Tập luyện sau khi mổ dây chằng chéo trước

Các mục tiêu chính trong giai đoạn này là khôi phục khả năng dạng đầu gối, giảm sưng cũng như khôi phục chức năng cơ tứ đầu đùi.

Để thực hiện điều này, người bệnh cần co duỗi đầu gối càng thường xuyên càng tốt bằng cách đặt khăn cuộn dưới gối. Nếu không thể cử động đầu gối của mình ngay sau 3 tuần, người bệnh sẽ tăng đáng kể nguy cơ cần nội soi khớp vào một ngày sau đó để khôi phục lại toàn bộ khả phần mở rộng.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chăm sóc bảo tồn khớp gối tại nhà theo nguyên tắc RICE [Rest, Ice, Compression, Elevation], bao gồm nghỉ ngơi, chườm lạnh, cố định và kê cao chân. Đồng thời, việc giảm đau cũng quan trọng để nhanh chóng cải thiện chức năng. Uống thuốc giảm đau thông dụng như paracetamol [2 viên mỗi 6 giờ] thường là đủ vì việc chườm nước đá cũng làm giảm cơn đau. Mặt khác, tăng cảm giác đau ở ống chân và bắp chân vào khoảng 4 hoặc 5 ngày sau khi phẫu thuật cũng khá phổ biến và thường đi kèm với các dấu bầm tím vài ngày sau đó. Do vậy, việc nâng cao chân sẽ giúp giảm sưng, giảm đau.

Người bệnh cũng cần tập đi lại bình thường sớm sau phẫu thuật và sử dụng nạng nếu cần. Để làm quen các bước với nạng, hãy áp dụng các nguyên tắc sau:

  • Lên: Chân tốt, chân xấu, đi nạng;
  • Xuống: Nạng, chân xấu, chân tốt.

Hầu hết mọi người đều rời khỏi nạng sau 2 tuần.

Song song đó, người bệnh cũng cần thực hiện chương trình tập thể dục chân của mình 2-3 lần một ngày, nên uống thuốc giảm đau một giờ trước khi tập thể dục nếu cần thiết.

Trong giai đoạn này, hầu hết các người bệnh có thể dần dần tăng cường luyện tập và tiếp tục đào tạo đầy đủ với điều kiện là không còn bị sưng, sức mạnh cơ tứ đầu tốt và chức năng đầu gối hoàn thiện.

Nói một cách khác, mọi sinh hoạt đơn giản trong đời sống đã có thể thực hiện được như người bình thường từ tháng thứ 6. Tuy nhiên, đối với các vận động viên, người bệnh cần phải đào tạo đầy đủ các bài tập chuyên biệt ít nhất 1 tháng trước khi quay trở lại tiếp tục thi đấu sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước để giảm thiểu nguy cơ tái rách dây chằng.

Tóm lại, chấn thương dây chằng chéo trước thường dẫn đến biến cố kết thúc sớm sự nghiệp thể thao nếu không được quan tâm đúng mức. Việc điều trị sau khi đứt dây chằng chéo trước có thể là phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước hoặc bảo tồn. Trong cả hai trường hợp, mục tiêu cuối cùng vẫn là phục hồi chức năng sau tái tạo dây chằng chéo, đạt được mức chức năng tốt nhất cho bệnh nhân mà không có nguy cơ bị chấn thương mới hoặc những thay đổi thoái hóa ở đầu gối về lâu dài.

Phục hồi chức năng có vai trò quan trọng giúp người bệnh tái hòa nhập với gia đình và cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Để làm được điều đó, bên cạnh máy móc hiện đại chuyên dụng và phương pháp luyện tập khoa học, thì để điều trị phục hồi có hiệu quả cũng cần thời gian và sự kiên trì của cả người bệnh.

Hiện tại Vinmec là một trong số các bệnh viện có khoa Phục hồi chức năng hiện đại theo đúng mô hình chăm sóc sức khỏe toàn diện của các bệnh viện lớn trên thế giới. Nhờ có chất lượng y tế tốt nên việc thăm khám và điều trị luôn đạt được kết quả tốt, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh.

  01:34 PM 14/07/2015


Việc luyện tập sau mổ tái tạo dây chằng khớp gối nói chung, sau tái tạo dây chẳng chéo sau nói riêng là rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị. Do đó yêu cầu bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm chỉnh qui trình luyện tập sau mổ.

Trước mổ, bệnh nhân nên chuẩn bị tối thiểu một đôi nạng và một nẹp gối [tốt nhất là nẹp khóa], phù hợp với chiều cao của bệnh nhân.

Qui trình luyện tập chia thành 5 giai đoạn:
1. Giai đoạn 1: Tập ngay sau mổ cho đến hết 8 tuần
1.1. Nẹp gối
+ Tuần đầu: nẹp gối duỗi hoàn toàn, từ tuần 2 có thể tập gấp gối
+ Trước 4 tuần: luôn khóa nẹp khi đi lại.
+ Từ tuần 5: có thể không khóa nẹp khi đi lại.
1.2. Đi nạng, tỳ chân.
+ 3 tuần đầu: không nên tỳ chân [đi hai nạng].
+ Tuần 4-8: có thể tỳ chân một phần [đi một nạng hoặc hai nạng].
+ Sau 8 tuần tỳ chân hoàn toàn [bỏ nạng].
1.3. Gấp gối
Tuần đầu tiên không gấp gối.
Từ tuần 2: gấp gối thụ động với biên độ tăng dần, tới tuần 8 có thể gấp đến 90-100 độ.
1.4. Chương trình tập luyện
Bệnh nhân luyệyn tập theo các động tác sau, có thể tiến hành ngay ngày đầu sau mổ, mỗi động tác tập nên giữ trong 10 giây, làm 20-30 lần, ngày tập 3-5 đợt. Sau mỗi đợt tập nên chườm lạnh khoảng 15-30 phút.

Hình 1. Gấp duỗi cổ chân                                        Hình 2. Day bánh chè


Hình 3. Nâng chân                                                   Hình 4. Ép gối

Hình 5. Gấp gối thụ động                                        Hình 6. Dạng chân

Hình 7. Các động tác tập chân với dây chun giãn


2. Giai đoạn 2: từ tuần 9 đến tuần 12
2.1. Nẹp gối, tỳ chân, gấp gối:
Bỏ nẹp khóa, thay bằng bao gối.
Bỏ nạng, tỳ chân hoàn toàn.
Có thể gấp gối tối đa
2.2.Chương trình tập luyện
Tiếp tục luyện tập như giai đoạn 1, tập thêm các động tác sau:

Hình 8. Kiễng gót                                                      Hình 9. Khuỵu gối khi dựa tường




Hình 10. Gấp duỗi gối chủ động


3. Giai đoạn 3: từ 3 đến 9 tháng
Tiếp tục tập như giai đoạn 2, nhưng có tải trọng [đeo bao cát hoặc tạ khoảng 3kg vào cổ chân], hoặc tập với 1 chân bên bệnh
Mục đích của giai đoạn này là phục hồi hoàn toàn sức cơ tứ đầu đùi, không còn cảm giác đau, hoặc khó chịu ở khớp gối
Có thể tập thêm các động tác như bơi, đạp xe, tập lên xuống cầu thang…

4. Giai đoạn 4: Từ 9- 12 tháng
Tiếp tục các bài tập mềm dẻo và tăng cường sức mạnh
Tập các bài hỗ trợ tùy theo mục tiêu cụ thể của bệnh nhân [chơi bóng đá, bóng chuyền,…]
Bắt đầu tập các bài tập kỹ năng của môn thể thao

5. Giai đoạn 5: Bắt đầu sau 12 tháng
Quay trở lại hoạt động, chơi thể thao bình thường như trước chấn thương.
Nên mang bó gối trong 02 năm.

Bs Phùng Văn Tuấn
Khoa Phẫu thuật Khớp – Bệnh viện TƯQĐ 108

Chủ Đề