Tier 2 supplier là gì

Supply chain là gì?

thecleverleaf
6 years ago
X

Privacy & Cookies

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Got It!
Advertisements

Mời bạn quan sát 1 ví dụ dưới đây


Bạn có thể coi chuỗi cung ứng là sự liên kết của nhiều hơn 2 cá nhân hay tổ chức bất kì bởi cùng một dòng chảy về nguồn lực. Nhân tố quan trọng quyết định đến sự liên kết này là dòng chảy [flow]. Nên ý tưởng của quản trị các chuỗi cung ứng là quản trị cái dòng chảy này. Nhưng là dòng chảy của cái gì?
Đó chính là dòng chảy của nguyên vật liệu, tài nguyên, dòng chảy của thông tin, dòng chảy của tiền tệ. Và với mọi yếu tố trên, gồm ba dòng chảy, sự quản lý giữa giữa các bên hợp tác và mục đích cuối cùng đều là đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Ở hình ảnh bên trên, tôi có một cửa hàng bán lẻ ở bên phải, và tôi có một nhà máy sản xuất ở bên trái, và một khách hàng đang đến mua hàng. Khách hàng đi vào, và bạn có thể nhìn thấy được là anh ta đang thực hiên hoạt động mua bán. Và rồi điều gì sẽ xảy ra, cửa hàng sẽ tiến hành làm những gì đối với khách hàng này? Có thể dễ thấy rằng họ sẽ đặt hàng hoặc gửi một vài thông tin đến nhà cung cấp của họ. Rồi nhà cung cấp sẽ gửi về cho cửa hàng hàng hóa mà họ cần. Sau đó cửa hàng sẽ gửi tiền về cho nhà cung cấp. Và tất nhiên là trong quá trình giao dịch, trải qua một khoảng thời gian vận chuyển hàng và thời gian hàng hóa được yêu cầu và hoàn thành, sẽ có một luồng thông tin khác được trao đổi giữa hai bên. Và bạn có thể nhìn thấy ba dòng chảy cơ bản thông tin, nguyên vật liệu, và tiền luôn luôn có tác động qua lại giữa hai bên trong chuỗi cung ứng.


Samsung 256GB 100MB/s [U3] MicroSDXC EVO Select Memory Card with Full-Size Adapter [MB-ME256GA/AM]

Do vậy việc quản trị chuỗi cung ứng chính là quan trị được ba dòng chảy trên để tối thiếu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuậntăng cường chất lượng dịch vụ cho khách hàng và một vài nhân tố khác nữa chúng ta sẽ đề cập ở những phần sau.
Trong chuỗi cung ứng, luôn luôn tồn tại những liên kết, và liên kết dưới đây chỉ là một phần rất đơn giản trong chuỗi cung ứng.


Vì bạn có thể nghĩ rằng chuỗi cung ứng như là một loạt các hoạt động liên kết xuất hiện trước khi đi được đến với cửa hàng bán lẻ.

Bạn có thể có một trung tâm phân phối ở ô thứ 2 bên trái, một nhà máy sản xuất cây trồng ở ô thứ 3, một nhà máy xử lý nguyên vật liệu ô thứ 4 nhưng tất cả đều phải quay trở lại nông trại ở ô 1, nơi cung cấp các nguyên liệu chính. Và hoạt động cung ứng còn có thể phức tạp hơn thế, trong hình ảnh trên, chuỗi cung ứng được thể hiện theo thứ tự lần lượt, hàng hóa được lấy từ nông trại, được đem đi xử lý qua các quá trình, rồi đi đến nhà bán lẻ, nhưng trong cuộc sống, quá trình có thể sẽ khác, khi mà tôi có rất nhiều nhà bán lẻ, nên tôi phải có nhiều trung tâm phân phối để phục vụ cho việc cung cấp ở nhiều địa điểm khác nhau.

Trong hình ảnh trên, tôi có thể đặt trung tâm phân phối ở giữa vị trí của 2 cửa hàng bán lẻ để thuận tiện trao đổi mua bán, hoặc có thể chuyển giao sản phẩm trực tiếp từ nông trại đến các cửa hàng bán lẻ mà không phải thông qua nhà phần phối nào cả, hoặc cũng có thể là từ nông trại đến tay khách hàng cuối cùng luôn. Hoặc từ nông trại thông qua 2 hay nhiều nhà phân phối để đến được cửa hàng bán lẻ do vậy nên những dòng chảy này phụ thuộc vào từng công ty khác nhau, từng cấp độ khác nhau trong hoạt động chuỗi cung ứng. Tuy trông khá phức tạp nhưng trong chuỗi cung ứng nó là một hoạt động bình thường.
Một ví dụ khác để bạn có thể hiểu hơn về chuỗi cung ứng, hình ảnh dưới đây về một nhà sản xuất xe đạp, vì tôi sản xuất xe đạp, nhưng tôi không thể sản xuất mọi thứ bởi chính bản thân mình, nên tôi có thể có một vài nhà cung cấp.

Nhà cung cấp có thể cho tôi phần cứng như là tay lái, phụ tùng và tất cả những cái liên quan khác như bàn đạp, lốp xe hoặc là cái khung xe, yên xe và những nhà cung cấp đó có thể cũng phải có sự giúp đỡ của những nhà cung cấp khác. Vì bất cứ ai khi sản xuất phần cứng đều không làm việc đó một mình, họ sử dụng đến bên thứ 3. Họ có thể có một nhà cung cấp chuyên môn hóa về việc sản xuất phụ tùng, một vài nhà cung cấp khác về bàn đạp. Điều tương tự cũng xảy ra đối với nhà cung cấp khung xe, họ không thể tự làm ra những chiếc khung nhôm, họ cũng phải nhờ đến sự giúp đỡ cửa các bên thứ 3 khác.
Vậy nên tôi đang nghĩ đến nhà sản xuất xe đạp [bicycle], khi tôi đứng ở vị trí này, khi họ nói về nhà cung cấp đầu tiên của tôi [1st tier], đó là những công ty mà tôi trực tiếp làm việc, nhưng khi tôi nói về nhà cung cấp thứ 2 [ hardware and frame] [2nd tier], đó là những người mà tôi không trực tiêp làm việc. Đó là một điều thú vị trong chuỗi cung ứng mà tôi sẽ nói sau. Vì những nhân tố trên cuối cùng đều cấu tạo nên sản phẩm của tôi, nhưng tôi không trực tiếp làm việc với họ. Tôi nói chuyện với những người mà nói chuyện với những người nói chuyên với họ.

Nhưng chúng ta mới chỉ đi được nửa quá trình của chuỗi cung ứng. Vì khi tôi tạo ra xe đạp, tôi phải bán chúng đi, và bạn cũng sẽ thấy được cùng một cấu trúc phân lớp [tier] như vừa rồi, tôi có thể bán cho những ngươi bán buôn và sau đó họ lại bán cho những người bán lẻ, những người bán lẻ lại bán cho khách hàng, và giữa đó còn có thể có nhiều khâu trung gian nữa. Thực tế thì gần đây, có một số thứ mà tôi có thể bán trực tiếp đến nhà bán lẻ, như thông qua hình thức internet, và họ cũng có thể bán hàng trực tiếp cho khách hàng qua online. Và không có sự xuất hiện của những nhà bán buôn. Hơn thế nữa, tôi có thể sở hữu trang web của riêng mình. Ví dụ như khi mọi người mua hàng trực tiếp từ tôi. Sẽ có rất nhiều điều mà mọi thứ thay đổi, nhưng ý tưởng về chuỗi cung ứng, định nghĩa về nó thì không thay đổi nhiều lắm.

Khi mọi người nói về chuỗi cung ứng, họ hay nói về dòng chảy của hàng hóa. Khách hàng là các dòng chảy thuận chiều [ downstream], nên khi có ai đó nói về việc dịch chuyển gần hơn đến các dòng chảy thuận chiều, họ đang đề cập đến khách hàng. Bạn có thể tưởng tượng nó là dòng chảy của một dòng sông. Và khi người ta nói về dòng chảy ngược chiều[ upstream], họ đang nói về việc gần gũi hơn đối với nhà cung cấp của bạn. Do vậy các thuật ngữ downstream, upstream, tier[ phân lớp] là những thuật ngữ cơ bản trong chuỗi cung ứng.
Nói tóm lại, toàn bộ ý tưởng của supply chain là để thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng trên toàn thể giới. Và chỉ có một nguồn lợi nhuận duy nhất thu được từ hoạt động của chuỗi cung ứng, đó chính là ở đầu ra cuối cùng, khi mà khách hàng mua sản sản phẩm. Và tất cả các khoản chi trả giữa nhưng tổ chức hay cá nhân hợp tác với nhau chỉ là những khoản trao đổi. Nhưng bạn có thể nghĩ một cách thú vị rằng chuỗi cung ứng là một hoạt động đem lại giá trị cho khác khách hàng vì chúng ta đang nghĩ về chuỗi cung ứng như là tối đa hóa giá trị được tạo ra. Nó được tính bằng số tiền mà khách hàng trả trừ đi những nỗ lực để đáp ứng nhu cầu tiêu dung của khách hàng. Đó có thể là một khoản lợi nhuận nhỏ lẻ ban đầu. Nhưng khi nghĩ về nó lâu dài, mọi thứ đều trở nên dễ dàng hơn, và hiệu quả của việc làm việc với nhau trong chuỗi cung ứng nâng cao được nâng suất lao động lên rất nhiều.
Kết: Đây là bài viết mình dịch, và dựa trên một số kiến thức cũng như hiểu biết của mình, nên không tránh khỏi những sai sót, các bạn có thể để lại comment để góp ý mình làm bài tốt hơn, mình cũng mới bắt đầu làm.

Wyze Cam 1080p HD Indoor Wireless Smart Home Camera with Night Vision, 2-Way Audio, Works with Alexa & the Google Assistant, One Pack, White WYZEC2

Có thể thấy được là Supply chain management ở VietNam còn khá mới, việc tìm kiếm các tài liệu trên các diễn đàn còn khá hạn chế và mang tính tổng quản. Mình có đọc một số sách về quản trị kinh doanh hay gần đây nhất là quản trị hậu cần, theo quan điểm cá nhân, mình thấy những cuối sách đó đề cập đến nhiều vấn đề như là văn hóa đạo đức kinh doanh hay là các phẩm chất, uy tín của người bán.. vì những giá trị mặc dù rất tốt, là nền tảng cốt lõi với mọi cá nhân tổ chức, trường tồn theo thời gian khó thay đổi nhưng những kiến thức chuyên môn, hoạt động của chuỗi cung ứng, dự báo cung cầu hàng hóa như nào thì mình thấy không được nhiều lắm, vì kiến thức thay đổi từng ngày, sách thì khả năng thay đổi tái bản ít, phải chăng vậy? Từ khi thời đại internet bùng nổ, hoạt động của chuỗi cung ứng thay đổi cực nhiều, nhưng đến tận bây giờ là 2015, đọc một số sách vẫn chưa thấy được điều gì mới. Vậy nên mình viết những bài chia sẻ này để cảm bạn có đam mê về Logistics và Supply Chain như mình có thể có thêm nhiều kiến thức, bài viết mang tính tham khảo, một số từ chuyên ngành mình dịch chưa toát hết nghĩa. Mong các bạn thông cảm. Mình sẽ cố gắng hoàn thiện ở các bài sau. Cảm ơn các bạn đã đọc!

Advertisements

Share this:

Related

  • Sự khác nhau giữa logistics và supply chain.
  • June 13, 2015
  • In "Logistics và Supply chain management"
  • Tổng quan về Logistics và Supply chain management
  • June 12, 2015
  • In "Logistics và Supply chain management"
  • Chọn địa điểm đặt trung tâm phân phối trong chuỗi cung ứng?
  • April 9, 2016
  • In "Logistics và Supply chain management"
Categories: Logistics và Supply chain management
Tags: chuỗi cung ứng, khái niệm về chuỗi cung ứng, Logistics và Supply chain, phân biệt logistics và supply chain., Sự khác nhau giữa logistics và supply chain., supply chain, Supply chain là gì?, tìm hiểu về chuỗi cung ứng, tìm hiểu về logistics, việc làm chuỗi cung ứng, việc làm supply chain, đề tài chuỗi cung ứng, đề tài logistics
Leave a Comment

Video liên quan

Chủ Đề