Tính cách là gì nếu cấu trúc của tính cách cá nhân

1. Tính cách là gì?

Tính cách là những đặc điểm tâm lý ổn định của con người, có ảnh hưởng trực tiếp đến những suy nghĩ, hành động, lời nói của mỗi người. Một người có thể có rất nhiều những tính cách khác nhau và cũng có thể có chung tính cách của người khác. Tuy nhiên, có khá nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa tính cách với tính tình hay cá tính. Đây là các khái niệm khác nhau hoàn toàn. Tính cách là yếu tố quan trọng nhất của mỗi con người, người ta có thể đánh giá những hành động, lời nói thậm chí cả suy nghĩ của bất cứ ai và có nhìn nhận về tính cách của họ.

Tính cách là gì?

Tính cách thường chia thành hai kiểu chủ yếu là tính cách tốt và tính cách xấu. Những người tốt thường có rất nhiều những tính cách tốt, tạo cho những người xung quanh cảm giác dễ chịu, thoải mái, mến phục hay yêu quý. Một số tính tốt của con người thường thấy hiện nay như: khiêm tốn, khoan dung, vị tha, hòa đồng, cởi mở, biết chừng mực, lễ phép,... Tuy nhiên, những người tốt lại thường khá tin người khác và hay bị lợi dụng.

Trái ngược với tính tốt là những tính xấu và điều này thường gây ra những điều không hay, tai họa hay tạo cảm giác khó chịu, bực bội và tùy vào mức độ mà bị chê trách, bị người khác lên án, thậm chí còn bị ghét. Và đa số những tính xấu đều bắt nguồn từ sự ích kỷ trong bản thân mỗi người. Những tính xấu thường gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày phải kể đến như:

- Ích kỷ: đây là những người chỉ muốn điều tốt cho riêng bản thân mình mà không quan tâm đến lợi ích của mọi người xung quanh. Đây chính là động cơ chủ yếu, cơ bản nhất dẫn đến phát sinh những tính xấu khác.

- Tính khoe khoang, ba hoa: là những người thường khoe khoang một cách lố lăng những thứ mình có, thậm chí cả những thứ mình không hề có, luôn thể hiện mình biết nhiều, có nhiều thứ trong khi thực chất lại không được như vậy.

- Tính dựng chuyện, hay đi đặt điều và nói xấu người khác, đối với những người này luôn coi chuyện tốt của người khác thành chuyện xấu, dùng mọi cách để bêu xấu hay dìm những người xung quanh mình xuống để nâng bản thân mình lên, không muốn ai vượt qua mình.

Bên cạnh đó còn rất nhiều những tính xấu khác như vụ lợi, đố kỵ, ganh ghét, vô ơn,...

Biết học những tính tốt và bỏ đi những tính xấu là sự bổ sung cho nhau và tạo cho con người tâm hồn tốt đẹp, thanh khiết và hoàn hảo hơn.

2. Một số loại tính cách của con người

2.1. Ngườicầu toàn

Những người có tính cầu toàn là người luôn đặt ra cho mình những nguyên tắc nhất định, có mục đích sống, luôn tự chủ và hướng đến một sự hoàn hảo. Những người này rất tận tâm, cẩn thận và chu đáo, họ sống dựa trên những tiêu chuẩn về đạo đức, phân biệt cái sai cái đúng. Tuy nhiên, những người này sẽ rất tổ chức, làm việc theo quy trình, thứ tự và khá khó tính, luôn nỗ lực để đạt đến tiêu chuẩn cao nhất. Do đó, họ sẽ hay gặp phải những oán giận và khiến bản thân mất kiên nhẫn.

Những người cầu toàn có điểm mạnh là rất khôn ngoan, sống thực tế và khá cao thượng. Họ sống với động lực là muốn có được lẽ phải cần phải vươn lên, khiến tất cả mọi thứ tốt hơn, luôn kiên định với lý tưởng và không để bị ai phán xét.

Người cầu toàn - luôn muốn đạt đến sự hoàn hảo

2.2. Người tình cảm

Người sống tình cảm là người luôn luôn rộng lượng, khoan dung, thích thể hiện những tâm tư, tình cảm, thoả mãn được nguyện vọng, mong muốn hòa hợp với tất cả mọi người. Họ sẽ luôn cố gắng để làm hài lòng người khác, không muốn bị ai coi thường. Người sống tình cảm rất dễ cảm thông và luôn thân thiện, ấm áp. Họ tỏ ra rất gần gũi, hào phóng, thậm chí có thể sẵn sàng hy sinh chính bản thân mình vì mọi người để được công nhận và yêu mến. Động lực của họ chính là muốn được yêu thương, được thể hiện những cảm xúc của mình đối với người khác, muốn được mọi người coi trọng và đánh giá cao. Tuy nhiên, vấn đề chính của họ là sự chiếm hữu và chỉ nhìn nhận được những nhu cầu của riêng bản thân mình.

2.3. Người cá tính

Người có cá tính là những người có tính khí hơi khác bình thường, họ thường chỉ quan tâm đến bản thân, luôn muốn kết nối với thế giới nội tâm và cảm thấy thoải mái nhất khi được thể hiện những cảm xúc thật đó ra bên ngoài. Họ là những người hiểu rất rõ về bản thân mình, rất nhạy cảm và đôi khi cũng có sự dè dặt. Họ thực chất khá chân thành với cảm xúc của mình, có thể ngay lập tức từ chối giúp đỡ người khác nếu như cảm thấy ảnh hưởng và tổn thương đến bản thân, họ cũng sẵn sàng sống bất cần và tự tách mình ra khỏi cuộc sống của người bình thường.

Động lực của họ chính là việc được thể hiện bản thân, cá tính của mình, tự tạo cho mình vòng vây xung quanh cái đẹp, duy trì những tâm trạng hay cảm xúc nhất định nhưng cũng biết chủ động rút lui để bảo vệ cho chính bản thân.

2.4. Người lý trí

Người lý trí - sáng suốt trong các quyết định

Trong cuộc sống, chúng ta vẫn thường được nghe những câu nói dạng chọn con tim hay là nghe lý trí thì lý trí ở đây chính việc thể hiện sự sáng suốt trong những quyết định của bản thân. Người sống lý trí khá sâu sắc, thích sự mới mẻ, cũng có thể thích sự tách biệt. Họ ít khi thể hiện cảm xúc ra bên ngoài, họ làm việc độc lập, có sự sáng tạo và chính kiến riêng của mình.

Động lực chính của người lý trí là muốn được sở hữu những điều hay và tốt nhất về mọi thứ, tìm cách bảo vệ bản thân trước những đe dọa trong cuộc sống. Trong tình cảm, lý trí là việc nhìn nhận đúng đắn những tình cảm và đưa ra quyết định đúng đắn cho bản thân mình.

2.5. Người nhiệt tình

Những người nhiệt tình luôn thể hiện ra bên ngoài, thích được tham gia vào các hoạt động một cách vui vẻ, đầy sức sống, ham học hỏi và thúc đẩy những ý tưởng sáng tạo, có những kế hoạch cho tương lai. Đây là những người có tính hướng ngoại, luôn lạc quan và linh hoạt, không tạo cho mình cảm giác gò bó. Đặc biệt, họ cũng thường rất vui tính, hài hước, có khả năng giao tiếp tốt. Tuy nhiên, người ta thường nói, nhiệt tình quá sẽ bằng phá hoại, đôi khi họ cũng sử dụng tài năng của mình không đúng thời điểm hay làm quá lên, ảnh hưởng đến mọi người hay công việc. Họ cũng là người khá dễ bị phân tán và làm việc không theo một quy tắc nhất định.

Những người nhiệt tình thường hay gặp phải vấn đề đó là đôi khi mất đi sự kiên nhẫn và làm việc theo cảm tính, bốc đồng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng khá lớn đến chính bản thân họ cũng như những người xung quanh.

2.6. Người mạnh mẽ

Mạnh mẽ là thể hiện sự tự tin, dứt khoát, hướng bản thân đến sự thật đúng đắn và sử dụng những ảnh hưởng của mình để mang đến những điều tốt đẹp nhất. Đây là nhóm những người rất can đảm và quyết đoán trong mọi việc, luôn muốn bảo vệ người khác, thẳng thắn khi nói chuyện, kiểm soát tốt mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, những người mạnh mẽ thường hay gặp phải vấn đề là dễ nổi nóng, khó kiềm chế cảm xúc, đôi lúc còn khá bảo thủ, ương ngạnh.

Người mạnh mẽ - dứt khoát trong mọi việc

3. Cách nhận biết tính cách con người

Để có thể nhận biết tính cách của một người, có thể dựa vào rất nhiều những yếu tố, tiêu chí khác nhau. Cụ thể như:

- Cách bắt tay của họ: đây là yếu tố khá rõ về tính cách của một con người. Một cái bắt tay thật chặt sẽ cho thấy bạn là một người mạnh mẽ và tự tin, có tính cách hướng ngoại và làm chủ được bản thân. Ngược lại, với một cái bắt tay khá yếu ớt sẽ cho thấy bạn đang thiếu tự tin, luôn muốn trốn tránh.

- Nhận biết tính cách qua sự đúng giờ: một người chủ động là người luôn kiểm soát được thời gian của chính bản thân và luôn đúng giờ. Đây là sự thể hiện của người năng động, có tổ chức và hiểu được giá trị của thời gian, tôn trọng sự đúng giờ. Ngược lại, những người thường xuyên muộn giờ thể hiện sự thiếu trách nhiệm, không tôn trọng người khác cũng như không hiểu được giá trị của thời gian.

- Tính cách con người thể hiện qua ánh mắt: ánh mắt bạn nếu chỉ hướng vào một điều gì đó không phải người đứng đối diện, bạn nói chuyện mà chỉ nhìn chằm chằm vào ly nước trong tay, không dám đối diện với người khác thể hiện tính cách hướng nội, trầm tính. Còn nếu bạn nhìn thẳng vào người đối diện thì thể hiện là một người rất tự tin, sống hướng ngoại.

- Những người thường xuyên cắn móng tay là những người được đánh giá là khá cầu toàn cũng như khó để hài lòng với mọi thứ xung quanh.

Nhận biết tính cách con người

- Tính cách cũng thể hiện trong nét chữ viết tay của mỗi người: những người dùng nhiều sức lực khi viết thường là người rất tự tin, thậm chí đến mức quá đáng và khá cứng đầu. Những người có nét chữ to và dứt khoát thể hiện bạn là người rộng lượng. Những nét chữ nhỏ và trình bày dính vào nhau thể hiện bạn là con người sống hướng nội.

- Đánh giá tính cách con người qua sở thích về âm nhạc: theo nghiên cứu cho rằng, đa số những người yêu thích thể loại âm nhạc như rock là những người sống khá cởi mở, dễ thích nghi, sống mạnh mẽ. Những người thích nghe thể loại vui tươi, sống động là người hướng ngoại. Và những người hướng nội thường có xu hướng nghe nhạc tâm trạng, ballad.

- Tính cách con người cũng được thể hiện qua màu sắc yêu thích: việc bạn lựa chọn màu sắc cho trang phục, các phụ kiện túi xách, giày dép,... cho các buổi gặp gỡ cũng giúp cho người khác đánh giá được về tính cách của bạn. Bạn sẽ là người khao khát đạt đến sự hoàn mỹ, tự tin và thích được thể hiện nếu chọn các màu sắc nổi bật như đỏ, cam, vàng,... Đối với những người cá tính sẽ thường có xu hướng mặc đồ màu đen, trắng và có cách mix đồ khá lạ mắt.

4. Tính cách ảnh hưởng đến định hướng công việc như thế nào?

Theo nghiên cứu, tính cách có ảnh hưởng đến 40% trong những định hướng, sự quyết định của mỗi người về công việc trong tương lai. Đây được xem là cơ sở rất quan trọng quyết định đến sự thành công của mỗi người, bởi chỉ khi bạn xác định rõ được tính cách của bản thân mới có thể ý thức được những công việc nào phù hợp nhất với mình. Điều này sẽ giúp bạn tránh trường hợp lựa chọn sai nghề và dẫn đến cảm giác chán nản khi làm việc, lãng phí thời gian cũng như công sức của chính mình.

Ảnh hưởng của tính cách đến định hướng công việc

Và mỗi ngành nghề sẽ yêu cầu những tính cách khác nhau, chẳng hạn như:

- Người thích sự sáng tạo sẽ phù hợp với những công việc như thiết kế, lên ý tưởng nội dung biên tập, quảng cáo, nhà văn, nhà thơ,...

- Những người thích sự tư duy, phát triển mà có tính tỉ mỉ, cẩn thận có thể lựa chọn các công việc như phát triển các phần mềm, làm công việc về phân tích thị trường, hay làm nghề kế toán, kiểm toán, phân tích về tài chính,...

- Người có đầu óc tổ chức, năng động sẽ chọn hướng đi thiên về các ngành về quản trị mạng, quản lý thông tin, tài chính,....

- Với những ai thích hành động có thể theo đuổi các lĩnh vực như phi công, giám sát các công trình, kỹ sư xây dựng,...

- Người hướng ngoại, giao tiếp tốt hay lựa chọn những công việc như marketing, truyền thông, quan hệ công chúng,...

- Những người hướng nội lại hay lựa chọn các công việc văn phòng, ít khi phải tiếp xúc với khách hàng.

Như vậy, đối với mỗi người mỗi tính cách sẽ lựa chọn những công việc, ngành nghề khác nhau, phù hợp với bản thân và đảm bảo có thể hoàn thành được công việc với tính cách đó. Hy vọng những thông tin trên đây của timviec365.vn sẽ giúp các bạn đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất về hướng đi trong tương lai của mình.

Video liên quan

Chủ Đề