Top bảng giá bảo hiểm y tế năm 2022

Bảo hiểm y tế ngày càng trở nên thiết thực đối với mọi người dân, nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho người bệnh. Do đó, hình thức tham gia bảo hiểm y tế [BHYT] hộ gia đình cũng được nhiều người lựa chọn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về mức đóng của hình thức BHYT này.

  • Mua bảo hiểm y tế 1 người bao nhiêu tiền?
  • Mua bảo hiểm y tế phải mua cả gia đình đúng không?
  • Có đúng hộ nghèo được cấp thẻ BHYT miễn phí?
  • Học sinh, sinh viên mua BHYT theo trường hay theo hộ gia đình?
  • Gia hạn bảo hiểm y tế hộ gia đình cách nào?

Mua bảo hiểm y tế 1 người bao nhiêu tiền?

Câu hỏi: Vợ chồng tôi sống cùng bố mẹ chồng. Bố mẹ chồng đã về hưu và được cấp phát thẻ BHYT theo chế độ nghỉ hưu, còn chồng tôi đi làm ở công ty cũng được đóng BHXH theo diện người lao động. Chỉ có tôi ở nhà nội trợ và bán hàng online. Nhưng sang năm 2022 tôi cũng muốn mua BHYT để phòng khi ốm đau. Vậy cho tôi hỏi giá bảo hiểm y tế hộ gia đình cho 1 người là bao nhiêu? - Mỹ Hạnh [TP. Hồ Chí Minh].

Trả lời:

Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình như sau:

- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

- Người thứ 2, 3, 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;

- Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Trong khi đó, mức lương cơ sở 2022 là 1.490.000 đồng/tháng. Do đó, bạn sẽ giá mua bảo hiểm y tế hộ gia đình của bạn là 4,5% mức lương cơ sở, tương đương 67.050 đồng tháng.

Tổng mức đóng cả năm 2022 = 67.050 x 12 = 804.600 đồng. 

Cụ thể mức đóng như sau:

Thành viên hộ gia đình

Mức đóng mỗi tháng

Mức đóng cả năm

Người thứ 1

67.050 đồng

804.600 đồng

Người thứ 2

46.935 đồng

563.220 đồng

Người thứ 3

40.230 đồng

482.760 đồng

Người thứ 4

33.525 đồng

402.300 đồng

Người thứ 5

26.820 đồng

321.840 đồng


Giá mua bảo hiểm y tế hộ gia đình 2022 tính theo mức lương cơ sở [Ảnh minh họa] 


Mua bảo hiểm y tế phải mua cả gia đình đúng không?

Câu hỏi: Tôi nghe nói BHYT hộ gia đình là bắt buộc, nếu đã mua thì phải mua cho tất cả thành viên gia đình? Điều này có đúng không? Gia đình tôi có 05 người, thì giá mua cả từng người như thế nào? Mỗi năm tôi phải đóng bao nhiêu tiền BHYT cho cả gia đình - Mạnh Tiến [Ninh Bình].

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung 2014:

Tất cả thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật này phải tham gia bảo hiểm y tế.

Như vậy, BHYT hộ gia đình là hình thức BHYT bắt buộc với tất cả các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.

Do đó, đúng là bạn phải mua BHYT cho cả gia đình, trừ những người đã có thẻ BHYT do thuộc đối tượng khác [người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, người đang hưởng lương hưu, sĩ quan, quân nhân, cán bộ, công chức, viên chức…].

Giá mua BHYT của từng thành viên trong gia đình theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

- Người thứ 2, 3, 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;

- Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Mức lương cơ sở năm 2022 là 1.490.000 đồng/tháng. Từ đó, tính được giá mua BHYT hộ gia đình với từng thành viên gia đình của bạn như sau:

- Người thứ 1: 67.050 đồng/tháng

- Người thứ 2: 46.935 đồng/tháng

- Người thứ 3: 40.230 đồng/tháng

- Người thứ 4: 33.525 đồng/tháng

- Từ người thứ 5 trở đi: 26.820 đồng/tháng

Tổng cộng, nếu cả 05 thành viên trong gia đình bạn đều không thuộc các đối tượng tham gia BHYT khác, thì khi tham gia BHYT hộ gia đình, bạn sẽ đóng tổng cộng: 214.560 đồng/tháng, tương ứng là 2.574.720 đồng/năm.


Có đúng hộ nghèo được cấp thẻ BHYT miễn phí?

Câu hỏi: Gia đình tôi vừa được công nhận hộ nghèo. Có phải hộ nghèo sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí cho tất cả thành viên trong gia đình mà không cần phải mua theo hộ gia đình như quy định? - Nguyễn Vũ Minh [Hà Nam].

Trả lời:

Theo điểm h khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, người thuộc hộ nghèo thuộc nhóm tham gia BHYT do ngân sách nhà nước đóng.

Do đó, đúng như bạn đã biết, hộ nghèo sẽ được Nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí cho các thành viên trong gia đình mà không cần mua theo diện BHYT hộ gia đình.


Học sinh, sinh viên mua BHYT theo trường hay theo hộ gia đình?

Câu hỏi: Em đang là sinh viên nhưng vì một số lí do mà năm ngoái không tham gia thẻ bảo hiểm y tế tại trường được, vì vậy mà em đã đến đăng kí tham gia thẻ bảo hiểm ở phường theo diện BHYT hộ gia đình. Bạn bè em nói tham gia mua ở trường thì giá mua sẽ thấp hơn so với mua theo hộ gia đình, vì mua ở trường được Nhà nước hỗ trợ. Như vậy có đúng không ạ? - Nguyễn Khánh Linh [Hà Nội].

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 3, Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014:

Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.

Theo thứ tự quy định tại Điều 12, học sinh, sinh viên thuộc nhóm Nhà nước hỗ trợ mức đóng [nhóm 4], còn nhóm tham gia BHYT hộ gia đình thuộc nhóm 5. Do đó, bạn phải tham gia BHYT theo trường và được Nhà nước hỗ trợ mức đóng.

Theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định 146 nêu trên, hàng tháng, học sinh, sinh viên phải đóng bảo hiểm y tế với mức bằng 4,5% mức lương cơ sở. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ 30%; học sinh, sinh viên đóng 70%.

Mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Do đó, mức đóng bằng 804.600 đồng/năm [Nhà nước hỗ trợ 241.380 đồng/năm; học sinh, sinh viên đóng 563.220 đồng/năm].
 

Gia hạn bảo hiểm y tế hộ gia đình cách nào?

Câu hỏi: Gia đình em đã tham gia BHYT hộ gia đình năm ngoái. Năm nay, em muốn gia hạn thì phải làm thế nào?

Để gia hạn thẻ BHYT hộ gia đình bạn chỉ cần tới Đại lý thu BHXH, BHYT hoặc cơ quan BHXH gần nhất, cung cấp mã thẻ BHYT cũ, nộp tiền đóng BHYT.

Trong trường hợp bạn không có điều kiện trực tiếp tới Đại lý thu BHXH, BHYT hoặc cơ quan BHXH, bạn có thể đóng tiền gia hạn thẻ BHYT trực tuyến bằng cách thông qua ứng dụng ngân hàng hoặc Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Xem thêm: Thủ tục gia hạn bảo hiểm y tế hộ gia đình mới nhất

Trên đây là thông tin về giá bảo hiểm y tế hộ gia đình mới nhất đang áp dụng. Nếu còn băn khoăn về vấn đề này, bạn đọc có thể gửi câu hỏi tại đây hoặc liên hệ 19006199 để được các chuyên gia pháp lý của chúng tôi hỗ trợ.

>> Hướng dẫn mua bảo hiểm y tế hộ gia đình 

Thời sự 15/07/2019 08:19

[Chinhphu.vn] – Ngày 15/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 35. Dự kiến, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xem xét, quyết định thành lập phường Lộc Hòa và phường Mỹ Xá thuộc thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định; thành lập thị trấn Măng Đen thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thực hiện nghiêm túc quy định về tạm ứng, thanh quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Theo đó, tổng dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2022 cho Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân là 109.601,528 tỷ đồng, trong đó, TP Hà Nội 18.912,579 tỷ đồng; Thành phố Hồ Chí Minh 20.125,884 tỷ đồng; tỉnh An Giang 1.447,624 tỷ đồng; tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 934,470 tỷ đồng; tỉnh Bạc Liêu 809,790 tỷ đồng; tỉnh Bắc Giang 1.521,998 tỷ đồng;...

Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát việc thực hiện dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được giao năm 2022, bảo đảm việc thực hiện đúng quy định.

Đối với chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2022 và các năm trước vượt dự toán hàng năm được Thủ tướng Chính phủ giao và đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định, tổng hợp đảm bảo nguyên nhân khách quan, Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội chủ động quyết định việc tạm cấp kinh phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế từ quỹ bảo hiểm y tế cho các địa phương để đảm bảo kinh phí kịp thời cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở đề xuất của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Số kinh phí tạm cấp tối đa bằng 80% số kinh phí đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định, tổng hợp do nguyên nhân khách quan, đã được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội thông qua.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính và cơ quan có liên quan thực hiện quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ bảo hiểm y tế và dự toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được giao, không giao dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; thực hiện nghiêm túc quy định về tạm ứng, thanh quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn.

Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm y tế bảo đảm nhanh chóng, đơn giản và thuận tiện cho người tham gia bảo hiểm y tế.

Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành hướng dẫn thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh gắn với chất lượng dịch vụ y tế và chế tài xử lý các trường hợp không đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế, nâng cao tinh thần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chỉ định xét nghiệm, điều trị nội trú và sử dụng dịch vụ, nhất là các dịch vụ kỹ thuật và thuốc bệnh đắt tiền.

Chí Kiên


Video liên quan

Chủ Đề