Tiêu chí để đánh giá đô thị năm 2024

Ngay 22/4, Bộ Xây dựng đã ban hành thông tư về việc đánh giá, công nhận khu đô thị mới kiểu mẫu. Có 6 tiêu chí liên quan đến pháp luật, hạ tầng, kiến trúc, xây dựng và bảo trì, môi trường và văn hóa, cùng các lợi ích công cộng được đưa gia để đánh giá.

Theo đó, một khu đô thị muốn được công nhận kiểu mẫu phải rộng từ 50 ha trở lên, có thể nhỏ hơn nếu là khu vực cải tạo đô thị hiện đại, nhưng không nhỏ hơn 20 ha. Quy mô dân số phải từ 5.000 người trở lên hoặc tương đương 1.000 căn hộ, hộ gia đình, bố trí ở các dạng chung cư cao, thấp tầng, biệt thự, nhà ở phân lô…

Một góc của khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng. Ảnh: HoiKTS

Cụ thể hơn, các khu đô thị kiểu mẫu phải có hạ tầng kỹ thuật với tỷ lệ lấp đầy theo diện tích lớn hơn 70%, đối với khu dân cư đạt 100%; thuận lợi cho người tàn tật; đảm bảo hệ thống phòng cháy chữa cháy. Khoảng cách tiếp cận với các phương tiện giao thông công cộng từ nơi ở, làm việc không quá 500 m. Nước phải cấp theo tiêu chuẩn trung bình hằng ngày từ 150 lít mỗi người, đảm bảo 24/24h. Tỷ lệ cây xanh công cộng từ 7m2 một người, đảm bảo không gian xanh, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, y tế… Tỷ lệ chất rắn thu gom phải 100%, chiếu sáng toàn bộ các khu dân cư và công cộng, có quy định cụ thể giá cho từng dịch vụ bảo vệ, gửi xe…

Việc đánh giá đô thị kiểu mẫu sẽ phải thông qua một hội đồng là đại diện các Sở liên quan như Quy hoạch Kiến trúc, Xây dựng, Giao thông, Tài nguyên Môi trường, Hội Kiến trúc sư, Quy hoạch… Sau đó, hồ sơ được duyệt sẽ chuyển lên Bộ Xây dựng.

Mới đây, UBND TP HCM cũng đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề nghị công nhận Phú Mỹ Hưng [khu A] là đô thị kiểu mẫu cấp quốc gia. Phú Mỹ Hưng hiện có tổng diện tích 409 ha, với quy mô dân số được duyệt khoảng 100.000 người. Khu đô thị này có đầy đủ các công trình hạ tầng xã hội đảm bảo yêu cầu phát triển lâu dài. Bên cạnh đó, môi trường thiên nhiên cũng rất tốt với chỉ tiêu đất dành cho công viên cây xanh khoảng 9 m2 một người. Nếu được công nhận thì Phú Mỹ Hưng sẽ là khu đô thị kiểu mẫu cấp quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. Hiện nay, tổng số đô thị lớn nhỏ trên cả nước là khoảng 750.

Ngày 21/9/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 26 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1210 ngày 25/5/2016 về phân loại đô thị và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023.

Theo đó, áp dụng phân loại đô thị đối với đô thị thuộc vùng ĐBSCL như sau: Mức tối thiểu của các tiêu chuẩn của tiêu chí quy mô dân số bằng 70% mức quy định; mức tối thiểu của tiêu chuẩn mật độ dân số toàn đô thị bằng 50% mức quy định; các tiêu chí khác thực hiện theo quy định đối với loại đô thị tương ứng. Đô thị có đường biên giới quốc gia thì mức tối thiểu của các tiêu chuẩn của tiêu chí quy mô dân số, tiêu chí mật độ dân số bằng 50% mức quy định; mức tối thiểu của các tiêu chuẩn khác bằng 70% mức quy định của loại đô thị tương ứng.

TX. Giá Rai phấn đấu đạt tiêu chí đô thị để lên thành phố vào năm 2025. Ảnh: K.P

Về cách tính điểm phân loại đô thị được xác định bằng các tiêu chuẩn cụ thể và được tính điểm theo khung điểm phân loại đô thị quy định tại Phụ lục 1 của Nghị quyết này. Điểm của mỗi tiêu chí là tổng số điểm của các tiêu chuẩn của tiêu chí đó. Tổng số điểm tối đa của các tiêu chí là 100 điểm. Cụ thể, tiêu chí vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội gồm 8 tiêu chuẩn; đánh giá tối thiểu là 13,5 điểm, tối đa là 18 điểm; tiêu chí quy mô dân số gồm 2 tiêu chuẩn là quy mô dân số toàn đô thị và quy mô dân số khu vực nội thành, nội thị; đánh giá tối thiểu là 6,0 điểm, tối đa là 8,0 điểm; tiêu chí mật độ dân số gồm 2 tiêu chuẩn là mật độ dân số toàn đô thị và mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị khu vực nội thành, nội thị, thị trấn; đánh giá tối thiểu là 6,0 điểm, tối đa là 8,0 điểm; tiêu chí tỷ lệ lao động phi nông nghiệp gồm 2 tiêu chuẩn là tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị; đánh giá tối thiểu là 4,5 điểm, tối đa là 6,0 điểm; tiêu chí trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị gồm 49 tiêu chuẩn; đánh giá tối thiểu là 45 điểm, tối đa là 60 điểm.

Định mức, phân bổ và phương pháp tính điểm, phương pháp thu thập, tính toán số liệu của từng tiêu chuẩn của các tiêu chí phân loại đô thị, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị được quy định tại các Phụ lục 1, 2 và 3 của Nghị quyết này.

Cụ thể, số liệu, thông tin làm căn cứ để xác định mức độ đáp ứng tiêu chuẩn đạt mức tối đa thì tiêu chuẩn đó được tính điểm tối đa, đạt mức tối thiểu được tính điểm tối thiểu, đạt giữa mức tối đa và mức tối thiểu được tính điểm nội suy giữa cận trên và cận dưới, đạt dưới mức quy định tối thiểu thì không tính điểm.

Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, điểm đánh giá các tiêu chuẩn áp dụng đối với khu vực nội thành quy định tại Phụ lục 1 của Nghị quyết này được xác định trên cơ sở các quận, khu vực dự kiến thành lập quận. Trường hợp áp dụng phân loại đô thị quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị quyết này mà tiêu chuẩn có đơn vị tính là công trình, cơ sở, dự án quy định mức tối thiểu là 1 công trình thì được tính điểm tối thiểu đối với tiêu chuẩn đó khi có 1 công trình; trường hợp quy định mức tối thiểu là từ 2 công trình trở lên thì số công trình dùng để tính điểm tối thiểu được giảm tương ứng theo tỷ lệ và làm tròn số nhưng không được ít hơn 1 công trình.

Đô thị được công nhận loại đô thị khi có các tiêu chí đạt điểm tối thiểu và tổng số điểm của các tiêu chí đạt từ 75 điểm trở lên.

Chủ Đề