Thuế suất thuế thu nhập cá nhân là bao nhiêu năm 2024

Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu khi người có thu nhập cao hơn mức thu nhập căn bản không tính thuế. Thông thường những người lao động có mức lương cao hơn mức nhất định mới bắt đầu tính thuế. Vậy lương 30 triệu thì đóng thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu?

Lương 30 triệu/tháng thì tiền thuế thu nhập là bao nhiêu. Đồ họa: Hoàng Nam.

Người nộp thuế gồm hai đối tượng là cá nhân không cư trú và cá nhân cư trú. Với mỗi đối tượng khác nhau, công thức tính thuế thu nhập cá nhân [TNCN] từ tiền lương lại áp dụng khác nhau.

Cụ thể:

Căn cứ khoản 3 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, công thức tính thuế TNCN với cá nhân cư trú gồm:

Trường hợp 1: Người ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên.

Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế [Tổng thu nhập - các khoản được miễn - các khoản giảm trừ] x thuế suất.

Trong đó:

- Tổng thu nhập: Tổng các khoản từ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp nêu trên mà người lao động được nhận trong tháng thuộc thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

- Các khoản được miễn: Thu nhập từ việc làm ban đêm, làm thêm giờ trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm ban ngày, làm trong giờ, được xác định theo công thức:

Tiền lương, tiền công trả cao hơn khi làm ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế = Tiền lương, tiền công thực trả làm ban đêm, làm thêm giờ - mức tiền lương, tiền công tính ngày làm việc bình thường.

- Các khoản giảm trừ:

+ Giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng [đương 132 triệu đồng/năm]; giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc là 4,4, triệu đồng/tháng.

+ Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học…

+ Các khoản đóng bảo hiểm xã hội…

Trường hợp 2: Người ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở xuống

Theo điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, đối tượng này sẽ phải nộp thuế TNCN ở mức 10% trên tổng thu nhập nếu có thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên trừ trường hợp làm cam kết.

Đặc biệt, đối tượng này sẽ bị trừ thuế ngay trước khi được trả thu nhập, tiền công, tiền lương.

Theo đó, công thức tính thuế thu nhập cá nhân của người lao động ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng như sau:

Thuế TNCN phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả

2. Với cá nhân không cư trú

Cách tính thuế thu nhập cá nhân với cá nhân không cư trú được quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

Thuế TNCN phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế

Trong đó, thu nhập chịu thuế là thu nhập từ tiền công, tiền lương, tiền thù lao, các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công khác.

3. Người lương 30 triệu/tháng đóng thuế TNCN bao nhiêu?

Anh Nguyễn Văn A ký hợp đồng lao động không thời hạn với công ty cổ phần B có tổng thu nhập là 30 triệu đồng/tháng, không có khoản thu nhập được miễn thuế.

- Giả sử anh A không có người phụ thuộc. Thu nhập chịu thuế của anh A là 30 triệu đồng.

+ Khoản đóng bảo hiểm bắt buộc hàng tháng [8% tiền BHXH, 1,5% BHYT, 1% BHTN] là 30 triệu đồng x [8% + 1,5% + 1%] = 3.150.000 đồng.

+ Thu nhập tính thuế TNCN của anh A: 30.000.000 đồng – [11.000.000 đồng + 3.150.000 đồng] = 15.850.000 đồng

Vậy nên căn cứ vào bảng mức thuế suất thì anh A phải thanh toán mức thuế là 15% với công thức là: 15%TNCN – 0,75 triệu đồng.

Suy ra anh A phải đóng mức thuế là: 15% x 15.850.000 – 750.000= 1.627.500 đồng

- Nếu như anh A có một người phụ thuộc thì mức tiền tính thuế cũng sẽ được giảm xuống.

+ Thu nhập tính thuế của anh A là: 30.000.000 – [11.000.000 + 3.150.000 + 4.400.000] = 11.450.000 đồng

Người có thu nhập từ tiền lương, tiền công đạt ngưỡng quy định mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, sẽ trừ thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu phần trăm?

  • Cá nhân cư trú là cá nhân đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC:

[1] Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong 01 năm dương lịch/trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là 01 ngày.

[2] Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo 01 trong 02 trường hợp:

Trường hợp 1: Có nơi ở thường xuyên theo pháp luật về cư trú.

Trường hợp 2: Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.

  • Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng các điều kiện trên.

Tùy từng đối tượng nộp thuế cũng như mức thu nhập, tỷ lệ thuế suất thuế thu nhập cá nhân sẽ khác nhau có thể là 5%, 10%, 15%, 20%... thu nhập tính thuế/thu nhập chịu thuế.

Người lao động bị trừ thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu phần trăm? [Ảnh minh họa]

1. Trừ thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu phần trăm đối với cá nhân cư trú ký HĐLĐ ≥ 03 tháng?

Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên thì tính thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần. Theo đó, sẽ bị trừ thuế thu nhập cá nhân từ 5% - 35% thu nhập tính thuế.

Cụ thể, Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định Biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm [triệu đồng]

Phần thu nhập tính thuế/tháng [triệu đồng]

Thuế suất [%]

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 - 120

Trên 5 - 10

10

3

Trên 120 - 216

Trên 10 - 18

15

4

Trên 216 - 384

Trên 18 - 32

20

5

Trên 384 - 624

Trên 32 - 52

25

6

Trên 624 - 960

Trên 52 - 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Theo đó, đối chiếu với quy định tại Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công với đối tượng cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được xác định bằng công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân

\=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất

[1]

Trong đó:

Thu nhập tính thuế

\=

Thu nhập chịu thuế

-

Các khoản giảm trừ

[2]

Thu nhập chịu thuế

\=

Tổng thu nhập

-

Các khoản thu nhập được miễn thuế

[3]

Do đó, để biết trừ thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu phần trăm [thuế suất] thì cần xác định được mức thu nhập tính thuế theo các bước sau:

Bước 1: Tính tổng thu nhập

Bước 2: Tính các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân [nếu có]

Các khoản thu nhập miễn thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công gồm:

- Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định pháp luật.

- Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu nước ngoài hoặc hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.

Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức [3]

Bước 4: Tính các khoản giảm trừ

- Giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng [132 triệu đồng/năm].

- Giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, người nộp thuế còn được tính giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.

Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo công thức [2]

Bước 6: Tính số thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo công thức [1]

Như vậy, sau khi xác định được thu nhập tính thuế thì đối chiếu với Biểu thuế lũy tiến từng phần để biết được thuế suất thuế thu nhập cá nhân là bao nhiêu phần trăm:

  • Thu nhập tính thuế đến 05 triệu đồng/tháng thì thuế suất là 5%.
  • Thu nhập tính thuế từ 05 - 10 triệu đồng/tháng thì thuế suất là 10%.
  • Thu nhập tính thuế từ 10 - 18 triệu đồng/tháng thì thuế suất là 15%.
  • Thu nhập tính thuế từ 18 - 32 triệu đồng/tháng thì thuế suất là 20%.
  • Thu nhập tính thuế từ 32 - 52 triệu đồng/tháng thì thuế suất là 25%.
  • Thu nhập chịu thuế từ 52 - 80 triệu đồng/tháng thì thuế suất là 30%.
  • Thu nhập chịu thuế trên 80 triệu đồng/tháng thì thuế suất là 35%.

2. Trừ thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu phần trăm đối với cá nhân cư trú không ký HĐLĐ/ký dưới 3 tháng?

Trường hợp không ký hợp đồng lao động/ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ 02 triệu đồng trở lên/lần thì sẽ khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân trên tổng thu nhập, trừ trường hợp đủ điều kiện làm cam kết theo Mẫu 08/CK-TNCN [theo điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC].

Số thuế phải nộp đối với trường hợp này được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Tổng thu nhập trước khi trả * 10% thuế suất

3. Trừ thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu phần trăm đối với cá nhân không cư trú?

Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú được tính như sau: Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế * 20% thuế suất

Thu nhập chịu thuế là tổng tiền lương, tiền thù lao, tiền công, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền công, tiền lương mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.

Trừ thuế thu nhập cá nhân 20% thu nhập tính thuế với cá nhân không cư trú [Ảnh minh họa]

Tức là, cá nhân không cư trú chỉ cần có thu nhập từ tiền lương, tiền công sẽ bị khấu trừ 20% thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

KẾT LUẬN:

- Trừ thuế thu nhập cá nhân từ 5% - 35% thu nhập tính thuế đối với cá nhân cư trú ký HĐLĐ từ 03 tháng trở lên.

- Trừ thuế thu nhập cá nhân 10% tổng thu nhập trước khi chi trả đối với cá nhân cư trú không ký HĐLĐ/ký HĐLĐ dưới 03 tháng có thu nhập từ tiền lương, tiền công ≥ 02 triệu đồng/lần.

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp bao nhiêu phần trăm?

3.1. Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú.

Thu nhập bao nhiêu thì đóng thuế thu nhập cá nhân?

Như vậy, người nộp thuế không có người phụ thuộc, thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công vượt trên 11 triệu đồng/tháng [132 triệu đồng/năm] thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Thu nhập bao nhiêu thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

3.2. Lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân? - Nếu không có người phụ thuộc, người lao động làm việc có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng thì phải đóng thuế TNCN. - Nếu có một người phụ thuộc, thì thu nhập phải trên 15,4 triệu đồng/tháng mới cần phải đóng thuế.

Thu nhập bao nhiêu thì được hoàn thuế thu nhập cá nhân?

Thu nhập bao nhiêu thì được hoàn thuế thu nhập cá nhân? Căn cứ theo quy định Điều 8 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 thì khi thu nhập tính thuế một năm của bạn dưới 132 triệu bạn sẽ không phải nộp thuế TNCN và có thế được hoàn thuế thu nhập cá nhân đã nộp.

Chủ Đề