Ví dụ về vai trò của vật chất đối với ý thức

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Ví dụ về vật chất trong Triết học” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Triết học cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Trả lời câu hỏi: Ví dụ về vật chất trong Triết học

Trong cuộc sống của chúng ta vật luôn có sự tồn tại của vật chất, vật chất góp phần làm cho cuộc sống của con người chúng ta thêm tiện nghi hiện đại và văn minh hơn.

- Ví dụ về vật chất:

+ Các phương tiện giao thông như xe máy, xe ô tô, tàu hỏa, tàu điện ngầm…

+ Các vật dụng trong gia đình như: Bàn ghế, điều hòa, giường tủ…

+ Các vật phục vụ cho công việc của con người như: máy tính, điện thoại, máy in…

- Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức. Chúng ta có thể lấy 1 ví dụ như sau: Đối với những đứa trẻ sinh có điều kiện học tập bằng các phương tiện như máy chiếu, máy tính bảng… thì những đứa trẻ này có nhiều kiến thức và hiểu biết hơn, còn những đứa trẻ sinh ta trong hoàn cảnh điều kiện còn thiếu thốn nhiều về vật chất thì sẽ hạn chế hơn.

Kiến thức mở rộng về vật chất trong Triết học

1. Vật chất là gì?

- “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.

- Định nghĩa vật chất được nêu trên của Lênin là kết quả của việc tổng kết từ những thành tựu tự nhiên của khoa học, phê phán những quan niệm duy tâm, siêu hình về phạm trù vật chất. Từ định nghĩa trên ta có thể nhận thấy có những nội dung được đề cập như sau:

a. Vật chất là một phạm trù triết học

- Thông thường chúng ta nhắc đến và hình dung về vật chất như một vật dụng, một tài sản của con người… Tuy nhiên, vật chất trong định nghĩa vật chất của Lênin là kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi; do đó không thể đồng nhất vật chất với một hay một số dạng biểu hiện cụ thể của vật chất.

b. Vật chất là thực tại khách quan.

- Vật chất tồn tại khách quan trong hiện thực, nằm bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức của con người. “Tồn tại khách quan” là thuộc tính cơ bản của vật chất, là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất.

- Dù con người đã nhận thức được hay chưa, dù con người có mong muốn hay không thì vật chất luôn tồn tại vĩnh viễn trong vũ trụ.

c. Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác

- Có thể hiểu rằng vật chất là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh.

2. Ý thức là gì?

- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì ý thức là sự phản ánh một cách năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

- Tuy nhiên, không phải cứ thế giới khách quan tác động vào bộ não con người thì tự nhiên trở thành ý thức. Mặt khác, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới, do nhu cầu cải tạo giới tính tự nhiên của con người quyết định và được thực hiện thông qua hoạt động lao động. Do đó, ý thức … là cái vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó”.

- Tính sáng tạo của ý thức được biểu hiện rất phong phú. Trên cơ sở những gì đã có, ý thức có thể tạo ra những hiểu biết mới về sự vật, có thể hình dung ra những gì không có trong thực tế. Ý thức có thể dự đoán, đoán trước được tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, hoang đường, những lý thuyết khoa học và lý thuyết rất trừu tượng và có tính khái quát cao.

- Tuy nhiên, tính sáng tạo ra ý thức là sự sáng tạo ra sự phản ánh, vì ý thức bao giờ cũng chỉ là sự phản ánh tồn tại.

- Ý thức là sản phẩm lịch sử của quá trình phát triển xã hội nên mang bản chất xã hội.

3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

- Vật chất và ý thức có quan hệ 2 chiều và tác động qua lại lẫn nhau. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện qua nhận thức và thực tiễn như sau:

Thứ nhất: Vật chất có vai trò quyết định ý thức

- Do tồn tại khách quan nên vật chất là cái có trước và mang tính thứ nhất. Ý thức là sự phản ánh lại của vật chất nên là cái có sau và mang tính thứ hai. Nếu không có vật chất trong tự nhiên và vật chất trong xã hội thì sẽ không có ý thức nên ý thức là thuộc tính, là sản phẩm cuẩ vật chất, chịu sự chi phối, quyết định của vật chất. Bên cạnh đó, ý thức có tính sáng tạo, năng động nhưng những điều này có cơ sở từ vật chất và tuân theo những quy luật của vật chất.

- Vật chất quy định nội dung và hình thức biểu hiệu của ý thức. Điều này có ý nghĩa là ý thức mang những thông tin về đối tượng vật chất cụ thể. Những thông tin này có thể đúng hoặc sai, đủ hoặc thiếu, sự biểu hiện khác nhau đều do mức độ tác động của vật chất lên bộ óc con người.

Thứ hai: Ý thức tác động trở lại vật chất

- Mặc dù vật chất sinh ra ý thức nhưng ý thức không thụ động mà sẽ tác động trở lại cật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức sau khi sinh ra sẽ không bị vật chất gò bó mà có thể tác động làm thay đổi vật chất.

- Vai trò của ý thức đối với vật chất thể hiện ở vai trò của con người đối với khách quan. Qua hoạt động của con người, ý thức có thể thay đổi, cải tạo hiện thực khách quan theo nhu cầu phát triển của con người. Và mức độ tác động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu, ý chí, điều kiện, môi trường… và nếu được tổ chức tốt thì ý thức có khả năng tác động lớn đến vật chất.

- Ý thức không thể thoát ly hiện thực khách quan, sức mạnh của ý thức được chứng tỏ qua việc nhận thức hiện thực khách quan và từ đó xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu ý chí để hoạt động của con người có thể tác động trở lại vật chất. Việc tác động tích cực lên vật chất thì xã hội sẽ ngày càng phát triển và ngược lại, nếu nhận tức không dùng, ý thức sẽ kìm hãm lịch sử.

4. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

- Mọi hoạt động đều phải xuất phát từ quy luật khách quan

- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn con người phải tôn trọng khách quan, đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan của mình.

+ Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, tôn trọng các quy luật tự nhiên và xã hội…

+ Phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình;

+ Không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng.

- Phát huy tính năng động, tích cực của ý thức

- Để xã hội ngày càng phát triển thì phải phát huy tối đa vai trò tích cực của ý thức, vai trò tích cực của nhân tố con người, nhận thức đúng quy luật khách quan.

+ Phải biết dựa trên quy luật khách quan để xác định mục tiêu, kế hoạch; biết tìm ra và vận dụng các phương pháp tổ chức hoạt động hiệu quả để đạt được mục tiêu để ra một cách tối ưu.

+ Phải khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí [chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực]; bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại ngồi chờ…; đặc biệt là trong quá trình đổi mới hiện nay.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HỒ CHÍ MINHKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊTIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNNHỮNG NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN[PHẦN 1]TÊN ĐỀ TÀIMỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VỚI Ý THỨCVÀ VAI TRÒ TÁC ĐỘNG TRỞ LẠI CỦA Ý THỨCGIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:TS LÊ QUANG QUÝSINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐỖ QUỲNH NHƯLỚP: KT15A2MSSV: 15510201083THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH,THÁNG 11 NĂM 2015A.GIỚI THIỆUTrong quá trình đổi mới toàn diện đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam xácđịnh hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn để xây dựng và bảo vệ Tổquốc, coi hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị.Thực hiện những chủ trương và chính sách nhất quán về hội nhập quốc tế, ViệtNam đã đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác; chủ động tham giavà phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là trong ASEAN và LiênHợp Quốc. Ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 củaTổ chức thương mại thế giới [WTO]. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt,một mốcquan trọng trong quá trình phát triển của đất nước ta. Với sự kiện này, nước tađứng trước những cơ hội và thách thức mới đòi hỏi mỗi người dân phải có tráchnhiệm hơn với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Nhân dân ta là chủ thể của hộinhập, được hưởng những thành quả của hội nhập. Dân có giàu thì nước mới mạnh.Từ đó cho thấy vai trò của mỗi con người ngày càng to lớn, góp phần không nhỏtrong việc phát triển kinh tế đất nước. Nhưng làm thế nào để con người có thế nhậnthức được đầy đủ,chính xác về thế giới và biết cách cải tạo nó phục vụ cho côngcuộc đổi mới đất nước cũng như hoạt động kinh tế của con người rõ ràng là mộtvấn đề phức tạp.Sau một thời gian học tập và rằng luyện tại trường Đại học Kiến trúc TP. HồChí Minh, được giảng dạy bộ môn”Những NLCB của CN Mac Lenin “,được tìmhiểu về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức của chủ nghĩa MácLenin,một phần câu trả lời đã được tìm thấy…,tôi hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữavật chất và ý thức, cũng như hiểu hơn về vai trò tác động qua lại của ý thức, để rồihôm nay cùng đưa ra ý kiến, quan điểm riêng của mình về nóB.NỘI DUNG:1/ Khái niệm vật chất và ý thức:a/ Vật chất:Vật chất là là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đemlại cho con người trong cảm giác,được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,phản ánh lại, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.Đó là một phạm trù rộng vàkhái quát nhất , không thể hiểu theo nghĩa hẹp như các khái niệm vật chất thườngdùng trong các lỉnh vực khoa học cụ thể hoặc đời sống hàng ngày .VD: Thales [624-547 trước Công nguyên] coi vật chất là nướcĐây là định nghĩa khoa học nhất , hoàn chỉnh nhất về vật chất của V.I.Lênintrong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. Định nghĩatrên đã đề cập đến các nội dung chủ yếu sau:- Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ýthức bất kể sự tôn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được-Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác độnglên giác quan của con người.- Cảm giác, ý thức, tư duy chỉ là sự phản ánh của vật chất lên con người, tức conngười có khả năng nhận thức được vật chất, thực tại khách quan..Thuộc tính cơ bản nhất của vật chất là “thực tại khách quan” , “tồn tại không lệthuộc vào cảm giác”, đó cũng chính là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất vàcái gì không phải là vật chấtb/Ý thức:Ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội.Bảnchất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan,là sự phản ánh tíchcực,tự giác,chủ động,sáng tạo thế giới khách quan và bộ não người thông qua hoạtđộng thực tiễn.Chính vì vậy,không thể xem xét hai phạm trù này tách rời,cứngnhác, càng không thể coi ý thức [bao gồm cảm xúc,ý chí,tri thức,….] là cái cótrước ,cái sinh ra và quyết định sự tồn tại ,phát triển của thế giới vật chấtVD: tri thức, tình cảm, niềm tin, tư tưởng….Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan . Điều đó có nghĩa lànội dung của ý thức là do thế giới khách quan qui định , nhưng ý thức là hình ảnhchủ quan , là hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý , vật chất nhưchủ nghĩa duy vật bình thường quan niệm.Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan , củng có nghĩalà ý thức là sự phản ánh tư giác , sáng tạo thế giới .Tính năng động sáng tạo của ýthức thể hiện ở việc con người thu nhận thông tin,cải biến thông tin trên cơ sở cáiđã có ,ý thức sẽ tạo ra tri thức mới về vật chất . Ý thức có thể tiên đoán , tiên liệutương lai , có thể tạo ra những ảo tưởng , nhữnghuyền thoại , những giả thiết khoahọc …. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan .Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người ,song đây làsự phản ánh đặc biệt –phản ánh trong quá trình con người cải tạo thế giới . Quátrình ấy diển ra ở 3 mặt :sự trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh ,mô hình hoá đối tượng trong tư duy hình ảnh tinh thần và chuyển vào mô hình hoátừ tư duy ra hiện thực khách quan hay gọi là hiện thực hoá mô hình tư duy-đây làgiai đoạn cải tạo hiện thực khách quan . Chủ nghĩa duy vật biện chứng còn chorằng ý thức không phải là hiện tượng tự nhiên thuần tuý mà còn gọi là hiện tượngxã hội ý thức bắt nguồn từ thực tiển lịch sử xã hội , phản ánh những quan hệ xã hộikhách quan . Đây chinh là bản chất xã hội của ý thức .Quan điểm Mác xit cho rằng vật chất quyết đinh ý thức , ý thức là sản phẩmcủa một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc của con người . Bộ óc con ngườicùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc –đó là nguồn gốc tự nhiên của ýthức .Nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ýthức là lao động và thực tiển của xã hội .Từ những phân tích sau,ta thấy được những nội dung cơ bản của ý thức:•Thứ nhất: Bản chất của ý thức là sự phản ánh thực tại khách quan trên cơ sởhoạt động thực tiễn, có cả cái phản ảnh [Ý thức] và cái được phản ánh [vậtchất]. Ở đây cái được phản ánh sẽ quyết định cái phản ánh.•Thứ 2: Hình ảnh chủ quan nghĩa là ý thức là hình ảnh chứ không phải là bảnthân sự vật. Nghĩa là bản thân sự vật được di chuyển vào óc người và đượccải biến trong đó. Vì thế nội dung phản ảnh mang tính khách quan. Mức độcải biến đến đâu là do chủ thể.•Thứ 3: Đây là phản ánh tích cực chủ động, sáng tạo: Tích cực chủ động làcon người không thụ động chờ đợi hoàn cảnh khách quan mà chủ động tácđộng vào khách quan để khách quan bộc lộ thuộc tính. Con người nhận thứcđểcảitạothếgiớikháchquantheomụcđíchcủamình.VD: -Đổ dấm vào đá, đá sủi bọt .-Cho sắt vào nước thì sắt rỉTính sáng tạo là ý thức phản ánh sự vật và đi sâu vào bản chất sự vật, dự kiếnđược xu hướng phát triển của sự vật để con người chủ động đón trước. Mác nói:con người tái tạo tự nhiên theo quy luật của cái đẹp.VD: -Nước ta đưa ra những mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành 1 nước cơbản là 1 nước công nghiệp-Thiết kế nhà làm sao cho đẹp2/Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:Trong lịch sử, Chủ nghĩa duy tâm cho rằng: Ý thức có trước vật chất cósau,ý thức quyết định vật chất. Chủ nghĩa duy vật siêu hình cho rằng vật chất cótrước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức và sinh ra ý thức. Tuy nhiên quanđiểm của họ chưa thấy được vai trò, tính năng động sáng tạo của ý thức.Nguồn gốc của ý thức chính là vật chất : bộ não ngưòi – cơ quan phản ánhthế giơí xung quanh,sự tác động của thế giới vật chất vào bộ não ngưòi,tạo thànhnguồn gốc tự nhiên . Lao động và ngôn ngữ[tiếng nói,chữ viết ]trong hoạt độngthực tiễn cùng với nguồn gốc tự nhiên quyết định sự hình thành,tồn tại và pháttriển của ý thức . Mặt khác,ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới kháchquan.Vật chất là đối tượng,khách thể của ý thức,nó quy định nội dung,hìnhthức,khả năng và quá trình vận động của ý thức. Chủ nghĩa duy vật biện chứngxuất phát từ con người hiện thực, con người thực tiễn để xem xét mối quan hệ này.Từ đó khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức và ýthức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người .VD :Trong đời sống xã hội có câu: : thực túc, binh cường, có thực mới vực đượcđạo.- Vật chất quyết định nguồn gốc ý thức: Nghĩa là não người là dạng vật chấtcao có tính chất của vật chất là cơ quan phản ánh để hoàn thành ý thức.-Ý thức phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phảnánh thế giới khách quan.- Vật chất quyết định bản chất, nội dung ý thức: Bản chất là hình ảnh chủ quancủa thế giới khách quan: nghĩa là ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất và thế giớivật chất được dịch chuyển vào óc người, được cải biến trong đó. Vì thế, vật chấtquyết định cả bản chất và nội dung. Nội dung là phản ánh thế giới khách quan.- Vật chất quyết định sự biến đổi ý thức: Ý thức là cái phản ánh, vật chất là cáiđược phản ánh khi cái được phản ánh biến đổi thì cái phản ánh cũng phải biến đổitheo3.Ý nghĩa phương pháp luận:a/ Vì vật chất quyết định ý thức, sinh ra ý thức cho nên mọi chủ trương CShoạt động nhận thức, hoạt động con người đều phải xuất phát từ hiện thực kháchquan và hoạt động tuân theo quy luật khách quan, nghĩa là chúng ta phải có quanđiểm khách quan trong nhận thức hoạt động thực tiễn.b/ Xuất phát từ hiện thực khách quan, không phải từ những cái lẻ tẻ của hiệnthực khách quan, phải xuất phát từ cái chung là quy luật khách quan.Hoạt động tuân theo quy luật [quan điểm khách quan] là nhận thức sự vậtphải tôn trọng chính nó có, phải phản ánh đúng quy luật vận động phát triển của sựvật và chống chủ nghĩa khách quan, đồng thời chống chủ quan duy ý chí.c/Vì ý thức có tính độc lập tương đối, có tính năng động sáng tạo có thể tácđộng trở lại vật chất thông qua hoạt động con người, cho nên cùng với xuất phát từcái hiện thực khách quan thì phải phát huy tính năng động chủ quan , tức là pháthuy mặt tích cực ý thức, hạn chế mặt tiêu cực của ý thức.d/ Giữa vật chất và ý thức chỉ có đối lập tuyệt đối trong phạm vi nhận thứcluận. Ngoài lĩnh vực đó ra, sự phân biệt chỉ là tương đối [Câu của Lê Nin]Vì thế một chính sách đúng đắn là cơ sở liên kết hợp hai yếu tố này.Ví dụ: giáo dục chính trị, tư tưởng gắn liền với khuyến khích lợi ích vật chất nhưđạt danh hiệu thi đua, được phần thưởng.+ Công tác tư tưởng phải gắn liền với công tác tổ chức nếu tuyệt đối hóa yếutố vật chất, yếu tố kinh tế mà coi nhẹ ý thức của con người, coi nhẹ tính năngđộng , sáng tạo của con người sẽ rơi vào chủ nghĩa duy vật tầm thường, ngược lạinếu tuyệt đối hóa yếu tố ý thức và coi nhẹ điều kiện vật chất nhất định thì sẽ rơivào chủ nghĩa chủ quan duy ý chí.Ví dụ: một thời kỳ đề ra vấn đề công hữu , xây dựng quan hệ sản xuất không dựatrên lực lượng sản xuất.4/Sự tác động trở lại của ý thức và vai trò:+Vật chất quyết định ý thức, vật chất quyết định nội dung ý thức . Cả ýthức thông thường và ý thức lý luận đều bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên và xã hộinhất định . những ước mơ phong tục, tập quán , thói quen nầy nẩy sinh trên nhữngđiều kiện vật chất nhất định đó là thực tiển xã hội –lịch sử . Chủ nghĩa xã hội khoahọc đời củng dựa trên mảnh đất hiện thực là những tiên đề về kinh tế chính trị xãhội, về khoa học tự nhiên và sự kế thừa tinh hoa tư tưởng , văn hoá nhân loại cùngvới thiên tài của cácmác và Ăngghen .+Ý thức do vật chất sinh ra và quy định,nhưng ý thức lại có tính độc lậptương đối của nó.Hơn nữa,sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánhtinh thần, phản ánh sáng tạo và chủ động chứ không thụ động,máy móc,nguyên sithế giới vật chất,vì vậy nó có tác động trở lại đối với vật chất thông qua hoạt độngthực tiễn của con người ,cụ thể nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm ở một mức độnhất định, các điều kiện vật chất góp phần cải tạo hình thức khách quan.->Tóm lại: Quan hệ vật chất và ý thức là quan hệ hai chiều tác động biệnchứng qua lại, trong đó vật chất quyết định ý thức còn ý thức tác động trở lại thựctiễn thông qua hoạt động nhận thức của con người.Giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫnnhau. Ý thức chỉ có thể tác động đối với vật chất khi nó được thực hiện thông quahoạt động thực tiễn . nên nếu thực tiễn trì trệ thì ý thức cũng trì trệ theo . Nhờ cóhoạt động thực tiễn , ý thức của Đảng được nâng cao và đã đề ra đường lối đổi mớivà cải cách . Trước sự trì trệ và chậm chạp ấy, cuộc đổi mới và cải cách năm 1986là cần thiết. Công cuộc đổi mới và cải cách ấy đã chấp nhận nền kinh tế hàng hóanhiều thành phần để tạo nên sự cạnh tranh, thúc đẩy quá trình vận động của vậtchất , tạo nên sự cạnh tranh trong san xuất , thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển ,nhằm nâng cao ý thức của con người.*Vai trò của sự tác động lại của ý thức:Là ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động của con người, hình thành mục tiêu, kếhoạch, ý chí biện pháp hoạt động của từng người. Cho nên trong điều kiện kháchquan nhất định ý thức – tư tưởng trở thành nhân tố quan trọng có tác dụng quyếtđịnh làm cho con người hoạt động đúng hay sai, thành công hay thất bại. Dựa trêncác tri thức về quy luật khách quan,con người đề ra mục tiêu,phương hướng,xácđịnh phương pháp,dùng ý chí để thực hiện mục tiêu ấy.Vì vậy,ý thức tác động đếnvật chất theo hai hướng chủ yếu:•Nếu ý thức phản ánh đúng đắn điều kiện vật chất,hoàn cảnh khách quan thìsẽ thúc đẩy tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của đối tượng vật chất.•Ngược lại,nếu ý thức phản ánh sai lệch hiện thực sẽ làm cho hoạt động củacon người không phù hợp với quy luật khách quan,do đó sẽ kìm hãm sự pháttriển của vật chất.VD: Trong những năm 1976-1980 trên thực tế chúng ta chủ trương đẩymạnh công nghiệp hoá trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết đó là lực lượngsản xuất còn nhỏ bé , chưa phát triển , còn chủ yếu là sản xuất nhỏ , lạc hậu , kinhtế hàng hoá chưa phát triển . Chúng ta chỉ muốn đẩy nhanh quá trình xây dựng cơsở vật chất kỹ thuật cho Chủ Nghĩa Xã Hội mà không tính đến điều kiện thực tếcủa đất nước lúc bấy giờ dẫn đến chủ trương không thành công .Nói đến vai trò ý thức là nói đến vai trò của con người vì ý thức là ý thứccủa con người. Bản thân ý thức tự nó không thể thay đổi được gì trong hiện thực.Ý thức muốn tác động trở lại cuộc sống hiện thực phải bằng lực lượng vật chất,nghĩa là phải được con người thực hiện trong thực tiễn. Điều ấy có nghĩa là sự tácđộng của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người được bắtđầu từ khâu:- Nhận thức cho được quy luật khách quan,- Biết vận dụng đúng đắn quy luật khách quan,- Phải có ý chí,- Phải có phương pháp để tổ chức hành động.Vai trò của ý thức là ở chỗ trang bị cho con người những tri thức về:- Bản chất quy luật khách quan của đối tượng,- Trên cơ sở ấy con người xác đinh đúng đắn mục tiêu và đề ra phương pháphoạt động phù hợp.Con người với ý thức của mình xác định các biện pháp để thực hhiện tổchức các hoạt động tực tiễn để thực hiện mục tiêu đề ra.Ở đây ý thức có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thànhcông khi phản ánh đúng thế giới khách quan. Ngược lại nếu ý thức phản ánh sai sựthật khách quan thì sẽ dẫn đến sai lầm và thất bại.Vì vậy phải phát huy tính năngđộng và sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động cải tạothế giới khách quan.Tuy nhiên, cơ sở để phát huy tính năng động sáng tạo chủ quan của ý thứclà việc thừa nhận và tôn trọng tính khách quan của thế giới vật chất. Nếu như thếgiới vật chất và những quy luật của nó tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ýthức của con người thì trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từthực tiễn khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động củamình.Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấyảo tưởng thay cho hiện thực thì tôi hay bạn, chúng ta sẽ rơi vào không tưởng vàduy ý chí.Sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với một mức độ nhất địnhchứ nó không thể sinh ra hoặc tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất được.Vàsuy cho cùng, dù ở mức độ nào nó vẫn phải dựa trên cơ sở sự phản ánh thế giới vậtchấtVí dụ 1. Hiểu tính chất vật lý của thép là nóng chảy ở hơn 1000 0C thì conngười tạo ra các nhà máy gang thép để sản xuất cách loại thép với đủ các kích cỡchủng loại, chứ không phải bằng phương pháp thủ công xa xưa.Ví dụ 2. Từ nhận thức đúng về thực tại nền kinh tế của đất nước. Tư sản đạihội VI, đảng ta chuyển nền kinh tế từ trị cung, tự cấp quan liêu sang nền kinh tế thịtrường, nhờ đó mà sau gần 20 năm đất mới bộ mặt đất nước ta đã thay đổi hẳn.Ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan có thể kìm hãm hoạt độngthực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới quan.VD. Nhà máy sử lý rác thải của Đồng Tháp là một ví dụ điển hình, từ việckhông khảo sát thực tế khách quan hay đúng hơn nhận thức về việc sử lý rác vô cơvà rác hữu cơ là chưa đầy đủ vì vậy khi vừa mới khai trương nhà máy này đãkhông sử lý nổi và cho đến nay nó chỉ là một đống phế liệu cần được thanh lý.C.KẾT LUẬN:Vật chất là nguồn gốc khách quan sản sinh ra ý thức, ý thức chỉ là sản phẩm,là phản ánh thế giới khách quan, vì vậy trong hoạt động nhận thức và hoạt độngthực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quan, biếttạo điều kiện và phương tiện vật chất tổ chức lực lượng thực hiện biến khả năngthành hiện thực.Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi đất nước ta phải có sự đổimới để bắt kịp các nước khác. Vai trò mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ýthức ngày càng trở nên to lớn. Mỗi chủ trương chính sách của Đảng và nhà nướcphải xuất phát từ thực tế khách quan của đất nước và phù hợp quy luật . Chúng tabiết rằng ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong quá trình con người cảitạo thế giới . Do đó càng nắm bắt thông tin về thực tế khách quan chính xác , đầyđủ trung thực và xử lý các thông tin ấy một cách khoa học thì quá trình cải tạo thếgiới càng hiệu quả .Đồng thời cần thấy rằng sức mạnh của ý thức là ở năng lựcnhận thức và vận dụng tri thức củng như các qui luật của thế giới khách quan.Đảng ta đã rút ra từ chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ vật chất và ý thức , cũngnhư từ những kinh nghiệm thành công và thất bại trong quá trình lãnh đạo cáchmạng nước ta. Bài học ấy có ý nghĩa thời sự nóng hổi trong quá trình đổi mới đấtnước . Hiện nay , trong tình hình đổi mới của cục diện thế giới và của cách mạng ởnước ta đòi hỏi Đảng phải không ngừng phát huy sự hiệu quả lãnh đạo của mìnhthông qua việc nhận thức đúng , tranh thủ đươc thời cơ do cách mạng khoa họccông nghệ ,do xu thế hội nhập và toàn cầu hoá đem lại ,đồng thời xác định rỏnhững thách thức mà đất nước ta sẽ phải đối mặt và vượt qua. Nhận thức đúngđắn về thế giới,biết tôn trọng quy luật khác quan, áp dụng hợp lý vào thực tiễn sẽgiúp con người ta thực hiện chính xác và không ngừng phát triển trong tương lai.TÀI LIỆU THAM KHẢO:1.Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin[nhà xuất bản2.3.chính trị quốc gia]Web: 123doc.orgWeb: Myweb.pro.vn

Video liên quan

Chủ Đề