Tại sao răng của trẻ ở thời kỳ này dễ bị sâu sún nếu răng miệng của trẻ không được chăm sóc tốt

Sún răng là tình trạng phổ biến, thường gặp ở trẻ có độ tuổi từ 1-3 tuổi. Nhiều phụ huynh mắc phải sai lầm rằng là răng khôn nên trước sau gì chúng cũng được thay thế và mọc lại toàn bộ. Vì vậy, họ thường không quan tâm đến tình trạng sún răng của bé và không có biện pháp phòng ngừa hay khắc phục. Mà không biết rằng, điều đó vô tình đã làm tình trạng sún răng của trẻ ngày càng nghiêm trọng và nặng có thể ảnh hưởng đến tiến trình mọc răng của bé sau này. Hãy cùng các bác sĩ tìm hiểu về răng sún và có những biện pháp chữa trị kịp thời cho trẻ nhà mình.

Mục lục

  • Sún răng là gì? Nguyên nhân và tác hại
    • Sún răng là hiện tượng như thế nào?
    • Tác hại của việc trẻ bị sún răng
    • Nguyên nhân gây nên tình trạng sún răng ở trẻ
  • 4 Cách trị răng sún cho trẻ
    • Trị sún răng ở trẻ bằng nước muối
    • Trị sún răng cho trẻ bằng lá trầu không
    • Chữa sún răng bằng cây lá lốt
    • Cho trẻ đi thăm khám nha khoa
  • Các cách phòng ngừa sún răng ở trẻ
    • Vệ sinh răng miệng cho bé cẩn thận
    • Cho bé khám răng
    • Có chế độ ăn uống hợp lý

Sún răng là gì? Nguyên nhân và tác hại

Sún răng là hiện tượng như thế nào?

Sún răng là tình trạng răng sữa của trẻ bị tiêu dần, bắt đầu từ một chấm đen ở mặt ngoài sau đó răng sữa dần dần bị mủn và tiêu dần đi. Sún răng không gây đau nhức cho trẻ, chỗ sún thường chỉ nông mà không sâu như khi bị sâu răng. Nếu không khắc phục sớm, sún răng lâu dần sẽ chỉ còn mỏm răng và dần dần tụt xuống lợi, đen và rất cứng.

Sún răng là bệnh lý răng miệng ở trẻ rất dễ mắc phải

Tình trạng sún răng thường gặp ở trẻ có độ tuổi từ 1 đến 3, khi các bé mọc răng sữa và chưa thay răng. Hầu hết các bậc phụ huynh đều cho rằng tình trạng này là rất bình thường và không cần chữa trị.

Tác hại của việc trẻ bị sún răng

Theo quá trình phát triển của trẻ, trẻ sẽ mọc chiếc răng vĩnh viễn và rụng chiếc răng sữa đầu tiên vào năm 5 đến 6 tuổi. Và rụng chiếc răng sữa cuối cùng vào năm trẻ 12 đến 13 tuổi. Vì vậy, theo quá trình đó, trong thời gian bé bị sún răng và chiếc răng sún đó bị tiêu dần sẽ không có chiếc răng nào thay thế cho đến khi chiếc răng vĩnh mọc lên, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống của trẻ, khiến trẻ thậm chí biếng ăn mà còi cọc kém phát triển hơn so với những đứa trẻ khác.

Một tác hại khác, khi răng sữa bị sún chúng sẽ là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn có hại xâm nhập và lây lan sang những chiếc răng khác và thậm chí còn ảnh hưởng đến cả lợi và chiếc răng vĩnh viễn.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng sún răng ở trẻ

Bên cạnh đó, chiếc răng sún bị mòn dần và sẽ làm hở tủy răng, ngà răng sữa lộ ra lúc đó trẻ sẽ đau, khó chịu và dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ.

Ngoài ra, một tác hại mà các bậc phụ huynh khó có thể ngờ tới ngoài việc răng bị sún đặc biệt là răng cửa sẽ gây mất thẩm mỹ mà còn để lại hậu quả xấu là trẻ có nguy cơ bị nói ngọng. Theo nhiều nghiên cứu đánh giá ở nhiều trẻ, những trẻ bị răng sún khó có thể phát âm chuẩn, khó nói chuẩn hơn so với các bé có hàm răng chắc khỏe.

Tác hại cuối cùng rất nhiều trẻ gặp phải đó là tình trạng răng sún ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ sau này. Nguyên nhân là khi răng bị sún sớm, lợi của trẻ nhanh đóng lại trước khi răng vĩnh viễn có thể mọc lên tại vị trí đó. Tất nhiên, khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp nhiều khó khăn và thậm chí có thể mọc lệch khiến bé tự ti sau này.

Nguyên nhân gây nên tình trạng sún răng ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng sún răng ở trẻ, tiêu biểu là những nguyên nhân sau đây:

  • Do trẻ ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn nhanh, nước ngọt có hàm lượng đường cao và không được vệ sinh răng miệng cẩn thận trước khi đi ngủ
  • Do trẻ bị sâu toàn hàm, hay trong khẩu phần dinh dưỡng của bé thiếu các chất Canxi, Flour

  • Do môi trường axit trong miệng của trẻ cao [khi trẻ có thói quen uống sữa đêm nhiều có hàm lượng đường cao và tính bám dính cao, dễ lên men và sản sinh axit sẽ làm phá hủy men răng]
Sún răng sẽ ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này
  • Trẻ không được vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sản sinh và tấn công, phá hủy men răng làm cho răng bị sún
  • Khi trẻ bị mắc bệnh vàng da cũng có thể là nguyên nhân gây sún răng
  • Do trẻ bị thiếu vitamin C
  • Do khi mang thai, mẹ sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Tetracycline, Doxycycline làm chất lượng men răng của trẻ giảm, răng ko cứng chắc như bình thường và rất dễ tổn thương.

4 Cách trị răng sún cho trẻ

Cả trong y học hiện đại hay trong các bài thuốc dân gian được lưu truyền đều có những cách trị sún răng ở trẻ rất hiệu quả. Dưới đây, chúng tôi xin cung cấp đến bạn đọc những cách trị sún răng đơn giản, nhanh chóng tiện lợi lại rất hiệu quả đã được nhiều người thực hiện:

Trị sún răng ở trẻ bằng nước muối

Đây là cách làm rất đơn giản và rất phổ biến bởi sự tiện lợi trong nguyên liệu sử dụng đó là muối, có thể tìm kiếm ở bất cứ căn bếp nào.

Nước muối cũng là phương pháp trị sún răng ở trẻ

Cách làm:

  • Pha 1 thìa nhỏ muối tinh với 200ml nước vừa đủ
  • Cho trẻ ngậm một ngụm nước muối pha loãng và mỗi sáng và tối đều đặn hàng ngày sau đó súc miệng lại với nước trắng

Trị sún răng cho trẻ bằng lá trầu không

Đây là bài thuốc dân gian được lưu truyền từ ông cha ta và rất hiệu quả. Bởi trong lá trầu không có chứa nhiều nước, muối khoáng, carbohydrate và có tính kháng khuẩn mạnh là một vị thuốc chữa sún răng rất hiệu quả

Cách làm:

  • Lấy từ 3 đến 5 lá trầu không, đem giả nhỏ, có thể pha với nước đun sôi hoặc rượu trắng nên pha loãng
  • Cho trẻ ngậm dung dịch này 1 lần/ ngày đều đặn sẽ giảm những cơn đau nhức do sún răng gây nên

Chữa sún răng bằng cây lá lốt

Lá lốt cũng là một vị thuốc chữa sún răng và giảm cơn đau nhức răng rất hiệu quả. Có thể bạn không biết trong lá lốt có chứa alcaloid và chứa tinh dầu có thành phần chủ yếu là Beta-caryophylen và Benzyl Axetat có tính kháng khuẩn rất tốt.

Cây lá lốt là bài thuốc dân gian trị các bệnh về răng rất hiệu quả

Cách làm:

  • Xay nát hoặc giã nhỏ một ít rễ lá lốt với một ít muối tinh sau đó chắt lấy nước
  • Lấy tăm bông thấm dung dịch trên và bôi vào chỗ răng sún của trẻ.

Cho trẻ đi thăm khám nha khoa

Những cách trên đều có những hiệu quả nhất định với tình trạng sún răng của trẻ nhưng đều cần sự kiên trì và có lộ tình nhất định. Đặc biệt với những cách trên, đối với những bé có trình trạng sún răng mức độ nhẹ có thể chữa trị nhưng khi tình trạng này trở nên nặng, răng của bé đã bị tiêu gần hết và gần vào lợi, lộ tủy thì rất khó để khắc phục. Do vậy, các bậc phụ huynh nên đưa con đến các phòng khám nha khoa lớn và uy tín để nhanh chóng khắc phục tình trạng này cho trẻ, tránh càng bị nặng ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng sún răng mà khi thăm khám, các bác sĩ sẽ quyết định giữ hay bỏ chiếc răng sún đó.

Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết lựa chọn địa chỉ nha khoa nào thì hãy đến phòng khám Nha khoa Oze [tiền thân là Nha khoa Quốc tế 108]. Đây là địa chỉ được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn sử dụng dịch vụ trong thời gian qua. Đội ngũ bác sĩ với chuyên môn cai sẽ thăm khám tình trạng răng miệng cho bé yêu của bạn và đưa ra phương án điều trị hiệu quả, phù hợp nhất.

Nha khoa OZe [tiền thân là nha khoa Quốc tế 108] phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng

Các cách phòng ngừa sún răng ở trẻ

Trước hết, để trẻ không vướng phải tình trạng sún răng có thể gây nên nhiều tác hại nghiêm trọng sau này. Các bậc phụ huynh cần có những biện pháp phòng ngừa ngay từ khi các con còn nhỏ, chưa bị sún răng:

Vệ sinh răng miệng cho bé cẩn thận

Khi chiếc răng sữa đầu tiên được mọc cho đến khi răng sữa được mọc hết, cha mẹ cần chăm sóc đặc biệt cho những chiếc răng này. Ban đầu, cha mẹ có thể vệ sinh răng sữa cho trẻ bằng gạc mềm hoặc khăn vải mềm. Sau trẻ lớn hơn và răng đã cứng cáp có thể vệ sinh cho trẻ bằng các bàn chải nhỏ, có cọ mềm tránh làm trẻ bị đau

Nên hình thành thói quen này hằng ngày và vệ sinh đều đặn khi trẻ thức dậy và trước khi đi ngủ. Sau khi bé ăn, nên cho bé súc miệng và uống nước để loại sạc thức ăn còn thừa.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên cho bé rất quan trọng

Cho bé khám răng

Hình thành thói quen đưa trẻ đến nha khoa từ 3 đến 6 tháng/ lần. Để kịp thời phát hiện cũng như chữa trị các bệnh về răng miệng của trẻ.

Có chế độ ăn uống hợp lý

Ngoài việc đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, các mẹ cần chú ý đến hàm lượng đường trẻ nạp vào. Tránh tình trạng chiều theo sở thích của con mà cho con ăn quá nhiều đồ ngọt, nước ngọt có ga, đồ ăn nhanh gây nên tình trạng răng sún

Trên đây là những thông tin được chia sẻ từ những bác sĩ hàng đầu về nha khoa có uy tín. Mong rằng, nhờ những thôn

Nhổ răng khôn có đau không? Địa chỉ nhổ răng khôn uy tín Hà Nội

Nhổ răng khôn là vấn đề gây ra rất nhiều tranh cãi hiện nay. Bởi ...
Xem thêm >

Cười hở lợi sướng hay khổ? 4 cách điều trị tình trạng cười hở lợi

Cười hở lợi là tình trạng răng miệng thường xảy ra ở rất nhiều người ...
Xem thêm >

Đính đá vào răng có hại không? 4 điều cần biết về đính đá răng

Đính đá vào răng có hại không? Là câu hỏi của rất nhiều bạn trẻ ...
Xem thêm >
GỬI CÂU HỎI

[Giải đáp] kiêng gì sau khi trồng răng implant

Trồng răng implant là phương pháp chỉnh nha được sử dụng ngày càng phổ biến ...
Xem thêm >

Nhổ răng khôn có đau không? Địa chỉ nhổ răng khôn uy tín Hà Nội

Nhổ răng khôn là vấn đề gây ra rất nhiều tranh cãi hiện nay. Bởi ...
Xem thêm >

Cười hở lợi sướng hay khổ? 4 cách điều trị tình trạng cười hở lợi

Cười hở lợi là tình trạng răng miệng thường xảy ra ở rất nhiều người ...
Xem thêm >
xem tất cả

Top 5 địa chỉ làm răng sứ thẩm mỹ uy tín tại Hà Nội

Làm răng sứ thẩm mỹ là một thủ thuật nhằm giúp bạn có một chiếc ...
Xem thêm >

Top 10 địa chỉ nhổ răng khôn răng 8 uy tín tại Hà Nội

Nếu bạn đang gặp vấn đề về răng miệng thì bài viết dưới đây chắc ...
Xem thêm >

4 Địa chỉ hàn răng trám răng uy tín tại Hà Nội hiện nay

Nhu cầu quan tâm đến sức khỏe răng miệng của người dân ngày càng tăng, ...
Xem thêm >
xem tất cả

Video liên quan

Chủ Đề