Thế nào là học sinh giỏi văn

Có thể thấy, không ít bạn trẻ hiện nay phàn nàn rằng tại sao môn Văn lại bắt buộc trong các kỳ thi? Nhất là đối với những ai theo đuổi khối tự nhiên thì chắc hẳn sẽ gặp khó khăn ít nhiều trong quá trình học tập môn này. Họ cho rằng học tốt Văn cần phải có năng khiếu bẩm sinh thì mới có thể theo được.

Trên thực tế, điều đó có thể đúng nhưng không hoàn toàn. Đối với bất kỳ môn học nào cũng vậy, để học tốt và đạt kết quả cao, bên cạnh năng khiếu, chúng ta cũng cần sự cố gắng, nỗ lực và quan trọng nhất chính là phương pháp học tập phù hợp. Và trong bài viết hôm nay, timviec365.vn sẽ bật mí đến cho các bạn học sinh các bí quyết để học giỏi môn Văn, giúp các bạn có thể đạt được kết quả mình mong muốn trong môn học này nhé.

1. Hiểu bản chất của môn Văn, tạo sự hứng thú với môn Văn

Bí quyết đầu tiên và cũng rất quan trọng trong quá trình học môn Văn đó là các bạn cần hiểu rõ về bản chất của môn Văn là như thế nào? Môn Văn không phải là học thuộc và nếu bạn nghĩ rằng nó là một mớ học thuộc nhàm chán thì chắc chắn sẽ có có thể cầm quyển sách môn Ngữ Văn lên được.

Hiểu bản chất của môn Văn, tạo sự hứng thú với môn Văn

Bản chất của môn Văn là giúp các bạn phát triển về khả năng ngôn ngữ, diễn đạt, khả năng cảm nhận, thấu hiểu, từ phân tích để đưa ra các đánh giá. Học Văn sẽ giúp cho các bạn có thể rèn luyện về tư duy ngôn ngữ rất tốt. Với các tác phẩm văn học, đó là sáng tạo nghệ thuật và nếu bạn đứng ở góc độ của người khám phá khi học Văn thì mọi thứ sẽ hoàn toàn khác.

Ngoài ra, hãy tạo sự hứng thú, niềm yêu thích đối với môn văn bằng việc không sợ nó. Nếu như bạn có khiếu về văn chương thì sẽ là một lợi thế lớn, còn nếu bạn không phải tuýp người này thì cũng chẳng sao vì năng khiếu chỉ là một phần rất nhỏ, chỉ cần có sự quyết tâm, có hứng thú đối với môn Văn thì chắc chắn sẽ có thể cảm nhận được những điều thú vị, hấp dẫn từ môn học này.

>> Xem thêm: Câu trần thuật là gì

Có thể nói, sách vừa là người thầy lại vừa là bạn của chúng ta trên con đường học tập. Và học từ sách chính là cách tự học rất hữu ích đối với chúng ta. Bạn có thể đọc bất kỳ cuốn sách nào, không cần giới hạn là sách Văn học.

Luyện tập thói quen đọc sách

Hãy tạo cho mình thói quen đọc sách mỗi ngày để học hỏi về cách hành văn, lập luận, giới thiệu hay trình bày vấn đề trong các bài học, câu chuyện để có thể tìm cho mình giải pháp làm văn như cách làm văn nghị luận xã hội lớp 11 hay để có thể tìm hiểu thêm về các kiểu văn bản và phương thức biểu đạtcác thể loại văn học Việt Nam,... Tập trung khi đọc và đọc nhiều sách cũng là một cách để bạn trau dồi vốn từ vựng cho mình, ghi nhớ sâu hơn về các vấn đề. Vì thực tế, một bài văn có thể hấp dẫn giáo viên sẽ cần có sự sáng tạo, đa dạng về vốn từ, cách viết mới lạ,… Do đó, việc đọc sách đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với chúng ra khi học môn Văn và cũng là bí quyết giúp các bạn dễ dàng chinh phục môn học này.

3. Học cách ghi nhớ có hiệu quả

Trong cuốn sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” của tác giả Adam Khoo đã chia sẻ về một phương pháp ghi nhớ hiệu quả đó là “sơ đồ tư duy”. Nhiều bạn nghĩ rằng học Toán, Lý, Hóa mới cần sơ đồ chứ học Văn thì chỉ viết và viết, tại sao lại phải học theo sơ đồ?

Học cách ghi nhớ có hiệu quả

Tuy nhiên thì đây lại là một cách rất hữu hiệu giúp các bạn có thể học tốt môn Văn hơn đó. Khi đọc một tác phẩm văn học nào đó, điều trước tiên đó là các bạn cần phải nắm được trọng tâm, tư tưởng của tác phẩm và điều này có thể học qua sơ đồ, giúp các bạn dễ nhớ hơn.

Để vẽ sơ đồ học môn Văn, các bạn hãy đặt tên của tác phẩm ở chính giữa trang giấy, phát triển các ý xung quanh. Bạn có thể sử dụng nhiều cách vẽ khác nhau, làm sao cho khi đọc lại sẽ giúp mình thống kê được các ý rõ ràng, dễ hiểu nhất. Một mẹo để dễ ghi nhớ đó là sử dụng bút nhiều màu khác nhau, những ý cùng cấp thì sẽ sử dụng cùng màu, phân chia theo nhiều cấp để học.

4. Không ngừng học hỏi, phát triển tư duy

Học Văn không có giới hạn về không gian, thời gian, bạn có thể học ở bất kỳ nơi đâu, bằng phương pháp nào, chỉ cần mang lại hiệu quả đối với bạn là được. Việc không ngừng học hỏi, phát triển về tư duy sẽ giúp cho bạn tiến bộ hơn rất nhiều. Ở lớp thì có thể học thầy, học bạn, về nhà thì đọc thêm sách, hỏi gia sư về các bài học,… Thậm chí bạn cũng có thể tham khảo văn mẫu nhưng để từ đó rút ra những ý tưởng hay, phát triển cho ý tưởng của mình chứ không phải là sao chép.

Không ngừng học hỏi, phát triển tư duy

Đối với môn Văn thì không chỉ đòi hỏi về sự tuy duy sâu sắc mà nó còn cần có khả năng sáng tạo không ngừng. Bạn không nên cho rằng mình không có năng khiếu mà hãy rèn luyện để việc viết Văn trở thành kỹ năng.

>> Xem thêm: Cách dạy trẻ lớp 1 viết chữ đẹp

5. Tạo thói quen chuẩn bị bài trước

Có một thực tế là các bạn học sinh hiện nay rất ngại soạn văn, chuẩn bị bài trước vì cho rằng rất mất thời gian, đằng nào cũng sẽ học trên lớp. Tuy nhiên, chính thói quen soạn văn, chuẩn bị các bài tập trước đó lại là bí quyết để bạn có thể học tốt hơn. Đặc biệt là với môn Văn, khi chuẩn bị bài, bạn sẽ đọc trước, khám phá tác phẩm để khi lên lớp thầy cô dạy, bạn lại tiếp tục được khám phá lần thứ 2 và muốn tìm hiểu sâu hơn về các tác phẩm thông qua các câu hỏi dành cho giáo viên. Hơn nữa, việc đọc nhiều, luyện nhiều cũng là cách để các bạn hiểu bản chất, nhớ bài học lâu hơn.

Tạo thói quen chuẩn bị bài trước

Bạn chỉ cần dành ra khoảng 15 – 20 phút mỗi buổi tối để đọc và vạch ra nội dung chính của bài học, soạn trước ra vở để hôm sau có thể dễ dàng tiếp cận, đi vào bài học hơn.

6. Rèn luyện tính tự giác trong học tập

Riêng với môn Văn, đó là sự cảm thụ các tác phẩm bằng sự tự nguyện, mong muốn của chúng ta. Nếu như bạn học theo sự bắt buộc của giáo viên hay bố mẹ thì chắc chắn sẽ không tiến bộ.

Để có thể học tốt môn Văn, các bạn hãy luyện tập cho mình tính tự giác, đặt tinh thần tự nguyện lên trên hết. Có như vậy thì các bạn mới có hứng thú đối với môn học này, mới có thể cảm nhận và viết ra những bài văn hay nhất.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm tự học tiếng nhật

Rèn luyện tính tự giác trong học tập

7.  Biến môn Văn trở thành tiết học thú vị

Một cách để bạn có thể học môn Văn hiệu quả hơn đó chính là hãy biến nó trở thành một tiết học thú vị, vui nhộn. Chắc chắn là không ai muốn học môn Văn trong trạng thái buồn bã, chán chường, thiếu hứng thú phải không nào? Do đó, bạn có thể lập các nhóm thuyết trình, phản biện cho các bài học, đóng vai hoạt cảnh, làm thơ, vè đối đáp,… theo các bài học.

Đây là cách để môn Văn không đơn thuần chỉ là một bài tập học thuộc lòng, một tiết học trên lớp mà nó như là một buổi sinh hoạt rất vui vẻ, xóa tan đi sự căng thẳng, giúp các bạn có tinh thần học tập thoải mái hơn. Bên cạnh đó, Văn học còn được áp dụng vào trong các phương pháp giảng dạy các môn học khác trở nên thú vị hơn.

>> Xem thêm: Bài luyện đọc cho học sinh lớp 1

8. Chăm chỉ trong quá trình học tập

Đối với bất kỳ môn học nào nói chung và môn Văn nói riêng thì sự chăm chỉ là điều rất cần thiết. Càng chăm chỉ bạn sẽ càng nhận thấy được sự tiến bộ, sự yêu thích và mang lại hiệu quả tốt hơn. Đối với mỗi tác phẩm, bạn nên đọc tất cả những bài có liên quan, tập trung mọi khả năng viết hay nhất có thể và cuối cùng là học bài viết đó.

Chăm chỉ trong quá trình học tập

Học Văn là bạn cần chăm chỉ viết, chăm chỉ đọc, chăm chỉ học và đôi khi sẽ có sự mệt mỏi, bạn hãy dùng chính những tác phẩm đó để giải trí. Giai đoạn đầu có thể sẽ dễ nản nhưng chỉ cần bạn quyết tâm đến cùng, sự gắn bó lâu dài sẽ giúp bạn yêu môn văn nhiều hơn và sẽ học giỏi Văn hơn.

Mong rằng qua những chia sẻ trên đây của timviec365.vn, các bạn trẻ sẽ nắm chắc được các bí quyết để học giỏi Văn và đạt được thành tích cao trong học tập, thi cử nhé.

Ngành văn học ra trường làm gì? Cơ hội việc làm cho ngành văn học

Với những ai yêu thích và định hướng theo ngành Văn học thì cần phải hiểu rõ về thông tin liên quan đến ngành này, các cơ hội học tập, làm việc ra sao? Hãy cùng đọc bài viết sau đây để biết ngành văn học ra trường làm gì nhé.

Ngành văn học ra trường làm gì?

Video liên quan

Chủ Đề