Tiểu đội sinh viên biên chế không quá bao nhiêu người?

Buổi tọa đàm có sự góp mặt của đại biểu khách mời là cán bộ trung đội trưởng, tiểu đội trưởng đang công tác tại hai sư đoàn bộ binh của Quân khu 1 [Sư đoàn 3, Sư đoàn 346] diễn ra sôi nổi ngay từ đầu. Với tinh thần thẳng thắn, cởi mở, tại tọa đàm, các ý kiến thảo luận, trao đổi của các đại biểu, cán bộ phân đội, học viên đào tạo tiểu đội trưởng bộ binh và nhân viên nuôi quân xoay quanh các vấn đề: Thực trạng công tác quản lý tư tưởng, kỷ luật của cán bộ tiểu đội trưởng, nhân viên chuyên môn tại các đơn vị? Những thuận lợi, khó khăn? Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân?

Cán bộ, chiến sĩ tham gia tọa đàm trao đổi về kinh nghiệm trong công tác quản lý tư tưởng. 

Những vấn đề rút ra qua thực tế đào tạo tiểu đội trưởng, nhân viên chuyên môn. Các ý kiến đề xuất chủ trương và nhiều biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tư tưởng, kỷ luật và chất lượng đào tạo tiểu đội trưởng, nhân viên chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ... Nhiều kỷ niệm đáng nhớ trong quá trình quản lý, chỉ huy tiểu đội, những tình huống từ thực tế công tác của các đồng chí tiểu đội trưởng tại đơn vị đã trở thành những bài học kinh nghiệm rất hữu ích đối với các học viên dự tọa đàm.

Chăm chú theo dõi, lắng nghe các ý kiến tại buổi tọa đàm, Binh nhất Bùi Quang Anh, học viên Đại đội 6, Tiểu đoàn 3, Trường Quân sự Quân khu 1 bộc bạch: “Được nghe các đồng chí trung đội trưởng, tiểu đội trưởng ở đơn vị chia sẻ kinh nghiệm, tôi vỡ vạc thêm nhiều điều. Nắm, quản lý tư tưởng bộ đội là nội dung rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân và tập thể, vì vậy tôi sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để vừa giỏi duy trì, chỉ huy tiểu đội, vừa sâu sát, gần gũi các chiến sĩ, giúp bộ đội luôn yên tâm công tác, tự giác chấp hành kỷ luật và quy định của đơn vị”.

Tại tọa đàm, các ý kiến đều thống nhất khẳng định vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ tiểu đội trưởng đối với công tác nắm, quản lý tư tưởng bộ đội và duy trì kỷ luật ở đơn vị cơ sở. Để thực hiện tốt nội dung này cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy đảng và cán bộ chủ trì. Theo tìm hiểu của chúng tôi, thời gian qua, cùng với ban hành đồng bộ hệ thống chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn về tăng cường giáo dục, quản lý tư tưởng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật, Đảng ủy, Bộ tư lệnh quân khu chỉ đạo tăng cường các hoạt động sinh hoạt tư tưởng, tọa đàm, trao đổi, bồi dưỡng kỹ năng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn thể cán bộ, chiến sĩ, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, lực lượng đối với công tác quản lý tư tưởng, kỷ luật, trong đó, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ tiểu đội trưởng- những người “đầu binh cuối cán” trong đơn vị.

Ở Trường Quân sự Quân khu 1, Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường luôn chú trọng trang bị toàn diện cả kiến thức và kỹ năng công tác quản lý tư tưởng, kỷ luật cho học viên đào tạo tiểu đội trưởng, nhân viên chuyên môn. Tuy nhiên, vẫn còn số ít tiểu đội trưởng nắm bắt tình hình tư tưởng và xử lý các vụ việc nảy sinh trong sinh hoạt còn lúng túng, chưa khéo léo, chưa chủ động xử lý theo phân cấp.

Từ những lý do trên, tọa đàm là dịp để cán bộ, học viên nhà trường và đội ngũ tiểu đội trưởng, nhân viên chuyên môn của trường quân sự giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong huấn luyện, quản lý, chỉ huy bộ đội, nhất là công tác nắm, quản lý tình hình tư tưởng, kỷ luật của chiến sĩ thuộc quyền. Qua đó làm cơ sở để nhà trường đổi mới nội dung, hình thức đào tạo theo phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ tiểu đội trưởng, nhân viên chuyên môn phát huy và vận dụng có hiệu quả những kiến thức, kỹ năng đã được trang bị tại nhà trường vào thực hiện nhiệm vụ, chức trách trong quá trình công tác tại đơn vị sau này, luôn vững vàng, bản lĩnh trong quản lý, chỉ huy bộ đội...

Theo Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 [sửa đổi 2008, 2014], chức vụ cơ quan trong quân đội nhân dân Việt Nam gồm có:

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

- Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;

- Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;

- Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;

- Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;

- Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [sau đây gọi là cấp tỉnh], Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;

- Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;

- Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi là cấp huyện], Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

- Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;

- Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;

- Trung đội trưởng.

Trong đó:

- Chức vụ, chức danh tư­ơng đư­ơng với chức vụ quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 [sửa đổi 2008, 2014] do Chính phủ quy định.

- Chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 [sửa đổi 2008, 2014] do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

2. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam

Cụ thể tại khoản 1 Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 [sửa đổi 2008, 2014], cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như sau:

2.1. Các chức vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam đối với cấp tướng

* Đại tướng

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng [đương nhiệm hiện nay là Đại tướng Phan Văn Giang]

- Tổng Tham mưu trưởng [đương nhiệm hiện nay là Thượng tướng Nguyễn Tân Cương]

- Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị [đương nhiệm hiện nay là Đại tướng Lương Cường]

* Thượng tướng, Đô đốc Hải quân

- Thứ tr­ưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân không quá sáu người;

Các Thứ tr­ưởng Bộ Quốc phòng đương nhiệm hiện nay bao gồm:

+ Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến

+ Thượng tướng Lê Huy Vịnh

+ Thượng tướng Võ Minh Lương

+ Thượng tướng Vũ Hải Sản

+ Thượng tướng Phạm Hoài Nam

+ Thượng tướng Nguyễn Tân Cương

- Phó Tổng Tham m­ưu trư­ởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: mỗi chức vụ có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng không quá ba người;

- Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng;

* Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân

- Tư lệnh, Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ;

- Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cảnh sát biển Việt Nam;

- Giám đốc, Chính ủy các học viện: Lục quân, Chính trị, Kỹ thuật quân sự, Hậu cần, Quân y;

- Hiệu trưởng, Chính ủy các trường sĩ quan: Lục quân I, Lục quân II, Chính trị;

- Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng không quá ba người; Phó Chính ủy Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng là một người;

- Cục trưởng các cục: Tác chiến, Quân huấn, Quân lực, Dân quân tự vệ, Tổ chức, Cán bộ, Tuyên huấn, Nhà trường, Tác chiến điện tử, Công nghệ thông tin, Cứu hộ - Cứu nạn, Đối ngoại;

- Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng; Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc phòng;

- Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng;

- Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108;

* Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân

-Tư lệnh, Chính ủy: Quân đoàn, Binh chủng, Vùng Hải quân, Vùng Cảnh sát biển;

- Cục trưởng các cục: Bảo vệ an ninh Quân đội, Khoa học quân sự, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Quân y, Điều tra hình sự, Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Dân vận, Chính sách, Kinh tế, Cơ yếu,...

- Viện trưởng: Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện 26, Viện 70;

- Giám đốc, Chính ủy các học viện: Phòng không - Không quân, Hải quân, Biên phòng, Khoa học quân sự;

- Giám đốc Học viện Kỹ thuật Mật mã;

- Tư lệnh các Binh đoàn Quốc phòng - Kinh tế: 11, 12, 15, 16 và 18;

- Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh;

- Chủ nhiệm Chính trị: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Học viện Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Tổng cục II; Cục trưởng Cục Chính trị thuộc Tổng cục Chính trị;

- Một Phó Tham mưu trưởng là Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Tham mưu Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng;

- Một Phó Chủ nhiệm Chính trị là Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy Cục Chính trị Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng;

- Tổng Biên tập Báo Quân đội nhân dân, Tổng Biên tập Tạp chí Quốc phòng toàn dân;

- Giám đốc Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội;

- Tổng Giám đốc, một Phó Tổng Giám đốc là Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Viễn thông Quân đội;

- Tổng Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga;

- Giám đốc: Bệnh viện 175, Bệnh viện 103, Viện Y học cổ truyền Quân đội, Viện Bỏng quốc gia;

- Chủ nhiệm các khoa thuộc Học viện Quốc phòng: Lý luận Mác - Lênin; Công tác Đảng, công tác chính trị; Chiến lược; Chiến dịch;

- Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu, Chánh Văn phòng Tổng cục Chính trị;

- Chức vụ cấp phó của cấp trưởng quy định tại điểm c Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 [sửa đổi 2008, 2014] có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng

2.2. Các chức vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam đối với cấp tá

* Đại tá

- Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;

- Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;

* Thượng tá: Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

* Trung tá: Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn

* Thiếu tá: Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội

Ngoài ra, đối với chức vụ Trung đội trưởng thì cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ này là Đại úy.

>>> Xem thêm: Hệ thống cấp bậc trong quân đội năm 2022? Làm sao để nhận biết được các cấp bậc trong quân đội hiện nay?

Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân năm 2022?

Phân biệt quân nhân chuyên nghiệp và sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam? Điều kiện nâng lương đối với quân nhân chuyên nghiệp và sĩ quan quân đội 2022?

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Chủ Đề