Thống nhất trong đa dạng là gì

TÍNH THỐNG NHẤT MÀ ĐA DẠNG CỦA NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [311.09 KB, 14 trang ]

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
Đề tài: TÍNH THỐNG NHẤT MÀ ĐA DẠNG CỦA NỀN
VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD: Phùng Thế Anh

1


Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài.
Văn hóa của đất nước chúng ta được hình thành và phát triển từ hàng nghìn
năm nay. Nhiều giá trị của văn hóa được kết tinh theo các giai đoạn lịch sử khác
nhau tạo ra nền văn hóa phong phú, đa dạng, giàu bản sắc. Văn hóa cũng được hợp
thành bởi đa dạng các giá trị của các quốc gia, dân tộc tạo nên. Với 54 dân tộc anh
em cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam đã tạo nên một nền văn hóa vô cùng đa
dạng mà hiếm có một nơi nào trên thế giới có thể so sánh được. Mỗi vùng khác
nhau trong lãnh thổ Việt Nam lại có bản sắc văn hóa riêng đặc trưng. Tuy nhiên,
trên đất nước ta, nền văn hóa lại có những điểm chung tạo nên một sự thống nhất,
hài hòa. Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng
các dân tộc Việt Nam. Đây là sự hòa quyện bình đẳng, sự phát triển độc lập của văn
hóa các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Tính thống nhất mà đa
dạng này là sản phẩm của một quá trình phát triển lịch sử lâu dài và trở thành một
di sản văn hóa quý báu cần được chú trọng gìn giữ. Đó là cơ sở nền tảng của khối
đoàn kết đại dân tộc - một trong những điều kiện tiên quyết sống còn để Việt Nam
tồn tại và phát triển.
Chính vì những lý do trên, nhóm em đã chọn đề tài “nền văn hóa Việt Nam là
nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam”.


2. Nội dung:
- Tính thống nhất và tính đa dạng trong văn hóa Việt Nam.
+ Tính thống nhất.
+ Tính đa dạng.
- Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng.
+ Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất.
+ Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng trong cộng đồng dân tộc.
3. Mục đích nghiên cứu:
Qua đề tài nghiên cứu trên giúp nhóm em có cái nhìn cụ thể và những hiểu biết
sâu sắc hơn về nền văn hóa đất nước ta cũng như tính thống nhất mà đa dạng của
văn hóa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Từ đó giúp chúng ta khơi dậy và
phát huy lòng yêu nước, có những nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình
trong công cuộc phát triển và đổi mới đất nước hiện nay.

2


Nội dung
1. Tính thống nhất và tính đa dạng trong văn hóa Việt Nam.
1.1Tính thống nhất:
Thống nhất được hiểu là hợp lại thành một khối, có chung một cơ cấu tổ chức,
có sự điều hành chung, phù hợp, nhất trí với nhau, không mâu thuẫn nhau. Ví dụ
như thống nhất đất nước hay các dân tộc Việt Nam cùng chung tay xây dựng đất
nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Việt Nam có một nền văn hoá đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và
phát triển của dân tộc. Các nhà văn hóa học thống nhất ý kiến ở một điểm: Việt
Nam có một cộng đồng văn hoá khá rộng lớn được hình thành vào khoảng nửa đầu
thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên và phát triển rực rỡ vào giữa thiên niên kỉ
này. Đó là cộng đồng văn hoá Đông Sơn. Cộng đồng văn hoá ấy phát triển cao so
với các nền văn hoá khác đương thời trong khu vực, có những nét độc đáo riêng

nhưng vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của văn hoá vùng Đông Nam Á, vì có chung
chủng gốc Nam Á và nền văn minh lúa nước. Có thể nói xuyên suốt toàn bộ lịch sử
Việt Nam, đã có ba lớp văn hoá chồng lên nhau: lớp văn hoá bản địa, lớp văn hoá
giao lưu với Trung Quốc và khu vực, lớp văn hoá giao lưu với phương Tây. Nhưng
đặc điểm chính của Việt Nam là nhờ gốc văn hoá bản địa vững chắc nên đã không
bị ảnh hưởng văn hoá ngoại lai đồng hoá, trái lại còn biết sử dụng và Việt hoá các
ảnh hưởng đó làm giàu cho nền văn hoá dân tộc.
Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và luôn luôn phải trải qua các cuộc kháng
chiến chống giặc ngoại xâm để giữ nước như: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu,
Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung hay công cuộc trường kỳ kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, từ đó tạo nên một đặc trưng văn hoá nổi bật: tư
tưởng yêu nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực. Các yếu tố cộng đồng có
nguồn gốc nguyên thuỷ đã sớm được cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa
yêu nước và ý thức dân tộc.
Chính quá trình hình thành lịch sử đầy chông gai đó đã giúp cho 54 dân tộc anh em
kề vai sát cánh cùng chung tay xây dựng một nền văn hóa chung đó là văn hóa dân
tộc Việt Nam. Chính những lý do này đã tạo nên tính thống nhất văn hóa của dân
tộc Việt Nam với những đặc trưng như:
Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức
cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc;
Đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động;
3


Sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống;
Tính cởi mở, khả năng tiếp nhận và dễ hòa nhập để từ đó bản địa hóa các nhân
tố ngoại lai.
Có thể nói những nét văn hóa chung đó mà ai cũng có đã giúp cho dân tộc giữ
vững được tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất quán so với bản thân mình
trong quá trình phát triển, tạo nên sức mạnh ngàn đời cho dân tộc Việt Nam.

1.2 Tính đa dạng
Trong một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam, con người vừa là thực thể trong
đời sống dân tộc - quốc gia, vừa là một thực thể trong đời sống dân tộc - tộc người.
Các hình thái ý thức xã hội vừa phản ánh một cách tích cực đời sống dân tộc - quốc
gia và đồng thời cũng phản ánh một cách tích cực đời sống của dân tộc - tộc người.
Mỗi con người với nhận thức, tình cảm, ý chí và hoạt động của mình cũng như mỗi
hình thái ý thức xã hội đều gắn kết chặt chẽ với đời sống dân tộc đồng thời ở hai
phương diện. Như vậy, ở phương diện dân tộc - quốc gia văn hóa biểu hiện ra và
cũng là kết quả của sự thống nhất; còn ở phương diện dân tộc - tộc người văn hóa
biểu hiện ra và cũng là kết quả của sự đa dạng, phong phú như văn hóa của người
Mường khác người Ê- đê, người Khơ – me khác người Mông hay người Dao khác
Người Tày. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa, tín ngưỡng tục lệ riêng, không
ai giống ai điển hình như Tết của người Việt khác với Tết của người Chăm hay lễ
hội đâm trâu chỉ có ở đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Đời sống văn hóa do đó
luôn thể hiện sự thống nhất mà đa dạng. Có thể coi sự thống nhất mà đa dạng là
quy luật phát triển của văn hóa, nhất là ở các quốc gia đa dân tộc. Trong đời sống
văn hóa, những yếu tố đặc trưng cho tính thống nhất có quan hệ hài hòa với các yếu
tố mang tính đa dạng - ngược lại tính đa dạng cũng không đối lập với tính thống
nhất. Các yếu tố mang tính đa dạng thường xuyên bổ sung cho tính thống nhất.
Đối với sự thống nhất mà đa dạng văn hóa các dân tộc không nên và không thể
hiểu máy móc là sự thống nhất về nội dung và đa dạng về hình thức. Cả nội dung
và hình thức đều cơ bản có sự thống nhất mà đa dạng; trong đó hình thức văn hóa
biểu thị tính đa dạng rõ hơn và phong phú hơn còn trong nội dung văn hóa thì tính
thống nhất đóng vai trò cơ bản bên cạnh các giá trị và sắc thái văn hóa riêng của
từng dân tộc. Các giá trị và sắc thái các văn hóa dân tộc bổ sung cho nhau, làm
phong phú nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc. Đây chính là
cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hóa của các dân tộc
anh em.
2. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng.
2.1 Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất.

4


2.1.1 Lòng yêu nước nồng nàn
Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và luôn luôn phải thực hiện các cuộc chiến
tranh giữ nước, từ đó tạo nên một đặc trưng văn hóa nổi bật: tư tưởng yêu nước
thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực. Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc nguyên
thủy được sớm cố kết lại trở thành cơ sở chủ nghĩa yêu nước và ý thức dân tộc. Giữ
nước là hành động văn hóa vì nó mang ý nghĩa nhân văn cao cả.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát như sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm
lăng, thì tinh thần ấy lại càng sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ,
to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước
và lũ cướp nước. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần
yêu nước của dân ta”. Nền tảng và biểu hiện cao nhất của lòng yêu nước, văn hóa
giữ nước là tinh thần tự tôn dân tộc, ý chí tự lập tự cường dân tộc. Không có định
phận “thượng quốc”, “phiên thuộc”, dân tộc “thượng đẳng”, dân tộc “hạ đẳng”.
Cho nên mỗi dân tộc dù lớn, dù nhỏ, dù trình độ phát triển khác nhau, đều có lòng
tự tôn dân tộc, tự khẳng định mình trước thế giới.
2.1.2Tính cộng đồng của xã hội Việt Nam:
Văn hóa Việt Nam cổ truyền cơ bản là văn hóa của nông dân, văn hóa xóm
làng, văn hóa dân gian. Đó là nền văn hóa gắn chặt với cộng đồng gia đình, gia tộc,
dòng họ, làng xã và từ đó mở ra cả cộng đồng dân tộc, quốc gia. Các nhà nghiên
cứu đang quan tâm tới cái gọi là "văn hóa gia đình", "văn hóa dòng họ” với tư cách
như là một thực thể xã hội mang tính huyết thống, thâu nhận và biểu hiện văn hóa
dân tộc phù hợp với truyền thống xã hội riêng của mình. Hình thức văn hóa này đã
được người xưa gọi là "gia phong". Ngày nay, nhiều gia đình và dòng họ đang quan
tâm tới việc phục hồi gia phong và coi đó là môi trường xã hội và văn hóa tốt để
giáo dục con người và góp phần vào việc bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa
dân tộc.

Văn hóa làng cũng là hình thức văn hóa rất cơ bản của văn hóa Việt Nam. Trước
nhất, văn hóa gia tộc, dòng họ không đối lập và phá vỡ tính thống nhất và đặc thù
của văn hóa làng, mà luôn hòa quyện và hội nhập vào với văn hóa làng theo truyền
thống "trong họ ngoài làng" và tới lượt nó, văn hóa làng trở thành mô thức cơ bản
nuôi dưỡng và củng cố tính bền vững và thống nhất của văn hóa dân tộc.
Văn hóa làng là một hình thức thể hiện văn hóa dân tộc mang tính đặc thù, nó
gắn liền với môi trường sinh thái của làng, dân cư và truyền thống lịch sử, từ đó
5


hình thành nên hệ thống các đặc trưng về nếp sống và tâm lý, về tín ngưỡng, phong
tục và lễ hội, các sinh hoạt ăn mặc, ở, đi lại, các hoạt động văn hóa - nghệ thuật...
Đặc biệt, hội làng là hiện tượng văn hóa tiêu biểu, thể hiện sức mạnh cố kết của
cộng đồng làng xã. Tính cộng đồng của làng xã vừa là sự kết tinh vừa là sự biểu
hiện của tính cộng cư [cùng cư trú], cộng hữu [cộng đồng sở hữu đất đai, tài
nguyên] cộng mệnh [gắn bó vận mệnh vào các vị thần linh cùng thờ cúng] và cộng
cảm [cùng cảm nhận và hứng khởi trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa
của làng]. Ngày nay, văn hóa làng đang được phục hồi và phát huy, nhất là các
phương diện phong tục tập quán, lễ hội, hương ước, sự cố kết cộng đồng... góp
phần vào việc ổn định, lành mạnh hóa xã hội và làm phong phú hơn đời sống văn
hóa ở cơ sở.
Ngoài ra, các hình thức văn hóa mang tính đặc thù khác gắn với từng nghề
nghiệp, tôn giáo tín ngưỡng, cộng đồng cư dân cũng được phát huy, một mặt tạo ra
chất kết dính cố kết cộng đồng, mặt khác góp phần bảo tồn tính đa dạng và phong
phú của văn hóa Việt Nam.
2.1.3 Ứng xử trọng tình thương và đạo lý
Nét đặc trưng này được coi như là một bản sắc nổi bật của con người Việt Nam.
Biểu hiện của bản sắc văn hóa này qua vô vàn sắc thái văn hóa khác nhau, như
trong các nguyên tắc sống "thương người như thể thương thân", "một con ngựa đau
cả tàu không ăn cỏ", "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy là khác giống như chung một

giàn", "nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau
cùng"... ; trong đạo lý: "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "công
cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"...; trong chuẩn
mực ứng xử của cộng đồng gia tộc "anh em như thể chân tay", "tay đứt ruột xót",
của cộng đồng làng xã láng giềng: "tối lửa tắt đèn có nhau", "lá lành đùm lá rách" ;
trong cung cách xưng hô mang tính thân tộc đối với toàn xã hội: "cha", "mẹ",
"chú", "bác", "anh", "em", "cháu"... làm cho làng xóm, thậm chí toàn dân tộc như là
một thứ gia tộc mở rộng, theo kiểu "tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ" hay
"chúng ta con một cha nhà một nóc" [Tố Hữu].
Lối ứng xử duy tình này nó có tác dụng tạo nên sức mạnh của cố kết cộng
đồng, nếp sống chan hòa, cởi mở của con người Việt Nam. Tuy nhiên, nó cũng có
mặt trái của nó, đó là tình cảm chủ nghĩa [nặng tình nhẹ lý], gia đình chủ nghĩa, xuề
xòa, tùy tiện "chín bỏ làm mười", "dĩ hòa vi quý", "đóng cửa bảo nhau", "đừng
vạch áo cho người xem lưng".

6


2.1.4 Một nét bản sắc của văn hóa và của con người Việt Nam: tính cởi
mở, khả năng tiếp nhận và dễ hòa nhập để từ đó bản địa hóa các nhân tố
ngoại lai.
Cốt cách này của văn hóa và con người Việt Nam được tạo nên có lẽ là do "số
phận" lịch sử của dân tộc và đất nước Việt Nam nằm ở ngã tư con đường giao lưu
và hội nhập chủng tộc và văn hóa. Trong các giai đoạn phát triển kế tiếp của ba nền
văn hóa : Đông Sơn - Đại Việt và Việt Nam, thì có hai giai đoạn chuyển tiếp văn
hóa mang tính bản lề : giai đoạn Bắc thuộc [từ thế kỷ I - X ], giao tiếp giữa văn hóa
Đông Sơn với văn hóa Hán để sau đó ra đời văn hóa Đại Việt và giai đoạn Pháp
thuộc [cuối thế kỷ XIX đến năm 1945], giao tiếp giữa văn minh Đại Việt với văn
hóa phương tây mà đại diện là văn hóa Pháp, từ đó ra đời nền văn hóa Việt Nam
hiện đại. Sau mỗi giai đoạn chuyển tiếp ấy, nền văn hóa bản địa không những

không co lại, bảo thủ mà luôn mở cửa, hội nhập. Do vậy, nền văn hóa đó không
những không bị đồng hóa mà lớn mạnh lên, đạt tới đỉnh cao mới, nền độc lập dân
tộc được khôi phục. Sau năm 1945 đến nay, văn hóa Việt Nam còn mở rộng giao
lưu với văn hóa Nga, Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước khác.
Trong điều kiện giao lưu văn hóa sống động như vậy, đã tạo nên ở con người
Việt Nam, văn hóa Việt Nam một thái độ ứng xử mang tính tích cực : không đóng
kín, chối từ, mà cởi mở, tiếp nhận, hòa nhập. Khả năng tiếp nhận cái của người
khác, biến đổi nó [bản địa hóa] thành cái của mình, phù hợp với nhu cầu và điều
kiện của mình, là bản sắc và sức mạnh của con người Việt Nam và văn hóa Việt
Nam. Điều này tạo ra tính mềm dẻo, năng động, dễ thích nghi của văn hóa Việt
Nam, cũng như mặt trái của nó, là tính tùy tiện, nửa vời trong tiếp thu và học hỏi ;
tâm lý trọng ngoại trong nếp nghĩ và lối sống.
2.2 Nền Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng
2.2.1 Đa dạng về dân tộc:
Cùng với nền văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc đều có
một nền văn hoá mang bản sắc riêng từ lâu đời, phản ánh truyền thống, lịch sử và
niềm tự hào dân tộc. Bản sắc văn hoá dân tộc là tất cả những giá trị vật chất và tinh
thần, bao gồm tiếng nói, chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, y phục, tâm lý,
tình cảm, phong tục, tập quán, tín ngưỡng... được sáng tạo trong quá trình phát triển
lâu dài của lịch sử. Sự phát triển rực rỡ bản sắc văn hoá mỗi dân tộc càng làm
phong phú nền văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên các khía cạnh, người
7


Việt cùng với các dân tộc anh em có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời,
có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng,những niềm tin bền vững trong
tín ngưỡng. Ví du như: phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết, Tết vừa là một
phong tục đồng thời cũng là một tín ngưỡng và cũng là một lễ hội của người Việt
cùng một số dân tộc khác. Một số dân tộc khác đón năm mới trong thời gian khác

và tên gọi đặc trưng của mình như Chol Chnam Thmay [khoảng tháng 4] của người
Khmer, Katê [khoảng tháng 10] của người ChămBàlamôm,... Từ Tết Nguyên
Đán đón năm mới, theo thời gian với những ảnh hưởng từ Trung Quốc, người Việt
Nam bổ sung thêm vào những phong tục Tết khác như Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan
ngọ, Tết Trung thu, Tết Thanh minh.
Việt Nam có nhiều loại lễ hội lớn và long trọng như lễ tế các thần linh, các lễ
hội nhằm tưởng nhớ tới công ơn tổ tiên, nòi giống như hội Đền Hùng, có những lễ
hội tưởng nhớ tới các anh hùng như hội Đền Mẫu Đợi, hội Gióng, hội Đền Kiếp
Bạc, hội Đống Đa, có những lễ hội tưởng nhớ người có công mở mang bờ cõi, các
ông tổ các ngành nghề,...của người Việt. Bên cạnh các lễ hội lớn của người Việt,
các dân tộc khác cũng có những lễ hội lớn như lễ hội Katê của người Chăm, lễ
cúng Trăng của người Khmer, lễ hội xuống Đồng của người Tày,người Nùng, Lễ
hội hoa ban của người Thái, Hội đua voi của người Mnông….
2.2.2 Đa dạng về vùng văn hóa:
Văn hóa Việt Nam là một phức thể gồm 3 yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồng
bằng và văn hóa miền biển, trong đó yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng đóng vai
trò chủ đạo. Điều khác biệt cho phép chúng ta nhận diện văn hóa Việt Nam chủ yếu
là do bức tranh cấu tạo tộc người với nền văn hóa của họ và quá trình tích hợp văn
hóa để hình thành nên văn hóa quốc gia dân tộc mang tên là Việt Nam. Quả thật,
chỉ có ở Việt Nam trong khung cảnh Đông Nam Á mới có một bức tranh đa dạng,
đa sắc, đa hương, đa vị như vậy, với những gam màu đậm nhạt khác nhau: nơi giàu
chất núi, nơi thấm đượm chất biển, nơi mỡ màng chất đồng bằng. Nói cách khác,
cũng là mầu xanh nhưng có xanh núi rừng, xanh màu lúa, xanh nước biển. Thời
gian đã dệt nên những bức màn lịch sử với bao sự biến động thăng trầm. cũng là
nơi hội tụ đủ các bộ tộc thuộc tất cả các dòng ngôn ngữ Đông Nam Á: Nam Á,
Ở Việt Nam, người Tày – Thái là cư dân rất giỏi làm lúa nước và đã thể hiện
thành công mô hình kinh tế - xã hội lúa nước vùng thung lũng hẹp chân núi, sau
này được nhân rộng ra nhiều vùng ở Đông Nam Á. Trong khi đó các nhóm Môn
Khmer đại diện cho văn hóa núi, sống rải rác trên vùng cao làm nương rẫy, ngôn
ngữ bị vỡ vụn ra thành từng mảnh. Nhưng đó chính là những cư dân bản địa cổ

nhất, còn bảo lưu được những yếu tố tiền cốc loại và những người chủ thực sự của
Cao Nguyên. Trong nhóm Môn Khmer có người Khmer Nam Bộ, là di duệ của chủ
nhân nền văn hóa Đồng Nai. Người Chàm cùng với các dân tộc Êđê, Jarai, Raglai,
8


Churu tạo thành nhóm ngôn ngữ Nam đảo trên lục địa. Văn hóa Chàm đậm chất
biển, họ quen với môi trường biển, ưa phóng tầm mắt ra biển cả, ưa màu trắng của
cát biển Chính người Chàm đã có đóng góp to lớn vào phức thể văn hóa Việt Nam yếu tố văn hóa biển, làm cho nền văn hóa Việt Nam hội đủ ba yếu tố: núi, đồng
bằng và biển.
Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra
những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái nôi của văn
hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa
làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại
Tây bắc và Đông bắc. Từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở
Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung
Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa,
người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên.

Kiến thức vận dụng
1Tính thống nhất và đa dạng của văn hóa trong sinh viên hiện nay
1.1 Thực trạng
Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi
phương thức tư duy, lối sống của sinh viên theo hướng hiện đại và tích cực, chủ
động hơn. Sinh viên nước ta biết thêm nhiều hơn về phong tục, tập quán, văn hóa
và con người của các quốc gia trên thế giới. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp
thu và làm chủ các tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại, tri thức mới...
Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế cần được nhìn nhận và điều chỉnh kịp
thời, như: Một bộ phận sinh viên xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc.
Không ít người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái quá trong các hoạt động

giải trí, văn hóa, nghệ thuật; lãng quên, thờ ơ đối với dòng nhạc dân ca, dòng nhạc
cách mạng, truyền thống. Bên cạnh đó, chúng ta thấy một hiện tượng đáng báo
động của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng trong việc hội nhập, tiếp thu văn
hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần
phong, mỹ tục của dân tộc. Không ít sinh viên đang ngày đêm cuốn vào các trò
chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thời gian
học tập. Có những người say mê với các ấn phẩm, văn hóa phẩm không lành mạnh,
độc hại, dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật.
9


Bên cạnh đó, những biểu hiện sai lệch của những người mà giới trẻ coi là thần
tượng như ca sĩ, diễn viên điện ảnh...
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của một số sinh viên hiện nay. Ngoài ra,
ngôn ngữ dùng trong những cuộc trò chuyện trên các trang mạng xã hội hay tin
nhắn cũng bị một bộ phận học sinh, sinh viên "biến tấu" với những từ ngữ khó
hiểu, thậm chí dung tục và sử dụng một cách tràn lan, khó chấp nhận, không còn
giữ được sự trong sáng của tiếng Việt.
Thậm chí, có những từ ngữ bị dùng sai bản chất với ngụ ý không lành mạnh.
Những thực trạng nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và
những nguyên nhân chủ quan. Trước hết, cần phải khẳng định, bản thân mỗi học
sinh, sinh viên chưa thật sự xây dựng cho mình ý thức tự rèn luyện, nâng cao trình
độ, học hỏi kỹ năng.
Bản lĩnh, ý thức tìm hiểu còn hạn chế của sinh viên trước những loại hình hoạt
động văn hóa, nghệ thuật khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân đáng
chú ý dẫn đến những hạn chế, yếu kém của một bộ phận bạn trẻ trong việc tham gia
gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong thực tế cuộc sống, một số hoạt động văn
hóa, nghệ thuật không còn phù hợp với sở thích của tuổi trẻ, cho nên giới trẻ và
sinh viên phải tìm đến với những loại hình nghệ thuật du nhập từ nước ngoài. Tuy
nhiên, các loại hình này lại chưa được chọn lọc trước khi tràn lan trong xã hội.

Công tác quản lý của các ban, ngành chức năng chưa thật sự có hiệu quả trong việc
khắc phục thực trạng này.
1.2 Giải pháp
Ngày nay, trong điều kiện khoa học công nghệ trên thế giới phát triển mạnh mẽ,
toàn cầu hóa kinh tế trở thành xu thế khách quan, sự bùng nổ thông tin, quá trình đô
thị hóa ngày càng nhanh chóng, sự chuyển dịch dân cư gia tăng sẽ tác động sâu sắc
hơn đến lối sống của con người, đặc biệt là thanh thiếu niên, thúc đẩy sự giao thoa
giữa các nền văn hoá, hòa nhập về lối sống… đã kích thích xu hướng giữ gìn bản
sắc văn hoá của mỗi quốc gia, dân tộc, để tránh không bị đồng hóa với các nền văn
hóa khác. Điều đó cho thấy: văn hóa ngày càng có vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước, phát triển toàn diện con người
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Văn kiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã khẳng định: “Tiếp tục phát triển
sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
10


dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho
văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Xây dựng và hoàn thiện
giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa , hội nhập kinh tế.”
Để thực hiện nhiệm vụ trên, cần tập trung giáo dục cho mọi người, đặc biệt là
thế hệ trẻ những vấn đề cụ thể như sau:
Thứ nhất, giáo dục cội nguồn, truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.
Cội nguồn, truyền thống là những nét văn hoá tốt đẹp được hình thành lâu đời
trong lịch sử, có sức sống trường tồn, tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam, thể hiện
sinh động qua những án thơ, tác phẩm văn chương tiêu biểu như: “Bình Ngô đại
cáo”, “Quốc Âm thi tập”, “ức Trai thi tập” của Nguyễn Trãi đã chú ý nhấn mạnh
tấm lòng “ái quốc trung quân”, tư tưởng nhân nghĩa, thân dân sáng ngời; hoặc tác
phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thể hiện tiếng nói yêu thương, sự đồng cảm

với số phận bi kịch của con người, khát vọng tự do, hạnh phúc lứa đôi; hay những
câu chuyện về truyền thống chống giặc ngoại xâm, về các vị anh hùng dân tộc như:
“An Dương Vương”, “Thánh Gióng”, “Hai Bà Trưng”, “Lý Thường Kiệt”,“Trần
Quốc Toản, “Quang Trung Nguyễn Huệ”… Tất cả làm cho mỗi người thấy được
lòng yêu nước, thương nòi của con người Việt Nam, những bài học quí báu về thời
kì dựng nước, giữ nước, chống giặc ngoại xâm và thiên tai, về cội nguồn “con Lạc
cháu Hồng”…qua đó làm cho thế hệ trẻ hôm nay thêm yêu và tự hào về văn hoá
Việt Nam.
Thứ hai, giáo dục lịch sử, đặc biệt là lịch sử của dân tộc kể từ ngày có Đảng, có
Bác Hồ cho thế hệ trẻ.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, dân tộc Việt Nam đã vững tay chèo đưa
con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi sóng gió, thác ghềnh đánh bại Thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược giành độc lập tự do cho dân tộc. Nhưng hiện
nay, kẻ thù luôn tìm mọi cách để chống phá cách mạng nước ta, chúng luôn hướng
vào mục tiêu xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng; chúng lợi dụng những tiêu cực từ mặt
trái kinh tế thị trường và hội nhập thế giới để thẩm thấu vào cơ thể của hệ thống
chính trị, tư tưởng, lối sống của nhân dân ta, lan tỏa một trạng thái xã hội, nhất là
trong lớp trẻ, trạng thái dị ứng với chính trị hoặc thái độ bàng quan, thờ ơ với lịch
sử dân tộc... Trước tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải hết sức tỉnh táo và trung
thành với sự lãnh đạo của Đảng, tiến hành cuộc đấu tranh kiên quyết trên mặt trận
chính trị, tư tưởng làm thất bại âm mưu của chúng. Việc giáo dục lịch sử, đặc biệt
là lịch sử của dân tộc kể từ ngày có Đảng, có Bác Hồ cho thế hệ trẻ là một việc làm
cần thiết, cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay, phải giáo dục cho mọi
11


người hiểu rõ sự mất mác to lớn của chiến tranh, hiểu hết được giá trị của hoà bình,
độc lập và những thành quả của cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã
phải đổ biết bao xương máu mới giành được, đồng thời hiểu rõ âm mưu thủ đoạn
của kẻ thù, để từ đó xây dựng động cơ học tập đúng đắn, làm tròn trách nhiệm của

mình đối với quê hương, đất nước.
Thứ ba, giáo dục đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ trong thời kì
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Giáo dục đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa là một đòi hỏi khách quan của quá
trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới; ngoài những điều kiện khách quan quy
định đạo đức, lối sống còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan, vào mục tiêu của con
người đặt ra, những định hướng giá trị của chủ thể xây dựng. Xét về nội dung, quá
trình xây dựng đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa là quá trình biến thế giới quan,
hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tiêu chuẩn đạo đức
của giai cấp công nhân thành thế giới quan, hệ tư tưởng và những tiêu chuẩn đạo
đức cho mọi đối tượng trong xã hội.
Vậy việc xác lập đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa là quy luật của sự phát
triển, là một mặt hết sức quan trọng của việc xây dựng con người mới. Đồng thời,
quá trình xây dựng đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ là quá trình đấu tranh gạt bỏ
những tập quán lỗi thời, khắc phục khuynh hướng bảo thủ, trì trệ, những tàn dư tư
tưởng, văn hoá lạc hậu phản động. Do đó, chúng ta cần tập trung giáo dục cho thế
hệ trẻ những phẩm chất cơ bản sau: có bản lĩnh chính trị vững vàng; có trình độ học
vấn rộng; có tư duy kinh tế, biết tính toán hiệu quả; có khả năng tổ chức quản lý, sử
dụng tốt ngoại ngữ; biết nhiều nghề, thạo một nghề; sáng tạo trong học tập, lao
động, công tác; tận tâm, trách nhiệm, kỷ luật; dám nghĩ, dám làm, chấp nhận mạo
hiểm; biết xây dựng cuộc sống gia đình, thật thà, giữ gìn chữ tín...
Tóm lại, bản sắc văn hoá là sức sống tiềm ẩn của mỗi quốc gia, dân tộc. Giữ gìn
và phát huy bản sắc trong điều kiện ngày nay là trách nhiệm của toàn xã hội. Xã
hội, nhà trường và gia đình cần làm tốt hơn nữa nhiệm vụ giáo dục bản sắc văn hóa
dân tộc để vững bước trong quá trình hội nhập, không bị đồng hoá hay tan biến khi
tiếp xúc với các nền văn hoá khác.

12



Kết luận
Sự thống nhất của văn hóa dân tộc và các vùng văn hóa nước ta không phải do
bất kỳ ý muốn chủ quan nào. Nó là thực tế khách quan của lịch sử phát triển đa
dạng các sắc thái văn hóa vùng và tộc người. Thống nhất trong đa dạng; thống nhất
mà không đa dạng thì sẽ thống nhất hình thức, đơn điệu và dễ theo một ý muốn chủ
quan nào đó. Sự thống nhất mà đa dạng là quy luật phát triển của văn hóa Việt
Nam.
Tuy nhiên sự thống nhất trong đa dạng về bản sắc dân tộc Việt Nam hiện nay
đang vấp phải hai thách thức diễn ra trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
kinh tế thị trường toàn cầu hóa - đó là sự suy giảm đa dạng văn hóa và suy giảm cả
sự thống nhất văn hóa. Vì vậy, trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cần phải đồng thời giải quyết hai mối
quan hệ:
Giữa thống nhất và đa dạng;
Giữa truyền thống và hiện đại;
Bởi lẽ một nền văn hóa đương đại của một dân tộc bao giờ cũng gồm văn hóa
truyền thống kết hợp với các yếu tố văn hóa mới được sáng tạo và các yếu tố văn
hóa ngoại lai. Quá trình phát triển văn hóa dân tộc là liên tục biến những yếu tố
ngoại lai trở thành những yếu tố nội sinh trên cơ sở bản sắc dân tộc, nhằm bồi bổ
bản sắc dân tộc. Nghĩa là bản sắc dân tộc cũng sẽ biến đổi trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó vấn đề đặt ra là phải bảo đảm cho sự biến đổi này
không được làm “mất gốc” bản sắc dân tộc. Đây là một thách thức ở chính cái nền
tảng văn hóa Việt Nam, nhất là trong điều kiện các giá trị vật chất có xu hướng
được tích lũy nhanh và mạnh hơn các giá trị tinh thần, mà các giá trị tinh thần cho
đến nay vốn là một thế mạnh trong bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.

13


Tài liệu tham khảo:

1. ĐCSVN: Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng khóa VIII trình Đại hội lần thứ IX
của Đảng, Báo Nhân dân, ngày 19/4/2001.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 6, tr. 171
3. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin/P3.VIII.2
4. Văn hóa Việt Nam của GS.TS Phạm Đức Dương: Chủ tịch hội nghiên cứu Khoa
học Đông Nam Á Việt Nam
5. Sự thống nhất trong đa dạng về bản sắc dân tộc trong xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam hiện nay của nhà văn hóa Nông Quốc Chấn.

14



Vì sao nói nền văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng?

775

VNHN - Sức mạnh của một tổ quốc vào quá trình trường thọ và trở nên tân tiến được hiện ra vì chưng những nhân tố, trong số đó gồm các nguyên tố “cứng”, như: năng lực kinh tế, tài năng quân sự chiến lược, vị trí địa lý... cùng hầu như nhân tố “mềm”, như: văn hóa... Lịch sử dựng nước và giữ nước của nước ta cho thấy thêm, phụ vương ông ta vẫn hiểu rõ sâu xa với sử dụng có tác dụng sức khỏe tự văn hóa nhằm bảo đảm cùng trở nên tân tiến non sông. Trong các nguồn lực làm cho sức khỏe mềm Việt Nam, sự đa dạng mẫu mã văn hóa là một trong số những nhân tố đặc biệt, không chỉ có tạo cho sức thu hút to lớn phệ của Việt Nam đối với nhân loại bên ngoài, cơ mà còn là một căn nguyên hình thành nội lực cho sự cách tân và phát triển của giang sơn.

Bạn đang xem: Vì sao nói nền văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng?

» Xem thêm

» Thu gọn
Chủ đề:
  • Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam
  • Cơ sở văn hóa Việt Nam
  • Văn hóa Việt Nam
  • Văn hóa học
  • Sự thống nhất trong đa dạng văn hóa
  • Văn hóa dân tộc
  • Tính đa dạng của văn hóa Việt Nam
  • Tính đồng nhất của văn hóa Việt Nam
Download
Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Bài giảng Cơ sở văn hóa Văn hóa Việt Nam, sự thống nhất trong đa dạng.
  2. Mục lục
  3. I, Một số quan niệm về văn hóa Việt Nam Ba quan niệm lớn về văn hóa Việt Nam
  4. Một số khái niệm trong văn hóa Không gian văn hoá Việt Nam dùng để chỉ chỗ ở của người Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử  Lãnh thổ văn hoá dùng để chỉ chỗ ở cụ thể của từng nhóm tộc người trên dải đất hình chữ S  Vùng văn hoá: Là vùng lãnh thổ nhỏ của một tộc người cư trú Tiểu vùng văn hoá: Phạm vi nhỏ hơn vùng văn hoá là nơi đẹp nhất của vùng văn hoá
  5. II, Việt Nam trong tính đa dạng của văn hóa
  6.  Đa dạng về không gian : 7 vùng văn hóa  Văn hóa vùng: một thực thể văn hoá bao gồm những nét đặc trưng, những sắc thái riêng mà các vùng khác không có hoặc có mà không điển hình, không tiêu biểu
  7.  Cơ sở lý thuyết về sự phân hóa không  Cơ sở của vùngphân hóa các vùng địa gian chính để văn biệt văn hóa là các đặc trưng văn hóa của từng vùng u kiện tự nhiên và xã hội Điề  Sự đan xen và giao thoa giữa các yếu tố văn hóa của các vùng kế cận nhau  Các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả vùng
  8. Hiện nay hợp lý nhất là cách chia Việt Nam thành 6 vùng văn hóa 6 vùng văn hóa ở Việt Nam là: 1]Vùng văn hoá Tây Bắc. 2] Vùng văn hoá Việt Bắc. 3] Vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ 4] Vùng văn hoá Trung Bộ. 5] Vùng văn hoá Trường Sơn - Tây Nguyên. 6] Vùng văn hoá Nam Bộ
  9. 1,Vùng văn hóa Tây Bắc  Đặc trưng văn hóa: văn hóa vật chất :  Trang phục: màu sắc sặc sỡ gam nóng, họa tiết bố cục và màu phong phú, nhà sàn Thái, hệ thống tưới tiêu Văn hóa tinh thần: Coi trọng suối, Sống chân thật, giản dị, hòa thuận  Tín ngưỡng đa thần, tin có linh hồn  Văn họá nghệ thuật: tác phẩm truyền miệng phong phú truyện thơ nổi tiếng: Tiễn dặn người yêu, Tiếng hát làm dâu, Vườn hoa núi cối  Ca múa: múa xòe[Thái] với 32 điệu xòa, múa khèn [ H’Mông], múa bông [ Mường].
  10. 2, Vùng văn hóa Việt Bắc Đặc trưng văn hóa: Văn hóa vật chất : nhà sàn, nhà đất, trang phục màu chàm, ẩm thực : gạo nếp… Văn hóa tinh thần: Tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa dân gian, nghi lễ, lễ hội.Tầng lớp trí thức Tày, Nùng xuất hiện khá sớm, sáng tạo chữ Nôm Tày dựa trên chữ Latinh sử dụng trong sáng tác thơ văn. Có nhiều lễ hội tiêu biểu: Lồng tồng [ hội xuống đồng]
  11. 3.Vùng văn hóa trung du và đồng bằng Bắc Bộ Đặc trưng văn hóa: Tính cách: tinh tế, thâm thúy, sâu sắc, mặt khác bảo thủ, hoài cổ, lối nói vòng vo. Tâm thức dân gian: xa rừng nhạt biển. Nhiều lễ hội nông nghiệp. Trang phục giản dị, gọn gang, màu sắc thiên về âm tính [màu nâu]

Video liên quan

Chủ Đề