Tại sao cơ thể cảm thấy lạnh

Những cơn mưa đột ngột hay thời điểm chuyển mùa dễ khiến nhiều người bị cảm lạnh. Vậy đây là chứng bệnh gì và làm cách nào để điều trị khi mắc phải? Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu những thông tin cần biết về vấn đề này trong bài viết dưới đây để chuẩn bị cho mùa thu và mùa đông đang tới gần nhé.

1. Cảm lạnh là gì

Cảm lạnh là một bệnh lý phổ biến, thường gặp ở tất cả các đối tượng, đặc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi. Đây là một bệnh về đường hô hấp, do bị nhiễm virus đường hô hấp. Tuy mức độ không nặng như cảm cúm nhưng vẫn gây cho người bệnh cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng cho các sinh hoạt thường ngày.

Bệnh thường xuất hiện khi trời lạnh và mưa, hoặc có thể trong thời điểm thay đổi thời tiết một cách đột ngột. Khi đó, cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh như virus hay vi khuẩn phát triển.

Cảm khi lạnh là một bệnh lý phổ biến của đường hô hấp trên

Đây là căn bệnh thường gặp và hầu như không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng tới sức khỏe của người trưởng thành, nhưng nó lại gây ảnh hưởng lớn tới trẻ em nếu mắc phải. Nguyên do là bởi vì trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, nếu gặp điều kiện bất lợi có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan hô hấp như phổi, phế quản.

2. Nguyên nhân, triệu chứng thường gặp

Nguyên nhân

Bệnh cảm lạnh là virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là các virus thuộc chủng Rhinovirus, hoặc Enterovirus. Con đường chủ yếu để virus xâm nhập vào cơ thể con người là thông qua mắt, mũi, miệng, hoặc cũng có thể thông qua các giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Ít gặp hơn là các trường hợp nhiễm virus do tiếp xúc với các đồ vật chứa virus khi chạm vào hoặc dùng chung đồ với người bệnh.

Triệu chứng thường gặp

Sau khi cơ thể bị nhiễm virus khoảng 2 - 3 ngày, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện của bệnh tác động lên các cơ quan xoang, mũi, họng, kéo dài từ 3 - 7 ngày. Trong khoảng 3 ngày đầu là khoảng thời gian dễ gây lây nhiễm cho người khác nhất.

Bệnh cảm lạnh thông thường sẽ chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau 1 tuần xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người bệnh, dưới đây là một số triệu chứng thường gặp nhất có thể kể đến:

  • Nghẹt mũi, khó thở.

  • Chảy nhiều nước mũi, nước mắt.

  • Ho.

  • Đau họng, viêm họng.

  • Đau đầu, đau nhức cơ thể.

  • Hắt hơi.

  • Sốt nhẹ.

  • Cảm thấy mệt mỏi trong người.

Người bệnh có thể bị sốt nhẹ khi nhiễm bệnh

Một số người bệnh có thể bị mất vị giác, sưng hạch bạch huyết. Bên cạnh đó bạn còn hay cảm giác có áp lực trong tai và mặt khi bị cảm lạnh.

Tuy bệnh có thể tự khỏi trong vài ngày, nhưng cũng có một số trường hợp không được điều trị kịp thời, cảm lạnh sẽ gây ra một số các biến chứng cho cơ thể, như hen suyễn, viêm tai giữa, viêm xoang cấp tính hoặc các nhiễm trùng thứ cấp khác. Vì vậy, người bệnh cần đến bệnh viện để nhận được điều trị kịp thời nếu bệnh không thể tự khỏi.

3. Khi nào cần đến bệnh viện

Đối với người trưởng thành, bạn cần liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu sau khi điều trị bằng thuốc nhưng vẫn có các triệu chứng như:

  • Sốt cao trên 38,5 độ C từ 5 ngày trở lên hoặc đột ngột bị sốt sau một thời gian ngừng sốt.

  • Thường xuyên có hiện tượng khó thở, thở khò khè.

  • Đau họng và đau đầu nhiều, kéo dài.

  • Bị xoang nghiêm trọng.

Trường hợp trẻ em bị cảm lạnh, bạn nên lưu ý đến trẻ thường xuyên hơn, do bệnh ở trẻ sẽ nguy hiểm hơn đối với người lớn. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến viêm phổi hoặc viêm phế quản ở trẻ. Vì vậy, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi trẻ có các triệu chứng sau:

  • Trẻ từ 1 - 4 tháng tuổi bị Sốt 38 độ C.

  • Sốt tăng hoặc kéo dài trên 2 ngày.

  • Các triệu chứng ở trẻ không được cải thiện hoặc có dấu hiệu tăng lên.

  • Trẻ bị ho, khó thở, thở khò khè.

  • Chán ăn, mệt mỏi.

  • Đau tai, đau đầu.

  • Buồn ngủ bất thường, rối loạn ý thức.

4. Phương pháp điều trị

Cảm lạnh là một bệnh lý không phức tạp, cách điều trị chủ yếu là tập trung vào các triệu chứng của bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc xịt giúp thông mũi, thuốc ho giúp làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng một số các biện pháp điều trị đơn giản cũng hết sức hiệu quả và đã được áp dụng rất nhiều như vệ sinh mũi, miệng, họng sạch sẽ, uống nhiều nước ấm.

Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng cách hỉ mũi, đẩy các chất nhờn, nước mũi ra ngoài để ngăn chặn chúng xâm nhập sâu hơn, tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Vệ sinh miệng và họng bằng cách súc miệng 2 - 4 lần/ngày bằng nước muối có tính sát khuẩn cao, giúp làm dịu cơn đau rát họng và kháng viêm hiệu quả.

Uống nước nhiều ấm, tốt hơn là nước chanh mật ong hoặc nước gừng, giúp bạn làm tan đờm trong cổ họng, giảm ho và giảm cơn đau họng, đồng thời giữ ấm cho cơ thể.

Uống trà gừng, trà chanh mật ong ấm giúp cải thiện tình trạng bệnh

5. Các biện pháp phòng tránh

Hiện nay đang trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết có nhiều thay đổi đột ngột, đây là điều kiện thuận lợi để virus phát triển mạnh và xâm nhập vào cơ thể nếu bạn không có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt. Vì vậy, để tránh bị cảm lạnh, bạn cần làm và dạy cho trẻ cách thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Rửa tay sạch sẽ và thường xuyên với nước rửa tay hoặc xà phòng.

  • Không dùng chung đồ với người khác, đặc biệt là người bệnh cảm lạnh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

  • Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, đảm bảo không gian nơi ở luôn thoáng, đồ dùng trong nhà được khử trùng tránh vi khuẩn tích tụ.

  • Chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách ăn uống khoa học, rèn luyện thường xuyên, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Rửa tay thường xuyên ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn

Cảm lạnh là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, gây ra cảm giác mệt mỏi kèm theo các triệu chứng ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Tuy có thể tự khỏi sau một thời gian nhất định nhưng người bệnh không nên chủ quan vì nó có thể gây ra các biến chứng, đặc biệt nguy hiểm hơn ở trẻ nhỏ. Vì vậy, hãy đến bệnh viện khi các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tự hào mang đến cho khách hàng những dịch vụ khám chữa bệnh hiệu quả. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe bản thân, hãy nhấc máy liên hệ ngay tới hotline của MEDLATEC 1900.56.56.56 để được giải đáp và tư vấn.

Thông thường khi nhiệt độ môi trường hạ thấp cơ thể sẽ có cảm giác lạnh. Tuy nhiên đôi khi cảm giác lạnh xảy ra thường xuyên và không phải do nhiệt độ bên ngoài. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này, có nguy hiểm không và cách khắc phục như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Lạnh là một trong những cảm giác bình thường xuất hiện ở con người. Thông thường khi nhiệt độ môi trường xuống thấp bạn sẽ có cảm giác này. Nếu bạn thấy lạnh nhưng không phải do điều kiện thời tiết hay nhiệt độ và chưa xác định rõ nguyên nhân gây lạnh thì lại là một vấn đề khác. 

Thông thường cơ thể sẽ có cảm giác lạnh khi nhiệt độ môi trường hạ xuống

Khi tình trạng lặp lại nhiều lần hoặc kéo dài trong nhiều ngày có thể trở thành vấn đề bất thường cảnh báo mối nguy hại tới tình trạng sức khỏe của bạn. Vì thế khi cảm thấy lạnh thường xuyên, bạn cần hết sức chú ý tới sức khỏe, đặc biệt lưu ý tới những nguyên nhân trong phần dưới đây. 

Nguyên nhân khiến cơ thể luôn cảm thấy lạnh

Thường xuyên có cảm giác ớn lạnh có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải các vấn đề về sức khỏe. Thay vì phớt lờ hãy tìm tới với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân chính xác và được tư vấn cách điều trị hiệu quả. Dưới đây là tổng hợp các nguyên nhân có thể gây ra cảm giác người ớn lạnh mà bạn gặp phải. 

Suy giáp

Suy giáp là một trong những bệnh lý làm cho tuyến giáp không thể tạo đủ hormone để duy trì các hoạt động của cơ thể. Căn bệnh cũng khiến cho người mắc luôn cảm thấy lạnh. Đi kèm với việc thường xuyên có cảm giảm lạnh còn là các triệu chứng như mệt mỏi, tăng cân, da khô, tóc và móng dễ gãy, rụng, đãng trí là buồn phiền diễn ra thường xuyên. 

Thiếu máu

Thiếu máu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra cảm giác ớn lạnh sau lưng. Khi cơ thể bị thiếu máu hệ thống cơ quan thường không được cung cấp đủ oxy. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng suy nhược và mệt mỏi. Hệ quả tất yếu sau đó là cảm giác lạnh người.

Tiểu đường type 2

Hiện nay, tiểu đường type 2 là căn bệnh khá phổ biến, điều đáng lo ngại là rất nhiều người không phát hiện sớm ra mình bị bệnh, gây ảnh hưởng tới quá trình điều trị. Căn bệnh cũng đi kèm với nhiều triệu chứng nhỏ khác. Một trong số các biểu hiện này chính là việc cơ thể bị mệt mỏi dẫn tới các cơn ớn lạnh.

Tiểu đường tuýp 2 có thể gây ra cảm giác ớn lạnh

Bệnh thận

Bệnh nhân mắc các bệnh như suy thận mạn cũng có thể phải đối diện với các biểu hiện ớn lạnh hoặc cảm giác lạnh chân tay. Nguyên nhân được lý giải là do các bệnh nhân bị bệnh lý liên quan đến thận thường đi cùng với tình trạng thiếu máu và suy nhược cơ thể. 

Bệnh chán ăn thần kinh

Đây còn được gọi là bệnh chán ăn do tâm lý. Bệnh nhân thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng, lo lắng và suy nghĩ về cân nặng của bản thân. Đồng thời họ cũng thường xuyên cảm thấy mất tự tin về hình thể của mình.

Bệnh nhân mắc bệnh sẽ có nhiều triệu chứng, trong đó có các cơn ớn lạnh. Biểu hiện có thể đến vào bất cứ thời điểm nào dù trời đang nóng hay lạnh. 

Bệnh động mạch ngoại biên

Căn bệnh bao gồm các tình trạng bất thường xảy ra ở hệ mạnh xa trung tâm bao gồm: Động mạch thận, động mạch cảnh, chi trên, chi dưới. Bất thường xảy ra có thể là tắc một phần, tắc toàn phần hoặc các vấn đề như phình, hẹp. 

Bệnh nhân mắc bệnh động mạch ngoại biên có nhiều biểu hiện khác nhau trong đó có biểu hiện lạnh tay chân. Đặc biệt người bệnh sẽ cảm nhận rất rõ khi so sánh bên tay chân bị lạnh với tay chân còn lại. 

Bệnh cúm

Bệnh cảm cúm cũng là một bệnh lý gây ra bởi virus, đồng thời lây lan qua đường hô hấp do dịch tiết giọt bắn. Bệnh có thể gây ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể và khiến bạn có cảm giác lạnh, ớn lạnh.

Cảm giác lạnh có thể do bệnh cảm cúm hoặc các vấn đề khác

Bên cạnh đó bệnh nhân còn có thể bị sốt, sổ mũi, ngạt mũi, ho, rát họng, chán ăn, mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa. Cảm cúm cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khi không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. 

Thiếu vitamin B12

Vitamin B12 có vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng trong cơ thể. Đây cũng là thành phần quan trọng của quá trình tái sinh tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào máu. Do đó người thiếu vitamin B12 lâu dài sẽ dẫn tới thiếu máu do nguyên nhân giảm sản sinh hồng cầu, hệ quả cuối cùng là tình trạng ớn lạnh của cơ thể. 

Thiếu sắt

Thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng thiếu máu. Vấn đề gây ra ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như thể chất của người bệnh, khiến họ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi đi kèm với các biểu hiện khó chịu, trong đó có ớn lạnh. Bệnh nhân thiếu sắt nhất là phụ nữ có thai cần bổ sung đầy đủ vi chất thông qua các viên uống tổng hợp hoặc chế độ ăn uống để đảm bảo có được cơ thể khỏe mạnh nhất. 

Sử dụng đồ uống có cồn

Rất nhiều người nghĩ rằng đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu sẽ giúp cơ thể ấm lên, là cách để chống chọi lại thời tiết lạnh. Tuy nhiên trên thực tế cảm giác “nóng lên” khi uống rượu chỉ là cảm giác nhất thời và thân nhiệt của người uống khi đó hoàn toàn không tăng lên. 

Trái lại khi sử dụng chất kích thích, trong đó có rượu thì các mạch máu ngoại vi sẽ diễn ra, dẫn tới cơ thể bị mất nhiệt nhanh chóng, gây ra cảm giác lạnh bất ngờ. 

Cần làm gì nếu tình trạng ớn lạnh diễn ra thường xuyên?

Cảm giác lạnh do thời tiết là một phản ứng bình thường của cơ thể. Để khắc phục tình trạng này bạn nên sử dụng các phương pháp nhằm giữ ấm cơ thể như mặc quần áo ấm, sử dụng các loại tinh dầu làm ấm cơ thể, tăng nhiệt độ phòng. 

Ngoài ra bạn cần chú ý thực hiện chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục rèn luyện sức khỏe để xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh, phòng tránh các cơn ớn lạnh bất thường. Đây chính là biện pháp quan trọng để bảo vệ cơ thể và ngăn chặn các mối nguy về sức khỏe.

Nếu cảm giác lạnh không do nhiệt độ hoặc kéo dài không hết hãy liên hệ bác sĩ

Nếu các cơn ớn lạnh xảy ra không do yếu tố môi trường, thời tiết, sau khi áp dụng các phương pháp giữ ấm cơ thể vẫn không thuyên giảm thì rất có thể là một biểu hiện cảnh báo về sức khỏe. Trường hợp này bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn chi tiết. 

Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời cho câu hỏi thường xuyên có cảm giác lạnh là bệnh gì. Hy vọng bài viết đã mang tới cho bạn những kiến thức bổ ích để có thể chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất. Nếu có nhu cầu thăm khám sức khỏe, quý bạn đọc có thể liên hệ tới hotline 19001806 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.

Video liên quan

Chủ Đề