Tại sao mẹ bế bé lại khóc

Nguyễn Dung có mom nào như e k. cứ bồng con là nó khóc đưa cho người khác lại im. ai cũng bảo mẹ k biết bồng con. mà e bồng bế cũng như ngta thôi mà. huhu.

Từ khóa : trẻ sơ sinh mẹ bế thì khóc người khác bế thì nín


Ủng hộ chúng tôi bằng cách chia sẻ trang web này :]

Một số bé khóc khi bú mẹ nhiều hơn trong giai đoạn bé đang mọc răng. Nguyên nhân là do trong thời gian này, nướu răng của bé bị đau và hành động mút vú mẹ có thể khiến bé cáu gắt khi bú mẹ.

• Bé bị căng thẳng

Bé rất nhạy cảm và có thể cảm nhận được khi thấy mẹ hoặc người chăm sóc đang căng thẳng. Điều này có thể ảnh hưởng đến bé, khiến trẻ sơ sinh vừa ăn vừa khóc.

• Bé học được điều mới

Trẻ sơ sinh phát triển liên tục và đôi khi những thay đổi về thể chất hoặc tình cảm có thể khiến bé khó chịu. Hoạt động não bộ tăng lên có thể cản trở thói quen bú của bé.

• Bé không muốn bú

Đôi khi bạn sẽ thấy bé nhả ti mẹ ngay khi bạn bắt đầu cho bé bú hoặc bé không chịu bú. Điều này có thể là do bé không thấy đói và không muốn bú mẹ. Nếu rơi vào tình huống này, bạn nên dỗ bé nín và không nên ép bé bú.

• Bé bị nấm miệng

Nấm miệng có thể là nguyên nhân khiến bé khóc khi bú mẹ. Những đốm trắng trên lưỡi hoặc bên trong miệng của bé có thể là cặn sữa nhưng cũng có thể là do nấm miệng. Tình trạng này có thể gây đau đớn và khiến bé khó chịu khi bú. Nếu bạn thấy bé có triệu chứng trên, bạn nên đưa bé đến bác sĩ khám ngay nhé.

• Bé thích bú bên ngực này hơn bên ngực còn lại

Đôi khi bé chỉ thích bú ở một bên ngực nào đó. Do đó, khi cho bé bú ở bên ngực khác, bé có thể cảm thấy không thoải mái. Nếu rơi vào tình huống này, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân. Đôi khi điều này có thể do bé gặp một số vấn đề về sức khỏe như nhiễm trùng một bên tai hoặc đau. Nếu nghiêng về phía tai đau, bé sẽ tỏ ra khó chịu.

• Bé bị tật cứng lưỡi

Tật cứng lưỡi là tình trạng đoạn màng nối bên dưới lưỡi bị ngắn hoặc kéo quá dài về phía cuối lưỡi của bé, khiến lưỡi gần như dính chặt dưới sàn miệng. Điều này khiến bé khóc khi bú mẹ.

• Bé bị nghẹt mũi

Nếu bé bị cảm lạnh hoặc cúm, mũi của bé có thể bị nghẹt, gây khó chịu cho việc thở khi bú và bé có thể phải ngừng bú một lúc để thở. Điều này sẽ khiến bé cáu gắt khi bú mẹ. Đôi khi, tư thế cho bé bú không đúng cũng có thể khiến bé khó thở. Bạn có thể nói chuyện với bác sĩ để biết tư thế khi cho bé bú đúng cách nhé.

>>> Bạn có thể quan tâm: Tư thế cho bé bú đúng cách: 4 tư thế giúp mẹ không mỏi, bé không sặc!

• Bé khóc khi bú mẹ do bị trào ngược dạ dày – thực quản

Bình thường, khi trẻ bú, sữa đi qua miệng, xuống thực quản rồi vào dạ dày. Tại đây, sữa được hấp thu một phần, sau đó di chuyển xuống ruột. Trào ngược dạ dày -– thực quản là tình trạng sữa sẽ từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Nguyên nhân khiến trẻ bị trào ngược dạ dày – thực quản là do thức ăn của bé chủ yếu ở thể lỏng, trẻ lại hay nằm nhiều và thực quản trẻ cũng ngắn hơn so với người lớn.

• Bé nhạy cảm với thực phẩm

Nếu bé bú mẹ hoàn toàn, bé sẽ rất ít khi bị nhạy cảm với thực phẩm. Tuy nhiên, nếu bạn cho bé ăn các loại thực phẩm khác, bé sẽ có nguy cơ bị dị ứng với một số triệu chứng thường gặp như đầy hơi, đau bụng hoặc khó chịu. Bạn có thể nói chuyện với bác sĩ về dị ứng thực phẩm và tìm hiểu những ảnh hưởng của nó đối với việc bú mẹ.

Bạn có thể làm gì để giúp bé nín khóc khi bú mẹ?

Dưới đây là một số điều mà bạn có thể làm để dỗ bé khóc khi bú mẹ:

1. Đưa bé ra ngoài đi dạo: Bạn có thể đưa bé đi dạo trong công viên hoặc trong vườn. Mối quan hệ giữa mẹ và bé sẽ được thắt chặt nếu bạn dành nhiều thời gian cho bé hơn. Bạn cũng có thể thử cho bé bú sau khi đưa bé đi chơi.

2. Cho bé bú khi bé đang buồn ngủ: Bạn có thể cho bé bú khi bé đang buồn ngủ, chẳng hạn như trước khi đi ngủ hoặc giữa thời gian ngủ trưa. Một số bé rất ngoan khi buồn ngủ và dễ dàng quên đi những điều đang khiến bé cảm thấy lo lắng.

3. Nhờ ai đó dỗ bé: Nếu bạn thấy căng thẳng, khó chịu, bé sẽ dễ dàng cảm nhận được điều này. Lúc này, bạn có thể nhờ một thành viên khác trong gia đình dỗ bé. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải chắc chắn rằng bé cảm thấy quen thuộc và thoải mái với người đó nhé.

4. Đừng dùng sữa công thức: Nếu bé không chịu bú mẹ, bạn có thể vắt sữa và cho vào bình bú. Hạn chế cho bé dùng sữa công thức trước khi bé 6 tháng tuổi nếu bạn có đủ sữa mẹ cho bé.

Mỗi khi nhìn thấy bạn bè, mẹ con quấn quít, con đòi ti mẹ rồi bám riết lấy như chim non là tôi lại chạnh lòng vô cùng.

9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau rồi cũng đến ngày sinh con. Hơn 8 tiếng đồng hồ tôi chịu đựng những cơn đau đến quặn thắt ruột gan để được gặp Tũn. Niềm hạnh phúc tưởng chừng không gì sánh bằng khi bế trong tay thiên thần bé xíu với đôi mắt vẫn còn nhắm nghiền nhưng đã cất tiếng khóc xem chừng khỏe mạnh lắm. Ông trời dường như càng ban thêm cho tôi may mắn lạ kì khi chưa đầy 1 tiếng sau sinh, ngực tôi đã căng cứng, sữa về “rần rần”. Tôi mỉm cười hài lòng khi giờ đây mình thoát khỏi nỗi lo không sữa. Tôi sẽ được cho con bú như những người mẹ khác, được nuôi lớn con bằng dòng sữa mẹ ngọt ngào.

Ấy thế mà kì lạ thay! Ngay khi tôi hồ hởi đón tay Tũn để cho con ti. Bé bỗng nhiên khóc ré lên rồi dứt khoát quẫy đạp, lắc đầu không chịu bú. Trước sự “cự tuyệt” của con, tôi thấy rất “choáng” và sửng sốt. Tôi chưng hửng: “Sao lại có con không chịu ti mẹ?”. Một lần, hai lần... tôi thử đủ các tư thế nhưng cứ thấy ti mẹ là Tũn lại chê. Trong suy nghĩ của tôi: mẹ mà có sữa là tốt lắm, mà con nào chẳng bú mẹ. Bao nhiêu trường hợp con nghiện ti mẹ đến nỗi không thể cai sữa được. Vậy mà Tũn con tôi lại từ chối dòng sữa mẹ. Người ta muốn giữ ngực không cho con ti đã đành, tôi giờ muốn con ti cũng chẳng được. Thế là làm sao?


Cứ mẹ bế là con khóc ầm lên, tôi vô cùng bối rối [Ảnh minh họa]

Chồng và bố mẹ cũng an ủi tôi nhiều. Rằng “Trẻ con nhiều đứa thế lắm, mỗi đứa một sở thích, làm sao bắt được nó, thôi thì sau này càng nhàn.”… Nhưng, dù mọi người có an ủi, tôi vẫn thấy có gì đó nhói nhói trong tim mình khi thấy ti mẹ giờ là "cực hình" với bé. Tôi đành vắt sữa ra cho con ti bình. Nhìn con ti thun thút, say mê khoái chí với cái núm ti nhựa xấu xí, tôi thực sự chạnh lòng biết bao. Mơ ước bế con trong lòng cho con bú, ngắm đôi mắt đen láy, lắng nghe tiếng thở bé bỏng của con giờ chẳng cách nào thực hiện được. Thi thoảng có người đến thăm lại buột miệng: "Ô hai mẹ con này lạ nhỉ, ti mẹ không ti lại ti bình, thế này thì còn gì gắn bó?" Tôi nghe mà tủi thân ứa nước mắt.

Nỗi buồn của tôi nào có dừng lại ở đấy. Suốt 3 tháng đầu bé Tũn không đêm nào không quấy khóc. Dù tôi bế, rung lắc thế nào con cũng không nín. Nhiều khi bế con khóc mà mẹ cũng òa khóc theo. Nhìn hai mẹ con tôi ôm nhau “thi khóc” mà bà nội cháu lắc đầu ngán ngẩm. Cứ bà bế Tũn thì con nín ngay cơn khóc, trao tay cho tôi là bé lại ọ ẹ. Nghĩ mình chưa có kinh nghiệm chăm con nên còn vụng cần bà chỉ bảo. Tôi luôn cố gắng quan sát kỹ cách mẹ chồng bế cháu, cưng nựng… Nhưng dù có nỗ lực đến đâu tôi vẫn không dỗ nổi con nín khóc.

Nhiều khi nhìn con "phởn chí" mỗi lần cùng bà chơi trò bà ú oà. Tôi cũng thử chơi đùa với con xem sao. Vậy mà bé thấy tôi “Ú òa” lại còn khóc ré lên? Con chẳng có vẻ gì là hào hứng như khi chơi với bà, với bố. Có những lúc được bà bế đi chơi, tôi bảo Tũn ơi ra với mẹ, mẹ bế... vậy mà con quay ngoắt mặt đi rồi hét ầm lên, gạt tay mẹ ra gục vào lòng bà. Tôi thấy lòng sao đắng ngắt. Chẳng nhẽ bé không cảm nhận được chút hơi ấm tình cảm nào của tôi dành cho bé sao?

Tôi trầm cảm và suy sụp. Tôi bắt đầu nghĩ mình “nặng vía”, không hợp với con. Tôi đã dùng mọi cách đốt vía. Từ thắp nhang, đốt phong long, treo tỏi trong nhà đến lấy tóc rối vuốt mặt con, đi cúng thầy...v.v. nhưng cũng không hiệu quả.

Thời gian qua đi Tũn đã lớn hơn, tôi phải tham gia bán hàng. Việc nấu nướng cho Tũn giờ là bà lo, cho Tũn ăn cũng là bà cho, tắm cho Tũn cũng tay bà chăm. Tôi cảm giác như mình chỉ là người thừa đối với bé. Biết bao lần tôi đặt câu hỏi trong đầu, rằng vì sao từ những ngày đầu tiên con đã không hề bám mẹ? Nhưng con thơ làm sao có câu trả lời. Tôi dồn tâm sức vào chăm con nuôi con, yêu thương con hơn tất cả mọi thứ trên đời. Vậy mà bản thân chưa hưởng một lần con quấn quít mẹ, chưa từng nghe tiếng con khóc đòi mẹ, ngực căng sữa mà chẳng biết cảm giác cho con ti nó ra làm sao. Từ bé con đã thế này, đến về sau khi con lớn, có bạn có bè, chắc trong mắt con sẽ chẳng có người mẹ là tôi nữa. Có lẽ nào tôi thực sự không hợp vía con?

Theo tâm sự của độc giả Ngọc Mai [Tây Sơn, Hà Nội]

Theo Như Trang ghi [Khampha.vn]


Trẻ sơ sinh khóc là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, mẹ có thể làm dịu cơn khóc của bé ngay lập tức nếu biết được nguyên nhân khiến con khó chịu. Trẻ đòi thay tã, đòi được bú, đòi bế đều là những nguyên nhân chủ yếu. Khi trẻ khóc nhiều dỗ mà không nín là do mẹ không tìm được nguyên nhân thực sự gây ra sự bực bội khó chịu của trẻ.

Sau đây là các nguyên nhân thường gặp khi trẻ sơ sinh khóc, và khi nào cần đưa trẻ đi bác sĩ.

Trẻ sơ sinh khóc vì cần phải thay tã

Em bé của bạn có thể phản đối, phát ra tín hiệu khóc lóc, hậm hực nếu tã ướt hoặc bẩn, với bé, điều này thật khó chịu và khiến bé thực sự cảm thấy bị làm phiền.

Vì thế khi thấy làn da đang sạch sẽ tinh tươm của mình bị kích thích, bé sẽ thông báo với cha mẹ thông qua tiếng khóc. Bạn hãy nhanh chóng phát hiện ra nguyên nhân từ đâu, một khi bé lại được khô thoáng, thơm tho sạch sẽ, chắc chắn bé sẽ chơi ngoan.

Đói là một trong những lý do phổ biến nhất khiến em bé sơ sinh của bạn khóc. Do bú không đủ sữa hoặc khoảng cách giữa các cữ bú của bé quá dài. Tốt nhất các bà mẹ không nên để bé sơ sinh khóc rồi mới cho bú, bạn nên chú ý theo dõi những dấu hiệu chứng tỏ rằng bé muốn ăn:

– Khi đói bụng, bé thường mút ngón tay của mình, đầu bé sẽ quay phải quay trái như để tìm kiếm ti mẹ.

– Khi được mẹ bế, bé sẽ rúc vào ngực mẹ, nếu mẹ không đáp ứng kịp thời bé sẽ khóc nhè.

– Bạn chạm tay lên môi bé, bé sẽ “cong môi” vì tưởng đó là ti mẹ hoặc núm ti bình sữa.

Bạn hãy nhanh chóng nhận ra nhu cầu của bé, một khi bé đã no bụng, bé sẽ ngoan ngoãn nằm chơi hoặc chìm vào giấc ngủ sâu.

Bé không thể nào ngủ được

Con bạn đang mệt, dù cố gắng nhưng không thể có được giấc ngủ ngon, ngủ sâu giấc. Tín hiệu lúc này phát ra đó là bé thường rên rỉ và khóc lóc ỉ ôi, nhìn thất thần vào không gian.

Bạn hãy ôm ấp bé, hát cho bé nghe bài mà bé thích. Chắc chắn bằng hơi ấm của mẹ, bằng tiếng hát ngọt ngào thân thuộc, bé sẽ thấy yên tâm và thôi rên khóc.

Nếu em bé của bạn nhỏ hơn 5 tháng tuổi, bé có thể dễ khóc vào cuối buổi chiều và buổi tối. Điều này là hết sức tự nhiên và bình thường, nhưng tiếng khóc của bé có thể khiến bạn rất căng thẳng và mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu bé sơ sinh khóc dai dẳng theo giờ cố định thì bạn cần phải kiểm tra yếu tố bé đang bị đau bụng.

Lúc này, bạn hãy ôm ấp và lắc lư bé của bạn, hoặc bạn có thể làm theo một động tác khá hay ho học được từ nhiều bà mẹ khác để dứt cơn khóc dai của con. Một trong những cách đó là hãy tạo tiếng ồn khi nói vào cái máy sấy tóc hoặc quạt. Âm thanh lạ tai này sẽ khiến bé thích thú và làm dịu nhanh cơn khóc của con bạn.

Nếu em bé của bạn khóc trong hoặc ngay sau khi ăn, bạn hãy lưu ý tới vấn đề ợ hơi. Bé bú mẹ [hoặc bú bình] có thể nuốt sữa và cả không khí vào bụng. Nhiều hơi trong bụng sẽ khiến bé khó chịu, bú ít vì không thoải mái và khó ngủ ngon. Vỗ ợ hơi cho bé trong và sau khi bú là một điều vô cùng quan trọng.

Có rất nhiều cách giúp bé thoát khỏi chứng khó chịu này. Bạn có thể bế bé lên vai, một tay giữ phần mông bé, một tay xoa nhẹ vào phần lưng hoặc bạn có thể khum bàn tay và vỗ nhẹ lên lưng bé đến khi bé ợ hơi. Hoặc cách khác, bạn cho bé ngồi lên đùi rồi vỗ hoặc chà xát nhè nhẹ vào lưng bé để bé ợ.

Sau khi bé được “thỏa mãn”, bé sẽ nhanh chóng ngoan ngoãn và dừng hẳn tiếng khóc.

Thân nhiệt thay đổi, trẻ sơ sinh bị nóng

Bạn đừng nghĩ rằng càng mặc ấm, nhiều áo thì con càng thấy giống trong bụng mẹ. Điều này sẽ khiến bé sơ sinh khóc, khó chịu vì nóng.

Bạn hãy mặc cho bé quần áo mỏng, thoáng và điều quan trọng là bạn hãy kiểm tra nhiệt độ phòng sao cho thích hợp nhất với bé [28-30 độ C].

Bạn nên nhớ rằng, trong những tháng đầu đời, cơ thể bé còn khó để tự điều chỉnh thân nhiệt. Vì thế, bé rất dễ bị lạnh quá hay nóng quá. Bạn nên kiểm tra thân nhiệt của con thường xuyên bằng cách chạm tay lên trán, chân, gáy con.

Ngay sau khi tè dầm hoặc đi ị ra bỉm, bé có thể cảm thấy bị lạnh, bạn cần thay ngay cho con. Ngoài ra, nếu thấy con bị lạnh, bạn hãy kiểm tra lại nhiệt độ phòng. Bé sẽ khóc vì khó chịu nếu cảm nhận được không khí lạnh đang len lỏi xung quanh bé.

Trẻ cần đi bệnh viện do bị bệnh

Hãy nhận biết những thay đổi trong em bé của bạn. Nếu bé không khỏe, bé sẽ khóc với một “giai điệu” khác hoàn toàn với những tiếng khóc đòi hỏi khác. Tiếng khóc yếu hơn, cấp bách hơn, liên tục, hoặc the thé.

Nếu bạn cảm thấy rằng có điều gì lạ xảy ra với bé, hãy đừng chần chừ và gọi ngay cho bác sĩ của bé.

Có quá nhiều thứ đang xảy ra

Nếu em bé của bạn nhận được quá nhiều sự chú ý và âu yếm từ khách đến thăm, điều này sẽ khiến bé khó chịu. Bạn hãy cho bé được nghỉ ngơi bằng cách bế bé đến một nơi nào đó yên tĩnh.

Hãy thử những mẹo nhỏ sau đây khi trẻ sơ sinh khóc quá nhiều:

– Cuộn bé lại và ôm ấp bé: Trẻ sơ sinh luôn thích cảm giác ấm áp và an toàn như khi bé vẫn ở trong lòng mẹ, vì thế hãy quấn bé trong tấm chăn ấm, bế ẵm bé vào lòng. Nhưng cũng có các bé khác lại không thích kiểu bế này và thích được âu yếm theo kiểu khác như là được bế và rung rung, hay được cho ngậm vú giả.

– Cho bé nghe nhạc điệu: Bạn có thể thử bật nhạc nhẹ nhàng, hát ru.

– Cho bé quen với những chuyển động: Đôi khi chỉ bằng việc bế bé và đi lại bạn trong phòng cũng là cách đã dỗ dành bé. Đu đưa bé nhẹ nhàng trong một chiếc ghế, đặt bé trên một chiếc ghế lò xo sẽ có tác dụng hiệu quả. Bạn cũng có thể đẩy bé đi dạo trên xe nôi hay cho bé đi chơi một vòng.

– Massage cho bé: Hầu hết các em bé đều thích được vỗ về, massage cũng là cách dỗ dành trẻ. Đừng lo lắng nếu bạn không biết chính xác những động tác, xoa nhẹ nhàng và chậm dãi vào lưng, bụng của bé, những động tác này sẽ khiến bé thoải mái.

– Cho bé hút một thứ gì đó: Nhiều khi vì muốn cầm cái gì đó mà bé khóc toáng lên. Bạn hãy cho trẻ cầm một món đồ chơi chẳng hạn như thế bé sẽ thấy tốt hơn.

Bé khóc sẽ làm cho cha mẹ căng thẳng và mệt mỏi nhiều lúc cảm giác mình không đủ thời gian và nghị lực để nuôi con. Nếu bạn đã làm thỏa mãn mọi nhu cầu nhưng bé vẫn khóc, lúc này hãy quan tâm chăm sóc chính bản thân mình để tránh tình trạng quá bực tức.

– Đặt bé xuống một nơi an toàn và cho bé khóc một lát.

– Gọi một người bạn hay một người họ hàng đến xin lời khuyên.

– Tự thưởng cho bản thân vài phút thư giãn và nhờ ai đó trông bé một lát.

– Bật một bản nhạc nhẹ nhàng để thư giãn.

– Tự nhắc bản thân mình rằng không có gì xấu xảy ra với bé cả, khóc một chút cũng không có ảnh hưởng gì đến bé.

– Luôn lặp lại với bản thân rằng “Bé sẽ lớn và sẽ không còn thói quen này nữa”.

– Cho dù bạn làm gì đi nữa, đừng bao giờ thể hiện sự bực dọc bằng việc phát vào mông bé. Luôn ghi nhớ rằng khi bé yêu của bạn được từ 8 đến 12 tuần tuổi thì bé sẽ ngoan hơn rất nhiều và những trận khóc lóc sẽ không còn nữa.

Trẻ sơ sinh khóc nhiều về đêm [khóc dạ đề] có phải bệnh?

Nhiều trẻ sơ sinh thường khóc vào ban đêm, dân gian thường gọi là “khóc dạ đề”. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, hiện tượng khóc về đêm có thể xảy ra ở hầu hết trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, chỉ một số trường hợp là khóc dạ đề thực sự, còn hầu hết là khóc do mắc bệnh lý như bệnh còi xương hoặc bệnh lồng ruột.

Hiện tượng khóc dạ đề thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do tăng nhu động ruột. Bình thường nhu động ruột điều hòa không đau, nhưng đột nhiên vì một yếu tố nào đó làm nhu động tăng lên, không đều, gây đau bụng dữ dội làm cho trẻ khóc, hết cơn thì thôi.

Thời gian khóc thường kéo dài 5 phút nhưng cũng có khi nửa tiếng và có thể lặp lại hằng ngày, ban ngày trẻ vẫn ăn, ngủ tốt. Cơn khóc có thể rất dữ dội nhưng không nguy hiểm. Khi trẻ được hơn 6 tháng tuổi, nhu động ruột hoàn chỉnh, trẻ sẽ trở lại bình thường, chứng khóc dạ đề sẽ hết.

Tuy nhiên, nếu cơn khóc của trẻ kéo dài hơn hoặc kèm theo biểu hiện khác thường thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến vấn đề khóc do bệnh lý. Trẻ khóc nhiều về đêm có thể là dấu hiệu trẻ bị còi xương.

Bệnh này thường làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, sinh ra quấy khóc trong thời gian dài. Nguyên nhân có thể là do chế độ dinh dưỡng của trẻ không đảm bảo hoặc trẻ được chăm sóc trong phòng kín, thiếu ánh sáng nên bị thiếu vitamin D.

Ngoài ra, đó cũng có thể là biểu hiện trẻ bị lồng ruột. Trẻ khóc dữ dội, có thể kèm theo triệu chứng như nôn, hay khóc thét lên, ưỡn người, bỏ bú và đi ngoài ra máu. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa bé đi cấp cứu ngay.

Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần phân biệt hiện tượng khóc dạ đề với khóc do bệnh lý ở trẻ. Ngoài cơn khóc, trẻ vẫn khỏe mạnh, ăn, ngủ bình thường thì cha mẹ không cần phải quá hoảng hốt. Khi dỗ cần bế ở tư thế mà bé ưa thích, đu đưa nhẹ nhàng và hát ru để trẻ dễ ngủ lại. Không nên tập trung nhiều người cùng dỗ trẻ một lúc vì có thể khiến trẻ hoảng sợ.

Tuy nhiên, nếu thấy trẻ có kèm theo các dấu hiệu biếng ăn, vã mồ hôi, đặc biệt là mồ hôi trộm… cha mẹ nên đưa con đi khám để phát hiện bệnh.

Cha mẹ nên tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là không nên giữ trẻ quá kỹ trong phòng tối vì trẻ bị thiếu vitamin D sẽ bị bệnh còi xương và có thể mắc các bệnh về hô hấp, da liễu do môi trường ẩm thấp. Có những trường hợp trẻ vừa bị còi xương, vừa suy dinh duỡng nên nhẹ cân, người mệt mỏi hay quấy khóc nhưng cha mẹ vẫn chủ quan. Vì thế, nhiều trẻ đến khám muộn khiến tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.

Theo //hoidapbacsi.net

Video liên quan

Chủ Đề