Tại sao sách thư viện đóng dấu trang 17

thviÖntrênghäcNỘI DUNG CHÍNH :Biên soạn thư mục2Cách ghi các loại sổ1Quy định các vị trí về đóng dấu và dán nhãn3Mục lục thư viện4BÀI 1 : CÁCH ĐÓNG DẤU CHO SÁCH1. CÁCH ĐÓNG DẤU- Ngay khi nhận sách về, cán bộ thư viện phải rọc sách báo, dán bìa bọc ngoài, dán bản đính chính. Sau đó đóng dấu lên trang tên sách chính ở phía giữa phần tên tài liệu và nhà xuất bản và ở trang 17 dọc theo sách hoặc ở góc trái trang 17 [ phía dưới], các tài liệu có kèm theo bản vẽ, tranh ảnh lớn, tờ rơi thì cũng phải đóng dấu lên chúng. Dấu có thể đóng lên một góc nào đó phía trước hoặc phía sau tờ rơi nhưng không được làm hỏng tranh ảnh, hình vẽ.- Đối với sách mỏng hoặc tạp chí, nếu không có trang 17 thì đóng lên trang trước của trang cuối cùng. Nếu thư viện dùng dấu kí hiệu xếp giá đóng trên các sách, báo và tạo chí thì dấu đó sẽ có khổ 2 X 3 cm và được đóng vào vị trí quy định cho ký hiệu xếp giá.- Ghi số đăng kí cá biệt vào nhãn sách, vào trang tên sách và trang 17BÀI 1 : CÁCH ĐÓNG DẤU CHO SÁCH2. CÁCH DÁN NHÃN- Đối với sách dày: Dán vào gáy sách, cách mép dưới 2 cm- Đối với sách mỏng: Nhãn được dán ở góc trên bên trái bìa sách và lưu ý là không dán đè lên tên tác giả hoặc tiêu đề của sách Sau khi dán sách xong, người ta lại dán đè lên nó một lớp băng keo trắng, mỏng nhằm đảm bảo cho nó sạch đẹp và bền lâu.BÀI 2 : BIÊN SOẠN THƯ MỤC1. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC THƯ MỤC•Phục vụ các nội dung giáo dục trong nhà trường theo hướng chuyên sâu, có hiệu quả trong việc phục vụ và tạo được niềm tin của bạn đọc đối với thư viện. •Giúp người sử dụng biết tài liệu nào đã xuất bản, hiện tồn tại ở thư viện, cơ quan thông tin nào.•Đối với cán bộ nghiên cứu, thư mục thông báo khoa học chuyên ngành chuyên đề giúp họ nắm bắt được đầy đủ tài liệu thuộc lĩnh vực mình nghiên cứu đã xuất bản, tình hình nghiên cứu ở mỗi lĩnh vực mà họ quan tâm, từ đó tránh cho họ sự nghiên cứu trùng lắp, xác định hướng nghiên cứu và rút ngắn thời gian nghiên cứu •Đối với giáo viên, những bản thư mục giới thiệu chuyên đề giúp giáo viên có điều kiện đi sâu vào việc nghiên cứu, mở rộng hiểu biết về một lĩnh vực khoa học nào đó, để từ đó làm phong phú thêm bài giảng, nâng cao chất lượng giờ lên lớp Thư mục học có khả năng giúp đỡ trong quá trình tự học, tự nghiên cứu. Bằng phương pháp chọn lọc và giới thiệu tài liệu theo các chuyên đề một cách có hệ thống, từ thấp tới cao, từ dễ đến khó phù hợp với logic khoa học và quá trình nhận thức, thư mục giúp bạn đọc thực hiện chương trình tự học, tự bồi dưỡng một cách có hiệu quả.1. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC THƯ MỤCBÀI 2 : BIÊN SOẠN THƯ MỤCBÀI 2 : BIÊN SOẠN THƯ MỤC•Đối với học sinh, thư mục thông báo khoa học chuyên ngành, chuyên đề giúp tìm được đầy đủ tài liệu theo chuyên ngành, chuyên đề, góp phần nâng cao chất lượng tự học, tự rèn luyện. Các bản thư mục chuyên đề cung cấp cho các bạn học sinh những tài liệu tham khảo cần thiết để mở rộng kiến thức về một phần, một chương nào đó trong chương trình học tập. Các bản thư mục danh nhân còn giới thiệu cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của họ. Các bản thư mục còn hướng dẫn các bạn học sinh phương pháp tự học tập, tự nghiên cứu. Đặc biệt đối với những học sinh có năng khiếu, học sinh các trường phổ thông trung học, các bản thư mục có tác dụng rất lớn đến việc bồi dưỡng hứng thú, thói quen và phương pháp tự học. 1. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC THƯ MỤCBÀI 2 : BIÊN SOẠN THƯ MỤC2. NỘI DUNG CÔNG TÁC THƯ MỤC TRONG THƯ VIỆN• Biên soạn và sử dụng các bản thư mục• Tổ chức bộ máy tra cứu thông tin – thư mục• Phục vụ tra cứu thư mục• Tuyên truyền kiến thức thư viện, thư mục cho bạn đọc Bốn nội dung này có mối quan hệ khăng khít với nhau, kết quả của quá trình này làm cơ sở cho nội dung khác, và nó có quan hệ tương hỗ nhau tạo nên một diện mạo hoạt động thông tin thư mục phong phú, hiệu quả.BÀI 2 : BIÊN SOẠN THƯ MỤC3. CÁC LOẠI HÌNH THƯ MỤC TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC3.1 THƯ MỤC CHUYÊN NGÀNH – CHUYÊN ĐỀ•Trong thư viện trường phổ thông, một số loại thư mục sau đây phù hợp với nhu cầu sử dụng của giáo viên, học sinh và khả năng biên soạn của thư viện:- Thư mục chuyên ngành: Thông tin thư mục về một ngành, một lĩnh vực tri thức nhất định. Ví dụ: Thư mục về nông nghiệp; thư mục các tài liệu triết học.- Thư mục chuyên đề:Thông tin thư mục về một vấn đề nào đó, vấn đề này có liên quan đến nhiều ngành khác nhau. Do đó, trong thư mục chuyên đề có thể bao gồm tài liệu của nhiều ngành. Ví dụ: thư mục “ bảo vệ rừng”; thư mục “ con người mới”BÀI 2 : BIÊN SOẠN THƯ MỤC- Thư mục chuyên đề tập trung tài liệu phản ánh từng lĩnh vực, từng chủ đề cụ thể. Ví dụ thư mục “ phòng chống tệ nạn học đường”; thư mục “ văn học dân gian trong nhà trường”…- Thư mục chuyên đề có nhiệm vụ giúp bạn đọc chọn lọc tài liệu về một vấn đề. Nhưng không giới thiệu tất cả những tài liệu hiện có mà chỉ chọn lọc và giới thiệu tất cả những tài liệu tốt nhất, phù hợp nhất với chuyên đề đó.- Yêu cầu đối với thư mục chuyên đề là mục đích biên soạn phải thật rõ ràng, đối tượng phục vụ phải thật cụ thể. Các tài liệu đưa vào thư mục này cần được chú giải tóm tắt.3.1 THƯ MỤC CHUYÊN NGÀNH – CHUYÊN ĐỀBÀI 2 : BIÊN SOẠN THƯ MỤC• Thư mục chuyên ngành, chuyên đề được biên soạn rất phổ biến, vì đó là loại thư mục có tính chất chuyên sâu, phục vụ thiết thực cho từng nhóm bạn đọc. Hơn nữa loại thư mục này thích hợp cho việc phổ biến thông tin về những vấn đề có tính chất thời sự, thích hợp cho việc tuyên truyền tài liệu.3.1 THƯ MỤC CHUYÊN NGÀNH – CHUYÊN ĐỀBÀI 2 : BIÊN SOẠN THƯ MỤC3.2 THƯ MỤC NHÂN VẬT:- Thư mục nhân vật hay còn gọi là thư mục danh nhân tập trung tài liệu giới thiệu về đời sống và sự nghiệp của những nhân vật lịch sử, những danh nhân văn hóa và những nhà khoa học mà tên tuổi và sự nghiệp của họ là niềm tự hào của dân tộc, của nhân loại.- Trong nhà trường có thể biên soạn các thư mục danh nhân có tác phẩm trong chương trình giảng dạy của nhà trường. Mức độ lựa chọn tài liệu đưa vào thư mục tùy thuộc vào mục đích biên soạn. Nếu thư mục phục vụ mục đích nghiên cứu giảng dạy của giáo viên thì cần giới thiệu đầy đủ tài liệu về danh nhân đó. Đối với thư mục phục vụ việc học tập, tuyên truyền về danh nhân cho đối tượng bạn đọc là học sinh chỉ nên giới thiệu những tài liệu tiêu biểu [gồm những tài liệu nói về thân thế, sự nghiệp do danh nhân đó và những tác phẩm do danh nhân đó viết ra].BÀI 2 : BIÊN SOẠN THƯ MỤC3.3 THƯ MỤC ĐỊA CHÍ- Thư mục địa chí tập hợp tài liệu về một địa phương, một khu vực địa lí nào đó giúp việc nghiên cứu mọi mặt hoặc một số vấn đề về địa phương [ tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử, danh nhân…]- Phạm vi thu thập tài liệu địa chí rất rộng, có thể là tài liệu xuất bản trong một địa phương, ngoài địa phương, ngoài nước và bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.- Thành phần của tài liệu địa chí bao gồm: + Những tài liệu có nội dung viết về địa phương [ không phân biệt ngôn ngữ, nơi xuất bản,…]+ Tài liệu của những tác giả quê ở địa phương hoặc đã từng gắn bó với địa phương.+ Những tài liệu được xuất bản tại địa phươngBÀI 2 : BIÊN SOẠN THƯ MỤC3.4 THƯ MỤC GIỚI THIỆU TÀI LIỆU MỚI- Là thư mục tập hợp và giới thiệu cho bạn đọc những tài liệu mới xuất bản hoặc mới nhập vào thư viện, giúp bạn đọc nắm bắt kịp thời tình hình xuất bản tài liệu cũng như nắm bắt kịp thời những thông tin về tài liệuThư mục giới thiệu tài liệu mới còn gọi là thư mục thông báo rộng rãi vì không phục vụ cho nhóm đối tượng nhất định nào.BÀI 2 : BIÊN SOẠN THƯ MỤC4. PHƯƠNG PHÁP BIÊN SOẠN THƯ MỤC Thực hiện các bước sau đây:• Lựa chọn và nghiên cứu đề tài của thư mục• Lập đề cương biên soạn thư mục• Sưu tầm và lựa chọn tài liệu• Xử lý tài liệu trong thư mục [ Hình thành biểu ghi thư mục]• Sắp xếp tài liệu trong thư mục• Xây dựng phần bổ trợ cho tài liệu thư mục:+ Viết lời giới thiệu+ Lập bảng tra cứu+ Xây dựng phụ lục cho tài liệu thư mục+ Xây dựng mục lụcBiên tập và hoàn chỉnh thư mụcBÀI 2 : BIÊN SOẠN THƯ MỤC4.1. Lựa chọn và nghiên cứu đề tài của thư mục Lựa chọn đề tài cho thư mục phải đảm bảo những yêu cầu sau:- Lựa chọn những đề tài mới, có tính chất thời sự, đề tài được nhiều người quan tâm.- Lựa chọn những đề tài có ý nghĩa thực tiễn, những đề tài giúp giải quyết những nhiệm vụ xã hội hiện tại.- Lựa chọn những đề tài phù hợp với đặc điểm kinh tế, giáo dục, văn hóa,… của địa phương.- Lựa chọn những đề tài phù hợp với khả năng biên soạn của thư viện, không chọn những đề tài quá sức đối với thư viện, khó khăn khi biên soạn thư mục.BÀI 2 : BIÊN SOẠN THƯ MỤC Nghiên cứu đề tài thư mục: - Phải xác định được bản chất của đề tài thư mục. Thời gian nghiên cứu đề tài nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố:+ Sự phức tạp và tính chất mới mẽ của chính đề tài+ Tình hình tài liệu phản ánh về đề tài [ nguồn tài liệu bậc 1]+ Trình độ của cán bộ thư mục-Khi nghiên cứu đề tài thư mục phải dựa trên những cơ sở sau: + Những tài liệu của các nhà nghiên cứu hàng đầu về đề tài.+ Các loại tài liệu tra cứu: Từ điển chuyên ngành, thuật ngữ chuyên ngành, sổ tay hướng dẫn + Đội ngũ cán bộ nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài.4.1. Lựa chọn và nghiên cứu đề tài của thư mụcBÀI 2 : BIÊN SOẠN THƯ MỤC4.1. Lựa chọn và nghiên cứu đề tài của thư mụcNgoài ra, cũng cần phải tham khảo những tài liệu thư mục về đề tài đã được biên soạn, để xác định mức độ trùng lắp của đề tài, xác định giá trị của các thư mục đó về nội dung và hình thức- Lựa chọn và nghiên cứu đề tài là bước đầu tiên và quan trọng trong biên soạn thư mục. Đề tài thư mục phải phản ánh những vấn đề cấp thiết nhất, phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ giảng dạy, học tập trong nhà trường theo phương châm giáo dục toàn diện hoặc phục vụ các nhiệm vụ của địa phương.- Cán bộ thư viện cần đón bắt những đề tài mà ngành giáo dục đang quan tâm như: Thay sách giáo khoa mới, chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học để từ đó chọn những đề tài thư mục thiết yếu nhất.BÀI 2 : BIÊN SOẠN THƯ MỤC4.1. Lựa chọn và nghiên cứu đề tài của thư mục- Đề tài thư mục có thể do giáo viên thư viện tự dự thảo trên cơ sở nghiên cứu chương trình giảng dạy trong nhà trường hoặc phát hiện các đề tài nhiều người quan tâm trong quá trình phục vụ. Đề tài thư mục có thể được xây dựng thông qua việc hỏi ý kiến giáo viên giảng dạy bộ môn.- Phạm vi đề tài phụ thuộc mức độ quan tâm của bạn đọc và số lượng tài liệu của thư viện về đề tài đó.BÀI 2 : BIÊN SOẠN THƯ MỤC4.2. Lập đề cương biên soạn thư mục Ý nghĩa của đề cương:+ Lập đề cương cho một bản thư mục là vạch ra phương hướng, kế hoạch và biện pháp giải quyết toàn bộ các vấn đề về nội dung, hình thức cũng như về phương pháp cần được nghiên cứu, chuẩn bị để có thể hoàn thành một bản thư mục.+ Đề cương là tài liệu chủ yếu, hướng dẫn trong suốt quá trình biên soạn thư mục, đồng thời là cơ sở để đảm bảo cho việc định hướng sản phẩm hoàn thành.+ Đề cương càng chi tiết bao nhiêu, thì sản phẩm thư mục càng được định hình rõ ràng và việc thực hiện càng dễ bấy nhiêu.BÀI 2 : BIÊN SOẠN THƯ MỤC4.2. Lập đề cương biên soạn thư mục Các yếu tố của đề cương:+ Trước hết phải xác định rõ đề tài, mục đích biên soạn và ý nghĩa sử dụng của thư mục. Đề tài thư mục thường là những vấn đề mới mẻ, quan trọng, cần thiết đối với bạn đọc. Xác định mục đích biên soạn và ý nghĩa sử dụng của thư mục nghĩa là phải trả lời được các câu hỏi sau: Tại sao biên soạn thư mục? nội dung của đề tài thư mục gồm những vấn đề gì? Ý nghĩa tầm quan trọng của đề tài thư mục đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục như thế nào? Thư mục được biên soạn cho giáo viên hay học sinh? Mục đích bạn đọc sử dụng là gì? BÀI 2 : BIÊN SOẠN THƯ MỤC4.2. Lập đề cương biên soạn thư mục + Xác định nguyên tắc lựa chọn tài liệu: Phải xác định phạm vi đề tài [ chọn tài liệu trong lĩnh vực nào, ngành nào, thuộc nhóm lý luận hay thực hành]; quy định thời gian của tài liệu [ tài liệu được xuất bản trong khoảng thời gian nào]; quy định hình thức xuất bản [bài trích báo – tạp chí, băng đĩa, tranh ảnh,…]+ Dự kiến cấu trúc: Thư mục gồm bao nhiêu phần, tên đề mục của mỗi phần, sắp xếp tài liệu trong mỗi phần như thế nào? có những bảng tra cứu nào?+ Dự kiến số lượng tài liệu đưa vào thư mục là bao nhiêu tài liệu? 50 tài liệu?100 tài liệuBÀI 2 : BIÊN SOẠN THƯ MỤC4.2. Lập đề cương biên soạn thư mục + Dự kiến hình thức xuất bản của tài liệu: In thành sách hay đóng tập, trong dạng đọc máy hay hộp phích…+ Dự kiến tác giả tài liệu thư mục: Tác giả cá nhân hay tác giả tập thể? Nếu là tác giả tập thể thì ai chịu trách nhiệm chính?+ Dự kiến thời gian hoàn thành tài liệu thư mục: Ba tháng hay 6 tháng…+ Dự kiến kinh phí cho việc biên soạn thư mục [ Sưu tầm tài liệu, xử lý tài liệu, biên tập và xuất bản thư mục…]+ Đề cương là những vấn đề dự tính trước về nội dung và hình thức cũng như giải pháp thực hiện. Vì vậy đề cương càng rõ ràng, chi tiết thì khi thực hiện càng rõ ràng thuận lợi. Tuy nhiên, khi tiến hành có những điểm nào chưa hợp lí vẫn có thể sửa đổi, thêm, bớt để đảm bảo có được bản thư mục tốt.BÀI 2 : BIÊN SOẠN THƯ MỤC4.2. Lập đề cương biên soạn thư mục Yêu cầu nghiệm thu đề cương:+ Khi nghiệm thu đề cương biên soạn thư mục, phải có cán bộ nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài thư mục để họ đóng góp ý kiến cho đề cương.+ Đề cương sau khi lập xong cần được thông qua tổ công tác thư viện, có duyệt kí của hiệu trưởng mới triển khai. Việc thực hiện biên soạn thư mục được đưa vào nhiệm vụ kế hoạch năm học, học kì về công tác thư viện nhà trường BÀI 2 : BIÊN SOẠN THƯ MỤC4.3. Sưu tầm và lựa chọn tài liệuSưu tầm tài liệu:- Xác định nguồn sưu tầm- Xác định thứ tự và phương pháp sưu tầm + Thứ tự: Nguồn tài liệu bậc 2 [nguồn thông tin thư mục] của nguồn chủ yếu và nguồn bổ sung. Sau đó xem xét nguồn tài liệu bậc 1 [nguồn tài liệu gốc] của nguồn chủ yếu và nguồn bổ sung. + Phương pháp: Đối với nguồn thông tin thư mục, nếu tài liệu xếp theo hình thức thì phải xem toàn bộ nguồn, nếu tài liệu xếp theo nội dung thì xem xét chọn lọc những phần phù hợp với đề tài. Đối với nguồn tài liệu gốc, cần xem xét những phần như mục lục, lời giới thiệu, để xác định sự phù hợp của tài liệu với đề tài thư mục.

Video liên quan

Chủ Đề