Thông tư 45 hướng dẫn luật phòng cháy chữa cháy năm 2024

“Trường hợp một số bộ phận của TSCĐ hữu hình đòi hỏi phải được thay thế thường xuyên, được hạch toán là các TSCĐ độc lập nếu các bộ phận đó thỏa mãn đủ bốn [4] tiêu chuẩn quy định cho TSCĐ hữu hình. Ví dụ máy điều hòa nhiệt độ trong một ngôi nhà có thể phải thay thế nhiều lần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của ngôi nhà đó thì các khoản chi phí phát sinh trong việc thay thế hay khôi phục máy điều hòa được hạch toán thành một tài sản độc lập và giá trị máy điều hoà khi được thay thế sẽ được ghi giảm.”

Tại Đoạn 29 Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 - Tài sản cố định hữu hình quy định:

“Giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác, như: Khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho các hoạt động trong giai đoạn triển khai là một bộ phận chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ vô hình [theo quy định của chuẩn mực TSCĐ vô hình], hoặc chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho quá trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác.”

Tại điểm c khoản 1 Điều 35 Thông tư số 200/2014/TT-BTC quy định:

“Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản và mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định thì được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.”

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp có các hệ thống lắp đặt trong văn phòng như hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống điều hòa... có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản và mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định thì được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

Việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế [nếu có].

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã ký ban hành Thông tư số 06/2022/TT-BCA quy định quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/3/2022.

Theo đó, Thông tư quy định về quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy [PCCC], cứu nạn, cứu hộ [CNCH] do sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân thực hiện, bao gồm: Thẩm duyệt thiết kế, kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC; kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC; cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC, CNCH, Chứng chỉ hành nghề tư vấn về PCCC, Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC; cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trên đường thủy nội địa, đường sắt; phê duyệt, phê duyệt lại phương án chữa cháy của cơ sở; phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, CNCH; cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, CNCH.

Về cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC, Thông tư quy định hồ sơ và việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và khoản 10 Điều 45 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC không thuộc thẩm quyền giải quyết, cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận hồ sơ ghi thông tin vào Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-VPCP và trả hồ sơ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận hồ sơ lập và ghi đầy đủ thông tin vào Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư này, báo cáo người có thẩm quyền trực tiếp quản lý phê duyệt và bàn giao hồ sơ đến đơn vị, bộ phận được giao giải quyết...

Ngoài ra, Thông tư cũng quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp có lập biên bản và không lập biên bản [Điều 14, 15]. Trong đó, xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp không lập biên bản thực hiện theo các bước sau:

1. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 55 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020.

2. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền theo Mẫu quyết định số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

3. Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 69 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020.

Trường hợp tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định xử phạt thì căn cứ quy định tại các Điều 86, 87 và Điều 88 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2020 để tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

4. Lập và lưu trữ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, CNCH theo quy định về hồ sơ nghiệp vụ Công an nhân dân.

Chủ Đề