Tại sao bị nổi mề đay

Nổi mề đay mẩn ngứa đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện một mảng da đỏ, ngứa và nổi lên bề mặt da phân rõ ranh giới với những vùng da xung quanh. Bệnh được gây ra bởi một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch. Thông tin chi tiết về bệnh mề đay, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả, an toàn bằng liệu pháp tự nhiên sẽ được cung cấp trong nội dung bài viết này.

Nổi mề đay mẩn ngứa có thể là vấn đề ngoài da hoặc là do bệnh lý

Bệnh nổi mề đay là hiện tượng phản ứng của các mao mạch gây phù ở lớp trung bì da do cơ thể có phản ứng quá mẫn khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như thực phẩm, vi khuẩn, nấm mốc, phấn hoa, lông thú nuôi, hóa chất… Đây là một vấn đề da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào một cách đột ngột.

Bệnh có tính chất cấp tính hoặc mãn tính. Các triệu chứng có thể đến và đi nhanh chóng trong vòng 24 giờ, nhưng cũng có thể kéo dài lên đến 6 tuần hoặc lâu hơn.

Việc thăm khám bên ngoài có thể đủ để chẩn đoán, nhưng đối với mề đay mẩn ngứa mãn tính thường đòi hỏi phải kiểm tra dị ứng, thử thách thể chất hoặc các loại kiểm tra khác. Thông thường, thuốc kháng histamin được sử dụng để điều trị nổi mề đay mẩn ngứa, nhưng thuốc kháng histamin H2, corticosteroids, thuốc chống trầm cảm và thuốc chống hen suyễn cũng có thể được kê đơn.

Mề đay là kết quả của phản ứng dị ứng với chất gây dị ứng mà bạn tiếp xúc hoặc ăn và uống phải. Khi phản ứng dị ứng xuất hiện, cơ thể bắt đầu giải phóng histamin vào trong máu. Histamin là hóa chất do cơ thể bạn tạo ra để nổ lực chống lại nhiễm trùng và những tác nhân xâm nhập từ bên ngoài. Nhưng không may là ở một số người, histamin có thể gây sưng, ngứa và nhiều triệu chứng thường gặp khác.

Nguyên nhân gây mề đay mẩn ngứa thường gặp

Về các nguyên nhân kích hoạt phản ứng dị ứng, đó có thể là:

  • Thuốc: bao gồm một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid [NSAID] như thuốc ức chế aspirin và men chuyển.
  • Thực phẩm như các loại hạt, động vật có vỏ, phụ gia thực phẩm, trứng,…
  • Nhiễm trùng: bao gồm trường hợp bị cúm, cảm lạnh thông thường, sốt tuyến và viêm gan B.
  • Nhiễm trùng vi khuẩn: bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm họng liên cầu khuẩn
  • Ký sinh trùng đường ruột
  • Nhiệt độ môi trường/cơ thể cao hoặc sự thay đổi nhiệt độ đột ngột
  • Lông động vật, thú cưng
  • Phấn hoa hoặc một số độc trong cây tầm ma, cây thường xuân, cây sồi độc, mủ cao su
  • Côn trùng cắn, chích, gián, chất thải của gián
  • Một số hóa chất
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
  • Một số bệnh mãn tính như bệnh tuyến giáp, lupus,…

Mề đay vô căn có thể xảy ra ở một số trường hợp, không xác định được nguyên nhân gây bệnh khiến việc điều trị gặp khó khăn.

Theo bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, nguyên nhân gây mề đay chủ yếu do cơ địa và hệ miễn dịch. Chính vì vậy, mề đay không phải là bệnh lây nhiễm, không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác, không có con đường lây nhiễm.

Tuy không lây nhưng mề đay có tính di truyền từ cha mẹ sang con cái. Điều này giải thích vì sao có những gia đình nhiều thành viên đều mắc chứng mề đay mẩn ngứa.

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị nổi mề đay mẩn ngứa. Những người đang dùng các loại thuốc, bị nhiễm trùng hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe, thường xuyên tiếp xúc với các chất gây dị ứng như hóa chất, ánh sáng mặt trời, phấn hoa,… sẽ dễ bị nổi mề đay và phát ban hơn người khác.

Bên cạnh đó, trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú sức đề kháng và hệ miễn dịch suy yếu cũng là đối tượng dễ bị nổi mề đay mẩn ngứa.

Mặc dù các triệu chứng mề đay mẩn ngứa khá rõ ràng nhưng thường xuyên bị nhầm lẫn với những tình trạng da khác như eczema, rosacea, vẩy nến phấn hồng. Nhưng cơ chế sinh học của nổi mề đay cụ thể, do đó dấu hiệu và đặc điểm của mề đay sẽ có phần khác biệt nếu được xem xét một cách cẩn thận.

Triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa gây phát ban, ngứa và khó chịu

Mề đay và phát ban có những dấu hiệu cụ thể khác biệt với những tình trạng da khác:

  • Vùng da cao có đường viền xác định rõ ràng
  • Khi nhấn vào vết phát ban, nó sẽ chuyển sang màu trắng
  • Ngứa, đôi khi ngứa dữ dội hoặc kết hợp với đau, cảm thấy nóng rát
  • Phát ban có thể xuất hiện ở bất cứ vùng cơ thể nào, thay đổi hình dạng, di chuyển xung quanh, biến mất rồi xuất hiện trở lại trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Khi chúng biến mất, da sẽ trở lại bình thường mà không để lại sẹo

Mề đay được phân loại thành hai dạng điển hình là cấp tính và mãn tính. Trong khi phát ban cấp tính kéo dài dưới sáu tuần thì mề đay mãn tính kéo dài hơn sáu tuần.

  • Mề đay cấp tính: Bệnh phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên. Phần lớn được phân loại vô căn, nghĩa là không biết nguyên nhân gây nên. Hầu như các nốt ban xuất hiện trong vài giờ rồi biến mất, hiếm khi kéo dài hơn vài ngày, mặc dù nó có thể tái phát sau vài tuần. Tuy nhiên, nếu một nguyên nhân được tìm thấy thì nó thường liên quan đến nhiễm trùng, vết côn trùng cắn hoặc dị ứng thuốc, thực phẩm.
  • Mề đay mãn tính: Khác với mề đay cấp tính, nó thường phải được điều trị y tế. Trong một nghiên cứu vào năm 2014 thì 75% những người bị nổi mề đay mãn tính có các triệu chứng kéo dài hơn một năm, 11% kéo dài hơn năm năm trở lên.

Ngoài ra, còn một số loại mề đay mẩn ngứa khác với triệu chứng đặc trưng như:

  • Mề đay lạnh: Do tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, thường biểu hiện bằng các vết phát ban có kích thước khoảng một phần tư inch đến một inch, có màu hơi đỏ hoặc giống màu da. Một số trường hợp dẫn đến ngất xỉu nếu phát ban trên một khu vực lớn của da.
  • Mề đay do nhiệt: Gây ra bởi mồ hôi quá nhiều, thường xuất hiện dưới dạng những vết thương nhỏ bao quanh bởi những đốm phát ban đỏ rực.
  • Mề đay da vẽ nổi: Phát ban xuất hiện dọc theo đường tiếp xúc, nó thường xuất hiện trong khoảng 5 đến 10 phút sau khi tác động xảy ra rồi biến mất sau khoảng 10 đến 15 phút.
Biểu hiện mề đay vẽ nổi
  • Mề đay vật lý: Gây ra bởi bất kỳ áp lực nào đặt lên da, chẳng hạn như quần áo bó sát, đứng, ngồi quá lâu. Nó biểu hiện bằng phát ban cục bộ dày đặc hơn kèm theo triệu chứng ngứa, đau.
  • Mề đay do tiếp xúc với tia cực tím trong ánh nắng mặt trời: Phát ban xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, rất ngứa, đỏ da, nếu phát ban lan rộng có thể dẫn đến ngất.

Ít phổ biến hơn nhưng bệnh mề đay có thể xảy ra trước một phản ứng dị ứng toàn thân cực kỳ nghiêm trọng. Các triệu chứng hiếm gặp bao gồm:

  • Ho, hắt hơi và thở khò khè
  • Sưng môi hoặc lưỡi
  • Chóng mặt
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều
  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy
  • Co thắt dạ dày
  • Tắc nghẽn đường thở
  • Ngất xỉu
  • Động kinh

Bạn đang gặp các triệu chứng mề đay dai dẳng? Hãy chia sẻ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết.

Ở mức độ nghiêm trọng, bệnh mề đay có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

Phù mạch: Biến chứng này xảy ra khi các mạch máu cũng như huyết quản dưới da bị tụ nhiều dịch và sưng phù lên. Các vị trí bị phù mạch thường gặp nhất là ở mắt, môi hay miệng làm ảnh hưởng đến tầm nhìn cũng như khả năng ăn uống của người bệnh. Khi bị phù mạch, người bệnh còn có thể bắt gặp một số triệu chứng khác như: Đau, sưng đỏ, bỏng rát ở khu vực bị ảnh hưởng, khó thở…

Sốc phản vệ: Sốc phản vệ được xem là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh nổi mề đay. Biến chứng này ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em do hệ miễn dịch có sự phản ứng quá mạnh mẽ với tác nhân gây bệnh. Các dấu hiệu nhận biết sốc phản vệ bao gồm:

  • Khó thở
  • Ngạt thở
  • Da tím tái
  • Chóng mặt
  • Ngất
  • Tụt huyết áp
  • Suy hô hấp

Nếu bị sốc phản vệ nghiêm trọng, người bệnh có thể bị đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, nếu bị nổi mề đay kèm theo một trong các dấu hiệu bất thường trên, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Mề đay có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, phù mạch, khó thở…

Mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Các vết phát ban do mề đay gây ra có tính chất ngứa ngáy dữ dội. Cơn ngứa có thể xuất hiện cả ngày lẫn đêm khiến cho người bệnh mất ngủ, mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài không chỉ khiến sức khỏe suy giảm mà còn gây suy nhược cơ thể.

Nhiễm trùng, lở loét da: Cảm giác nóng rát, ngứa ngáy trên da khiến người bệnh muốn cào gãi không ngừng. Việc sử dụng tay gãi ngứa có thể khiến da bị tổn thương, chảy máu. Vi khuẩn cũng có thể từ móng tay xâm nhập vào da qua vết thương hở gây nhiễm trùng, làm mủ và lở loét da.

Có thể thấy, các biến chứng của bệnh nổi mề đay mẩn ngứa đều khá nghiêm trọng. Khi có dấu hiệu bị bệnh bạn không nên chủ quan và chần chừ trong việc thăm khám cũng như điều trị bệnh. Hãy tìm đến các phòng khám chuyên khoa da liễu uy tín để được chẩn đoán bệnh và chữa trị từ sớm nhằm ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.

Mề đay mẩn ngứa thường được chẩn đoán dựa trên những đánh giá về tiền sử bệnh của bạn và sự xuất hiện đặc trưng của phát ban. Các xét nghiệm và xạ hình y tế không bắt buộc trừ khi nghi ngờ nguyên nhân gây mề đay mẩn ngứa là một số bệnh như ung thư.

Mức độ nghiêm trọng của phát ban được phân loại dựa trên công cụ đánh giá được gọi là điểm hoạt động nổi mề đay [UAS]. Bác sĩ sẽ đánh giá chủ quan thông qua hai triệu chứng ban đầu là sốt và ngứa với thang điểm từ 0 [nhẹ] đến 3 [nặng]. Điểm tối đa là 6 cho thấy phát ban nghiêm trọng cần được điều trị tích cực.

Một số thử nghiệm có thể được thực hiện như:

  • Thử nghiệm dị ứng có thể được khuyến khích nếu bạn có phản ứng quá mẫn với thực phẩm, thuốc hay vết đốt côn trùng. Thử nghiệm da hoặc kiểm tra radioallergosorbent [RAST] là hai hình thức phổ biến thường được sử dụng.
Thử nghiệm dị ứng là một trong những phương pháp được áp dụng để tìm ra nguyên nhân gây nổi mề đay
  • Các bài kiểm tra thử thách thể chất được dùng để xác nhận rằng phát ban liên quan đến nhiệt, rung, ánh sáng mặt trời hoặc ma sát da.
  • Sinh thiết da được chỉ định nếu như phát ban da không được cải thiện, không tìm thấy nguyên nhân.

Hầu hết các phát ban cấp tính sẽ tự khỏi sau vài ngày và chỉ cần đắp một miếng gạc ướt, mát để giảm ngứa và sưng. Tuy nhiên, với những trường hợp nghiêm trọng thì cần được dùng thuốc kháng histamin đường uống để giúp giảm bớt các triệu chứng.

Một số giải pháp tự nhiên dưới đây có thể giúp giải quyết cơn ngứa, giảm nổi sẩn trên da cho cho các trường hợp bị nổi mề đay ở mức độ nhẹ:

Đắp khăn lạnh:

Hơi lạnh có thể giúp làm dịu cơn ngứa, giảm hiện tượng kích ứng ở các manh mạch , qua đó cải thiện tình trạng sưng phù da. Với cách này bạn chỉ cần sử dụng một cái khăn nhúng vào nước lạnh rồi đắp lên khu vực da bị ảnh hưởng. Có thể chườm đá lạnh cũng được nhưng cần bọc vào trong khăn, tuyệt đối không được áp cục đá trực tiếp lên da có thể gây bỏng nhiệt.

Trường hợp bị nổi mề đay ở nhiều vị trí, bạn có thể tắm với nước mát vài lần trong ngày để đối phó với cơn ngứa ngáy khó chịu.

Cách chữa nổi mề đay tại nhà bằng nha đam

Sở hữu nhiều nước cùng hàm lượng axit amin và vitamin dồi dào, gel nha đam giúp làm giảm cảm giác ngứa rát khó chịu trên da, đồng thời dưỡng ẩm, đẩy nhanh tốc độ phục hồi các tế bào da bị hư hỏng do ảnh hưởng của bệnh mề đay.

Nha đam có tác dụng xoa dịu cơn ngứa, giảm các nốt sẩn phù trên da do nổi mề đay mang lại

Trước tiên, bạn cần làm sạch vùng da bị ảnh hưởng. Sau đó lấy gel nha đam thoa lên bề mặt da và để khoảng 15 phút sau mới rửa lại. Áp dụng liên tục mỗi ngày 2 lần cho đến khi tình trạng nổi mề đay chấm dứt hẳn.

Mẹo trị nổi mề đay bằng lá khế:

Sử dụng lá khế cũng là một trong những cách chữa  mề đay mẩn ngứa đơn giản được áp dụng phổ biến trong dân gian. Loại lá này chứa chất  kháng khuẩn, chống dị ứng, giải nhiệt tự nhiên. Nếu dùng đúng cách có thể giúp làm dịu cơn ngứa, giảm nổi sẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng da.

  • Cách 1: Dùng lá khế nấu nước tắm hoặc rửa vùng da bị bệnh 2 – 3 lần trong ngày.
  • Cách 2: Lấy một lượng lá khế vừa đủ đem sao lên cho nóng và làm lá khế héo quắt lại. Chờ cho lá khế nguội bớt lấy chà xát nhẹ nhàng lên da. Cơn ngứa sẽ bớt hẳn.

Ngoài những mẹo trên, dân gian còn sử dụng lá chè xanh nấu nước tắm, uống trà hoa cúc hoặc bôi mật ong… để trị nổi mề đay. Khi  áp dụng cần đảm bảo vệ sinh để da không bị nhiễm khuẩn.

Nếu các giải pháp tự nhiên không giúp kiểm soát tốt các triệu chứng nổi mề đay, bạn cần sử dụng thuốc bác sĩ kê đơn. Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị nổi mề đay như:

  • Thuốc kháng histamine không kê đơn như Allegra [fexofenadine] , Claritin [loratadine] và Zyrtec [cetirizine]
  • Thuốc kháng histamin H2 như Pepcid [famotidine], Tagamet [cimetidine] và Zantac [ranitidine], có thể được sử dụng kết hợp với thuốc kháng histamine để giảm sưng mạch máu.
  • Corticosteroid như Prednison, có thể làm giảm phản ứng miễn dịch và nhanh chóng giảm ngứa, sưng nếu thuốc kháng histamine không hoạt động.
  • Các chất điều chỉnh Leukotriene như Accolate [zafirlukast] và Singulair [montelukast] thường được sử dụng để điều trị hen suyễn nhưng cũng có thể làm giảm một số dạng nổi mề đay vô căn mãn tính.
  • Doxepin mặc dù là thuốc chống trầm cảm nhưng cũng hoạt động như một chất kháng histamine mạnh khi được sử dụng ở liều thấp.
  • Xolair [omalizumab] là một kháng thể đơn dòng tiêm có hiệu quả trong điều trị các dạng nổi mề đay mãn tính mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
Chữa mề đay bằng thuốc và mẹo dân gian còn nhiều hạn chế

Lưu ý: Để được điều trị hiệu quả thì người bệnh nên thăm khám với bác sĩ chuyên môn, không nên tự ý mua thuốc sử dụng có thể khiến tình trạng thêm nghiêm trọng

Đông y quan niệm mề đay mẩn ngứa có căn nguyên từ sự suy yếu của tạng phủ, nhất là can, thận, hệ miễn dịch và cơ địa mất cân bằng. Các yếu tố này tạo điều kiện cho ngoại tà phong hàn, phong nhiệt, tà độc xâm nhập. Khí huyết hư, huyết ứ, huyết nhiệt gây ra các biểu hiện mề đay ngoài da.

Vì vậy, để điều trị mề đay hiệu hiệu quả, Đông y tập trung điều trị từ căn nguyên gây bệnh. Đồng thời, với thành phần thảo dược, thuốc Đông y tăng cường bồi bổ ngũ tạng, tăng cường sức đề kháng, ngăn tái phát bệnh hiệu quả.

Kế thừa và phát triển nguyên tắc điều trị Đông y, đội ngũ chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã hoàn thiện bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang là liệu pháp điều trị mề đay hoàn chỉnh nhất hiện nay. Bài thuốc sở hữu những ưu điểm và sự khác biệt vượt trội so với các bài thuốc trị mề đay khác như:

Tiêu ban Giải độc thang kết hợp tính bí truyền và nghiên cứu hiện đại

Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh bằng YHCT hàng đầu hiện nay. Trung tâm hiện bảo lưu hơn 100 bài thuốc cổ phương bí truyền và bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang là thành tựu của công trình nghiên cứu bài bản từ nền tảng kho tàng YHCT quý giá này.

Để bài thuốc trị mề đay phù hợp hơn với thể bệnh, thể trạng của người Việt hiện đại, đội ngũ bác sĩ nghiên cứu đã chắt lọc tinh túy từ hàng chục bài thuốc bí truyền, phân tích hàng trăm vị thuốc quý. Trung tâm đã dành 5 năm nghiên cứu kết hợp phòng LAB hiện đại và nhiều cuộc khảo sát, thực nghiệm, thử nghiệm thực tế. Đồng thời, dạng thuốc thang truyền thống được bào chế theo công nghệ hiện đại mang lại sự cải tiến mới dạng cao tinh chất tiện lợi và dễ uống.

Bài thuốc trị dứt điểm mề đay, không tái phát

Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc hiếm có khi kết hợp công thức thuốc “2 trong 1”. Hai phương thuốc nhỏ hỗ trợ lẫn nhau tạo ra tác động kép, nâng cao hiệu quả dược tính. Sự kết hợp này giúp điều trị mề đay từ gốc, tăng cường bồi bổ ngũ tạng và sức đề kháng ngăn tái phát hiệu quả. Trong đó:

  • Giải độc hoàn: Tác dụng giải độc, thanh nhiệt, mát gan, khu phong, trừ tà, tiêu viêm, tiêu ban ngứa. Bài thuốc loại bỏ hoàn toàn độc tố và căn nguyên gây mề đay.
  • Bình can hoàn: Bồi bổ can, thận và ngũ tạng, khôi phục chính khí, lương huyết, hoạt huyết hỗ trợ tích cực cho bài thuốc giải độc. Đồng thời bài thuốc giúp ổn định cơ địa, tăng cường sức đề kháng, chống dị ứng và ngăn tái phát mề đay toàn diện.

Click xem ngay: Ưu điểm giúp bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang dứt điểm mề đay không tái phát

Tiêu ban Giải độc thang đặc trị mề đay

Nhờ công thức thuốc ưu việt, bài thuốc thảo dược của Trung tâm Thuốc dân tộc điều trị mề đay hiệu quả với kết quả khả quan: 95% người bệnh khỏi mề đay không tái phát sau 1-3 tháng dùng thuốc, 5% thuyên giảm chậm hoặc tái  phát do không tuân thủ điều trị.

Tiêu ban Giải độc thang trị mề đay an toàn, không tác dụng phụ

Bài thuốc chữa mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc được bào chế từ 100% thảo dược tự nhiên. Dược liệu sạch chuẩn GACP-WHO  được lấy trực tiếp từ hệ thống vườn thuốc Nam của Trung tâm Thuốc dân tộc nên an toàn, không tác dụng phụ.

Đồng thời, trong quá trình điều trị, người bệnh được bác sĩ YHCT đầu ngành trực tiếp thăm khám và gia giảm vị thuốc. Người lớn, trẻ nhỏ, phụ nữ sau sinh đều có thể sử dụng thuốc mà không gặp bất cứ tác dụng phụ nào. Đồng thời, liệu pháp của Trung tâm Thuốc dân tộc hiệu quả với mọi thể mề đay gặp phải.

Được đưa vào ứng dụng điều trị từ năm 2016 cho đến nay, bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi mề đay, trong đó có trường hợp mề đay mãn tính, lâu năm.

Mời bạn xem thêm: Nhà văn trẻ thoát khỏi mề đay sau sinh bằng bài thuốc thảo dược lành tính

Những thay đổi đơn giản trong lối sống có thể giúp bạn phòng tránh nổi mề đay và phát ban. Cụ thể:

  • Nếu như bạn bị dị ứng, hãy tìm hiểu chất nào gây ra phản ứng dị ứng để và không tiếp xúc với chúng.
  • Tránh những khu vực có độ ẩm cao, nhiều phấn hoa, cây độc
  • Không nên mặc quần áo quá chật
  • Hạn chế ăn thực phẩm dễ gây dị ứng, chẳng hạn như hải sản, đậu phộng, trứng hay thịt bò… Chúng không chỉ là nguyên nhân gây nổi mề đay ở một số người mà sử dụng các thực phẩm này trong thời gian bị bệnh còn khiến cơn ngứa bùng phát dữ dội hơn.
  • Không để da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, chất tẩy rửa
  • Lựa chọn các loại mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da phù hợp, an toàn.
  • Bảo vệ cơ thể khỏi bị muỗi đốt, côn trùng cắn
  • Uống nhiều nước giúp làm mát da, đào thải các chất độc hại và các chất có thể gây dị ứng ra khỏi cơ thể.
  •  Bổ sung thêm rau xanh, trái cây, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin C vào thực đơn để cải thiện hệ miễn dịch, giúp da khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh nổi mề đay tái phát.

Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu nổi mề đay mẩn ngứa là gì và cách chữa trị hiệu quả. Để được bác sĩ YHCT đầu ngành trực tiếp thăm khám và tư vấn chữa trị, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Mọi băn khoăn sẽ được bác sĩ giải đáp chi tiết và tận tình.

Bạn nên tham khảo thêm

Video liên quan

Chủ Đề