magiê hoặc kali thấp. Bạn có thể thực hiện xét nghiệm máu định kỳ để xác định mình đang thiếu hụt loại vitamin nào. 

Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường ăn một số loại thực phẩm để điều chỉnh sự thiếu hụt một cách tự nhiên. Ví dụ, bạn có thể ăn thêm ngao, thịt bò và gan có thể cải thiện tình trạng thiếu hụt B-12. 

Bên cạnh việc bổ sung vitamin thiếu hụt, bạn cũng nên tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng các loại vitamin như A, D, E, C… Với chế độ dinh dưỡng cân bằng, hệ miễn dịch của bạn sẽ khỏe mạnh hơn và giảm tình trạng mệt mỏi.

Với hương cam tự nhiên thơm ngon, Bạn có thể dùng viên sủi Bocalex Multi bổ sung vitamin giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ giảm mệt mỏi. Bocalex Multi [*] cung cấp các vitamin giúp hỗ trợ tăng đề kháng như vitamin C, B1, B2, B3, B5, B6, Biotin [vitamin H] và Acid Folic [vitamin M].

 

Bocalex là thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang được phân phối rộng rãi tại tất cả các nhà thuốc.

Bạn có thể xem thông tin chi tiết tại: //www.bocalex.vn

[*] Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

PV


Nhiều người trải qua cảm giác buồn ngủ, kiệt sức cả ngày dù đêm hôm trước không hề uống rượu. Dưới đây là 7 nguyên nhân của hiện tượng này, theo Metro.

Ảnh: Medical Daily.

Buổi chiều

Không ăn nhiều vào buổi trưa, bạn vẫn thấy mệt mỏi khi chiều đến. Đồng hồ sinh học thông báo với cơ thể đã đến giờ ngủ khiến bạn uể oải, làm việc kém trong khoảng 2-4h chiều.

Bạn ở trong nhà cả ngày

Bạn không thể tỉnh táo nếu ngồi trước máy tính trong căn phòng tối tăm cả ngày. Điều bạn cần làm là bước ra ngoài, vận động và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để cơ thể hấp thụ vitamin D.

Bạn ngủ không đúng giờ

Con người là sinh vật của thói quen. Bất cứ gián đoạn nào về giấc ngủ cũng đẩy bạn đi chệch khỏi quỹ đạo. Cố ngủ, dậy sớm hơn hay muộn hơn thông thường đều khiến cơ thể mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Thể chất gặp vấn đề

Nếu đã ngủ đủ 8 tiếng mà vẫn uể oải, bạn có thể đã gặp một vấn đề sức khỏe nào đó. Thiếu máu hoặc tuyến giáp kém hoạt động là hai trong số nguyên nhân chính dẫn đến mệt mỏi. Ngoài ra, hãy xem xét nguy cơ bị tiểu đường, không hấp thụ được thức ăn, ngưng thở khi ngủ hoặc mang thai.

Tinh thần không ổn định

Thiếu năng lượng là triệu chứng thường gặp của các bệnh tâm thần như trầm cảm. Sự lo âu dễ dàng gây ra thiếu ngủ, khiến cơ thể bạn suy nhược. Các chuyên gia khuyến cáo bạn đi gặp bác sĩ nếu đột nhiên cảm thấy buồn ngủ suốt cả ngày.

Bạn đang tưởng tượng

Trí não của chúng ta mạnh mẽ đến mức trở thành bậc thánh đánh lừa. Bạn không thể tỉnh táo, khỏe khoắn nếu vừa ngủ dậy đã nghĩ mình quá mệt mỏi. Tốt nhất chỉ nên tự đánh giá năng lượng, cảm xúc của bản thân vào 11h trưa.

Uống rượu

Rượu tác động đến não tương tự như thuốc ngủ. Vì thế, hãy tránh xa rượu trong ngày làm việc nếu không muốn bản thân ngủ gục.

Minh Nhật

1. Bệnh suy giảm tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyển nhỏ ở cổ. Nó điều khiển sự trao đổi chất, chuyển dưỡng thực phẩm thành năng lượng. Khi tuyển giáp hoạt động kém hiệu quả, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

2. Bệnh đái tháo đường

Bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 sẽ không chuyển hóa được đường glucose thành năng lượng khiến lượng đường trong máu tăng cao và không có đủ năng lượng cung cấp cho cơ thể hoạt động, vì thế người tiểu đường tuýp 2 sẽ thường thấy cảm giác mệt mỏi, uể oải, thèm ngủ.

3. Bệnh mất ngủ kinh niên

Bệnh này khiến bạn rất buồn ngủ vào ban ngày nhưng đến ban đêm bạn không thể ngủ được. Nhiều người đối phó với căn bệnh mất ngủ kinh niên cũng không hề dễ dàng, dẫn đến kiệt quệ về sức khỏe, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh và não bộ.

4. Trầm cảm

Trầm cảm là căn bệnh ảnh hưởng đến cách chúng ta ăn, ngủ, cảm nhận về bản thân mình và những người khác. Nếu không điều trị, triệu chứng này có thể kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.

Điều này sẽ khiến bạn giảm năng lượng, thay đổi thói quen, giờ giấc ăn uống, ngủ nghỉ, đồng thời các vấn đề về trí nhớ, sự tập trung, cảm xúc tuyệt vọng, tiêu cực cũng xuất hiện.

5. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại chính nó và tấn công các khớp khỏe mạnh, đôi khi khiến cho sụn và xương không thể phục hồi. Viêm khớp dạng thấp có thể khiến cho cơ thể bạn mệt mỏi, thiếu năng lượng, mất cảm giác ngon miệng, đau khớp và thèm ngủ.

6. Thiếu máu

Thiếu máu khiến cho não bộ và hệ thống thần kinh không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để duy trì hoạt động ở trạng thái bình thường. Hậu quả là dẫn đến chứng mệt mỏi, buồn ngủ, cơ thể chậm chạp, lờ đờ, mất tập trung… Biện pháp cải thiện tình trạng này đó là chúng ta cần bổ sung thêm sắt cho cơ thể thông qua đường uống hoặc các thực phẩm giàu sắt như gan, thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt…

7. Bệnh về gan

Một khi gan bị tổn thương thì các hoạt động của gan sẽ bị ảnh hưởng, khiến gan không thể dự trữ vitamin, khoáng chất; sản xuất ra protein mới cho cơ thể; tạo ra năng lượng một cách nhanh chóng khi cần thiết nữa. Chính vì lí do này mà những người bị tổn thương gan thường cảm thấy buồn ngủ bất kể ngày hay đêm.

8. Bệnh tim

Buồn ngủ, mệt mỏi, mất sức cũng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh tim. Bệnh tim làm cho tuần hoàn máu không lưu thông, các chất thải trong quá trình trao đổi chất sẽ tích lũy trong các mô về lâu dài sẽ gây ức chế thần kinh, gây ra mệt mỏi. Tuy nhiên buồn ngủ do bệnh tim không có tính đặc thù, nó rất khó để phân biệt với triệu chứng gây ra bởi các bệnh khác. Bên cạnh đó, bệnh tim còn có thêm các triệu chứng khác như khó thở, tức ngực…

Nếu bạn cảm thấy có những sự thay đổi bất thường trong giấc ngủ thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt , vì nó sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân một cách nhanh nhất để có cách điều trị thích hợp .

Hồng Vân

ad syt ad

Video liên quan

Chủ Đề