Kế hoạch đầu tư là gì

1. Khái niệm về dự án đầu tư: 

Nếu xét về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.

Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định. 

Xét trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế , xã hội trong một thời gian dài. 

Dự án là một chuỗi các hoạt động liên kết được tạo ra nhằm đạt kết quả nhất định trong phạm vi ngân sách và thời gian xác định.

 Dự án là tập hợp các thông tin chỉ rõ chủ dự án định làm gì, làm như thế nào và làm thì được cái gì

Dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý,cấp phép đầu tư. Nó là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án. Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.

2. Các công việc cần phải thực hiện khi lập dự án:

Lập một dự án đầu tư chỉ là bước sau cùng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Muốn lập một dự án đầu tư có chất lượng, hiệu qủa thì nhà đầu tư phải tiến hành nhiều công việc, cụ thể:

- Nghiên cứu,đánh giá thị trường đầu tư;

- Xác định thời điểm đầu tư và qui mô đầu tư;

- Lựa chọn hình thức đầu tư;

- Tiến hành các hoạt động khảo sát và lựa chọn địa bàn đầu tư.

Sau khi thực hiện xong các công việc trên thì nhà đầu tư tiến hành lập dự án đầu tư. Dự án đầu tư được biểu hiện ở hai văn kiện : 

Báo cáo tiền khả thi: Báo cáo tiền khả thi là báo cáo cung cấp thông tin một cách tổng quát về dự án. Qua đó chủ đầu tư có thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án. Đồng thời lựa chọn phương án đầu tư thích hợp nhất cho dự án. Báo cáo tiền khả thi là căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi

Báo cáo khả thi: Tập hợp các số liệu ,dữ liệu phân tích ,đánh giá ,đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn . Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.

3. Nội dung của Báo cáo tiền khả thi bao gồm :

-  Định hướng đầu tư, điều kiện thuận lợi và khó khăn 

-  Qui mô dự án và hình thức đầu tư  

-  Khu vực và địa điểm đầu tư [ dự kiến các nhu cầu sử dụng đất, các vấn đề ảnh hưởng môi trường, xã hội, tái định cư, nhân công .....] được phân tích, đánh giá cụ thể .

-  Phân tích, đánh giá sơ bộ về thiết bị, công nghệ, kỹ thuật và điều kiện cung cấp các vật tư, nguyên vật liệu, dịch vụ, hạ tầng cơ sở ..

-   Lựa chọn các phương án xây dựng

-   Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư , phương án huy động vồn ,khả năng thu hồi vốn ,khả năng trả nợ và thu lãi.

-    Có các đánh giá về hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án.

-    Thành phần ,cơ cấu của dự án : tổng hợp hay chia nhỏ các hạng mục.

Trong trừơng hợp Báo cáo tiền khả thi phải được phê duyệt theo qui định của pháp luật thì sau khi đựơc phê duyệt nhà đầu tư có thể bắt tay vào xây dưng bản báo cáo chi tiết ,đầy đủ theo hướng đã lựa chọn trong báo cáo tiền khả thi, đó là Báo cáo khả thi.

 Báo cáo khả thi là tập hợp các số liệu ,dữ liệu phân tích ,đánh giá ,đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn. Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.

4. Nội dung của Báo cáo khả thi :

Các căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư:

- Mục tiêu đầu tư;

- Địa điểm đầu tư;

- Qui mô dự án;

- Vốn đầu tư;

- Thời gian, tiến độ thực hiện dự án;

- Các giải pháp về kiến trúc, xây dựng, công nghệ, môi trường;

- Phương án sử dụng lao động ,quản lý , khai thác dự án;

- Các hình thức quản lí dự án;

- Hiệu quả đầu tư;

- Xác định các mốc thời gian chính thực hiện dự án;

- Tính chất tham gia, mối quan hệ cũng như trách nhiệm của các cơ quan liên quan .

Nhìn chung thì nội dung của báo cáo khả thi cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như : Tính hợp pháp, tính hợp lí , tính khả thi, tính hiệu quả ,tính tối ưu .... 

Việc lập báo cáo mang tính chuyên nghiệp rất cao, do vậy một sự chú ý dành cho các chủ đầu tư trong quá trình lập báo cáo nên có sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức và các chuyên gia từng tham gia thẩm định các dự án . Đặc biệt , nếu dự án sử dụng nguồn vốn vay nên mời cả người cho vay [tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư ... ] tham gia  ngay từ khâu lập dự án . 

Theo các chuyên gia thì muốn có một báo cáo khả thi có chất lượng thì chủ đầu tư phải dành thời gian và chi phí thỏa đáng cho việc khảo sát và lập báo cáo [Theo một nghiên cứu của UNDP thì chi phí lập báo cáo thường  chiếm 5% kinh phí dự án , có khi lên tới 15 - 20% đối với các dự án đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, phức tạp ].

Sau khi hoàn thành Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi nhà đầu tư phải trình các báo cáo trên đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm tra đầu tư [với các dự án phải thẩm tra đầu tư]. Đồng thời ,gửi đến tổ chức cho vay vốn đầu tư [với dự án sử dụng nguồn vốn vay]. Như vậy, việc lập xong hai bản báo cáo đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đã hoàn thành dự án đầu tư về mặt kế hoạch và cũng kết thúc giai đoạn chuẩn bị đầu tư chuyển sang giai đoạn làm các thủ tục đầu tư, triển khai đầu tư trên thực tế.

Như vậy, việc Lập một dự án đầu tư, mà cụ thể là Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi là rất quan trọng, nó quyết định đến sự thành công cũng như đảm bảo được  tính pháp lý của dự án. Các nhà đầu tư, sau khi lựa chọn phương án kinh doanh thì thường cần đễn sự hỗ trợ của các chuyên gia Lập dự án để hoàn thành 2 Báo cáo này. Luật Trí Tâm đã thành công với nhiều dự án, thấu hiểu được mong muốn của các nhà đầu tư, luôn sẵn sàng sát cánh cũng các nhà đầu tư trong việc Lập Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi. Tùy những phương án kinh doanh cụ thể khác nhau mà chúng tôi đưa ra những phương án viết báo cáo chi tiết khác nhau để mang lại tính khả thi và đảm bảo được tính pháp lý cao nhất cho dự án.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH LUẬT TRÍ TÂM

Địa chỉ: 286 Nguyễn Xiển, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
Điện thoại:  024 2211 3939
Hotline: 0963 116 488 
Email:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là một cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: Tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cơ chế, chính sách quản lý kinh tế; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức [ODA], vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.[2]

Bộ Kế hoạch và Đầu tưBổ nhiệm bởiNhiệm kỳThành lậpBộ trưởngđầu tiênNgân sách 2018Thứ trưởngTình trạngĐịa chỉĐiện thoạiFaxWebsite
Chính phủ Việt Nam
Bộ trưởng đương nhiệm
Nguyễn Chí Dũng
từ 9 tháng 4 năm 2016
Chủ tịch nước Việt Nam
5 năm
1tháng 11 năm 1995; 26 năm trước[1995-11-01]
Phạm Văn Đồng [Ủy ban Kế hoạch Nhà nước]
Đỗ Quốc Sam [Bộ Kế hoạch và Đầu tư]
2.490.650 tỉ đồng[1]
Nguyễn Văn Trung
Võ Thành Thống
Trần Quốc Phương
Trần Duy Đông
Nguyễn Thị Bích Ngọc
Đang hoạt động
Số 6B đường Hoàng Diệu, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội
024.38455298
024.38234453
www.mpi.gov.vn

  • x
  • t
  • s

Mục lục

  • 1 Chức năng, nhiệm vụ
  • 2 Lịch sử
  • 3 Lãnh đạo Bộ
  • 4 Cơ cấu tổ chức
    • 4.1 Khối cơ quan quản lý nhà nước
    • 4.2 Khối đơn vị sự nghiệp
  • 5 Nguyên Bộ trưởng / Chủ nhiệm Ủy ban
  • 6 Nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban
  • 7 Tham khảo
  • 8 Liên kết ngoài

Chức năng, nhiệm vụSửa đổi

Căn cứ theo Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ[3] quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, và Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25/7/2017 của Chính phủ[4] quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ có những nhiệm vụ, quyền hạn chính sau đây:

  • Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hằng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
  • Trình Chính phủ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm của cả nước, các cân đối vĩ mô của nền kinh tế quốc dân; kế hoạch xây dựng, sửa đổi các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô; quy hoạch; chiến lược huy động vốn đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu; các chương trình, dự án khác theo sự phân công của Chính phủ.
  • Có trách nhiệm quản lý nhà nước về các lĩnh vực:
  1. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
  2. Đầu tư phát triển và phân bổ ngân sách nhà nước
  3. Đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài
  4. Vốn ODA, vốn vay ưu đãi
  5. Đấu thầu
  6. Các khu kinh tế
  7. Đăng ký và phát triển doanh nghiệp
  8. Kinh tế tập thể, hợp tác xã
  9. Thống kê.
  • Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

Lịch sửSửa đổi

Ngược trở lại lịch sử, ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới được thành lập, ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu Kế hoạch Kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ một kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hóa. Ủy ban gồm các ủy viên là tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, có các Tiểu ban chuyên môn, được đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ. Ngày 31 tháng 12 năm 1945 trở thành ngày truyền thống của Bộ Kế hoạch và Đầu tư [5].

Theo dòng lịch sử, chúng ta có thể điểm lại các mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư[6]:

Ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ [thay cho Ủy ban Nghiên cứu Kế hoạch Kiến thiết]. Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề quan trọng khác.

Trong phiên họp ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và ngày 14 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 603-TTg thông báo quyết định này. Đây chính là tiền thân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện nay. Chủ nhiệm đầu tiên là Phạm Văn Đồng. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và các Bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện có nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, và tiến hành thống kê kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.

Ngày 9-10-1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, trong đó xác định rõ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hóa quốc dân theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Ngày 27 tháng 11 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định 151/HĐBT giải thể Ủy ban Phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.

Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới. Ngày 1 tháng 11 năm 1995, Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư. Bộ trưởng đầu tiên là Đỗ Quốc Sam.

Ngày 17 tháng 8 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 99/2000/TTg giao Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Ngày 25 tháng 7 năm 2017, Chính phủ ra Nghị định số 86/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Lãnh đạo BộSửa đổi

  • Bộ trưởng: Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • Thứ trưởng:
  1. Trần Quốc Phương, Bí thư Đảng ủy Bộ, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân
  2. Võ Thành Thống, nguyên Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ
  3. Trần Duy Đông, nguyên Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ
  4. Nguyễn Thị Bích Ngọc, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế

Cơ cấu tổ chứcSửa đổi

Khối cơ quan quản lý nhà nướcSửa đổi

  • Văn phòng Bộ
  • Thanh tra Bộ
  • Vụ Tổ chức cán bộ
  • Vụ Pháp chế
  • Vụ Thi đua - Khen thưởng và Truyền thông
  • Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân
  • Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ
  • Vụ Tài chính, tiền tệ
  • Vụ Kinh tế công nghiệp
  • Vụ Kinh tế nông nghiệp
  • Vụ Kinh tế dịch vụ
  • Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị
  • Vụ Quản lý các khu kinh tế
  • Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư
  • Vụ Kinh tế đối ngoại
  • Vụ Lao động, văn hóa, xã hội
  • Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường
  • Vụ Quản lý quy hoạch
  • Vụ Quốc phòng - An ninh
  • Cục Quản lý đấu thầu
  • Cục Phát triển doanh nghiệp
  • Cục Đầu tư nước ngoài
  • Cục Quản lý đăng ký kinh doanh
  • Cục Phát triển Hợp tác xã
  • Tổng cục Thống kê

Khối đơn vị sự nghiệpSửa đổi

  • Viện Chiến lược phát triển
  • Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
  • Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia
  • Trung tâm Tin học
  • Báo Đầu tư
  • Tạp chí Kinh tế và dự báo
  • Học viện Chính sách và Phát triển
  • Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ Kinh tế - Kế hoạch
  • Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng
  • Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Nguyên Bộ trưởng / Chủ nhiệm Ủy banSửa đổi

Bài chi tiết: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư [Việt Nam]

Nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy banSửa đổi

• Lê Văn Hiến [1959 - 1962] • Nguyễn Côn [1960 - 1965] • Đặng Việt Châu [1960 - 1965] • Trần Quý Hai [1961 - 1963] • Trần Sâm [1963 - 1965] • Nguyễn Văn Kha [1969 - 1974] • Đặng Thí [1969 - 1971] • Trần Quỳnh [1969 - 1973] • Nguyễn Lam [1969 - 1973] • Lê Trung Toản [1973 - 1982] • Đinh Đức Thiện [1974 - 1977] • Nguyễn Hữu Mai [1975 - 1976], [1976 - 1980] • Hoàng Văn Thái [1977 - 1980] • Hồ Viết Thắng [1961 - 1983] • Bùi Phùng [1980 - 1992] • Trần Phương [2/1980 - 1/1981] • Đậu Ngọc Xuân [1980-1987] • Hoàng Quy [1983 - 2/1987] • Vũ Đại [1983 -1987] • Nguyễn Hà Phan [1987 - 1989] • Bùi Công Trừng • Nguyễn Văn Vịnh • Lê Văn Hiến • Trần Hữu Dực • Võ Hồng Phúc [1988 - 1992] • Nguyễn Mại [1989 - 1995] • Trần Xuân Giá [1992 - 1995] • Phạm Gia Khiêm [1993 - 1995] • Trần Đình Khiển • Trương Văn Đoan [2003 - 2010] • Nguyễn Bích Đạt • Cao Viết Sinh • Bùi Quang Vinh • Đào Quang Thu • Đặng Huy Đông - kiêm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam • Nguyễn Đức Trung [28/1/2019-27/2/2020], nay là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An • Lê Quang Mạnh, nay là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ • Nguyễn Chí Dũng, nay là Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư • Nguyễn Văn Hiếu - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Số liệu ngân sách nhà nước”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2018.
  2. ^ “Nghị định số 86/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch và Đầu tư”.
  3. ^ “Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ”.
  4. ^ “Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25/7/2017 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư”.
  5. ^ //baothainguyen.org.vn/tin-tuc/trong-tinh/ky-niem-70-nam-ngay-truyen-thong-nganh-ke-hoach-va-dau-tu-232871-205.html
  6. ^ “QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ”.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Trang web chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Video liên quan

Chủ Đề