Chứng minh nhân dân có giá trị bao nhiêu năm năm 2024

[Chinhphu.vn] - Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày 1/7/2024 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ Căn cước. Trường hợp Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

Ngày 27/11/2023, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Căn cước [có hiệu lực kể từ 1/7/2024]. Với việc đổi tên gọi từ Luật Căn cước công dân sang luật Căn cước, thẻ Căn cước công dân cũng sẽ có tên gọi mới là Thẻ căn cước.

Điều 46 Luật Căn cước quy định về chuyển tiếp quy định rõ: Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành [1/7/2024] có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.

Trường hợp chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND, Căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, Căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.

Thẻ Căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.

Quy định về việc sử dụng Căn cước công dân, chứng minh nhân dân trong các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước ngày luật này có hiệu lực thi hành được áp dụng như đối với thẻ căn cước cấp theo quy định của luật này.

Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội trả lời câu hỏi của phóng viên.

Người dân không phải đổi thẻ căn cước mới nếu chưa có nhu cầu

Liên quan đến vấn đề này, tại họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến một số quy định của Luật Căn cước, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Trung tướng Nguyễn Minh Đức cho biết: Theo quy định tại Điều 46 Luật Căn cước có 4 điều khoản chuyển tiếp.

Trong đó có quy định thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật Căn cước có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ, được cấp đổi sang thẻ căn cước khi công dân có yêu cầu.

“Người dân không phải đến cơ quan quản lý để tích hợp, khai báo thông tin, trừ trường hợp có yêu cầu cần đổi thẻ hoặc bổ sung, thay đổi nội dung nào đó liên quan đến cá nhân thì mới đến cơ quan chức năng để cấp đổi thẻ”, Trung tướng Nguyễn Minh Đức cho biết.

Về thu thập dữ liệu mống mắt, Trung tướng Nguyễn Minh Đức giải thích rõ, khi người dân đến làm thẻ Căn cước mới, đến cấp đổi lại thẻ Căn cước thì cơ quan quản lý sẽ thu thập thông tin bằng thiết bị chuyên dụng để làm giàu dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.

Theo dự thảo Luật Căn cước công dân [sửa đổi], Bộ Công an đề xuất chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết 31/12/2024.

Chứng minh nhân dân [CMND] có thể không còn được sử dụng từ 1/1/2025. Như vậy, theo đề xuất của Bộ Công an, chứng minh nhân dân [CMND] có thể không còn được sử dụng từ 1/1/2025.

Dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi còn nêu rõ, khi CMND hết hiệu lực thì các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.

Cơ quan quản lý Nhà nước không được quy định các thủ tục về đính chính, thay đổi thông tin liên quan đến CMND, thẻ căn cước công dân trong các giấy tờ nêu trên.

Về thời hạn sử dụng chứng minh nhân dân, Thông tư 04/1999/TT-BCA[C13] hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định, CMND có giá trị sử dụng 15 năm.

Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.

Còn theo khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014, CMND đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, Luật Căn cước công dân 2014 cho phép sử dụng chứng minh nhân dân đã cấp đến khi hết thời hạn quy định [15 năm]. Song dự thảo Luật Căn cước công dân [sửa đổi] đã đề xuất chứng minh nhân dân chỉ được sử dụng đến hết 31/12/2024.

Về thời hạn sử dụng căn cước công dân [CCCD], Luật Căn cước công dân 2014 nêu rõ, thời hạn sử dụng căn cước công dân sẽ được in trực tiếp trên thẻ theo nguyên tắc: Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Chứng minh nhân dân có giá trị đến bao giờ?

Bên cạnh đó, Luật Căn cước cũng quy định về thời hạn sử dụng của chứng minh nhân dân [CMND]. theo đó, trường hợp CMND còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Như vậy theo quy định này thì từ ngày 1/1/2025, CMND chính thức bị khai tử, không còn giá trị sử dụng.

Chứng minh nhân dân 12 số có thời hạn bao lâu?

Về thời hạn của CMND, Thông tư 04/1999/TT-BCA[C13] hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định, CMND có thời hạn sử dụng là 15 năm, tính từ ngày cấp. Do vậy hạn chót đổi CMND sang thẻ Căn cước trong trường hợp này chính là ngày cuối cùng trước khi CMND hết hạn.

Chứng minh nhân dân có từ năm bao nhiêu?

Từ năm 1957, thẻ công dân được thay bằng giấy chứng minh; Tại miền Nam Việt Nam, dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, thẻ căn cước được sử dụng phổ biến đến cuối tháng 4 năm 1975. Từ khi thống nhất đất nước sau chiến tranh, năm 1976, giấy chứng minh nhân dân được sử dụng thống nhất trong cả nước.

Làm lại giấy chứng minh nhân dân mất bao lâu?

Thời gian: + Đối với công dân ở thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc; + Đối với trường hợp công dân ở các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc; + Đối với công dân ở các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc. Lệ phí: + Không quá 9.000đồng/lần cấp.

Chủ Đề