Thanh toán lương cho nhân viên qua ngân hàng

Kế toán tiền lương là một mảng nghiệp vụ quan trọng của kế toán. Kế toán tiền lương có trách nhiệm tính và hạch toán tiền lương cho công nhân viên dựa trên các yếu tố: bảng chấm công, trợ cấp….

1. Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT và KPCĐ

Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho công nhân viên.

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 6231 – Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 334 – Phải trả công nhân viên

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

Lưu ý: BHXH, BHYT và phí công đoàn của công nhân trực tiếp xây lắp và công nhân xử dụng máy cho hoạt động xây lắp hạch toán vào TK 627.

Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên, ghi:

Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên

Tính tiền bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên, ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên

Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên, ghi:

Nợ TK 623, 627, 642, hoặc Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

Có TK 334 – Phải trả CNV

Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của CNV như tạm ứng, BHXH, tiền thu bồi thường theo quyết định,…. ghi:

Nợ TK 334 – Phải trả CNV Có TK 141 – Tạm ứng Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

Có TK 138 – Phải thu khác

Tính tiền thuế TNCN của CNV phải nộp nhà nước, ghi:

Nợ TK 334 – Phải trả CNV
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước

Khi ứng trước hoặc thực trả lương, tiền công cho CNV, ghi:

Nợ TK 334 – Phải trả CNV
Có TK 111, 112

Thanh toán các khoản phải trả cho CNV, ghi:

Nợ TK 334 – Phải trả CNV Có TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Chi phí tiền ăn ca phải trả cho CNV, ghi:

Nợ TK 6222, 623, 627, 641, 642
Có TK 334 – Phải trả CNV

Khi chi tiền ăn ca cho CNV, ghi:

Nợ TK 334 – Phải trả CNV
Có TK 111, 112

Xác định tiền công nhân phải trả đối với nhân công thuê ngoài, ghi:

Nợ TK 622, 623,…
Có TK 334 – Phải trả CNV

Khi ứng trước hoặc thanh toán tiền công phải trả cho công nhân thuê ngoài, ghi:

Nợ TK 334 – Phải trả CNV
Có TK 111, 112

Nộp BHXH, KPCĐ cho cơ quan quản lý quỹ và khi mua thẻ BHYT cho CNV, ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác Có TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

KPCĐ chi vượt được cấp bù, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

Số BHXH đã chi trả cho CNV khi được cơ quan BHXH thanh toán, ghi:

Nợ TK 111, 112
Có TK 338 – Phải nộp, phải trả khác

Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 – Chi phí phải trả

Khi trả tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất, ghi:

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên

2. Khi kế toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

Cuối niên độ, kế toán khi trích lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm tính theo chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 3353 – Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm

Số tiền thu của cấp dưới để trích lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của cấp trên, ghi:

Nợ TK 111, 112,…. hoặc Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ

Có TK 3353 – Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm

Khi chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động, ghi:

Nợ TK 3353 – Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
Có TK 111, 112

Trường hợp quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm không đủ chi trợ cấp cho NLĐ thôi việc, mất việc trong năm tài chính. Thì phần chênh lệch được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. Khi chi, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 111, 112

Chi trợ cấp cho NLĐ bị mất việc làm, chi đào tạo lại chuyên môn kỹ thuật cho NLĐ, ghi:

Nợ TK 3353 – Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
Có TK 111, 112

Trích nộp quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm cho cấp trên, ghi:

Nợ TK 3353 – Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm Có TK 111, 112

Có TK 336 – Phải trả nội bộ

Như vậy, bài viết trên đã hướng dẫn các bạn cách định khoản kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. Chúc các bạn thành công!

Mọi người cho e hỏi, Công ty e chuẩn bị trả lương qua ngân hàng cho công nhân, nhưng có 1 vài vấn đề nội bộ nên không thể trả trực tiếp từ tài khoản của công ty mà trả qua tài khoản CÁ NHÂN của ông giám đốc tài chính. e xin hỏi làm như vạy có được không và khi mình hạch toán thì mình có thể hạch toán như trả bằng tiền mặt được không và cái bảng lương có thể điều chỉnh tăng hay giảm tùy theo tình hình của công ty có được không ạ. Em xin cảm ơns

Sửa lần cuối bởi điều hành viên: 7/11/14

Mọi người cho e hỏi, Công ty e chuẩn bị trả lương qua ngân hàng cho công nhân, nhưng có 1 vài vấn đề nội bộ nên không thể trả trực tiếp từ tài khoản của công ty mà trả qua tài khoản CÁ NHÂN của ông giám đốc tài chính. e xin hỏi làm như vạy có được không và khi mình hạch toán thì mình có thể hạch toán như trả bằng tiền mặt được không và cái bảng lương có thể điều chỉnh tăng hay giảm tùy theo tình hình của công ty có được không ạ. Em xin cảm ơn

được bạn nhé bên bạn có thể lấy TK của bất kỳ ai để trả lương qua thẻ ATM cho nhân viên, miễn sao khi hạch toán bạn ghi là trả tiền mặt sẽ k sao hết

còn bảng lương để điều chỉnh tăng, giảm cho phù hợp bạn chia lương làm 2 lương cơ bản và lương doanh thu, lương cơ bản là lương bên bạn đóng BH cho ng LĐ, còn lương DT bên bạn có thể điều chỉnh tăng giảm tùy theo tình hình của cty

Reactions: trangnhung312

Sao lằng nhằng vây. Nếu tiền chuyển đến thì sao ? Chắc tk bị khoá
Cty có thể làm văn bản uỷ quyền cho bên thứ 3 tt nợ thay mình.

Sao lằng nhằng vây. Nếu tiền chuyển đến thì sao ? Chắc tk bị khoá
Cty có thể làm văn bản uỷ quyền cho bên thứ 3 tt nợ thay mình.


lằng nhằng gì đâu bạn, ý bạn ý hỏi là cty bạn ý trả lương cho công nhân k trả bằng TK của cty mà trả bằng TK của giám đốc rồi hạch toán tt bằng TM, cái này thì đc chứ có sao đâu

Reactions: trangnhung312

được bạn nhé bên bạn có thể lấy TK của bất kỳ ai để trả lương qua thẻ ATM cho nhân viên, miễn sao khi hạch toán bạn ghi là trả tiền mặt sẽ k sao hết
còn bảng lương để điều chỉnh tăng, giảm cho phù hợp bạn chia lương làm 2 lương cơ bản và lương doanh thu, lương cơ bản là lương bên bạn đóng BH cho ng LĐ, còn lương DT bên bạn có thể điều chỉnh tăng giảm tùy theo tình hình của cty


lằng nhằng gì đâu bạn, ý bạn ý hỏi là cty bạn ý trả lương cho công nhân k trả bằng TK của cty mà trả bằng TK của giám đốc rồi hạch toán tt bằng TM, cái này thì đc chứ có sao đâu

a hiểu đúng ý e rồi, cảm ơn a nhé, vậy là cái bảng lương mình đưa cho ngân hàng để thanh toán mình có thể xem như bảng lương nội bộ và mình sẽ lập 1 bảng lương khác để báo thuế và lập phiếu chi để thể hiện thanh toán bằng tiền mặt, như vậy sẽ không có vấn đề gì phải không ạ.

Sửa lần cuối: 7/11/14

lằng nhằng gì đâu bạn, ý bạn ý hỏi là cty bạn ý trả lương cho công nhân k trả bằng TK của cty mà trả bằng TK của giám đốc rồi hạch toán tt bằng TM, cái này thì đc chứ có sao đâu

Khi tt bằng TM ai ký p.chi, ai ký nhận trên bảng lương ?

a hiểu đúng ý e rồi, cảm ơn a nhé, vậy là cái bảng lương mình đưa cho ngân hàng để thanh toán mình có thể xem như bảng lương nội bộ và mình sẽ lập 1 bảng lương khác để báo thuế và lập phiếu chi để thể hiện thanh toán bằng tiền mặt, như vậy sẽ không có vấn đề gì phải không ạ. 1 làn nữa e cảm ơn ạ


đúng rồi bạn ah, bên mình cũng làm như vậy mà, bên mình TK cty là ngân hàng BIDV nhưng lại trả lương qua thẻ cho nv qua NH Maritime Bank

Reactions: trangnhung312

đúng rồi bạn ah, bên mình cũng làm như vậy mà, bên mình TK cty là ngân hàng BIDV nhưng lại trả lương qua thẻ cho nv qua NH Maritime Bank

à mà cho em hỏi thêm là nếu trả bằng TK cá nhân như vậy thì thuế TNCN có bị trừ không ạ, vì công ty e có 1 vài ng phải chịu thuế TNCN nhưng mà không cao lam, sau khi giảm trừ cho bản thân xong thì còn khảng 500.000 thu nhập phải đóng thuế thôi ạ.

Mọi người cho e hỏi, Công ty e chuẩn bị trả lương qua ngân hàng cho công nhân, nhưng có 1 vài vấn đề nội bộ nên không thể trả trực tiếp từ tài khoản của công ty mà trả qua tài khoản CÁ NHÂN của ông giám đốc tài chính. e xin hỏi làm như vạy có được không và khi mình hạch toán thì mình có thể hạch toán như trả bằng tiền mặt được không và cái bảng lương có thể điều chỉnh tăng hay giảm tùy theo tình hình của công ty có được không ạ. Em xin cảm ơn

Tham khảo:

Lương, thưởng:

Tổng hợp và chuẩn bị khi họ vào hỏi gì có nấy như sau:

+ Hợp đồng lao động+chứng minh thư phô tô + Bảng chấm công hàng tháng + Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó + Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi + Tất cả có ký tá đầy đủ +Đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân [danh sách nhân viên được đăng ký MSTTNCN

+Tờ khai:Quyết tóan thuế TNCN cuối năm

+Tờ khai thuế TNCN tháng quý nếu có phát sinh +Các chứng từ nộp thuế TNCN nếu có

Công tác kiểm tra:

+Tài khoản 334 : Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 334 = Số dư nợ đầu kỳ TK 334 trên bảng cân đối phát sinh, Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh thu nhập được ở Bảng lương trong kỳ [Lương tháng + Phụ cấp + tăng ca], Tổng phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng đã thanh toán + các khoản giảm trừ [ bảo hiểm] + tạm ứng; Tổng Số dư Có cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ ở bảng cân đối phát sinh

Kiểm tra xem số liệu trên bảng lương đã khớp với số liệu trên TK Thuế TNCN chưa [Phần Thu Nhập Chịu Thuế]? Danh sách, tên tuổi đã khớp giữa bảng lương với tên tuổi trên tờ khai QT Thuế TNCN chưa? Quan trọng nữa : Kiểm tra hợp đồng lao động đã đầy đủ chưa? Và các khoản thu nhập + phụ cấp trên bảng lương đã quy định cụ thể trong HDLD chưa? Nếu chưa phải làm phụ lục HDLD đưa hết vào trong HDLD các khoản lương, thưởng & phụ cấp rõ ràng nhé. Lương bao nhiêu đ/tháng? phụ cấp A bn đ/tháng? phụ cấp b đồng/tháng...phải cụ thể số tiền & cụ thể khoản phụ cấp, trợ cấp. Hoặc các khoản phụ cấp phải được quy định trong thỏa ước LD, QĐ của HDQT, HĐTV / Các khoản phụ cấp miễn thuế TNCN, các khoản khoán chi cho NLĐ...

+ Hình thức thanh toán của bạn cũng chỉ giống như thanh toán bằng tiền mặt mà thôi, do đó những người trả qua tài khoản cá nhân ông giám đốc tài chính bắt buộc phải lập thành danh sách và được xem là hình thức thanh toán tiền mặt nên bắt buộc phải ký tá đầy đủ

- Khi hoạch toán xem làm tiền mặt: Nợ 334/ có 111

- Lập bảng lương và tất cả những ai thanh toán bằng hình thức này đều phải ký tên vào bảng lương

+ Chỉ được xem là thanh toán bằng chuyển khoán nếu dùng tài khoản pháp nhân công ty chuyển trả cho công nhân nhân viên mà thôi

-Khi đó mới hoạch toán là: Nợ 334/ có 112

-Phương pháp này chỉ cần đăng ký danh sách nhân viên thanh toán qua ngân hàng với một ngân hàng bất kỳ, cuối tháng chốt danh sách: kế toán trưởng, nhân sự, giám đốc ký là đủ nhân viên không cần ký tá

+ Một danh sách những cá nhân nào làm việc có hợp đồng lâu dài hoặc chỉ danh sách những người chủ chốt thì thanh toán qua ngân hàng, còn lại thanh toán bằng tiền mặt hoặc tài khoản ông giám đốc tài chính kia mục đích để:

- Cân đối lại chi phí khi doanh thu quá lớn: phát sinh doanh thu lớn thì khoản lương tiền mặt là con át chủ bài trong khi chuyển khoản bằng pháp nhân thì ko thể thêm bớt

- Chi trả những khoản thu nhập đến mức phải nộp thuế TNCN

- Phát sinh doanh thu ít lương tiền mặt cũng là con át điều chỉnh chi phí giảm xuống trong khi chuyển khoản bằng pháp nhân thì ko thể thêm bớt

- Những khoản chi không được cho là hợp lý cho nhân viên được thanh toán gộp vào lương cuối tháng nhưng với thuế thì không thể chấp nhận

Đây là thực trạng chung đa số các doanh nghiệp tư nhân đều áp dụng cách này để gian lận thuế, và kế toán là một binh gia

Toggle signature

-> Chuyên: Dịch vụ thành lập DN, kế toán thuế trọn gói, báo cáo tài chính năm, soát xét sổ sách trước quyết toán thuế, đào tạo thực hành, dịch vụ BHXH, dv giải thể doanh nghiệp, cung cấp CKS và in hóa đơn ...Liên hệ Mr.Xinh: 0906 69.0003-0919.90.55.29

Reactions: trangnhung312

à mà cho em hỏi thêm là nếu trả bằng TK cá nhân như vậy thì thuế TNCN có bị trừ không ạ, vì công ty e có 1 vài ng phải chịu thuế TNCN nhưng mà không cao lam, sau khi giảm trừ cho bản thân xong thì còn khảng 500.000 thu nhập phải đóng thuế thôi ạ.


bạn đừng quan tâm là trả bằng thẻ hay tiền mặt vì trả qua thẻ ATM là phần nội bộ k liên quan gì đến hạch toán cả, vì phần lương để làm với thuế bạn hạch toán là tt = TM rồi thì nếu bạn làm lương cao thì ng LĐ vẫn phải đóng thuế TNCN bt bạn ah

Reactions: trangnhung312

thì người công nhân nhận tiền sẽ ký nhận trên bảng lương, và ng thủ quỹ và lập phiếu sẽ ký trên phiếu chi

Khi đã chi lương qua TK cá nhân của ông GĐ kia mà còn h.toán TM & đưa ký BL ai ký cho ?

Khi đã chi lương qua TK cá nhân của ông GĐ kia mà còn h.toán TM & đưa ký BL ai ký cho ?


làm vậy cũng được chứ có sao đâu, miễn là k dính líu tới TK cty là được, nội bộ cty bạn ý là lấy tiền từ TK cá nhân của GĐ chuyển lương vào TK của ng LĐ, nhưng khi hạch toán với sổ sách với thuế bạn ý ghi là trả lương bằng TM và đưa BL cho ng LĐ ký như bt, theo mình TH này chả có gì sai cả, mà bạn cứ thắc mắc không được ở chỗ nào chứ

làm vậy cũng được chứ có sao đâu, miễn là k dính líu tới TK cty là được, nội bộ cty bạn ý là lấy tiền từ TK cá nhân của GĐ chuyển lương vào TK của ng LĐ, nhưng khi hạch toán với sổ sách với thuế bạn ý ghi là trả lương bằng TM và đưa BL cho ng LĐ ký như bt, theo mình TH này chả có gì sai cả, mà bạn cứ thắc mắc không được ở chỗ nào chứ

Không ổn đâu, có thể cn hiểu lầm chi L 2 lần có mục đích khác...cũng như tránh giải trình với thuế sau này. Theo m nếu bất khả kháng nhờ tk cá nhân tt L, sau khi ông ta CK, xin lại UNC và ĐK : N334/C338, khi trả nợ ô GĐ N338/C111[112]. ko phải ký BL, chi L.

Không ổn đâu, có thể cn hiểu lầm chi L 2 lần có mục đích khác...cũng như tránh giải trình với thuế sau này. Theo m nếu bất khả kháng nhờ tk cá nhân tt L, sau khi ông ta CK, xin lại UNC và ĐK : N334/C338, khi trả nợ ô GĐ N338/C111[112]. ko phải ký BL, chi L.


bạn đọc lại bài trên của anh chudinhxinh hướng dẫn đi bạn sẽ hiểu, còn mình thấy chẳng có gì là k ổn cả, ví dụ bây giờ cty bạn mua hàng trị giá dưới 20tr, cty bán hàng trả tiền vào TK cá nhân của GĐ, vậy để hợp thức hóa nhanh gọn bạn viết phiếu chi ghi là thanh toán = TM là xong thôi, cần gì phải loằng ngoằng dài dòng nữa

Ý kiến của tôi chỉ là để Trangnhung tham khảo, ai đó muốn tôi áp dụng cái không phải là văn bản pháp quy thì không nên.

Ý kiến của tôi chỉ là để Trangnhung tham khảo, ai đó muốn tôi áp dụng cái không phải là văn bản pháp quy thì không nên.


ah thế thì bạn phải nói ý kiến của mình cũng là 1 giải pháp và theo ý kiến của bạn thì thế này thế kia khả quan hơn, đằng này bạn lại nói ý kiến của mình lằng nhằng và k ổn như thể là áp dụng theo cách mình nói thì k được

cảm ơn mọi ng đã giúp e trong vấn đề này ạ

cảm ơn mọi ng đã giúp e trong vấn đề này ạ

Video liên quan

Chủ Đề