Thời tiết cuối năm 2022 đầu năm 2023

Một đợt không khí lạnh được dự báo sẽ dồn về liên tục xuống miền Bắc khiến thời tiết hanh khô, rét sâu kéo dài.

Cụ thể, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến tháng 01/2023, thời tiết tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina [pha lạnh] với xác suất khoảng từ 80-90%, sau đó giảm dần với xác xuất khoảng từ 50-60%.

Do ảnh hưởng của La Nina, dự báo, không khí lạnh trong mùa đông 2022 - 2023 hoạt động ở mức tương đương với trung bình nhiều năm.

Ảnh minh họa, nguồn internet.

Đợt rét đậm [nhiệt độ trung bình ngày từ 13-15 độ C] đầu tiên năm nay có khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 12. Các ngày rét đậm và rét hại [nhiệt độ trung bình ngày dưới 13 độ C] tập trung trong tháng 01 và nửa đầu tháng 02/2023.

Về xu thế nhiệt độ, dịp Tết Nguyên đán năm 2023 rơi vào tháng chính đông [01/2023], tháng thường có hoạt động nhiều nhất và mạnh nhất của không khí lạnh trong năm nên nhiều khả năng các tỉnh Bắc Bộ sẽ có rét vào khoảng thời gian trước, trong và sau tết âm lịch.

Cũng do ảnh hưởng của La Nina, từ nay đến tháng 04/2023, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng từ 3-5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới [ATNĐ], trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng 2 hoặc 3 cơn. Đề phòng xảy ra bão, ATNĐ và mưa lớn dồn dập tại khu vực miền Trung từ nay đến cuối năm 2022.

Có khả năng tháng 01/2023 vẫn xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực Nam Biển Đông.

Các đợt không khí lạnh vào các tháng cuối năm 2022 có khả năng gây sóng cao 2-4m cho toàn bộ vùng biển từ Bắc vào Nam, riêng vùng biển Cà Mau-Kiên Giang sóng biển phổ biến 1-2m.

Nước dâng do bão và gió mùa: Ven biển các tỉnh khu vực Trung Bộ cần lưu ý đề phòng nước dâng do bão trong khoảng từ tháng 11-12/2022 với xác xuất khoảng 70%. Từ tháng 11-12/2022 khu vực ven biển Trung Bộ [các tỉnh từ Phú Yên trở vào phía Nam] và ven biển Đông Nam Bộ có khả năng xuất hiện nước dâng do gió mùa đông bắc hoạt động mạnh.

Triều cường: Từ tháng 11/2022 đến tháng 01/2023, tại khu vực ven biển Nam Bộ sẽ xuất hiện 6 đợt triều cường: Đợt 1 từ ngày 06-12/11, đợt 2 từ ngày 23-29/11, đợt 3 từ ngày 07-11/12, đợt 4 từ ngày 21-29/12, đợt 5 từ ngày 06-10/01/2023 và đợt 6 từ ngày 21-26/01/2023.

Riêng 3 đợt triều cường vào những ngày cuối tháng 11, 12 năm 2022 và tháng 01/2023 độ cao mực nước tại trạm hải văn Vũng Tầu sẽ ở mức cao trên 4,0m.

Trường hợp triều cường trùng với thời kỳ gió mùa đông bắc có cường độ mạnh sẽ gây ngập lụt tại những khu vực trũng, thấp ở ven biển và cửa sông khu vực ven biển Nam Bộ.

Lê Pháp [t/h]

[HNMO] - Những tháng cuối năm, miền Trung và miền Nam ảnh hưởng dồn dập nhiều cơn bão và đợt mưa lớn. Miền Bắc đón mùa đông sớm và lạnh hơn so với trung bình nhiều năm.

 Giữa tháng 12-2022, thành phố Hà Nội xảy ra đợt rét đậm đầu tiên của mùa đông. Ảnh minh họa

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ cho biết, do rãnh áp thấp hoạt động yếu nên đêm nay [16-8] và chiều tối mai, Hà Nội nhiều mây, mưa rào và dông vài nơi; ngày giảm mây, trời nắng; nhiệt độ cao nhất phổ biến 32-34 độ C, riêng khu vực trung tâm thành phố 33-35 độ C.

Về thủy văn, mực nước các sông: Tích, Bùi, Đáy, Cầu, Cà Lồ tiếp tục xuống. Ngày 16-8, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội lệnh rút báo động lũ cấp II trên sông Tích và sông Bùi và rút báo động lũ cấp I trên sông Đáy, đoạn qua địa phận Hà Nội.

Cập nhật thời hạn mùa, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, hiện tượng ENSO tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina từ nay đến hết năm 2022 với xác suất 60-65% và khả năng kéo dài sang các tháng đầu năm 2023.

Trên Biển Đông, từ nay đến tháng 2-2023 có thể xuất hiện 8-10 cơn bão, áp thấp nhiệt đới; trong đó, 3-5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Ngoài hướng di chuyển phức tạp, bão và áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn dồn dập tại khu vực miền Trung trong các tháng cuối năm 2022 với lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm.

Không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm và nền nhiệt độ những tháng đầu mùa đông ở các tỉnh, thành phố miền Bắc có thể thấp hơn. Từ tháng 11-2022 đến tháng 2-2023, nhiệt độ phổ biến thấp hơn khoảng 0,5 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Giữa tháng 12-2022, thành phố Hà Nội có khả năng xảy ra đợt rét đậm đầu tiên. Từ nửa cuối tháng 12 đến tháng 2-2023, Hà Nội xảy ra 3-5 đợt rét đậm, rét hại.

Dự báo mùa Đông ở miền Bắc sẽ đến sớm và nhiệt độ thấp hơn trung bình nhiều năm. Còn tại Trung bộ, Nam bộ cảnh báo mưa lớn dồn dập vào những tháng cuối năm.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, nhiệt độ trung bình tháng 9 - 10/2022 ở khu vực Bắc bộ và Trung bộ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C; tháng 11 - 12/2022 phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5-1,0 độ C; tháng 1-2/2023 có nhiệt độ ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Khu vực Tây Nguyên và Nam bộ: Từ tháng 9 - 10/2022, nhiệt độ phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C; từ tháng 11/2022-2/2023, nhiệt độ phổ biến thấp hơn khoảng 0,5 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm và nền nhiệt độ các tháng đầu mùa Đông ở các tỉnh miền Bắc có khả năng thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, từ nay đến tháng 2/2023, trên khu vực biển Đông có khoảng 8 - 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó khoảng từ 3 - 5 cơn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Đề phòng xảy ra bão có hướng di chuyển phức tạp và mưa lớn dồn dập tại khu vực miền Trung trong các tháng cuối năm 2022. Không ngoại trừ khả năng tháng 1/2023 vẫn còn xuất hiện xoáy thấp nhiệt đới trên khu vực Nam biển Đông.

Từ tháng 10 - 11/2022, khu vực Trung bộ và Nam bộ dự báo lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm, cảnh báo nguy cơ cao xảy ra mưa lớn dồn dập. Ngoài ra, tại khu vực Nam bộ trong những tháng đầu năm 2023 vẫn có khả năng xuất hiện các đợt mưa trái mùa cục bộ. Trên phạm vi toàn quốc tiếp tục đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, mưa đá.

Về lượng mưa, khu vực Bắc bộ: Tháng 9/2022, tổng lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm từ 10 - 20% với xác suất khoảng 70 - 80%. Tháng 10/2022, tổng lượng mưa ở Bắc bộ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 20 - 40%, riêng khu vực Lai Châu - Điện Biên [khu vực Tây Bắc] có lượng mưa thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 5 - 15% với xác suất 60 - 70%. Tháng 11/2022, tổng lượng mưa tại khu vực phía Tây Bắc bộ ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 10 - 20%; tại khu vực phía Đông Bắc bộ ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ với xác suất khoảng 60 - 70%.

Từ tháng 12/2022 - 1/2023, tổng lượng mưa tại Bắc bộ ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 20 - 40% với xác suất khoảng 70 - 80%. Từ tháng 2/2023, tổng lượng mưa tại Bắc bộ ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ với xác suất khoảng 60 - 70%.

Khu vực Trung bộ: Tháng 9/2022, tổng lượng mưa phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm với xác suất khoảng 60 - 70%. Tháng 10/2022, tổng lượng mưa phổ biến cao hơn từ 20 - 50% với xác suất khoảng 80 - 90%. Tháng 11/2022, tại khu vực Bắc Trung bộ phổ biến xấp xỉ trung bình nhiều năm với xác suất khoảng 60 - 70%, khu vực Trung Trung bộ và Nam Trung bộ phổ biến cao hơn từ 30 - 50%, có nơi trên 50% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ với xác suất khoảng 80 - 90%.

Tháng 12/2022, tại khu vực Bắc và Trung Trung bộ ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 20-40%, riêng Nam Trung bộ phổ biến cao hơn từ 15-30% với xác suất khoảng 60-70%. Tháng 1/2023, tổng lượng mưa ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 10-30% với xác suất khoảng 60-70%. Tháng 2/2023, tổng lượng mưa phổ biến cao hơn từ 10-20% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ với xác suất khoảng 60-70%.

Khu vực Tây Nguyên và Nam bộ: Tháng 9/2022, tổng lượng mưa ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 10-20% với xác suất khoảng 60-70%. Tháng 10/2022, tổng lượng mưa tại Tây Nguyên phổ biến ở mức cao hơn từ 20-40%, tại Nam bộ tổng lượng mưa cao hơn từ 10-20% so với trung bình nhiều năm với xác suất khoảng 70-80%. Tháng 11/2022, tổng lượng mưa phổ biến cao hơn từ 30-50% so với trung bình nhiều năm với xác suất khoảng 70-80%. Tháng 12/2022, tổng lượng mưa phổ biến cao hơn khoảng 15-30% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ với xác suất khoảng 70-80%.

Tháng 1-2/2023, phổ biến ít mưa [tổng lượng mưa xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ] với xác suất khoảng 60-70%. Tuy nhiên vẫn có khả năng xuất hiện mưa trái mùa cục bộ.

I. DIỄN BIẾN KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN, HẢI VĂN [từ tháng 7 đến ngày 15/8/2022].

1. Khí tượng

1.1 Bão và áp thấp nhiệt đới [ATNĐ]

Từ tháng 7 năm 2022 đến nay [15/8] trên khu vực Biển Đông xuất hiện 02 cơn bão và 01 ATNĐ. Bão số 1 xuất hiện từ đêm 28/6 một vùng áp thấp ở phía Đông Nam khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành ATNĐ với cường độ cấp 6, giật cấp 8. Chiều ngày 29/6 ATNĐ mạnh lên thành bão có tên quốc tế CHABA và là cơn bão số 1 năm 2022 với cường độ bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Bão số 1 chủ yếu di chuyển theo hướng tây tây bắc sau chuyển sang hướng Tây bắc và đi vào đất liền tỉnh Quảng Tây Trung Quốc vào tối ngày 03/7/2022.

Bão số 2 xuất hiện từ một vùng áp thấp trên Biển Đông vào ngày 7/8/2022, đến chiều ngày 08/8 vùng áp thấp mạnh lên thành ATNĐ sau đó đến chiều ngày 09/9/2022 ATNĐ mạnh lên thành bão số 2 có tên quốc tế MULAN đi vào tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng vào sáng sớm ngày 11/08/2022.

ATNĐ số 1 xuất hiện trên Biển Đông vào sáng ngày 04/8, đến trưa cùng ngày ATNĐ này đi vào đất liền khu vực phía Nam tỉnh Quảng Đông [Trung Quốc] sau đó tan dần.

1.2. Nhiệt độ và nắng nóng

a] Nhiệt độ

Năm nay nền nhiệt độ tháng 7 không quá cao với nhiệt độ trung bình tháng 7, các khu vực phổ biến phổ biến 28,9 - 30,2°C thấp hơn thời kỳ chuẩn khí hậu [TKCKH] cũng như thấp hơn năm 2021 cùng kỳ 0,1 - 0,6°C.

Nhiệt độ tối cao tuyệt đối các khu vực phổ biến 37,0 - 38,6°C; nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vùng núi 23,3 - 23,6°C, vùng đồng bằng ven biển 25,2 - 25,7°C

b] Nắng nóng

Từ tháng 7 đến nay 15/8, khu vực Hà Tĩnh đã xảy ra 3 đợt nắng nóng cụ thể: Đợt 1  xảy ra từ ngày 03 - 06/7; Đợt 2  xảy ra từ ngày 17 - 19/7]; Đợt 3 xảy ra từ ngày 25 - 31/7.

Ngoài ra nửa đầu tháng 8 năm 2022 khu vực vùng núi xảy ra nắng nóng trong hai ngày 03 – 04/8, đồng bằng ven biển xảy ra vào ngày 04/8.

Nhìn chung các đợt nắng nóng xảy ra vừa qua ít gay gắt và không kéo dài, riêng đợt 3 xảy ra vào tháng 7 nắng nóng chỉ xảy ra cục bộ ở vùng núi phía Tây.

1.2 Lượng mưa và mưa lớn

a] Lượng mưa: Tổng lượng mưa tháng 7 năm 2022, các khu vực phổ biến 182 - 375mm; có nơi thấp hơn như Kỳ Anh 154mm và Hoành Sơn 110mm.

Số ngày mưa dao động 11 - 18 ngày

b] Mưa lớn:

Trong tháng 7/2022 và nửa đầu tháng 8/2022 xảy ra 2 đợt mưa vừa, mưa to trên diện rộng; đợt 1 từ ngày 10 - 15/7, thời gian mưa chủ yếu tập trung về đêm và chiều, ban ngày mưa gián đoạn với tổng lượng mưa các khu vực phổ biến 100 – 180mm, [riêng Hương Khê 241mm].

Đợt 2 xảy ra từ chiều ngày 07/8 đến sáng ngày 09/8 do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới nối ATNĐ sau mạnh lên thành bão số 2 khu vực có mưa, có nơi mưa vừa [riêng ven biển phía Nam có mưa to đến rất to] với tổng lượng mưa các khu vực phổ biến 25 – 75mm [riêng Cẩm Nhượng 124mm, Kỳ Anh 184mm, Hoành Sơn 191mm].

Ngoài ra trong chiều và đêm ngày 20/7 toàn khu vực xảy ra mưa vừa đến mưa to và dông với tổng lượng mưa từ 30 – 60mm.

2. Thủy văn

Từ tháng 7/2022 đến 15/8/2022 trên sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố xuất hiện 01 đợt lũ nhỏ vào các ngày 13 - 15/7 với biên độ lũ lên từ 1,12 - 1,45m, các đỉnh lũ đều đang ở mức dưới BĐI. Những ngày còn lại phổ biến ở xu thế biến đổi chậm. Sông La, Rào Cái và Cửa Nhượng chịu ảnh hưởng của thủy triều.

Hồ chứa: Dung tích các hồ chứa lớn ở khu vực Hà Tĩnh tính đến ngày 15/8/2022 chủ yếu đạt từ 40,4 - 97,9% [riêng hồ Ngàn Trươi đạt 34,3%] so với dung tích thiết kế và đạt 80,0 - 159,7% [riêng hồ Ngàn Trươi đạt 52,5%] so với năm 2021 cùng thời kỳ.

3. Hải văn

Từ tháng 07/2022 đến 15/8/2022, độ cao sóng ven bờ biển khu vực Hà Tĩnh phổ biến dưới 0,75m, ngoài khơi 1,0 - 2,0m.

Thủy triều vùng biển Hà Tĩnh từ tháng 7/2022 đến 15/8/2022 xuất hiện 02 lần triều cường vào ngày các ngày 14 - 16/7 và 11 - 13/8.

II. NHẬN ĐỊNH THỜI TIẾT, THỦY VĂN, HẢI VĂN TỪ THÁNG 9 NĂM 2022 ĐẾN THÁNG 02 NĂM 2023

1. Khí tượng

1.1 Hiện tượng ENSO

Hiện tại, hiện tượng ENSO vẫn đang duy trì ở trạng thái La Nina với cường độ trung bình. Dự báo từ nay đến hết năm 2022 hiện tượng La Nina tiếp tục xảy ra với xác suất 60 – 65% và có khả năng kéo dài sang các tháng đầu năm 2023.

1.2 Bão, ATNĐ và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

a. Bão, ATNĐ

Từ nay đến hết tháng 02 năm 2023, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 8 - 10 cơn bão và ATNĐ, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta khoảng từ 3 - 5 cơn, ảnh hưởng đến khu vực Hà Tĩnh khoảng 1 - 2 cơn.

b. Nhiệt độ và không khí lạnh

Nhiệt độ trung bình mùa vụ ở mức xấp xỉ so với thời kỳ chuẩn khí hậu [TKCKH] [TKCKH: 1991 - 2020] và cao hơn so với năm 2021.

Không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm và nền nhiệt độ các tháng đầu mùa đông có khả năng ở mức thấp hơn một ít so với TKCKH cùng kỳ.

1.3 Lượng mưa

Tổng lượng mưa cả mùa vụ khả năng xấp xỉ hoặc thấp hơn 1 ít so với TKCKH và các đợt mưa lớn diện rộng xảy ra không nhiều nhưng vẫn khả năng xảy ra nhiều hơn năm 2021. Mùa mưa bão năm nay khả năng đến sớm và kết thúc muộn hơn TKCKH.

2. Thủy văn

Năm 2022, đỉnh lũ và số trận lũ có khả năng ở mức xấp xỉ TKCKH.

Từ nửa cuối tháng 8 đến hết tháng 12/2022 trên các sông ở khu vực Hà Tĩnh có khả năng xuất hiện 1 - 3 đợt lũ. Đỉnh lũ năm 2022 tại các sông của khu vực Hà Tĩnh ở mức BĐ1 - BĐ2 và trên BĐ2.Trên các sông suối nhỏ, vùng thượng lưu các sông có khả năng xuất hiện lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất.

- Đỉnh lũ trên sông La có khả năng ở mức thấp hơn đến xấp xỉ BĐI và có khả năng xuất hiện 1 - 2 đợt lũ.

- Đỉnh lũ trên sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố có khả năng ở mức từ BĐI – BĐII và trên BĐII với khả năng xuất hiện 2 - 3 đợt lũ.

Từ cuối tháng 12/2022 - 02/2023, mực nước trên các sông ở khu vực Hà Tĩnh chủ yếu biến đổi chậm theo xu thế giảm dần.

Nhìn chung: Năm 2022 là một năm thuộc trạng thái La Nina, là năm cuối của một chu kỳ La Nina kéo dài từ năm 2020. Đặc điểm chung nhất của năm La Nina là nền nhiệt độ có xu thế thấp, nắng nóng ít, mưa nhiều hơn [thời tiết từ đầu năm đến nay diễn biến phù hợp đặc điểm này]. Dự báo, đặc điểm mùa mưa lũ của năm nay ở khu vực Hà Tĩnh là số các trận mưa lớn khá nhiều nhưng số đợt mưa lớn diện rộng có khả năng gây mưa lũ lớn có xác suất không cao. Số các trận lũ, đỉnh lũ năm nay ở  khu vực Hà Tĩnh dự báo chỉ ở mức xấp xỉ TKCKH. Mùa mưa, bão lũ kết thúc khá muộn, đến tháng 12-2022 khả năng cao vẫn còn xuất hiện các đợt mưa vừa, mưa to. Năm nay, dự báo không khí lạnh hoạt động sớm nên cần đề phòng các hình thế thời tiết khác kết hợp không khí lạnh gây thời tiết xấu đặc biệt là trên biển từ cuối tháng 10 đến tháng 12-2022.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề