Tại sao bị xơ gan

Xơ gan là bệnh không thể phục hồi, tỉ lệ tử vong chỉ xếp sau ung thư gan trong các bệnh lý về gan. Vì vậy, sớm nhận biết nguyên nhân gây xơ gan sẽ giúp chúng ta có phương pháp hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả căn bệnh nguy hiểm này. 


Viêm gan do virus là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh xơ gan. Đây thực sự là mối đe dọa y tế nghiêm trọng nhất trên toàn cầu, đặc biệt nguy hiểm là bệnh viêm gan mãn tính do virus viêm gan B, C gây ra.. Hiện Việt Nam có hơn 20 triệu người mắc viêm gan B và C. Trong đó, có khoảng 30% người bị viêm gan B, C mãn tính có  nguy cơ tiến triển thành xơ gan, thậm chí là ung thư gan.


Virus viêm gan B có thể hủy hoại lá gan khỏe mạnh của bạn.

Bia rượu được xếp vào nhóm nguyên nhân gây xơ gan phổ biến đứng thứ hai chỉ sau viêm gan do virus. Theo Hiệp hội gan Hoa Kỳ [American Liver Foundation] có khoảng 20% người thường xuyên uống bia rượu mắc bệnh xơ gan. Gan bị xơ hóa có thể bắt đầu từ bệnh gan nhiễm mỡ do bia rượu, sau đó tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ và dẫn đến bệnh xơ gan. Tuy nhiên, bia rượu cũng có thể trực tiếp gây xơ gan mà không trải qua hai giai đoạn tiến triển trên.


Xơ gan do bia rượu chiếm khoảng 20%.

Xem thêm
  • >> Tác hại của bia rượu như thế nào

Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu xuất phát từ hội chứng rối loạn chuyển hóa [béo phì, tiểu đường, huyết áp, rối loạn mỡ máu…] hoặc do lối sống thiếu khoa học [chế độ ăn quá nhiều chất béo, mặn, ngọt, ăn thiếu chất, lười vận động…] là nguyên nhân dẫn đến xơ gan. Khi các tế bào gan bị mỡ hóa kèm tình trạng viêm, 25% bệnh nhân sẽ tiến triển sang xơ gan với tỷ lệ tử vong là 10%.


Viêm gan nhiễm mỡ do béo phì làm tăng diễn tiến xơ gan.

Xem thêm
  • >> 2 Loại thảo dược quý hỗ trợ phòng và cải thiện gan nhiễm mỡ

Thường xuyên uống các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống lao, chống trầm cảm… cũng được cảnh báo là nguyên nhân gây bệnh xơ gan. Vì tất cả các loại thuốc sau khi hấp thu vào cơ thể sẽ được chuyển hóa tại gan trước khi được đào thải qua thận hoặc đường mật. Trong quá trình chuyển hóa, các loại thuốc này trở thành chất gây độc với chính bản thân gan, hủy hoại các tế bào gan, khiến gan bị xơ hóa.


Thường xuyên uống thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, lao… gây xơ gan.

Xơ gan là quá trình tổn thương gan lan tỏa mạn tính không hồi phục, đặc trưng bởi sự xơ hóa và hoại tử tế bào gan hình thành những nốt bất thường ở gan. Gần đây khoa học đã phát hiện, khi tế bào Kupffer [một loại đại thực bào nằm tại xoang gan] hoạt động quá mức sẽ sản sinh nhiều chất gây viêm, đặc biệt là TGF-β, chất này sẽ kích hoạt tế bào hình sao ở gan tăng sản sinh sợi xơ, các mô sợi hóa xơ sẹo lâu ngày dẫn đến xơ gan.

Xem thêm



I. Đại cương

Xơ gan được xác đinh như một quá trình xơ hóa lan tỏa và vì sự hình thành các khối tăng sinh với cấu trúc bất thường. Đây được goi là kết quả cuối cùng của quá trình tăng sinh xơ xuất hiện cùng với các tổn thương gan mạn tính.

Những năm gần đây và dự báo trong thời gian tới, bệnh có khuynh hướng tăng lên do việc nhiễm các vius viêm gan B, C và tình trạng sử dụng bia rượu tăng ở nhiều khu vực của các châu lục. Ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 800.000 trường hợp chết vì xơ gan.

Hiểu rõ các nguyên nhân gây xơ gan có thể can thiệp sớm để phòng tránh dẫn đến xơ gan.

II. Nguyên nhân gây xơ gan

  • Viêm gan virus B, C, D
  • Rượu
    Đây là những nguyên nhân chính chiếm >90% các trường hợp xơ gan.
  • Các nguyên nhân khác: + Nhiễm khuẩn: Sán máng, giang mai, HIV + Các bệnh chuyển hóa, bệnh di truyền: – Viêm gan do thoái hóa mô không do rượu – Bệnh Wilson – Haemochromatosis – Thiếu hụt anpha 1- antitrypsin – Bệnh gan ứ đọng glycogen – Bênh gan xơ hóa dạng nang – Tăng tyrosin, tăng glactose máu – Không dung nạp Fructose – Tăng abetalipoprotein máu – Mucopolysaccharidosis – Porphirin niệu + Do bệnh đường mật: Tắc mật trong và ngoài gan + Do bệnh tự miễn: Viêm gan tự miễn Xơ gan mật tiên phát Viêm đường mật xơ hóa tiên phát + Bệnh mạch máu: Hội chứng Budd- Chiari, Suy tim + Do thuốc và nhiễm độc: Isoniazid, Halouracil, Methotrexat, Diclofelac, Aflatoxin

    + Các nguyên nhân khác: Suy dinh dưỡng, Sarcoidosis, Thiếu máu.

III. Triệu chứng lâm sàng:

Bênh cảnh lâm sàng của xơ gan khá đa dạng, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, giai đoạn bệnh, tiến triển, diễn biến và biến chứng của bệnh. Về lâm sàng, căn cứ vào việc có cổ trướng chia làm 2 thể

1. Xơ gan còn bù:

Triệu chứng lâm sàng không nhiều do người bệnh thường vẫn làm việc được. – Triệu chứng cơ năng + Mệt mỏi, giảm cân, chán ăn, đau hạ sườn phải. + Có thể có các đợt chảy máu mũi hay các đám bầm tím dưới da. + Khả năng làm việc cũng như hoạt động tình dục kém. – Thực thể: + Có thể có vàng da hoặc xạm da. + Giãn mao mạch dưới da thường thấy ở cổ, mặt, lưng, ngực dưới dạng tĩnh mạch chân chim hoặc sao mạch.

+ Gan có thể to, mật độ chắc hoặc cứng, bờ sắc, lách mấp mé bờ sườn.

  • Đôi khi xét nghiệm máu và/hoặc các chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn

Xơ gan được nghi ngờ nếu bệnh nhân có bệnh gan mạn tính [ví dụ: viêm gan virut mạn tính Viêm gan C, mạn tính viêm gan B Viêm gan B, mạn tính và C, bệnh gan do rượu Bệnh gan do rượu ] hoặc nếu kết quả của xét nghiệm chức năng gan Các xét nghiệm dùng trong bệnh lý gan và túi mật là bất thường; trong những trường hợp như vậy, các xét nghiệm được thực hiện để kiểm tra xơ hóa, và nếu có xơ hóa, để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh [giai đoạn]. Biết giai đoạn xơ hóa có thể hướng dẫn các quyết định y tế. Ví dụ, sàng lọc cho ung thư tế bào gan Ung thư biểu mô tế bào gan và cho giãn tĩnh mạch dạ dày thực quản Giãn tĩnh mạch được chỉ định nếu xơ gan được xác nhận, nhưng thường không được chỉ định cho xơ gan nhẹ hoặc trung bình. Đánh giá mức độ xơ hóa gan giúp đánh giá tiên lượng của bệnh nhân viêm gan vi-rút mạn tính. Tuy nhiên, kể từ khi có sẵn các loại thuốc kháng vi-rút tác dụng trực tiếp, việc biết mức độ xơ hóa đã trở nên ít quan trọng hơn trong việc quyết định khi nào nên bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng vi-rút.

Các xét nghiệm được sử dụng để xác định giai đoạn xơ hóa bao gồm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, xét nghiệm máu, sinh thiết gan, và xét nghiệm mới đánh giá độ đàn hồi gan.

Chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn bao gồm siêu âm thông thường, CT và MRI. Những xét nghiệm này có thể phát hiện bằng chứng xơ gan Xơ gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa Tăng áp lự tĩnh mạch cửa , chẳng hạn như nốt bề mặt gan, lách to Lách to và giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, chúng không nhạy đối với xơ hóa trung bình hoặc xơ hóa tiến triển và có thể không phát hiện ra một số trường hợp xơ gan nếu không có lách to và giãn tĩnh mạch. Mặc dù xơ hóa có thể có đặc điểm làm thay đổi mức cản âm trên siêu âm hoặc không đồng nhất của tín hiệu trên CT, những phát hiện các đặc điểm này không đặc hiệu và có thể chỉ ra chỉ có mỡ trong nhu mô gan.

Các công nghệ âm mới có thể làm tăng độ chính xác của siêu âm và MRI để phát hiện xơ hóa hoặc xơ gan sớm; bao gồm

  • Siêu âm đàn hồi Siêu âm

  • Chẩn đoán hình ảnh xung lực

Đối với các xét nghiệm này, sự rung động âm thanh được áp dụng cho vùng bụng với một đầu dò. Tốc độ truyền những rung động này qua mô gan cho thấy gan bị cứng [tức là bị xơ hóa] như thế nào. Tuy nhiên, một số bệnh lý khác ngoài xơ hóa cũng làm tăng độ cứng của gan viêm gan Tổng quan về Viêm Gan vi-rút , tăng áp lực tim phải, và trạng thái sau bữa ăn. Ngoài ra, những kỹ thuật này chưa được xác nhận ở bệnh nhân mang thai. Do đó, việc sử dụng các kỹ thuật này thường không được khuyến cáo ở những bệnh nhân có một trong những tình trạng này.

Sinh thiết gan vẫn là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán và phân đoạn xơ gan và để chẩn đoán rối loạn gan tiềm ẩn gây xơ hóa. Tuy nhiên, sinh thiết gan là thủ thuật xâm lấn, dẫn đến 10 đến 20% nguy cơ biến chứng nhẹ [ví dụ đau sau phẫu thuật] và 0,5 đến 1% nguy cơ biến chứng nghiêm trọng [ví dụ chảy máu nặng]. Ngoài ra, sinh thiết gan bị giới hạn bởi sai số khi lấy mẫu và chưa đồng thuận hoàn toàn trong việc giải thích các phát hiện của mô bệnh học. Vì vậy, sinh thiết gan có thể không phải lúc nào cũng được thực hiện. Sinh thiết gan thường không được thực hiện chỉ để phân loại xơ gan trừ khi các xét nghiệm không xâm lấn khác mang lại kết quả bất thường.

Xét nghiệm máu bao gồm các dấu ấn có sẵn kết hợp dấu ấn gián tiếp [ví dụ, bilirubin huyết thanh] và các dấu ấn trực tiếp của chức năng gan. Các dấu ấn trực tiếp là các chất liên quan đến quá trình tổng hợp các chất lắng đọng ngoài gian bào hoặc các cytokin là các chất lắng đọng ngoài gian tế bào. Những dấu ấn này được sử dụng tốt nhất để phân biệt giữa 2 mức độ xơ hóa: vắng mặt đến mức tối thiểu và trung bình đến nặng; chúng không phân biệt chính xác giữa các mức độ xơ hóa từ trung bình đến nặng. Vì vậy, nếu nghi ngờ xơ hóa, một phương pháp tiếp cận là bắt đầu với một trong những dấu ấn này và sau đó làm sinh thiết gan khi các dấu ấn chỉ ra cho thấy xơ hóa mức độ từ vừa đến nặng.

Những xét nghiệm nào được thực hiện có thể phụ thuộc vào mức độ nghi ngờ trên lâm sàng, dựa trên thăm khám lâm sàng, bao gồm cả kết quả xét nghiệm gan. Ví dụ, các xét nghiệm máu không xâm lấn có thể được sử dụng để xác định liệu sinh thiết có được chỉ định; trong một số trường hợp, các chẩn đoán hình ảnh có thể không cần thiết.

Video liên quan

Chủ Đề