Vị trí vai trò của phương tiện kỹ thuật và công nghệ trong đổi mới phương pháp dạy học

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

PHẦN 1 . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC [PTDH]BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌCMỤC TIÊU DẠY HỌCSau khi học xong bài trên sinh viên có các khả năng sau:Trình bày và giải thích được khái niệm phương tiện dạy học độc lập và tự tin.Trình bày được cách phân loại PTDH và các ý nghĩa của từng cách phân loại PTDHtrong công tác dạy học và công tác quản lý.Trình bày và giải thích các tính chất, chức năng của PTDH.Phân tích các mức độ trực quan và mô tả cách để chọn lựa phương tiện dạy học hiệuquả và phù hợp với mục tiêu dạy học, nội dung và phương pháp dạy học.NỘI DỤNG DẠY HỌC1.ĐẠI CƯƠNG1.1. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌCXuất phát từ chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên kỹ thuật chuyên nghiệp,trong đó chức năng tổ chức quá trình dạy học là một trong 4 chức năng cơ bản :Chức năng thiết kế công tác dạy họcChức năng tổ chức công tác dạy học.Chức năng lãnh đạo công tác dạy học.Chức năng kiểm tra và đánh giá công tác dạy học.Trong đó chức năng tổ chức công tác dạy học đòi hỏi người giáo viên phải biết tổchức quá trình dạy học của mình một cách hiệu quả nhất: như tổ chức việc chọn lựa, chếtác và khai thác các phương tiện dạy học, đó là chức năng không thể thiếu đối với ngườigiáo viên kỹ thuật chuyên nghiệp [KTCN].Ngoài ra dựa vào các mối liên hệ tương tác với nhau giữa mục đích, nội dung,phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy họcđược thể hiện dưới sơ đồ tương tác sau:MĐPTNDTCPPKTTrang-1-Sơ đồ 1.1: Sự tương tác của các thành tố trong quá trình dạy họcTrong đó mục đích quyết định nội dung, nội dung quyết định phương pháp vàphương pháp quyết định phương tiện trong mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau. Hơnnữa triển khai về phương pháp dạy học trực quan là cách thức, biện pháp, các yếu tố trongviệc sử dụng các phương tiện như nguồn giao tiếp chính để truyền đạt kiến thức, kỹ năng,kỹ xảo cho người học.1.1.1. Nguyên tắc dạy học trực quan trong quá trình dạy học [QTDH]Trong hoạt động giảng dạy và quá trình lĩnh hội tri thức của sinh viên, trong từnggiai đoạn của việc nhận thức đòi hỏi người giáo viên phải phân tích và tìm ra điểm xuấtphát của tính cụ thể trong việc tìm hiểu các sự vật, hiện tượng, các quá trình và hình thànhcác khái niệm khoa học trong lĩnh vực chuyên môn của môn học.1.1.2. Quá trình nhận thứcTrong việc xác định sự chuyển biến mang tính quy luật của quá trình nhận thứcngười học luôn xuất phát từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính, sự tri giác từ cáiđơn nhất, cái cụ thể đến cái chung mang tính trừu tượng.Những vấn đề trên cần phải được xem xét dưới quan điểm của triết học Mac Lêninvề sự thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng mà nó được diễn tả bằng nguyên tắc trực quancủa QTDH như : “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượngđến thực tiễn là con đường nhận thức” Đây là công thức tổng quát của Lê Nin về quá trìnhnhận thức.Ngoài ra PTDH có những tác động tích cực đến quá trình dạy học, phát huy tính tựgiác nâng cao trình độ chuyển biến nhận thức phát huy khả năng tư duy trừu tượng đó lànhu cầu quan trọng đối với hoạt động dạy học để bắt kịp sự phát triển các lĩnh vực vềkhoa học kỹ thuật với những công nghệ mới như trong lĩnh vực điện tử, vi tính đòi hỏigiáo viên và sinh viên phải thường xuyên cập nhật hóa, nhất là trong thời đại truyền thôngđa phương tiện đang phát triển mạnh trên thế giới, như vậy phương tiện dạy học là gì ?1.2. KHÁI NIỆM PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC1.2.1. Theo nghĩa rộngPTDH là toàn bộ các yếu tố nhằm xác lập các mối quan hệ trong dạy học nhằm tăngcường nhận thức của người học trong quá trình dạy học, đó là yếu tố vật chất hóa về hìnhthức của phương pháp để tác động đến sự chuyển biến nội dung đạt được mục tiêu dạyhọc.Như vậy dựa vào khái niệm trên ta thấy phương tiện dạy học [PTDH] bao gồm cácyếu tố như các vật liệu dạy học các công cụ dạy học, máy móc nguyên vật liệu và kể cảkiến thức, kỹ năng, kỹ xảo sẵn có của giáo viên và sinh viên cũng như kể cả chế độ họctập. Qua khái niệm trên ta nhận thấy phương tiện là quá rộng nên rất khó đi sâu vào tìmhiểu, khai thác cho có hiệu quả trong dạy học nên các nhà sư phạm đưa ra khái niệm lạinhư sau:Trang-2-1.2.2. Khái niệm“Phương tiện dạy học là những đối tượng vật chất được người dạy, người học sửdụng trực tiếp vào quá trình dạy học với tư cách là những phương tiện tổ chức, điều khiểnhoạt động nhận thức và rèn luyện của học sinh nhằm đạt mục tiêu dạy học”.Ngoài ra khái niệm về phương tiện dạy học cũng có thể diễn đạt theo nghĩa sau:PTDH là những phương tiện nghe nhìn và tương tác, được sử dụng trực tiếp vào quátrình dạy học để chuyển biến nội dung hình thành mục đích dạy học và được sử dụngphổ biến hiện nay với thuật ngữ là phương tiện nghe nhìn [PTNN].PTDH là toàn bộ các phương tiện mang tin, phương tiện truyền tin và phương tiệntương tác trong sự hỗ trợ và điều khiển quá trình dạy học.1.3.PHÂN LOẠI PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌCTùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và các cơ sở phân loại khác nhau ta có cáccách thức phân loại như sau :1.3.1. Dựa vào tính chất biểu hiện của phương tiệnCác vật thật gồm: các vật mẫu và các mẫu vật nguyên bản, các loại máy móc côngcụ nguyên liệu bao gồm các vật sống, vật chết và vật cắt vv...Các loại tượng hình gồm: mô hình, tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ, tài liệu sao, ảnhchụp...vv.Các loại phương tiện hoạt động tương tác: như thí nghiệm, tham quan, máy luyệntập.Các phương tiện kỹ thuật dạy học bao gồm: các loại thiết bị ứng dụng từ thành quảcủa khoa học kỹ thuật như các loại máy chiếu rọi, các loại máy truyền dẫn khuếchđại, máy dạy học, máy kiểm tra hay các mạng của máy vi tính trong dạy học...vv.1.3.2. Dựa vào sự tác động qua các giác quanNhóm phương tiện nghe: chỉ tác động vào kênh nghe như phương tiện truyền thanhgiáo dục, các phương tiện thu phát âm ...vv.Nhóm phương tiện nhìn bao gồm các loại hình chỉ tác động qua kênh nhìn và đượcchia làm hai loại: trực quan phẳng và trực quan khối.Trực quan phẳng: các loại bảng trình bày, bảng dạy học, các loại tranh ảnh sơđồ lược đồ, đồ thị, các loại phim đèn chiếu ...vv.Trực quan khối: như các loại mô hình, mô hình phỏng tạo...vv.Phương tiện nghe nhìn: bao gồm các loại hình tác động đồng thời cả kênh nghe vàcả kênh nhìn trong hoạt động dạy học như : phim điện ảnh, truyền hình, video dạyhọc, máy vi tính trong dạy học.Trang-3-Phương tiện tương tác bao gồm các dạng phương tiện mang tính chất chương trìnhhóa hay hoạt động như: tham quan, thí nghiệm, máy luyện tập và các loại hình đaphương tiện tương tác...vv.1.3.3. Dựa vào cơ sở vật chất trang thiết bị dạy họcĐối với cách phân loại này thường có ý nghĩa tốt cho việc quản lý và trang bị phươngtiện và được chia thành 5 nhóm cơ bản sau :Vật liệu dạy học [Học liệu]: là toàn bộ những giá mang chứa đđựng nội dung thôngtin dạy học, được sản xuất với nội dung mang tính khoa học và phù hợp với nhữngmục đích yêu cầu nhất định. Đối với loại này được chia thành 2 nhóm :Sử dụng trực tiếp: là những loại hình mà được giáo viên và học sinh khai thác,sử dụng không cần phải qua các phương tiện trung gian như sách, giáo trình,tài liệu tham khảo, sổ tay...vv.Sử dụng gián tiếp: là những loại hình mà khi sử dụng hoặc khai thác phải thôngqua các phương tiện trung gian như các bộ phim đèn chiếu, băng nghi âm, băngghi hình, đĩa vi tính...vv.Phương tiện kỹ thuật dạy học: là nhóm phương tiện mang tính truyền tải, khuếchđại, phân phối mang tính trung gian như các loại máy chiếu phim tĩnh, máy chiếuphim động, hệ thống TV video, máy thu phát âm, dàn máy vi tính. camera ghi hình...vv.Nhóm công cụ day học: bao gồm các loại máy móc, công cụ trang thiết bị phục vụcho công tác thực hành thí nghiệm.Nhóm phương tiện tổ chức dạy học: bao gồm các loại hình mà diễn ra hoạt động dạyhọc có sự tổ chức một cách khoa học như xưởng trường, vườn trường, khu vực thínghiệm, phòng thí nghiệm, triển lãm, tham ...vv.Nhóm phương tiện phục vụ chung: bao gồm các loại hình mang tính tiện nghi trongdạy học và đáp ứng nhu cầu phục vụ cho các hoạt động dạy học như tủ, bàn ghế,phòng ốc, điện nước...vv.1.3.4. Dựa vào nhận thức trực quan được phân loại như sauNhóm hoạt động nhậnLoại phương tiệnthức trực quan+ Phương tiện ngheÂm thanh, tiếng động, băng đĩa âm thanh, các chươngtrình truyền thanh dạy học, phịng học tiếng+ Phương tiện nhìn-Phương tiện nhìn trực quan phẳng: Tài liệu vẽ,tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ, phim trong, phim slide,phim đoạn.v.v.Trang-4--Phương tiện nhìn trực quan khối: Sa bn, vật thật,mơ hình-Bảng trình by: Bảng phấn, bảng từ, bảng ghim,bảng điện tử+ Đa phương tiện nghe Truyền hình dạy học, thu pht hình, băng hình video,nhìnđĩa hình dạy học, phim ảnh động.v.v..+ Đa phương tiện tương tácĐa phương tiện hoạt động: Máy luyện tập, phươngtiện thực hành, thí nghiệm, tham quan.v.v.-Đa phương tiện điện tử: Mạng máy tính, thư điệntử, CD-ROM, phần mền mô phỏng, sách điện tử1.3.5. Phân loại dựa theo hình thức lưu trữPTDH tương tự [analog]PTDH số [digital]Đa phươngtiệnLiên kếtTương tácPhương tiệnkỹ thuậtHình 1.1: Liên kết và tương tác của các dạng phương tiện dạy học1.4. TÍNH CHẤT CỦA PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC1.4.1. Tính ngưng giữTính ngưng giữ được thể hiện ở các yếu tố như bảo tồn, lưu trữ hoặc tái tạo lại cácquá trình, các sự kiện, các hiện tượng để phục vụ cho công tác dạy học và tính ngưng giữcho phép chúng ta chuyển tải các sự kiện và hiện tượng vượt thời gian như : nhiếp ảnh,thu phát âm, thu phát hình phim đèn chiếu vv.1.4.2. Tính gia côngTính gia công của công nghệ dạy học cho phép chúng ta có thể biến đổi, chế biến,biên tập lại để phù hợp với mục đích yêu cầu trong việc sử dụng. Ngoài ra tính gia côngcòn cho phép chúng ta khai thác các yếu tố quan trọng như : thúc đẩy quá trình đối vớiTrang-5-những quá trình thực diễn ra quá chậm hoặc kềm hãm quá trình nếu quá trình thực diễnra quá nhanh nhằm giúp cho người học quan sát được một cách trọn vẹn và chi tiết cácquá trình.1.4.3. Tính phân phốiTính phân phối của PTDH được xem xét ở những yếu tố như truyền tải cho nhiềunơi khác nhau trong cùng một thời điểm hoặc khuếch đại lên nhiều lần để đáp ứng chonhu cầu số đông được trực tiếp tham gia, bảo đảm tính kinh tế kỹ thuật và hiệu quả cao.Như vậy tính phân phối cho phép chúng ta chuyển tải các sự kiện, hiện tượng, các hoạtđộng vượt không gian như các chương trình truyền thanh, truyền hình ...vv.1.5. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHƯƠNG TIÊN DẠY HỌC1.5.1. Nguyên tắc bảo đảm an toànViệc sử dụng PTDH phải bảo đảm an toàn cho con người như các sự cố về tác độngcơ học,tác động điện,và các yếu tố khác. Ngoài ra, còn chú ý đến an toàn về cho phươngtiện và trang thiết bị hỗ trợ cho quá trình dạy học.1.5.2. Nguyên tắc bảo đảm phù hợpNguyên tắc này đòi hỏi phải bảo đảm sự phù hợp giữa mục tiêu, nội dung, phươngpháp, phương tiện và trình độ của người học thể hiện qua các yếu tố sau:Sử dụng PTDH đúng lúc: phải sử dụng đúng thời điểm thích hợp với sự phát triểncủa nội dung tiến trình giảng dạy, tránh việc làm phân tán sự chú ý của học viêntrong việc bày biện quá nhiều các phương tiện khi chưa dùng đến.Sử dụng phương tiện dạy học đúng trường hợp: cần phải thiết kế phương tiện dạyhọc phù hợp cho từng chương bài cần thiết và phải có chuẩn bị trước các điều kiệnhỗ trợ đầy đủ.Sử dụng PTDH phải vừa sức với trình độ và sự tiếp thu của học viên: tính vừa sứccủa sự tiếp thu trong quá trình sử dụng phương tiện cần phải đủ liều lượng, tránhkéo dài quá thời gian những nội dung không cần thiết, tránh gây nhàm chán mà phảitác động đến sự tích cực của học sinh.Sử dụng PTDH phải phù hợp với nhân trắc học: yếu tố này trong quá trình chế tạocác trang thiết bị phương tiện các nhà sản xuất, các nhà thiết kế cũng phải thực hiện,nhưng trong quá trình sử dụng cần chú trọng đến việc vừa tầm mắt, vừa tầm tay củahọc viên và giáo viên: kích thước, trọng lượng, màu sắc của PTDH phù hợp với cơthể người sử dụng.Sử dụng PTDH phải phù hợp với thực tiển: chủng loại PTDH mang vào quá trìnhdạy học phải phù hợp thực tế về công nghệ, công năng, gắn với thực tế.1.6. CƠ SỞ CHUNG ĐỂ LỰA CHỌN PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.Khi tiến hành lựa chọn phương tiện dạy học chúng ta xem xét đến yếu tố cơ bản sau:Trang-6-1.6.1. Mục tiêu dạy họcTùy mục tiêu dạy học cụ thể sẽ chọn lựa các phương tiện phù hợp cụ thể đáp ứngcho yêu cầu trên. Mục tiêu dạy học là một yếu tố có tính quyết định khi lựa chọn phươngtiện dạy học. Ví dụ 1:MTDH: Học sinh lắp đặt đảm bảo kỹ thuật máy bơm nhiên liệu.PTDH: Trường hợp này cần phải có bơm thật. Ví dụ 2:MTDH: Học sinh giải thích được hoạt động của bơm nhiên liệu.PTDH:Cần một mô hình cắt của bơm nhiên liệu. Ví dụ 3: MTDH: Học sinh giải thích được diển biến áp lực trong hệ thống.PTDH: Cần một hình vẽ.1.6.2. Đặc điểm môn học [NDDH]Tùy thuộc vào lĩnh vực chuyên ngành tính chất mỗi đề tài khác nhau cần phải cóphương tiện phù hợp với nội dung và phương pháp tiến hành.1.6.3. Đặc điểm đối tượng học sinhViệc lựa chọn phương tiện còn phải xem xét đến trình độ của đối tượng như vốnkiến thức, năng lực, kinh nghiệm, lứa tuổi và các qui luật về tâm sinh lý của người học.1.6.4. Phương pháp dạy học và nhiệm vụ học tập chungTùy thuộc vào mục tiêu học tập như nắm vững kiến thức, hình thành khái niệm, hayhoàn thiện kỹ năng, hình thành kỹ xảo hay để hình thành thái độ tác phong, hành vi tưtưởng vv... thì phương tiện phải đáp ứng cho từng mục tiêu cụ thể.1.6.5. Điều kiện cơ sở vật chất thực tế và các yếu tố khuyến khích của nhà trườngViệc lựa chọn phương tiện dạy học, giáo viên phải căn cứ vào cơ sở vật chất vốn cócủa nhà trường và chính sách hổ trợ đầu tư và sự khuyến khích từ đơn vị.Trên đây là những cơ sở chung để chọn lực phương tiện, tuy nhiên khi đi sâu vàocác trường hợp cụ thể các đề tài cụ thể và đáp ứng các mục tiêu cụ thể cần phải được phântích và xem xét một cách hệ thống trong các mối liên hệ với nhau tùy thuộc vào từng đềtài cho từng nội dung chuyên môn.2.CÁC KÊNH THU NHẬN THÔNG VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG PHƯƠNGTIỆN DẠY HỌC HIỆU QUẢ2.1. SỰ THU NHẬN THÔNG TIN QUA CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNGHọc tập là một sự quan sát có cân nhắc từ những kinh nghiệm của mình để hìnhthành lên những kiến thức mới. Sự quan sát phải thông qua nhiều cơ quan cảm giác.Bảng1.1: Bảng sau mô tả khả năng thu nhận thông tin của con người qua các kênh.CÁC GIÁC QUANTỶ LỆ %Thông tin thu được qua kênh nhìn60%Trang-7-Thông tin thu được qua kênh nghe20%Thông tin thu được qua xúc giác10%Thông tin thu được qua vị giác5%Thông tin thu được qua khứu giác5%Sự lưu giữ lại được những kinh nghiệm [kiến thức và kỹ năng] qua các thu nhận khácnhau được thể hiện như sau: Qua đơn kênh 20 % . Qua đơn nhìn 30 % . Qua kết hợp hai kênh nghe và nhìn 50 %. Qua kết hợp ba kênh nghe, nhìn và trình bàylại [70 – 80] %. Qua kết hợp bốn kênh nghe, nhìn, trình bàylại và làm [thực hiện] là [90 – 100] %.Hình 1.2: Sư lưu giữ kiến thức và kỹ năng qua các kênhCác câu tục ngữ sau cũng thể hiện sự so sánh các kênh thu nhận thông tin: “Trămnghe không bằng một thấy, trăm hay không bằng tay quen“ [tục ngữ việt nam], “điều tôinghe tôi quên, điều tôi nhìn tôi nhớ, điều tôi làm tôi hiểu“ [tục ngữ trung hoa]2.2. CÁC MỨC ĐỘ TRỰC QUANCác mức độ trực quan của phương tiện dạy học được sắp xếp theo thứ tự từ cụ thểđến trừu tượng theo hình chóp, trong đó các mức độ được thể hiện thông qua ba hình thứctiếp thu thông tin gồm:Học tập qua hoạt động hình thành các kỹ năng tốt hơn.Học tập qua quan sát giúp người học các kiến thức trục quan hơn.Học tập qua tưởng tượng giúp người học phát triển khả năng tư duy trừu tượng.Trang-8-tươïngTrừu Học tập bằng sựKý hiệu tưởng tượngTruyền thanh TừPhim ảnh tónhĐiện ảnh - Truyền hìnhTriển lãm - Tham quanDiễn trình - Làm mẫuCuï thểKòch hóa, tình huốngHọc tập bằngquan sátKinh nghiệm giả cáchKinh nghiệm trực tiếp - tự nhiên Học tập bằng hoạt độngSơ đồ 1.2: Tháp mức độ trực quan các loại hình PTDHBảng1.2: Các mức độ trực quan tương ứng các mức và các loại hình PTDHMức độ TQ Phương tiệnThơng tin thu nhậnMức 1Vật thật, máy móc, vật Kinh nghiệm trực tiếp, tự nhiên về đối tượngmẫuđóMức 2Mơ hình, mơ phỏngMức 3Kịch hóa, tình huống Kinh nghiệm thực tiễnhóaMức 4Diễn trình, làm mẫuTiếp cận trực tiếp kỹ năngMức 5Triển lãm – Tham quanCung cấp kinh nghiệm về các q trình, quitrìnhMức 6Điện ảnh – Truyền hìnhCung cấp kinh nghiệm phỏng tạo thực tiễnMức 7Phim ảnh tĩnh, hình ảnhCung cấp các kiến thức tượng hình về các sựvật, hiện tượngKinh nghiệm giả cách, tương tự, thay thếTrang-9-Mức 8Phương tiện ngheCung cấp kinh nghiệm tượng âm: roan rã,thảnh thót, u buồnMức 9Ký hiệu, phù điêuCung cấp các thông tin qui ước: I cường độdòng điện, > dấu lớn hơnMức 10Từ ngữ, khái niệm trừu Cung cấp kinh nghiệm ý nghĩa theo ngữ cảnh:tượngNgựa ô,2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG HIỆU QUẢ DẠY HỌCNhư đã phân tích ở phần trên, phương tiện day học đóng vai trò rất quan trong trongqua trình dạy học. Nó làm cho học sinh tiếp thu tốt nội dung bài dạy. Mỗi loại phươngtiện có mức động tác động nhất định. Do vậy người giáo viên cần phải:Kết hợp tác động nhiều kinh thông tin: nghe, nhìn, mô phỏng, làm trong bài dạy;Tạo điều kiện để học sinh có được sự quan sát thực tiển: Đưa ra chi tiết thật; Kết hợp vật thật với các phương tiện khác; Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành;Tuân thủ các nguyên tắc trực quan: Nội dung dạy học phải hình ảnh hóa; Liên thông liên hệ với kiến thức của học sinh; Ngôn ngữ trình bày phải phù hợp vơí học sinh; Hoạt động học phải thông qua nhiều kênh thu nhận thông tin; Chú ý mức độ trực quan theo tháp kinh nghiệm;3. VAI TRÒ KHẢ NĂNG VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA PHƯƠNG TIỆN DẠYHỌC3.1. VAI TRÒ VÀ KHẢ NĂNG3.1.1. VAI TRÒĐối với quá trình nhận thứcQuá trình nhận thức là quá trình phản ảnh các sự vật hiện tượng khách quan phảnảnh trong bộ não con người, trong đó quá trình nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính,nhận thức cảm tính được phản ảnh qua hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứhai. Như vậy nhận thức cảm tính dựa trên hình ảnh trực quan sinh động và nhận thức cảmtính càng phong phú bao nhiêu thì nhận thức lý tính càng sâu sắc hơn. Do đó PTDH giúpcho quá trình nhận thức của người học phong phú, nhanh chóng và sâu sắc hơn.Đối với việc rèn luyện kỹ năngChúng ta biết rằng trong quá trình dạy học ngoài việc truyền đạt cho người học hệthống kiến thức khoa học, còn phải rèn luyện kỹ năng thực hành, kỹ năng khéo léo đểthực hiện những tư duy từ bộ óc. Trong quá trình hoạt động thực tiễn, vật chất tác độnglên các giác quan, qua đó tác động vào não bộ, làm phát triển năng lực nhận thức và nănglực tư duy của người học. Qua thực hành, hứng thú nhận thức của học sinh được tăngTrang-10-cường, tạo các tình huống từ đó phát triển khả năng tư duy. Để thực hành, việc tất yếuphải có phương tiện. Như vậy phương tiện giữ moat vai trò rất quan trọng trong việc rènluyện kỹ năng thực hành cho học sinh trong quá trình dạy học. Tăng cường năng suất và hiệu quả trong lao động dạy học của Giáo viên và HọcviênPhương tiện đóng moat vai trò rất quan trọng cho việc giảm nhẹ lao động dạy họccủa thầy và trò trong quá trình dạy học. Thực vậy, qua quá trình phát triển hoạt động dạyhọc từ bảng đen đến các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại đã giúp cho người dạy dễdàng, thuận lợi trong việc trình các hình thức dạy học ngày càng phong phú, hiệu quả hơnqua các khai thác thông tin bằng các kỹ thuật mô phỏng, tái tạo hiện thực chính xác hơn,phong phú hơn. Làm thay đổi phong cách tư duy và hành độngVới sự phát triển nhanh chóng các phương tiện kỹ thuật truyền thông hiện đại tác độngđến mọi mặt của đời sống xã hội, hoạt động dạy học cũng phải phát triển moat cách phùihợp. Trong đó việc trang bị phương tiện hiện đại phải phù hợp với các hình thức tổ chứcdạy học như: học tập giáp mặt với hỗ trợ của các phương tiện thí nghiệm thực hành hiệnđại, phương pháp và phong cách dạy học cũng phải thay đổi theo. Dạy học không giápmặt như dảy học từ xa, dạy học qua mạng.v.v..3.1.2. KHẢ NĂNGPhương tiện có thể thực hiện việc tái tạo, lập lại các sự vật, hiện tượng và quá trìnhTrình bày một cách trực quan hóa các sự kiện, các quá trình kỹ thuậtCung cấp các thông tin, các kinh nghiệm cho lớp đông học sinh.Thúc đẩy sự trừu tượng hóa, khái quát hóa các qui luật, các quá trình trong dạy họcThúc đẩy sự tập trung và duy trì chú ý trong học tập.Tránh việc giải thích dài dòng, tiết kiệm thời gian trên lớp.3.2. CHỨC NĂNG CỦA PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC3.2.1. CHỨC NĂNG XÉT THEO MỐI QUAN HỆ CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH DẠYHỌCGiáo viênTrực quanĐiều khiểnHọc sinhNội dung dạy họcTrực quanSơ đồ 1. 3: Mối quan hệ cơ bản của quá trình dạy học.Trang-11-Mối quan hệ cơ bản của quá trình dạy học là mối quan hệ giữa giáo viên - học sinhvà nội dung dạy học. Từ schema này ta chúng ta thấy rõ mối quan hệ giữa giáo viên vàhọc sinh là sự điều khiển, giữa giáo viên và nội dung là trình bày và giữa học sinh và nộidung là học. Có nghĩa nhiệm vụ của giáo viên là điều khiển học sinh học tập và trình bàynội dung học tập cho học sinh trực quan. Như vậy phương tiện cũng có những chức năngđó xét trong mối quan hệ cơ bản của quá trình dạy học này.PhươngtiệnKhách thểChủ thểGiáo ViênHọc sinhHọc SinhNội dungChủ thểKhách thểPhươngtiệnSơ đồ 1.4: Mối quan hệ cơ bản của quá trình dạy học theo kiểu mớiChức năng trực quan của phương tiện dạy họcTrình bày nội dung là có thể trình bày cấu tạo chức năng qui trình nào đó của vậtthật hoặc quá trình tự nhiên. Nhưng những đối tượng trình bày có khối lương lớn hoặcnguy hiểm hoặc vì điều kiện nào đó không thể đưa vào lớp học được thì giáo viên dùngcác phương tiện khác để trình bày ví dụ như tranh, ảnh, phim đèn chiếu, phim tinh động tỉnh. Có trường hợp nội dung dạy học không phải là một đối tượng nhìn thấy sờ thấy đượcmà những câu văn những công thức... Khi đó phương tiện dạy học cũng sẽ làm chức năngtrình bày trực quan nội dung.Chức năng điều khiển của phương tiện dạy họcTrình bày nội dung không thì quá trình dạy học đó chưa gọi là hoàn thiện được, màcòn phải điều khiển học sinh hoạt động học tập như khơi dậy tính tích cực, gây sự chú ývà tổ chức học tập của học sinh. Nhiệm vụ của giáo viên là lựa chọn phương pháp trìnhbày và mức độ điều khiển nào cho phù hợp với mục đích dạy học.3.2.2. CHỨC NĂNG CỦA PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC XÉT THEO CÁC KHÂUCỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌCQuá trình dạy học được thực hiện qua các khâu. Mỗi khâu đảm nhiệm một chứcnăng nhất định nhằm đạt tới mục tiêu dạy học. Phương tiện dạy học được sự dụng vào cácTrang-12-khâu dạy học nhằm thực hiện các chức năng của các khâu đó. Như vậy phương tiện dạyhọc gồm các chức năng sau đây:Gây động cơ học tậpMỗi một giờ dạy học hay một đoạn bài học giáo viên đều phải bắt đầu bằng gâyđộng cơ học tập để nhằm gây sự chú ý và tạo động cơ học tập của học sinh trong quá trìnhtiếp thu bài mới như: Khơi dậy những kinh nghiệm và kiến thức của học sinh. Tạo tình huống có vấn đề. Gây cảm xúc và tầm quan trọng của nội dung bài học đối với hoạt động nghềnghiệp của học sinh. Tạo mâu thuận với những gì học sinh đã biết...Phương tiện dạy học làm chức năng này có thể là: Phim, ảnh, phim videoTruyền đạt và gia cố thông tin mớiMục tiêu dạy học phần lớn được triển khai thông qua khâu này. Phương tiện dạy họclúc này làm chức năng trực quan và điều khiển quá trình lĩnh hội cuả học sinh. Nội dungcủa phương tiện bao gồm nhiều thông tin khác nhau như: Sự chuyển động, hình ảnh, âmthanh, chữ viết hoặc tổng hợp. Phương tiện dạy học sự dụng trong khâu này có thể là:Phim đèn chiếu; Vật thật, mô hình; Tranh ảnh; Chương trình dạy học Mutilmedia; Phimcác loại; Phiếu thông tin, phiếu giao bài...Củng cốKiến thức và kỹ năng học sinh vừa thu được ở trong khâu trước giáo viên phải kiểmtra lại xem học sinh đã đạt được ở mức độ nào so với mục đích dạy học đã đề ra để từ đócũng cố lại một lần nữa. Phương tiện dạy học cho khâu này thường là phiếu giao bài. Hoặcchương trình dạy học theo kiểu trả lời, nếu không đúng thì có những phần LINK để họcsinh cũng cố lại bài học.Kiểm traCác hình thức kiểm tra gồm kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành vàtest. Phương tiện dạy học làm chức năng kiểm tra rất ít và không phổ biến mấy. Thôngthường gồm phiếu kiểm tra hoặch các chương trình kiểm tra.CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN.Trình bày khái niệm và các cách phân loại phương tiện dạy học?Nêu các tính chất của phương tiện dạy học? Cho ví dụ minh họa?Trình bày giải thích các mức độ trực quan của phương tiện dạy học?Trình bày vai trò của các kênh thu nhận thông tin và vận dụng vào dạy học vớiphương tiện? Khi sử dụng phương tiện dạy học cần chú ý điều gì để tăng hiệu quảdạy học?Câu 5. Trình bày và giải thích nguyên tắc sử dung phương tiện dạy học?Câu 6. Trình bày giải thích các cơ sở chung lựa chọn phương tiện dạy học?Câu 1.Câu 2.Câu 3.Câu 4.Trang-13-BÀI 2. PHƯƠNG TIỆN NHÌNMỤC TIÊU DẠY HỌCSau khi học xong bài này sinh viên có các khả năng sau: Mô tả được các đặc điểm của các loại bảng trình bày. Phân biệt được các loại phương tiện nhìn thông dụng trong dạy học. Trình bày được khái niệm vật thật, mô hình, và mô tả các dạng mô hình dùng trongdạy học. Giải thích được khái niệm triển lãm, tham quan và cách tổ chức thực hiện hiệu quả.NỘI DUNG DẠY HỌC1.ĐẠI CƯƠNG1.1. PHẠM Vl SỬ DỤNG CỦA PHƯƠNG TIỆN NHÌNỞ phần trước trình bày là sự tiếp thu thông tin qua nhìn sẽ tốt hơn qua nghe và lưugiữ lại được khoảng 30 %. Để việc truyền thông các thông điệp được dễ dàng có nhiềuvấn đề và nội dung cần phải được giới thiệu với học sinh bằng vật thật, sự việc thật. Nhưngtrong thực tế nhiều vật thật quá lớn, quá nhỏ, quá đắt tiền, quá dơ bẩn, quá nguy hiểm,khó đến gần, xảy ra quá nhanh hay chỉ xảy là vào ban đêm. Trong những trường hợp đó,biện pháp tốt nhất cho giáo viên là sử dụng một mô hình hay một hình ảnh. Đôi khi đồvật có sẵn và có thể mang đến lớp được nhưng do đặc tính của nó không thể trình bàyđược rõ ràng [ví dụ, nó bị che khuất bởi một vật khác ] nên có thể sử dụng các biện pháptrình diễn khác, vừa thực tế vừa có lợi cho cả học sinh và giáo viên.Có sự vật có thể không tồn tại hay tồn tại ở dạng không thể quan sát được. Lúc đógiáo viên chỉ có thể giới thiệu nó dưới dạng hiệu quả của nó. Ví dụ, tác dụng của dòngđiện lên cơ thể con người, thầy giáo không thể cho dòng diện chạy vào người hay mộtsinh vật cụ thể nào mà chỉ có thể trình bày qua các hình vẽ mô tả cảnh người bị điện giậtNgày nay, có thể nói chúng ta đang ở trong một xã hội nhìn, một xã hội mà trừ lúcngủ, con người luôn luôn nhìn thấy và học được bao điều mớ lạ. Chương trình TV phátsuốt ngày; báo chí tập san đủ loại thông tin tràn ngập trên các sạp bán báo, trong hiệusách; các tranh quảng cáo, panô, áp phích lớn nhỏ được trưng lên khắp nơi, các biển báogiao thông đủ loại trên khắp nẻo đường, bắt người ta phải nhìn và ghi nhớ một diều gì. Vàngay trên trang phục của con người bây giờ cũng có các hình vẽ hay cả một bức tranhphong cảnh.Bởi vậy, có ba 1í do chính mà phương tiện nhìn được sử dụng trong dạy học là: Có sự bất lợi khi dùng vật thật. Phương tiện nhìn có thể giải thích các nguyên 1í tốt hơn. Khi mà vật thật xuất hiện ở những thời điểm khó quan sát hay thực tế không thểnhìn thấy được.Bởi vì tính hiệu quả cao của phương tiện nhìn nên việc thiết kế và sử dụng có hiệuquả phương tiện nhìn trong dạy học 1à vấn đề đặc biệt quan trọng cần được nghiên cứumột cách cẩn thận.Trang-14-1.2.CHỨC NĂNG CỦA PHƯƠNG TIỆN NHÌNChức năng chính của phương tiện nhìn 1à một phương tiện truyền thông trình bàysự việc cụ thể hơn 1à nói và viết. Lời nói luôn luôn biến hóa, lời nói và chữ viết khôngthể nào giống như vật mà chúng muốn mô tả. Phương tiện nhìn 1à một phương tiện tượnghình, thường 1à nó giống như vật mà nó muốn mô tả. Sau đây là một số tác dụng của nó:Thúc đẩy việc học tập của học sinh, làm tăng thêm sự thích thú khi theo dõi bài.Lôi cuốn và kéo dài sự chú ý, tạo ra sự xúc động.Chúng có thể nhấn mạnh các nội dung quan trọng bằng các hình thức biểu diễn vàmàu sắc đặc biệt.Có thể đơn giản hóa các thông tin phức tạp và làm cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.Có thể minh họa, làm rõ hơn cấu tạo của các vật thể không thể nhìn thấy được.Mô tả được cấu tạo, chức năng và trình bày được quan hệ giữa các phần tử hay kháiniệm được nghiên cứu.2.CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN NHÌNPhương tiện nhìn có nhiều cách phân loại khác nhau, người ta có thể phân loại theokhả năng chuyền động của nó như động - tĩnh; qua chiếu và không qua chiếu; không gianhai chiều và ba chiều, nhóm trực quan phẳng và trực quan khối .2.1. PHƯƠNG TIỆN NHÌN TRỰC QUAN PHẲNG2.1.1. Phương tiện nhìn tĩnh không gian hai chiềuPhương tiện nhìn hai chiều xét về nội dung có thể chia làm ba loại: hiện thực, tươngtự và cấu trúc mà nó có thể là dùng để chiếu hoặc không tùy hình thức sử dụng nó. Nếudùng để chiếu thì người ta thiết kế nó lên phim đèn chiếu, phim Slide hoặc giấy thườngđể chiếu trên máy phản quang. Nếu dùng để không chiếu thì người ta có thể thiết kế thànhtranh treo tường, phiếu dạy học...vv.Phương tiện nhìn thậtPhương tiện nhìn tương tựPhương tiện nhìn cấu trúcHình 2.1: Phương tiện nhìn tĩnh hai chiềuBiểu đồLà một loại hình vẽ trình bày các mối quan hệ tóm tắt giữa hai hoặc nhiều đại lượngcó liên quan. Biểu đồ có các dạng như:Biểu đồ cấu trúc, phân loạiBiểu đồ chỉ thời gianBiểu đồ bảngTrang-15-Đồ thịTrình bày mối quan hệ giữa các yếu tố bằng số liệu và nêu lên xu hướng phát triếncủa các mối quan hệ đó. Các biểu đố bảng có thể chuyển thành dạng đồ thị và nó dễ quansát hơn. Đồ thị cá các dạng sau đây:Đồ thị dạng đườngĐồ thị dạng thanh - cộtĐồ thị dạng bánh tròn chia độ %Các nội dung loại phương tiện nhìn hai chiều ny được biểu thị trên các giá mangthông tin nhằm chức năng chiếu rọi hoặc trình by trực tiếp.2.1.2. Phương tiện nhìn tĩnh hai chiều xét theo kỹ thuật sử dụngCác bảng biểu treo tường: Các loại bảng vẽ treo thường trình bày các loại hình nhưcác sơ đồ, lược đồ, biểu đồ phức tạp mà đòi hỏi học sinh phải quan sát ghi nhớ vàghi chép để có thể tái tạo lại các loại hình trên. Ngoài ra, bảng vẽ treo còn có thểtrình bày thành các bộ hình vẽ các qui trình công nghệ sửa chữa, sản xuất trong cácngành nghề khác nhau.Bích chương: vừa có tác dụng trang trí và đồng thời có tác động đến các yếu tố tinhthần và thúc đẩy hành động được định hướng trong giáo dục và đào tạo.Bản vẽ khổ lớn: là dạng phương tiện nhìn tổng hợp các loại tài liệu vẽ như hìnhảnh, lược đồ biểu đồ và đôi khi còn kết hợp với các vật thật để trình bày và minhhoạ một cách tổng quát và trọn vẹn của một quá trình phát triển, hình thành hoặcmột giai đoạn có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp.Bảng 2.1: Độ lớn các chữ viết trong các bản vẽ treo, bích chương:Cỡ chữLớnTrungNhỏCao2,5 cm1,6 cm0,85 cmRộng nét0,5 cm0,35 cm0,10 cmCách chữ0,5 cm0,3 cm0,2 cmCách từ2,8 cm1,4 cm0,8 cm2.1.3. Loại phim dùng với phương tiện chiếu rọi [phương tiện thấu quang]Phim lùa [Slide]: Là loại phim dương bản màu hoặc trắng đen, thông thường khổphim 35 mm được cắt rời từng khung phim và lồng vào giữa tấm bìa cứng. Với loạiphim này trình bày một cách đa dạng các ngành nghề và các lĩnh vực khác nhau, chohình ảnh rõ nét và sinh động. Phim dương bản là loại phim cho ra màu sắc phản ảnhcủa ánh sáng như màu sắc thật của các đối tượng trình bày nên khi chiếu lên hìnhảnh thì nó mang màu sắc trung thực như đang nhìn các vự vật, hiện tượng thực.Phim đoạn: Phim đoạn là loại phim dương bản cũng như loại phim lùa nhưng khôngcắt rời mà giữ nguyên cả cuộn phim thường sử dụng máy chụp hình âm và chuyểnthành phim dương. Thông thường phim đoạn dùng để trình bày các qui trình theocác trình tự kế tiếp nhau mang tính chất trình tự và hệ thống.Trang-16-Phim trong [Transpareneces]: Là loại phim dùng các miếng nhựa trong để trình bàycác hình thức dạy học một cách linh hoạt. Phim trong có những ưu điểm như: Kíchthước lớn [Theo khổ A4] nên quá trình sử dụng tiện lợi, hình ảnh rõ nét; Tùy thuộcvào các loại phim và chi tiết cần trình bày trên phim việc thực hiện tương đối đơngiản; Sử dụng phim thuận nên dễ dàng chỉ dẫn, vẽ viết các hướng dẫn trên phim;Ngoài ra có thể sử dụng các kỹ thuật trình bày một cách phong phú và sinh độngnhư kỹ thuật chồng phim, che lộ dần, tô màu, tăng độ tương phản hay sử dụng hiệuứng vật lý để trình bày gây ảo thị về chuyển động trên phim tĩnh.2.2.1. Các tài liệu inTài liệu hổ trợ dạy học như: Phiếu tài liệu, phiếu hướng dẫn, các loại thông tinhình ảnh giúp cho người học thu thập các thông tin đáp ứng nhu cầu học tập củaminh.Tài liệu hướng dẫn: Các tài liệu phát tay hướng dẫn các qui trình thực hiện trongcông tác thực hành, thí nghiệm như: phiếu công tác, phiếu hướng dẫn qui trình thựchành,Tài liệu in cơ bản: Là loại tài liệu in với nội dung mang tính ổn định với các phươngtiện ấn loát hiện đại nhằm cung cấp thông tin học tập mang tính cơ bản, ổn định như:sách kỹ thuật, giáo trình, sách hướng dẫn, sổ tay tra cứu.2.2. CÁC LOẠI BẢNG TRÌNH BÀY:2.2.1. Đặc điểm chungBảng trình bày là phương tiện nhìn thông dụng, đơn giản và tiện lợi trong dạy học .Bảng thích hợp để bổ sung, minh họa và kết hợp giữa các phương pháp trong tiếntrình dạy học .Bảng dùng hổ trợ cho các hình thức dạy học như: Trưng bày triển lãm , thông đạt.Bảng đáp ứng một cách linh họat cho tất cả các môn học, sử dụng bất kỳ lúc nàotrong tiến trình và truyền đạt đến nhiều ngườiBảng phấn :Trước nay khi nói đến bảng trong dạy học thì khái niệm “Bảng đen” được xem nhưlà loại phương tiện truyền thống được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên qua sựnghiên cứu của các nhà tâm sinh lý đã phát hiện việc sử dụng màu đen trong lớp học gaynhiều ức chế về mặt tâm lý và ảnh hưởng đến thị giác của học sinh. Vì vậy màu đen củabảng được thay bằng màu “xanh thẵm” nên từ đó khái niệm bảng đen không còn nữa, màvới màu xanh của bảng nhưng sử dụng phấn để trình bày các hình thức dạy học nên đượcgọi là “Bảng phấn”.Bảng phấn là loại phương tiện nhìn thông dụng trong dạy học một cách quá quenthuộc đến nổi người sử dụng không còn để ý và lưu tâm cho sử dụng hiệu quả. Các hình thức bảng phấn:Hình thức cấu tạo của bảng phấn rất đa dạng như bảng gấp , bảng lùa để điều tiếtđược diện tích sử dụng bảng ngoài ra còn có loại bảng kéo để đưa lên cao hoặc kéo xuốngthấp để vừa với tầm tay và tầm mắt của giáo viên và học sinh .Trang-17-Ngoài ra sự tiến triển của khoa học kỹ thuật bảng dạy học cũng biến đổi theo từbảng đen đến bảng phấn , bảng trắng , bảng trắng kết hợp với bảng từ và tiến đến hiện naycác nước tân tiến còn sử dụng bảng điện tử tự ghi ……Công dụng và sử dụng bảng phấn:Việc sử dụng bảng phấn nhằm đạt các yếu tố :- Trực quan hóa và xác định vật thể trong tiến trình dạy học .- Đạt mục đích của lý luận dạy học đề ra .- Khái quát hóa và củng cố kiến thức cho người họcYêu cầu của bảng phấn:- Kích thước bảng phấn phải vừa tầm mắt học sinh vừa tầm tay của giáo viênvà phù hợp với lớp học .- Mặt bảng : Không gồ ghề nứt nẻ và có độ nhám để không bị trượt phấn khiviết .- Màu sắc: Bàng phải sơn màu dị và tương phản với nhiều màu phấn .Các bước sử dụng Bảng phấn:- Bước 1: lau bảng- Bước 2: chia bảng- Bước 3: trình bày bảng- Bước 4: Tư thế, di chuyển giáo viên trên bục bảng.Các loại bảng khácNgoài loại bảng phấn trong hoạt động dạy học nhất là trong các trường kỹ thuậtchuyên nghiệp cũng thường sủ dụng các loại bảng khác như :Bảng từ: Là bảng làm bằng sắt lá mỏng lợi dụng sự hút của sắt và nam châm từ đểtrình bày các hình thức dạy học một cách linh hoạt tiện dụng trong các cách thức trình bàynhư: Di chuyển vị tí, ráp nối các chi tiết máy, hoặc là gắn các bảng vẽ sơ đồ, lược đồ ...vv.Bảng nĩ: Là loại bảng lợi dụng độ bám của các lớp xơ để trình bày các hình thứcdạy học. Tuy nhiên độ bám của bảng nĩ kém nên chỉ trình bày nghững phương tiện gọnnhẹ.Bảng chốt: Là loại bảng có khoan lỗ sẵn trên bảng ván ép và sử dụng c1c loại chốtbằng kim loại để trình bày các hình thức dạy học.Bảng ghim: Là loại bảng làm bằng vật liệu xốp,được phủ lên bề mặt một lớp vải vớinhiều màu sắc khác nhau và sử dụng kim ghim để trình bày các hình thức dạy học.Bảng trắng và bảng phô tô điện tử. [ Electonic copy board]Bảng trắng: Để khắc phục nhược điểm của bảng phấn là tạo nhiều bụi phấn làm chomôi trường vệ sinh kém, nhất là trong các lớp học có sử dụng các trang bị các phương tiệnmáy chiếu, máy tính thí bụi phân sẽ làm cho các thiết bị dễ bị rò rỉ điện hoặc làm cho cácmạch điện kém hiệu quả truyền dẫn. Do đó bảng trắng với bút viết bảng được sử dụngkhá phổ biến trong nhà trường hiện nay, nhất là trong các phòng học với trang bị máychiếu, máy tính. Ngoài ra để cung ứng các tiện nghi dạy học hiện nay các trung tâmphương tiện dạy học còn phát triển loại bảng trắng kế hợp với bảng từ, giúp tiện lợi choviệc trình bày các hình thức dạy học trực quan.Trang-18-Bảng phô tô điện tử: là loại bảng hình thức cũng như bảng trắng, nhưng trên bảngcó một lớp nhựa trong có thể cuốn vòng ra phía sau của bảng,nhờ hệ thống cảm ứng quangđiện ở phía sau bảng được kết nối với một máy in ở phía dưới bảng, nhờ đó các dữ kiệnvẽ viết trên mặt bảng được cuốn ra phía sau và in ra giấy in.2.3. VẬT THẬT–MÔ HÌNH-TRIỄN LÃM – THAM QUAN2.3.1. VẬT THẬTTrong hoạt động dạy và học để đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn , người học sinhkhông những tiếp thu những tri thức khoa học mà còn phải biết vận dụng những kiến thứckỹ năng , kỹ xảo vào nhiều tình huống khác nhau . Để giải quyết những tình hướng đóhọc sinh cần phải trang bị cho minh những kinh nghiệm trực tiếp với thực tiễn. Vì vật, vậtthật có một ý nghĩa rất lớn trong hoạt động dạy học và nhất là quá trình rèn luyện kỹ năngvà kỹ xảo , cũng như tích luỹ kinh nghiệm .Khái niệm :Vật thật là những vật thể có một giá trị về mặt sử dụng trong thực tiễn và qua vậtthật chúng ta sẽ cung cấp những kinh nghiệm thực tiễn một cách trực tiếp, tự nhiên vềchúng cho người học ở những mức độ nhất định.Công dụng :Trong dạy học vật thật có những công dụng sau: Giới thiệu môn học hay từng phần của môn học . Hướng dẫn và giải thích các qui trình . Trả lời những câu hỏi đặt vấn đề Tạo sự so sánh đối chiếu phân loại. Tóm lược, tỗng kết các môn, các chương các phần của chương trình học .Ngoài ra trong quá trình sưu tập các vật thật học sinh cũng được trang bị nhữngkinh nghiệm thực tiễn về kế hoạch phân loại , chọn lựa, trưng bày ……Sử dụng vật thật :Trong quá trình dạy học việc sử dụng vật thật phải nhằm đạt đến đúng mức về nhữngkinh nghiệm trực tiếp và thực tiễn cho học sinh , và còn tùy thuộc vào mục tiêu học tậpkhác nhau mà chúng ta có thể sử dụng một cách hiệu quả và đi vào trọng tâm của bài họcthaeo các bước sau :Giới thiệu : Đề ra mục đích của việc sử dụng vật thật, nêu lên đặc điểm tổng quát,công dụng và sử dụng trong thực tiễn của vật thật, trong ứng dụng về ngành nghềchuyên môn .Thực hiện : Giới thiệu một cách chi tiết sự hoạt động và các mối liện hệ của vậtthật, giải thích và nhấn mạnh trọng điểm.o Lưu ý những đặc điểm quan trọng mà học sinh cần ghi nhận .o Hướng dẫn cho học sinh quan sát vật thật một cách có hệ thống và đi vào trọngtâm đáp ứng được mục đích yêu cầu đề ra.2.3.2.MÔ HÌNHKHÁI NIỆMTrang-19-Mô hình là loại phương tiện thuộc nhóm trực quan tượng hình nhằm cung cấpnhững kinh nghiệm giả cách qua việc phản ảnh cấu trúc không gian thực của đối tượngnghiên cứu. Qua đó học sinh sẽ có được điều kiện dễ dàng để đi sâu vào bản chất của cácvật thực.MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG MÔ HÌNHTrong thực tiễn giảng dạy có những điều kiện giới hạn nhất định nên mô hình dùngđể khắc phục một số khó khăn như vật thể cồng kềnh , quá lớn, quá nhỏ hay hiếm có trongthực tiễn , hay trong trường hợp cần cho học sinh quan sát một cách chi tiết về sự hoạtđộng của vật thể mà với vật thật chúng ta không thể quan sát được , hay dùng để hìnhthành cho học sinh những khái niệm mang tính trừu tượng mô hình cũng giúp cho họcsinh trong việc quan sát cảm tính và hình thành biểu tượng ban đầu .Nói chung các loại mô hình gồm với vật thật thường thường được sử dụng chủ yếucho việc quan sát cảm tính và hình thành biểu tượng , còn những mô hình hoàn chỉnhnhằm giúp học sinh đi sâu vào bản chất đối tượng và bổ sung tư duy trừu tượng .CÁC LOẠI MÔ HÌNHThông dụng mô hình được phân thành các loại sau : Mô hình tỉ lệ: Đây là loại mô phỏng vật thật theo một tỉ lệ có thể là thu nhỏ hayphóng lớn, nhằm giúp cho học sinh hình dung ra được đối tượng thực Mô hình giản hóa: Là loại mô hình không cần đúng tỉ lệ, thường tạo thành một hìnhdạng tương đối phản ảnh nguyên lý hoạt động của vật thể nghiên cứu để trang bị chohọc sinh những hình ảnh,những khái quát về nguyên lý của đối tượng Mô hình cắt hay vật cắt: Thường để trình bày những hoạt động của cơ cấu bêntrong của vật thể như : các động cơ xe máy , hộp tốc độ …… Mô hình tháo ráp: Là loại mô hình bao gồm những thành phần tách rời ra được vàcó thể ráp lại như cũ, nhằm trình bày các mức liên hệ của bộ phận và toàn bộ haycác bộ phận với nhau và nó có thể trình bày khai triển lên bảng từ tính . Mô hình phỏng tạo: Đây là loại mô hình có thể trình sự chuyển động đặc trưng củavật thể loại thường được kết hợp giữa một số vật thực và một số bộ phận được biếnđổi dùng để nhấn mạnh những đặc điểm hoạt động của các bộ phận chính như: môhình trình bày hệ thống điện xe hơi , đối với loại này thường được trình bày khaitriển một cách tổng quát giúp cho học sinh dẽ quan sát toàn bộ .Khi sử dụng mô hình trong giảng dạy giáo viên cần phải giới thiệu cho học sinhhình dạng và kích thước của vật thể, chức năng hoạt động của mỗi bộ phận, mục đích củaviệc quan sát và hướng dẫn cách quan sát.Thực hiện chế tạo mô hình: khi thực hiện các loại mô hình chúng ta chú ý những điểmsau : Vật liệu: Phải xem xét các vật liệu đã có và tận dụng những vật liệu mà thực hiệnmột cách tương xứng với mục đích sử dụng .Trang-20-Hình dạng và kích thước: Cần phải đảm bảo về hình dạng chung của vật thể thật vàkích thước phải xem xét sự tương xứng và cân đối giữa các chi tiết với nhau, nhất lànhững chi tiết quan trọng . Màu sắc: Phải được kết hợp hài hòa và làm nổi bật những chi tiết quan trọng, chủyếu.2.3.3. TRIỂN LÃMTriển lãm là quá trình trưng bày cũng được phân nhóm phương tiện nhìn thực tiễn,có sự tác động lớn trong quá trình dạy học như nhấn mạnh về mục đích, nội dung hayđánh giá quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng hay quá trình.Các hình thức trình bày:Đồ vật, mô hình, các tài liệu giáo khoa về môn học ngành học .Các sản phẩm của học sinh và giáo viên: Như các bài tập mẫu, các thành quả củalao động sản xuất.Các thành tích của lớp : bằng khen, giấy khen cờ luân lưu cúp thể thao …vv.Các tin tức, sách báo và tác phẩm mới …vv, đối với tài liệu này nhằm cung cấpnhững thành tựu mới.Kế hoạch thực hiện:Trong việc thực hiện kế hoạch triển lãm, chúng ta cần xem xét những điều sau.Xem xét về địa điểm trưng bày: địa điểm cần phải thuận tiện dễ chuyển vận và dễthu hút đông người, phù hợp với những tài liệu và sản phẩm trưng bày.Suy nghĩ về mục đích giáo dục của việc trưng bày: cần phải xác định chủ đề và tấtcả những gì chưng bày đều phải phục vụ chủ đề chính tránh trưng bày linh tinh làmloãn chủ đề .Phác thảo sơ đồ bố trí trưng bày để hình dung một cách toàn bộ .Thu thập các vật, các tài liệu và chuẩn bị các vật liệu trưng bày một cách đầy đủ vàsẵn sàng .Đánh giá cuộc triển lãm:Cuộc triển lãm được đánh giá vào các mặt sau:Sức hấp dẫn: Nói lên chất lượng của triển lãm có đáp ứng được nhu cầu thực tiễnhay không .Chiều sâu nội dung: Nói lên mức độ tác động đến học sinh như thế nào .Sức lôi cuốn: Nói lên mức độ đi sâu vào nghiên cứu hoặc hoạt động học tập bằngnhiều phương tiện khác.2.3.4. THAM QUANKhái niệmTham quan là một hình thức tổ chức cho học viên đến một cơ sở sản xuất, dịch vụhay đào tạo để thu thập những kinh nghiệm trực tiếp thực tiễn có hiệu quả cao đồng thời,cũng có thể sử dụng tham quan để minh họa trực tiếp các đối tượng trong thực tiễn.Ưu điểmTrong quá trình tham quan cho phép học sinh trực tiếp với những hoạt động lao độngsản xuất, các địa điểm các phân xưởng, các nông trường đang hoạt động với toàn bộ cácTrang-21-mối liên hệ giữa các bộ phận và toàn bộ cơ sở. Trong tham quan học sinh còn thrực tiếpở hiện trường với những âm thanh sống động cùng với những hoạt động lao động tạođược sự hứng thú và thúc đẩy những hoạt động học tập và rèn luện của học sinh . Trongmột số những trường hợp học sinh còn được tham gia vào một số hoạt động nhất định ởnơi tham quan .Hạn chế:Về địa điểm tham quan, phương tiện, thời khoá biểu .Về việc truyền đạt những thông báo chưa hệ thống và chưa hoàn chỉnh dễ gây lẫnlộn hoặc bỏ sót.Tham quan sản xuất.Với loại hình tham quan này có một ý nghĩa rất lớn trong việc trang bị những kiếnthức kỹ thuật tổng hợp nên cần phải đạt được những yêu cầu sau:Đối tượng tham quan phải là đối tượng điển hình.Qua tham quan học sinh cần phải hiểu được cơ sở khoa học của quá trình.Nên xen kẽ với nhau giữa tham gia đề tài chuyên môn và tham quan tổng hợp.Tổ chức tham quan :+ Chuẩn bị : Xác định mục tiêu và địa điểm tham quan . Xây dựng kế hoạch tiến hành . Giáo viên cần tìm hiểu trước nơi tham quan, giải thích về mục tiêu, hướng dẫnnhững điểm chính yếu, đặt những câu hỏi kích thích và phổ biến cách thức tiếnhành tổng kết.+ Tiến hành tham quan: Cần trao đổi trước với những cán bộ phụ trách của địa điểm tham quan theomục mục tiêu và kế hoạch. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát trong điều kiện bảo đảm tổ chức, kỷluật và an toàn .+ Tổng kết tham quan: Quá trình tham quan cần phải được củng cố, đào sâu bằng hình thức họp kếtthúc và trao đổi trực tiếp với giáo viên và đại diện của cơ sở tham quan. Giáo viên dùng các hình thức như thảo luận, bài tập, báo cáo tổng kết, nêu bậtnhững kinh nghiệm vừa tiếp thu, vận dụng và kết hợp với công tác giáo dụcngoại khóa.CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬNCâu 1: Mô tả các đặc điểm của các loại bảng trình bày?Câu 2: Phân biệt các loại phương tiện nhìn thông dụng trong dạy học?Câu 3: Trình bày khái niệm vật thật, mô hình, và mô tả các dạng mô hình dùng trong dạyhọc?Câu 4: Giải thích khái niệm triển lãm, tham quan và cách tổ chức thực hiện hiệu quả?Trang-22-Trang-23-BÀI 3. PHƯƠNG TIỆN CHIẾU RỌIMỤC TIÊU DẠY HỌC.Sau khi học xong chuyên đề này sinh viên có các khả năng sau:Nêu được các đặc điểm của phương tiện chiếu rọi trong dạy học.Trình bày được phương pháp sử dụng phương tiện chiếu rọi.Giải thích được đặc điểm cơ bản của phương tiện chiếu rọi.Sử dụng hiệu quả các phương tiện chiếu rọi thông dụng.NỘI DUNG DẠY HỌC1.ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG TIỆN CHIẾU RỌI1.1. CÁC ĐẶC ĐIỂMViệc sử dụng phim ảnh vào quá trình dạy học của các trường dạy nghề và các trườngphổ thông là việc rất cần thiết để nậng cao hiệu quả giảng dạy và ngoài ra chúng ta cũngcần biết rõ và khai thác các đặc điểm của chúng như sau :Các loại phương tiên chiếu rọi có thể sử dụng được trong các giai đoạn khác nhaucủa một bài học như trình bày tài liệu mới , củng cố, ôn tập hay kiểm tra.Có thể làm nổi bật những điểm chính bằng nhiều cách khác nhau như loại bỏ nhữngđiểm phụ không cần thiết , hay làm mờ nhạc hoặc tăng độ tương phản , phóng lớnhoặc tô màu.Có thể trình bày được các hiện tượng , các quá trình các đối tượng khác nhau màkhông thể quan sát trực tiếp được nếu không có các thiết bị chuyên môn , hoặc cóthể gây ra nguy hiểm khi quan sát trực tiếp .Có thể gây được những ấn tượng về so sánh đối chiếu bằng hình thức như phóng to, tô màu , tăng độ tương phản.Tùy theo nội dung của phim nó có thể đáp ứng vào mục đích yêu cầu của bài họckhác nhau có thể chiếu toàn bộ , từng phận.Thuận tiện trong việc bảo quản, di chuyển , lưu trữ so với tranh ảnh và mô hình khổlớn thì giá thành hạ hơn bảo quản di chuyển và sử dụng thuận lợi hơ .1.2. SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN CHIẾU RỌIMuốn sử dụng phương tiện chiếu rọi mang lại hiệu quả cao trong dạy học đòi hỏingười giáo viên phải kết hợp nhuần nhuyễn nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình sưphạm cũng như am hiểu về kỹ thuật sử dụng và khai thác triệt để những ưu điểm củaphương tiện. Tuy nhiên khi tiến hành sử dụng thông thường ta tiến hành theo những bướcsau :1.2.1. Chuẩn bị Xác định về mục đích sư phạm và mục tiêu học tập: Việc làm sáng tỏ mục đíchyêu cầu sẽ làm chủ đích để hướng mọi hoạt động vào buổi dạy ví dụ như giới thiệumôn học, giảng dạy những kiến thức mới hay cung cấp tài liệu nền … tất cả phảihướng vào mục tiêu của môn học .Trang-24-Lựa chọn phim: Việc lựa chọn phim phải đáp ứng những yêu cầu vừa sức , phù hợpvới chương trình học , lứa tuổi và hiện tại . Ngoài ra còn chú ý đến mối liên hệ giữahình tượng sự liên tục của các quá trình và chuẩn bị phần thuyết minh giải thích ,nói chung giáo viên cần phải xem trước để chọn lựa phim phù hợp. Sắp thứ tự trình bày: Bao gồm chuẩn bị phần giới thiệu , nội dung súc tích chặt chẽtrình tự hợp lý theo sự diễn tiến của phim , cần phải chuẩn bị kế hoạch trước. Chuẩn bị về tổ chức: Bao gồm phòng chiếu , màn che tối , điện , mát mẻ , thoángvà vị trí ngồi của học sinh thông thường trong khoảng 60 tính từ giữa màn ảnh vàgần nhất khoảng cách là hai lần màn ảnh và xa nhất là 6 lần màn ảnh , để học sinhnhìn thấy được rõ ràng và không ảnh hưởng đến mắt.1.2.2. Khi trình chiếuĐiều cần thiết là phải duy trì tình trạng tâm lý của học sinh một cách tích cực vàxem phim không phải là quá trình thụ động mà là sự hoạt động nhận thức cái mới mộtcách tích cực thường chia làm ba giai đoạn :Trước khi chiếuChúng ta cần phải giới thiệu về đề tựa địa điểm, thời gian, nhân vật và các thuật ngữmới và đặt ra những câu hỏi mong đợi trong phim sẽ trả lời .Trong khi chiếuPhải để đủ thời gian cho học sinh đọc tựa và theo dõi phim. Nếu bài dài hay phứctạp giáo viên phải nhấn mạnh các bước và ý chính .Sau khi chiếu phimNên cho học sinh thảo luận những vấn đề của phim đặt ra hướng dẫn giải đáp và chobài tập vận dụng các kiến thức mới , hay thực hành những động tác mới.2.CÁC LOẠI MÁY CHIẾU VÀ KỸ THUẬT SỬ DUNGPhim ảnh tĩnh là loại phương tiện chiếu rọi từng hình ảnh riệng biệt không cho thấysự chuyển động của các hình ảnh, và là loại phim dương bản màu hoặc trắng đen.Trong đó được sử dụng hệ thống chiếu rọi quang học bao gồm nguồn sáng , kínhtụ quay, giá mang phim vật kính để tạo một ảnh thật có thể quan sát , và chụp lại được .2.1. CÁC LOẠI MÁY CHIẾU2.1.1.Máy chiếu trực tiếpMáy chiếu phim lùa [Phim slide], phim đoạn vi phim.Các loại máy này ánh sángthực tiếp từ đèn qua kính tụ quang qua phim, vật kính và chiếu lên màn ảnh .Với loại máy này sự tổn thất ánh sáng rất ít nên có thể chiếu được hình ảnh rõ néttrong những phòng bình thường như máy chiếu phim lùa máy chiếu phim đoạn ...vv2.1.2.Máy chiếu gián tiếpNhư loại máy chiếu qua đầu tận dụng sự phản chiếu và nguồn ánh sáng qua phimqua kính phản chiếu đặt một góc 450 và chiếu ngược qua đầu lên màn ảnh . Với loại máynày việc sử dụng tương đối thuận tiện không cần phải là phòng tối hoàn toàn và giáo viênkhi sử dụng có thể vẽ viết , giải thích , chứng minh trên một miếng phim trong đặt chồngtrên phim và có thể trực tiếp theo dõi việc học tập của học sinh.Trang-25-

Video liên quan

Chủ Đề