Tiêu luận chức năng cơ bản của xã hội học pháp luật

Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật - Phân tích tội Mua bán người

Download Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật – Phân tích tội Mua bán người. Nghiên cứu về đặc trưng của tội phạm có ý nghĩa quan trọng việc hoàn thiện hệ thống lý luận và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam. Lý luận về đặc trưng tội phạm là cơ sở khoa học để xây dựng các đặc trưng của tội phạm theo quy định của BLHS và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đề cương Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật – Phân tích tội Mua bán người

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU

  1. Lý do chọn đề tài
  2. Mục đích nghiên cứu.
  3. Phạm vi nghiên cứu.
  4. Phương pháp nghiên cứu.

NỘI DUNG.

  1. Khái niệm tội phạm
  2. Đặc trưng tội phạm.
  3. Phân tích đặc trưng tội Mua bán người

KẾT LUẬN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lời mở đầu Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật

1. Lý do chọn đề tài

Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực nhất trong xã hội. Tội phạm xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật, cũng như khi Xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng. Để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, Nhà nước đã quy định hành vi nào là Tội phạm và áp dụng TNHS hoặc hình phạt đối với người nào thực hiện các hành vi đó. Do đó, Tội phạm không chỉ mang thuộc tính lịch sử – xã hội mà còn mang bản chất là 1 hiện tượng pháp lý. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa pháp lý của việc xác định rõ khái nhiệm Tội phạm, các quy định của pháp luật hình sự cũng như pháp luật các nước Xã hộiCN đều có định nghĩa thống nhất khái niệm: Tội phạm thể hiện rõ bản chất xã hội của Tội phạm, qua đó phản ánh quan điểm, đường lối đúng đắn chính sách HS của Nhà nước tr từng giai đoạn của lịch sử và cách mạng, từ đó bảo vệ các lợi ích của toàn thể nhân dân.

Nghiên cứu tội phạm chúng ta không chỉ nghiên cứu khái niệm, bản chất của tội phạm mà còn phải nghiên cứu các yếu tố các dấu hiệu cấu thành tội phạm và các trường hợp không phải là tội phạm [loại trừ trách nhiệm hình sự].Trong đời sống xã hội, tồn tại rất nhiều các loại quan hệ xã hội khác nhau. Và để điều chỉnh các quan hệ xã hội đó, nhiều loại chuẩn mực xã hội khác nhau đã ra đời. Bao gồm chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực chính trị…Và nếu như mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức xã hội đều nghiêm chỉnh tuân thủ các quy tắc, yêu cầu của các loại chuẩn mực xã hội thì sẽ góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, trong thực tế xã hội không phải lúc nào các chuẩn mực xã hội cũng luôn được tôn trọng, tuân thủ ở mọi lúc mọi nơi mà thường xảy ra các hành vi sai lệch làm phá vỡ hiệu lực, tính ổn định. Vậy, đó là những hành vi nào, hậu quả của nó gây ra là gì? Để làm rõ hơn vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phân tích các đặc trưng cơ bản của hiện tượng tội phạm, cho ví dụ cụ thể về tội phạm mua bán người” để trình bày những tìm hiểu của mình về vấn đề trên. [Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật về tội Mua bán người]

2. Mục đích nghiên cứu

Thông qua hoạt động nghiên cứu, tác giả mong muốn cung cấp cho người đọc một cách tổng thể các các đặc trưng cơ bản của hiện tượng tội phạm từ thực tiễn áp dụng thông qua tội mua bán người.

3. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các văn bản pháp luật như: Hiến pháp 2013,Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện. Nội dung đề tài chỉ giới hạn trong những vấn đề lý luận về các đặc trưng cơ bản của hiện tượng tội phạm và các quy định của pháp luật về lĩnh vực này. Giới hạn khảo sát của đề tài là đặc trưng của tội phạm mua bán người.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp sử dụng cho toàn đề tài là tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác – Lênin kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: – Kết hợp giữa phân tích với tổng hợp, diễn dịch với quy nạp làm rõ nội dung cần nghiên cứu trong vấn đề nghiên cứu. So sánh, đối chiếu, thống kê, phân tích số liệu, kết quả tổng kết và các quan điểm khác nhau để rút ra kết luận, tìm hiểu nguyên nhân vấn đề và các giải pháp hữu hiệu khắc phục hạn chế.

XEM THÊM ===> 33 Đề tài luận văn/ báo cáo Quản lý nhà nước, HAY NHẤT!!!

XEM THÊM ===>  Báo cáo về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng theo pháp luật

XEM THÊM ===>  Tổng hợp 90+ đề án môn học ngành Luật điểm cao

1. Khái niệm tội phạm  – Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật

Quá trình cải cách tư pháp hiện nay thì cùng với hoạt động xây dựng và triển đất nước hiện nay thì việc phòng ngừa và đấu tranh tội phạm là một trong những chủ trương, đường lối quan trọng của Đảng và nhà nước khi tiến tới hoàn thiện nhà nước pháp quyền. Trên cơ sở hình thành các quy định pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong đời sống xã hội là một chức năng quan trọng của nhà nước trong thời kỳ mới. Thực tiễn hiện nay đã khẳng định việc xuất hiện các tội phạm xâm phạm các quan hệ, quyền lợi của các chủ thể nói chung cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời, cùng với việc xử lý các hành vi vi phạm thì công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung cần được chú ý. Do đó, nếu thực hiện tốt nhiệm vụ này mới có thể từng bước ngăn chặn tội phạm và tình hình tội phạm trong xã hội, không cho tội phạm phát triển, qua đó từng bước đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Vấn đề về nghiên cứu trong khoa học về tội phạm còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm này.

Nghiên cứu về tội phạm là vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của luật Hình sự Việt Nam. Bởi lẽ, tội phạm là đối tượng đấu tranh phòng ngừa và chống của chính sách hình sự của Nhà nước, vì thế có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tội phạm. Một số quan điểm cho rằng: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong BLHS và phải chịu hình phạt”; hay: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt”,…

Khái niệm tôi phạm đã được ghi nhận định nghĩa lập pháp trong khoản 1, điều 8 BLHS 1999 [sửa đổi bổ sung 2009] quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội  chủ nghĩa”. [Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật về tội Mua bán người]

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”.

Từ đó có thể đưa ra định nghĩa khoa học của khái niệm tội phạm như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS do người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện 1 cách có lỗi [Cố ý hoặc vô ý] xâm phạm đến các quan hệ xã hội được BLHS xác lập và bảo vệ.”

2. Đặc trưng tội phạm – Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật – Phân tích tội Mua bán người

Theo Luật hình sự Việt Nam, tội phạm phải là hành vi của con người [hành động và không hành động]. Nếu không có hành vi thì không có tội phạm. Ngay cả khi pháp nhân thương mại [một chủ thể của tội phạm] phải chịu TNHS thì đó cũng là chịu TNHS do hành vi phạm tội do cá nhân hay tập thể con người thực hiện dưới danh nghĩa pháp nhân thương mại, chứ pháp nhân thương mại không thể tự thực hiện được hành vi nào để có thể phạm tội. Hành vi được hiểu dưới góc độ Luật hình sự là những biểu hiện của con người ra ngoài thế giới khách quan được ý thức kiểm soát và ý chí điều khiển. Những gì trong tư tưởng, trong suy nghĩ, chưa thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan bằng hành vi thì chưa thể là tội phạm. Bởi vì, chỉ thông qua hành vi của mình con người mới có thể gây ra thiệt hại, gây ra sự nguy hiểm cho xã hội.

Hành vi bị coi là tội phạm được phân biệt với hành vi không phải là tội phạm thông qua 05 đặc điểm sau: đặc điểm nguy hiểm cho xã hội, đặc điểm có lỗi, đặc điểm do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, đặc điểm được quy định trong luật hình sự và đặc điểm phải chịu hình phạt.

  1. a] Đặc điểm nguy hiểm cho xã hội ở mức độ đáng kể: Hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm được hiểu dưới 2 góc độ: Gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội về khách quan và có lỗi về chủ quan.

Ví dụ: Hành vi Giết người theo quy định tại Điều 123 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung

☼ Về khách quan:  Đặc điểm nguy hiểm cho xã hội là gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các QHXH được Luật hình sự bảo vệ [trong đó các QHXH quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự]. Gây ra thiệt hại đáng kể: Là làm biến đổi tình trạng của QHXH hoặc đối tượng bị tác động được Luật hình sự bảo vệ ở mức độ đáng kể.

[-] Có loại hành vi khi thực hiện luôn gây ra thiệt hại đáng kể và luôn bị coi là tội phạm mà không thể là VPPL khác.

Ví dụ: Hành vi giết người, hành vi hiếp dâm, hành vi cướp tài sản… [Điều 123, Điều 141, Điều 168 Bộ luật Hình sự].

[-] Có loại hành vi khi thực hiện chưa gây ra thiệt hại đáng kể, chưa phải là tội phạm nhưng nếu có thêm các dấu hiệu khác [dấu hiệu về định tính và định lượng] thì lại gây ra thiệt hại đáng kể và là tội phạm.

Ví dụ: Hành vi trồng cây thuốc phiện. Riêng hành vi này chưa có đặc điểm nguy hiểm đáng kể, phải có thêm dấu hiệu khác là “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bi kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” thì hành vi lại có đặc điểm nguy hiểm đáng kể [Điều 247 Bộ luật Hình sự].

+ Đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể: Là chưa làm biến đổi tình trạng của QHXH hoặc đối tượng bị tác động được Luật hình sự bảo vệ nhưng đã đặt chúng ở trong tình trạng nguy hiểm đáng kể.

[-] Có loại hành vi khi thực hiện luôn đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể, luôn là tội phạm mà không thể là vi phạm pháp luật khác. [Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật về tội Mua bán người]

Ví dụ: Hành vi thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân [Điều 109 Bộ luật Hình sự]. Hành vi này tuy chưa lật đổ được chính quyền nhân dân, nhưng đã đe dọa đến sự tồn tai, an toàn của chính quyền nhân dân đã đặt QHXH này trong sự nguy hiểm đáng kể.

[-] Có loại hành vi khi thực hiện chưa đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể, chưa phải là tội phạm nhưng có thêm các dấu hiệu khác [dấu hiệu về định tính và định lượng] thì lại đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể và là tội phạm. Ví dụ: Hành vi đe dọa giết người. Riêng hành vi này thì chưa đe dọa gây thiệt hại đáng kể nhưng nếu có thêm dấu hiệu “có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện” thì hành vi này lại đe dọa gây thiệt hại đáng kể [Điều 133 Bộ luật Hình sự].

Các QHXH bị gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể [được coi là đối tượng tác động của tội phạm] phải là những QHXH được Luật hình sự bảo vệ [được xác định ở Điều 1 và Điều 8 Bộ luật Hình sự].

+ Về chủ quan: Đặc điểm nguy hiểm cho xã hội còn bao gồm cả yếu tố lỗi. [Như chúng ta đã biết, xử sự của con người bao giờ cũng là sự thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan; hai mặt này bao giờ cũng có quan hệ chặt chẽ với nhau].

+ Những tình tiết là căn cứ đánh giá đặc điểm nguy hiểm cho xã hội của hành vi

Để đánh giá đặc điểm nguy hiểm cho xã hội của hành vi được dựa trên cơ sở các căn cứ sau:

* Tính chất của QHXH bị xâm hại. Ví dụ: Hành vi cắt đứt đường dây thông tin liên lạc của Quốc gia. Nếu nhằm chống chính quyền nhân dân thì sẽ xâm hại đến an ninh Quốc gia và có tính nguy hiểm cao [Điều 114 Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước CHXHCN Việt Nam]; nếu để bán lấy tiền thì sẽ xâm hại đến trật tự an toàn xã hội và có tính nguy hiểm thấp hơn [Điều 303 Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh Quốc gia].

* Tính chất của hành vi khách quan, trong đó bao gồm cả tính chất của phương pháp, thủ đoạn, công cụ và phương tiện phạm tội. Ví dụ: Hành vi giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người, hoặc bằng cách lợi dụng nghề nghiệp thì nguy hiểm hơn không sử dụng các phương pháp, thủ đoạn đó [Điều 123 Bộ luật Hình sự].

* Mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra cho QHXH bị xâm hại [biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như mức độ gây thương tật, giá trị tài sản bị xâm hại, giá trị hàng hóa phạm pháp…]Ví dụ: Hành vi hủy hoại tài sản, nhưng tài sản có giá trị tái sản càng lớn thì tính chất nguy hiểm cho xã hội càng lớn [Điều 178 Bộ luật Hình sự].

* Tính chất và mức độ lỗi: Ví dụ: Cũng là hành vi làm lộ bí mật Nhà nước nếu với lỗi cố ý thì bao giờ cũng nguy hiểm hơn với lỗi vô ý [Điều 337, 338 Bộ luật Hình sự]. [Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật về tội Mua bán người]

* Động cơ, mục đích của người có hành vi phạm tội: Ví dụ: Hành vi mua bán người vì động cơ đê hèn [điểm b khoản 2], hoặc để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân [điểm b khoản 3] có tính nguy hiểm hơn so với hành vi mua bán trẻ em vì động cơ vô lí đơn thuần [khoản 1, Điều 150].

* Hoàn cảnh chính trị – xã hội lúc và nơi hành vi phạm tội xảy ra: Ví dụ: Hành vi chống mệnh lệnh trong chiến đấu [điểm a khoản 3] có tính nguy hiểm cao hơn so với hành vi chống mệnh lệnh trong huấn luyện, thường trực sẵn sàng chiến đấu trong thời bình [khoản 1] [Điều 394 Bộ luật Hình sự Tội chống mệnh lệnh].

* Nhân thân của người có hành vi phạm tội: Ví dụ: Hành vi cướp tài sản của người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp [điểm b khoản 2] thì nguy hiểm hơn đối với người không có tính chất chuyên nghiệp [Điều 168 Bộ luật Hình sự]. Những tình tiết trên đây không những có ý nghĩa đối với người áp dụng Luật hình sự mà trước hết nó là cơ sở để các nhà làm luật xác định những hành vi nào là nguy hiểm cho xã hội và cấu thành tội phạm để quy định trong Bộ luật Hình sự .

☼ Vị trí, ý nghĩa của đặc điểm nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội:

Là đặc điểm [dấu hiệu] cơ bản, quan trọng nhất, quyết định những đặc điểm [dấu hiệu] khác của tội phạm. Là căn cứ để phân biệt hành vi là tội phạm với những hành vi vi phạm khác. Là cơ sở để đánh giá mức độ nghiêm trọng nhiều hay ít của hành vi phạm tội và qua đó giúp cho việc phân hóa TNHS được chính xác.

  1. b] Đặc điểm có lỗi: Lỗi là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi [có đặc điểm nguy hiểm cho xã hội] của mình và đối với hậu quả của hành vi đó thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý.

☼ Vị trí, ý nghĩa của đặc điểm có lỗi: Là đặc điểm độc lập với đặc điểm nguy hiểm cho xã hội nhưng không phải để tách đặc điểm có lỗi ra khỏi đặc điểm nguy hiểm mà để nhấn mạnh tính chất quan trọng của đặc điểm có lỗi. Là căn cứ để truy cứu TNHS người thực hiện hành vi phạm tội. BLHS Hình sự Việt Nam không quy tội khách quan, nghĩa là quy TNHS cho người nào đó chỉ căn cứ vào hành vi gây thiệt hại mà không căn cứ vào lỗi của họ.

Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật – Phân tích tội Mua bán người

☼ Mối quan hệ với đặc điểm nguy hiểm cho xã hội: Đặc điểm có lỗi có mối quan hệ chặt chẽ với đặc điểm nguy hiểm cho xã hội. Điều đó thể hiện, bất kì hành vi nguy hiểm cho xã hội nào bị coi là tội phạm cũng phải có lỗi. Được quy định trong Luật Hình sự là thực hiện một hành vi mà theo Luật Hình sự cấm thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi mà theo Luật Hình sự buộc phải thực hiện. Ví dụ: Điều 132 Bộ luật Hình sự quy định buộc phải cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nếu có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết là một trường hợp của hành vi được quy định trong luật hình sự. Điều này được thể hiện cụ thể: Điều 2 Bộ luật Hình sự quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự,…”. [-] Ví dụ: Trước ngày 01/01/2018, tất cả các hành vi vi phạm pháp luật nhân danh pháp nhân thương mại đều không bị xử lý hình sự do trước khi Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thì pháp nhân thương mại chưa phải chủ thể của tội phạm.

☼ Vị trí, ý nghĩa đặc điểm được quy định trong Luật Hình sự: Đặc điểm được quy định trong Luật Hình sự là đặc điểm về mặt hình thức pháp lí được xác định bởi đặc điểm nguy hiểm cho xã hội.

  1. c] Đặc điểm do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện: Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người đủ tuổi chịu TNHS theo quy định của Luật Hình sự và không thuộc trường hợp mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi. Điều 12 Bộ luật Hình sự là một đặc điểm về chủ thể của tội phạm mặc dù đặc điểm này đã được phản ánh gián tiếp qua đặc điểm được quy định trong Luật Hình sự.

Theo Bộ luật Hình sự năm 2015 thì pháp nhân thương mại vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự khi những cá nhân đó nhân danh pháp nhân thương mại để thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy, pháp nhân thương mại cũng được coi là chủ thể của tội phạm. Những quy định đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Chương XI Bộ luật Hình sự năm 2015. Điều 75 đã quy định điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại và Điều 76 quy định phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mạiư [Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật về tội Mua bán người]

  1. d] Đặc điểm phải chịu hình phạt. Đây chỉ là đặc điểm kèm theo của đặc điểm nguy hiểm cho xã hội và đặc điểm trái pháp luật hình sự. Do vậy, Điều 8 Bộ luật Hình sự không đề cập đặc điểm này trong khái niệm tội phạm. Trong thực tế vẫn có trường hợp người phạm tội không phải chịu hình phạt [người phạm tội đượcTNHS, được miễn hình phạth hoặc miễn chấp hành hình phạt Điều 25, 54, 57 và 60 Bộ luật Hình sự], không có nghĩa là hành vi phạm tội mà họ thực hiện không có đặc điểm chịu hình phạt mà ngược lại khả năng đe dọa phải chịu hình phạt vẫn có.

3. Phân tích đặc trưng tội Mua bán người

Tội mua bán người là tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp trong đó người thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm đến các quyền cơ bản của nạn nhân như quyền tự do, quyền con người,…coi con người như một món hàng để thực hiện việc trao đổi, mua bán với mục đích là kiếm lợi nhuận. Quy định của BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 đã quy định tại Điều 150 – Bộ luật hình sự về tội mua bán người.

Tội phạm xâm hại đến danh dự nhân phẩm của con người. Coi con người như một món hàng hóa để trao đổi trên thị trường. Nạn nhân của tội phạm này có độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên.

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực TNHS.

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây:

– Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

– Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

– Tuyển mộ, vận chuyển, chức chấp người khác thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

Tội mua bán người trong điều 150 BLHS năm 2015 đã mô tả các hành vi khách quan tương đồng với công ước quốc tế về buôn bán người, trong đó buôn bán người có nghĩa là việc mua bá, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách thức sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực hay bằng thủ đoạn khác như ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa gạt…Hành vi chuyển giao người đã hoặc sẽ nhận tiền, lợi ích vật chất vì mục đích bóc lột. Đây là hành vi thể hiện bản chất của tội mua bán người. Trong đó, người chuyển giao người đã hoặc sẽ trả tiền, lợi ích vật chất vì mục đích bóc lột là những người thực hành tội phạm.

Hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người là những hành vi coi là buôn bán người nhưng với vai trò là hành vi đồng phạm.

Lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp với mục đích vụ lợi hoặc mục đích bóc lột hay mục đích vô nhân đạo. [Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật về tội Mua bán người]

Video liên quan

Chủ Đề