Tìm lời dẫn trực tiếp của các nhân vật trong câu chuyện Người ăn xin

Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Người ăn xin trang 30 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2. Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?

Bài đọc

Người ăn xin

    Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. 

    Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!

    Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.

    Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.

    Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.

    Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

    Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi: 

- Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khản đặc.

    Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

 [theo Tuốc-ghê-nhép]

Lọm khọm: [dáng vẻ] già yếu, lưng còng, chậm chạp.

Đỏ đọc: rất đỏ, như có pha sắc máu.

Giàn giụa: [nước mắt] tràn ra nhiều, không kiềm giữ được.

Thảm hại: [dáng vẻ] khổ sở, đáng thương.

Chằm chằm: [nhìn] chăm chú, lâu không chớp mắt và có ý dò hỏi.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

6. Tìm hiểu về lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện.

[1] Tìm những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ăn xin.

[2] Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về câu?

[3] Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể sau đây có gì khác nhau?

[a] Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khản đặc.

[b] Bằng giọng khản đặc, ông lăo cảm ơn tôi và nói rằng như vậy là tôi đã cho ông rồi.

  • Cách kể [a] là lời của ai nói với ai? Dựa vào nhừng từ ngừ và dấu hiệu nào mà em biết điều đó?
  • Cách kể [b] là lời của ông lão tự nói với cậu bé hay là lời cậu bé kể lại? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?

[1] Những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ăn xin là:

Những câu ghi lại nời nói của cậu bé: Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Những ý nghĩ của cậu bé:

  • Chao ôi! Cảnh đói nghèo đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!
  • Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

[2] Lời nói và ý nghĩ của cậu bé cho ta thấy được đây là một người giàu lòng nhân ái, biết quan tâm và thương cảm người có hoàn cảnh khó khăn.

[3] Sự khác nhau trong lời nói và ý nghĩa của ông lão ăn xin trong hai cách trên là:

  • Cách [a] kể nguyên văn lời của nhân vật, đó là lời của ông lão nói với cậu bé. Dấu hiệu nhận biết đó là từ ngừ “Cháu ơi” và dấu gạch đầu dòng.
  • Cách [b] kể bằng lời của người kể chuyện, đó là lời của cậu bé kể lại. Dấu hiệu nhận biết là từ “tôi”.


Người ăn xin – Luyện tập kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. Câu 1. Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau, Câu 2. Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp, Câu 3. Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp

Câu 1. Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau:Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi.Cậu thứ hai bảo :– Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại.– Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ. Cậu thứ ba bàn.

Câu 2. Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp .

Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm. Bà lão bảo chính tay bà têm. Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà têm.

Câu 3. Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp – Bác thợ hỏi Hòe :

– Cháu có thích làm thợ xây không ?Hòe đáp :

– Cháu thích lắm !

Câu 1

– Lời dẫn gián tiếp: [Cậu bé thứ nhất định nói dối là] bị chó sói đuổi.– Lời dẫn trực tiếp:

+ Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại

Câu 2: Chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp

Quảng cáo

Câu 3. Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:

Người ăn xin – Tập làm văn kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. Câu 1. Tìm những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ăn xin. Câu 2. Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu ? Câu 3. Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể sau đây có gì khác nhau ?

I – Nhận xét
Câu 1. Tìm những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ăn xin.
Câu 2. Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu ?
Câu 3. Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể sau đây có gì khác nhau ?a] – Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. ông lão nói bằng giọng khản đặc.

b] Bằng giọng khản đặc, ông lão cảm ơn tôi và nói rằng như vậy là tôi đã cho ông rồi.

Câu 1. Những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ân xin.a] Những câu ghi lại ý nghĩ:– Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết dường nào !– Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.b] Câu ghi lại lời nói:– Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Câu 2. Lời nói và ý nghĩ của cậu bé cho thấy cậu là người giàu lòng nhân ái, biết thương người nghèo khó.


Câu 3. Lời nói và ý nghĩ của ông lão ăn xin.Cách 1: Dẫn trực tiếp. Đây là nguyên văn lời của ông lão ăn xin. Vì vậy ông xưng lão và gọi cậu bé bằng cháu.

Cách 2: Dẫn gián tiếp. Người viết, người kể xưng tôi, gọi người ăn xin là ông lão.

Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể sau đây có gì khác nhau ?

a] - Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - ông lão nói bằng giọng khản đặc.

b] Bằng giọng khản đặc, ông lão cảm ơn tôi và nói rằng như vậy là tôi đã cho ông rồi.

Lời nói và ý nghĩ của ông lão ăn xin trong 2 cách kể trên khác nhau là:
+ Cách kể 1: Dẫn trực tiếp. Đây là nguyên văn lời của ông lão ăn xin. Vì vậy ông xưng lão và gọi cậu bé bằng cháu.
+ Cách kể 2: Dẫn gián tiếp. Người viết, người kể xưng tôi, gọi người ăn xin là ông lão.

Đọc hiểu người ăn xin

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu người ăn xin hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu người ăn xin đầy đủ nhất.

Đọc hiểu người ăn xin - Đề số 1

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. 
Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

[Theo Tuốc- ghê- nhép]

Câu 1 [0,5 điểm]. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 [0,5 điểm]. Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?

Câu 3. [0.5 điểm]. Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết.

Câu 4 [0,5 điểm]. Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?

Câu 5 [1,0 điểm]. Bài học rút ra từ văn bản trên?

Lời giải

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự.

Câu 2: Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại lịch sự vì cả hai đều dùng cách thức tôn trọng trong giao tiếp với người đối thoại với mình.

Câu 3: Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách trực tiếp.

Dấu hiệu nhận biết:  Lời nói được đặt sau dấu 2 chấm và giữ nguyên văn lời nói, vai vế của nhân vật.

Câu 4: Nhân vật “tôi” nhận được lời cám ơn từ ông lão, đồng thời nhận được bài học sâu sắc: Sự đồng cảm, tình người có giá trị hơn mọi thứ vật chất, của cải khác.

Câu 5:

Các bài học rút ra từ văn bản:

-  Sự quan tâm, lòng chân thành chính là món quà tinh thần quý giá nhất đối với những mảnh đời bất hạnh, nó vượt lên trên mọi giá trị vật chất khác.

- Phải biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của người khác

- Khi cho đi cũng chính là lúc ta nhận lại.

Đọc hiểu người ăn xin - Đề số 2

 I. ĐỌC - HIỂU[ 3.0 đ]: Hãy đọc mẩu chuyện "Người ăn xin" và trả lời câu hỏi:

"Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

 Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười: 

- Cháu ơi,cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. 

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông."

 [Theo Tuốc – ghê – nhép] 

Câu 1: Mẩu chuyện trên kể về điều gì? [ 0,5 đ] 

Câu 2: Hành động và lời nói của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin như thế nào ? [ 1.0 đ] 

Câu 3: Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin ? [ 0,5 đ] 

Câu 4: Em rút ra bài học gì qua mẩu chuyện trên? [ 1.0 đ]

Lời giải

Câu 1 

Câu chuyện trên kể về: Cuộc gặp gỡ giữa một cậu bé nhân hậu và một ông  lão ăn xin vô cùng đáng thương. Trước hoàn cảnh đáng thương của ông lão, cậu bé trao cho ông một cái nắm tay ấm áp. 

Câu 2 

Hành động và lời nói ân cần ấy chứng tỏ cậu bé rất giàu tình thương người, biết xót thương và đồng cảm với cảnh ngộ người ăn xin 

Câu 3 

- Cậu bé đã nhận được lời cảm ơn của ông lão ăn xin,

- Nhận được bài học sâu sắc qua lời nói của ông lão ãn xin: tình người còn có giá trị hơn mọi thứ vật chất, của cải khác 

Câu 4

 Bài học rút ra

 - Biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của người khác 

- Khi cho đi cũng chính là lúc ta nhận lại. 

- Sự quan tâm, lòng chân thành chính là món quà tinh thần quý giá nhất đối với những mảnh đời bất hạnh, nó vượt lên trên mọi giá trị vật chất khác.  

Đọc hiểu người ăn xin - Đề số 3

ĐỌC HIỂU [3,0 điểm] Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi: 

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. 

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông : 

- Xin ông đừng giận cháu ! Cháu không có gì cho ông cả.

 Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười : 

-Cháu ơi, cẳm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra : cả tôi nữa , tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. 

[Theo Tuốc-ghê-nhép, Ngữ văn 9, tập 1,trang 22 NXB Giáo dục, 2013]

Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2: Người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đã sử dụng phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?

Câu 3: Chỉ ra sự giống và khác nhau về ý nghĩa của hai từ in đậm trong câu chuyện trên?

Câu 4: Dựa vào văn bản em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?

Lời giải

Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt tự sự.

Câu 2: Người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đã sử dụng phương châm hội thoại lịch sự.

Câu 3:

 * Giống nhau: về trạng thái cảm xúc, cả hai đều thấy xúc động, cảm động về nhau.

*Khác nhau:

+ Bàn tay cậu bé run run là trạng thái xúc động, cảm thương ông lão của cậu bé. 

+ Bàn tay run rẩy của ông già là sự cộng hưởng của hai trạng thái: tuổi già, sức yếu lại thêm nỗi súc động trước thái độ của cậu bé.

Câu 4: Trong giao tiếp chúng ta cần biết tôn trọng, tế nhị, lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau. Cũng giống như ông già và cậu bé, tuy khác nhau về tuổi tác nhưng cả hai đều giống nhau ở tình yêu thương, sự cảm thông trân trọng
 

Video liên quan

Chủ Đề