Tiền trảm hậu tấu nghĩa là gì năm 2024

Có lẽ khởi thủy của “tiềm trảm hậu tấu” là việc tướng ngoài biên ải, được vua ban cho quyền “chém trước tấu sau”, nghĩa là cũng phải đáp ứng đủ ba điều kiện: được phép “trảm”, trong hoàn cảnh không bình thường và phải “tấu”. Cái “tiền trảm hậu tấu” ngày nay còn lâu mới giống khởi thủy vừa nói.

Quản trị quốc gia trong thế giới văn minh hiện đại, không thể chấp nhận “tiền trảm hậu tấu” biến tướng bừa bãi hoặc tệ hơn có “trảm” mà không chịu “tấu”, nghĩa là ém nhẹm việc trảm, mãi là mờ ám nếu không bị phát hiện.

Hiến pháp đã quy định về nguyên tắc, Luật Tổ chức chính quyền địa phương [các điều 11, 12, 13 và 14] đã quy định khá rõ ràng việc phân quyền, phân cấp và cả việc ủy quyền. Các luật chuyên ngành đã cụ thể hóa việc phân quyền, phân cấp.

Do đó không thể lấy bất kỳ lý do nào kể cả các lý do chính đáng như sức ép phải thu hút cạnh tranh, sức ì của bộ máy… để chấp nhận “tiền trảm hậu tấu” như là một giải pháp tình thế trong nền quản trị quốc gia hiện đại được. Bởi vì:

Thứ nhất, nếu ra các quyết định khi không có đủ thẩm quyền thì ngay các quyết định đó đã bị vô hiệu từ đầu, mọi cố gắng sau này để “hợp pháp hóa” hành vi này đều gượng gạo và méo mó.

Thứ hai, rủi ro rất cao không chỉ cho chính quyền [và cả quốc gia] vì phải đối mặt với mất uy tín, bị kiện tụng… mà còn cả cho các nhà đầu tư.

Thứ ba, tính minh bạch, liêm chính của chính quyền bị đặt một dấu hỏi lớn trong cộng đồng doanh nghiệp, người dân và ngay cả trong hệ thống chính quyền.

Và cuối cùng, tính pháp quyền của Nhà nước bị thách thức bởi nguyên tắc “chính quyền, cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép” đã không được tuân thủ.

Phải nhanh chóng dẹp bỏ hiện tượng “tiền trảm hậu tấu” bằng sự kiên quyết của Chính phủ, bằng việc nâng cao tính chuyên nghiệp của cả hệ thống lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm lấp nhanh các khoảng trống về thẩm quyền; ủy quyền nhiều hơn và chặt chẽ hơn cho địa phương.

Khi việc phân quyền, phân cấp, ủy quyền được minh định rõ ràng trong các văn bản pháp luật, chính quyền địa phương sẽ có đủ không gian để điều hành, quản lý mà không cần phải bẩm báo, xin xỏ quá nhiều.

Xa hơn, phải xây dựng được cơ chế “trảm mà không cần tấu”, nghĩa là việc trảm đã được minh định trong các quy định về phân quyền, phân cấp. "Trảm” phải được thực hiện minh bạch, hiệu quả, công khai.

Và đến lượt mình, các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, các lực lượng khác của xã hội có chức năng giám sát, phản biện... sẽ thực hiện nốt công việc này.

- Hiểu! Trong tiếng Việt, cụm từ đó được dùng để chỉ những việc làm không chờ đợi cấp trên, cứ làm trước đã, xong xuôi mọi chuyện rồi mới báo sau. Ủa, mà xứ ta có trường hợp nào “tiền trảm hậu tấu” không?

- Sao không. Dự án phá rừng nuôi bò, làm sân golf ở PY mà chưa xin Thủ tướng chuyển mục đích sử dụng đất là một vụ “tiền trảm hậu tấu” chính hiệu; Vụ 40 nền biệt thự xây không đúng quy định ở bán đảo Sơn Trà [ĐN] cũng được cơ quan chức năng kết luận là “tiền trảm hậu tấu”.

- Nếu vậy vụ việc một số quan chức ở các tỉnh ĐN, ST xây biệt thự, biệt phủ hoành tráng không phép trên đất nông nghiệp cũng thuộc dạng “tiền trảm hậu tấu”rồi!

- Chuẩn không cần chỉnh!

- Chà, bệnh “trảm” rồi mới “tấu” lên này mà không chấn chỉnh kịp thời hậu quả không hay đâu nha.

- Còn phải nói. Không xì-tốp thói quen “chém trước tâu sau” thì kỷ cương phép nước sẽ bị coi thường, trật tự hành chính bị đảo lộn hết.

- Còn chuyện này này nữa…

- Chuyện gì thế?

- Ví dụ chiều nay lãnh lương xong, tui với ông “ngắt” ra một “chai” kéo nhau ra quán bà Hai vừa uống bia vừa “tám” chuyện thiên hạ, về nhà gãi đầu gãi tai nói với bà xã là lỡ xài rồi mong thông cảm thì đó cũng là một dạng “tiền trảm hậu tấu”…

Câu thành ngữ “Tiền trảm hậu tấu” ý muốn nói làm việc tùy tiện, vô tổ chức sau đó mới báo cáo với người khác. Đây là một hành động tiêu cực trong cuộc sống.

Tiền trảm hậu tấu

Tiền trảm hậu tấu có nghĩa là chém trước tâu sau [tiền: trước, trảm: chém, hậu: sau, tấu: tâu, thưa]. Trong tiếng Việt thành ngữ tiền trảm hậu tấu thường dùng để chỉ những việc làm không chờ đợi cấp trên, cứ làm, cứ hành động trước, xong xuôi mọi chuyện rồi mới báo cáo, thưa gửi.

Đối với việc chém giết một nhân mạng, một con người mà không cần chờ cấp trên y án, cứ thế mà hành quyết rồi mới tâu thưa, đó là một quyền chỉ được trao cho trong những hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Cho nên, hành vi tiền trảm hậu tấu được coi là hành vi tự quyền ứng phó linh hoạt trong điều kiện không thể chờ lệnh cấp trên.

Song khi không được trao quyền đó mà cứ tiền trảm hậu tấu thì đó lại là hành vi tuỳ tiện, liều lĩnh, vô tổ chức.

Nhấn mạnh ý nghĩa “làm trước, báo cáo sau” thành ngữ tiền trảm hậu tấu trong nhiều trường hợp đồng nhất với hành vi đặt mọi chuyện vào sự đã rồi, đẩy người ta vào thế buộc phải chấp nhận kết quả đó không thể thay đổi, đảo ngược tình thế được nữa.

Câu chuyện về Tiền trảm hậu tấu

- Đố ông từ gì được nói đến nhiều ở xứ ta dạo gần đây? Nói đúng chiều nay đãi một chầu bia.

- Đố vui có thưởng hả? Từ “đúng quy trình”, đúng không?

- Sai. Đó là từ “tiền trảm hậu tấu”, có nghĩa là chém trước tâu sau.

- Hiểu! Trong tiếng Việt, cụm từ đó được dùng để chỉ những việc làm không chờ đợi cấp trên, cứ làm trước đã, xong xuôi mọi chuyện rồi mới báo sau. Ủa, mà xứ ta có trường hợp nào “tiền trảm hậu tấu” không?

- Sao không. Dự án phá rừng nuôi bò, làm sân golf ở PY mà chưa xin Thủ tướng chuyển mục đích sử dụng đất là một vụ “tiền trảm hậu tấu” chính hiệu; Vụ 40 nền biệt thự xây không đúng quy định ở bán đảo Sơn Trà [ĐN] cũng được cơ quan chức năng kết luận là “tiền trảm hậu tấu”.

- Nếu vậy vụ việc một số quan chức ở các tỉnh ĐN, ST xây biệt thự, biệt phủ hoành tráng không phép trên đất nông nghiệp cũng thuộc dạng “tiền trảm hậu tấu” rồi!

- Chuẩn không cần chỉnh!

- Chà, bệnh “trảm” rồi mới “tấu” lên này mà không chấn chỉnh kịp thời hậu quả không hay đâu nha.

- Còn phải nói. Không xì-tốp thói quen “chém trước tâu sau” thì kỷ cương phép nước sẽ bị coi thường, trật tự hành chính bị đảo lộn hết.

- Còn chuyện này này nữa…

- Chuyện gì thế?

- Ví dụ chiều nay lãnh lương xong, tui với ông “ngắt” ra một “chai” kéo nhau ra quán bà Hai vừa uống bia vừa “tám” chuyện thiên hạ, về nhà gãi đầu gãi tai nói với bà xã là lỡ xài rồi mong thông cảm thì đó cũng là một dạng “tiền trảm hậu tấu”

- Tất nhiên. Nhưng đừng ví dụ vậy mà mất hứng nha, bạn hiền!

Lối sống vô kỷ luật

Làm việc thiếu nghiêm túc, lúc làm lúc nghỉ chính là lối sống của một số bộ phận giới trẻ ngày nay. Nhiều người thường làm xong rồi mới bắt đầu báo cáo lên cấp trên thế nhưng thực tế thì không phải lúc nào đề xuất ấy cũng được chấp thuận thế nên làm việc kiểu “Tiền trảm hậu tấu” rất dễ gây ra tranh cãi.

Thường thì những kiểu “Tiền trảm hậu tấu” chính là suy nghĩ cho riêng cá nhân và không để ý đến tập thể. Kiểu làm việc này rất dễ gây nên mất đoàn kết. Dù bạn là ai, đang làm bất cứ công việc gì cũng phải nghĩ cho tập thể của mình. Vì bạn không thể làm việc nếu chỉ có một mình, bạn cần phải có đồng đội để giúp đỡ mỗi khi chúng ta cần sự

Tôn trọng mọi người

Tôn trọng mọi người xung quanh trước khi quyết định mọi chuyện cũng chính là tôn trọng chính mình. Trước khi muốn người khác tôn trọng mình thì đây chính là việc mà bạn phải làm.

Khi chúng ta tôn trọng người khác, chúng ta có thể khiến cho họ thấy vui vẻ khi làm việc với mình hơn. Tôn trọng người khác thể hiện bạn là một con người lịch sự và dễ gây thiện cảm với người khác.

Khi tôn trọng người khác chúng ta cũng sẽ nhận được sự tôn trọng ngược lại. Như vậy công việc học tập, công việc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn dễ dàng gây ấn tượng với mọi người, mối quan hệ cũng sẽ được mở rộng.

Muốn nhận được sự tôn trọng từ người khác, trước hết bạn phải tôn trọng mọi người. Đó là điều đầu tiên bạn cần làm. Đối phương sẽ biết cách làm cho chúng ta vui vẻ, thoải mái. Nên nhớ rằng hành động nhỏ của bạn có thể làm đối phương ấn tượng. Ví như luôn nói cảm ơn với tất cả mọi người, giúp đỡ mọi người xung quanh.

Lời kết

Trên đây là bài viết phân tích câu thành ngữ “Tiền trảm hậu tấu” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu thành ngữ trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader trong thời gian tới nhé!

Tiền trảm hậu tấu có nghĩa là gì?

Tiền trảm hậu tấu có nghĩa là chém trước tâu sau [tiền: trước, trảm: chém, hậu: sau, tấu: tâu, thưa]. Trong tiếng Việt thành ngữ tiền trảm hậu tấu thường dùng để chỉ những việc làm không chờ đợi cấp trên, cứ làm, cứ hành động trước, xong xuôi mọi chuyện rồi mới báo cáo, thưa gửi.

Thế nào là tiền trảm hậu tấu?

“Tiền trảm, hậu tấu”, nghĩa gốc có thể xuất phát từ những việc y; nhưng trong thực tế còn được dùng để chỉ những việc làm tùy tiện, bất tuân kỷ cương, phép nước, quy định, cứ làm trước, làm đại đi rồi “tấu” [báo cáo] sau, gây thiệt hại, lãng phí, suy giảm lòng tin.

Tiền trạm là như thế nào?

Hiểu đơn giản, tiền trạm hay khảo sát hiện trường là công việc tìm hiểu quy mô, bối cảnh quay phim và nó được thực hiện sau khi phim trường đã được quyết định lựa chọn. Ngoài những công việc như lên ý tưởng, chọn diễn viên thì khảo sát phim trường sẽ cần được thực hiện đầu tiên và trước khi tiền hành quay phim.

Chủ Đề