Trái chủ và thụ trái là gì

Trái quyền là gì? Trái quyền trong pháp luật dân sự   Trái quyền là gì? Trái quyền trong pháp luật dân sự. Trái quyền là quyền của một người, được phép yêu cầu một người khác thực hiện một nghĩa vụ tài sản đối với mình.

Trái quyền là một trong những loại quyền cơ bản của con người. Được thiết lập dựa trên quan hệ giữa tài sản với người thực hiện nghĩa vụ tài sản với mình. Vậy trái quyền theo quy định pháp luật được quy định như thế nào? Trong luật dân sự trái quyền được quy định ra sao? Bài viết dưới đay của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về trái quyền nói chung cũng như về dân sự nói riêng.

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật dân sự 2015

Nội dung tư vấn

Thứ nhất, Khái niệm trái quyền là gì? Trái quyền là gì?

Trái quyền hay còn được gọi là trái vụ là quyền của một người, được phép yêu cầu một người khác thực hiện một nghĩa vụ tài sản đối với mình. Đó có thể là nghĩa vụ làm hoặc không làm một việc hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản.

Nói cách khác trái quyền là quyền cho phép một người gọi là trái chủ đòi hỏi một người khác, gọi là thụ trái, thực hiện một việc. Điều đó có nghĩa rằng, để quan hệ trái quyền vận hành hoàn hảo, nhất thiết phải có sự hợp tác của cả trái chủ và thụ trái. Về mặt cấu trúc kỹ thuật, trái quyền được hình thành từ ba yếu tố: trái chủ, thụ trái và đối tượng.

Thứ hai, Phân loại trái quyền

Cũng như đối với vật quyền, có nhiều cách phân loại trái quyền trong khoa học luật. Với cách phổ biến nhất, người ta có thể chia các trái quyền thành hai nhóm dựa vào đối tượng của trái quyền:trái quyền có đối tượng là công việc và trái quyền có đối tượng là chuyển giao một vật quyền.

Và trong quan hệ trái quyền phát sinh mối quan hệ giữa trái chủ và thụ trái và đối tượng. Trái chủ là người được hưởng trái vụ và bên thụ trái là người phải thực hiện trái vụ. Và mối quan hệ này được thể hiện thông qua các loại trái quyền sau:

a, Trái quyền có đối tượng là công việc

Loại trái quyền này được hiểu là một quan hệ nghĩa vụ mà trong đó thụ trái cam kết thực hiện một công việc vì lợi ích của trái chủ: người kĩ sư máy tính cam kết sửa chửa lại phần mềm máy tính bị hư Trái quyền có đối tượng là không làm một việc là loại quan hệ nghĩa vụ trong đó thụ trái cam kết giữ thái độ thụ động về một phương diện nào đó, vì lợi ích của trái chủ; chẳng hạn: người bán một sản nghiệp thương mại cam kết không mở một cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề trong khu vực lân cận trong một khoảng thời gian nào đó.

Đối với trường hợp đối tượng của trái quyền là công việc thì việc thực hiện công việc đó chính là nghĩa vụ của các bên khi tham gia và giao dịch dân sự trái quyền.

b, Trái quyền có đối tượng là chuyển giao một vật quyền

Trái quyền có đối tượng là chuyển giao một vật quyền là một quan hệ nghĩa vụ trong đó thụ trái cam kết trao cho trái chủ một vật quyền vốn thuộc về mình, đặc biệt là quyền sở hữu đối với một tài sản.

Ví dụ: chuyển quyền sở hữu đối với một số lượng hàng hóa cùng loại.

Như vậy, ta có thể hiểu đối tượng của trái quyền trong trường hợp này là tài sản và mối quan hệ giữa nghĩa vụ với chính tài sản đó. Cụ thể ở đây là quyền sở hữu với tài sản. Khi thực hiện chuyển giao một vật quyền hay nhiều vật quyền thì việc xác lập nghĩa vụ trách nhiệm với tài sản đó sẽ được hình thành.

Thứ ba, Chế độ pháp lý về trái quyền

Pháp luật hiện hành không sử dụng thuật ngữ trái quyền mà sử dụng thuật ngữ quyền yêu cầu để chỉ mối quan hệ giữa một người có quyền và một người có nghĩa vụ tương ứng. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam , trái quyền được ghi nhận tại Bộ luật dân sự 2015 và mang đầy đủ các đặc điểm về cấu trúc pháp lý và về tính chất của trái quyền trong luật La tinh.

Về pháp lý, thì trái quyền là quan hệ giữa các chủ thể, giữa chủ thể có quyền và chủ thể thực hiện nghĩa vụ. Việc thực hiện quan hệ trái quyền ngoài các quy định của pháp luật thì điều quan trọng là sự thỏa thuận và hợp tác giữa các bên chủ thể.

Theo quy định của bộ luật dân sự thì trái quyền được thể hiện thông qua các quy định về quyền và nghĩa vụ dân sự.Nghĩa vụ dân sự được hiểu là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể [sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ] phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác [sau đây gọi chung là bên có quyền]. Theo đó thì đối tượng của nghĩa vụ dân sự là tài sản có thể giao dịch được, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện, công việc phải là công việc thực hiện được.

Trái quyền có đối tượng là tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự thể hiện trong các quy định về nghĩa vụ và hợp đồng dân sự, các quan hệ mua bán tài sản. Nếu trong trường hợp quan hệ đó là việc thực hiện nghĩa vụ giao vật thì bên có nghĩa vụ phải đảm bảo việc bảo quản giữ gìn vật cho đến khi giao, nếu đó là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật theo đúng tình trạng hai bên đã giao kết, nếu trong trường hợp là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thoả thuận và nếu không có thoả thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình; nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ.

Trái quyền có đối tượng là tài sản còn được thể hiện trong các giao dịch cầm cố, thế chấp tài sản hoặc trong các hợp đồng thuê khoán tài sản. Trong quan hệ thuê tài sản quy định tại Bộ luật dân sự thì bên trái chủphải giao tài sản cho bên thuê đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng và đúng thời điểm, địa điểm đã thoả thuận và cung cấp những thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản đó vàphải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thoả thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.

Và bên thụ trái phải đảm bảosử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thoả thuận vàphải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thoả thuận; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả tiền thuê thì thời hạn trả tiền thuê được xác định theo tập quán nơi trả tiền; nếu không thể xác định được thời hạn theo tập quán thì bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê.

Trái quyền có đối tượng là công việc phải thực hiện được quy định trong Bộ luật dân sự 2015 từ Điều 604 đến Điều 630. Trong các quy định này, trái quyền thể hiện dưới dạng những quyền nhân thân có thể trị giá được thành tiền như quyền yêu cầu trợ cấp, cấp dưỡng hay quyền đòi bồi thường một khoản tiền để bù đắp tinh thần cho người bị hại, người thân thích của nạn nhân [Điều 590, điều 591, Điều 592 Bộ luật dân sự 2015] nhưng không thể chuyển giao cho người khác được vì gắn liền với nhân thân của người có quyền. Căn cứ vào điều 115 Bộ luật dân sự 2015những quyền nhân thân trị giá được bằng tiền không phải là quyền tài sản vì không thể chuyển giao được cho người khác

Căn cứ theo quy định tại Điều 609 của Bộ luật dân sự năm 2015 quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại gồm:

Chiphí hợp lýcho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

Chi phí hợp lývà phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại

Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Trong quan hệ pháp luật này bên thụ trái phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra, bên trái chủ là bên nhân được quyền bồi thường do hành vi của thụ trái gây ra. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường là lỗi, nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên gây ra thiệt hại thì bên gây ra thiệt hại phải bồi thường toàn bộ, còn nếu thiệt hại xảy ra một phần do người bị thiệt hại thì bên gây ra thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Việc xác định mức bồi thường dựa trên sự thỏa thuận của các bên, có thể bằng tiền bằng hiện vật hoặc bằng một công việc cụ thể. Bên trái chủ là bên được hưởng các quyền lợi mà bên thụ trái đem lại dựa trên cơ sở những thiệt hại có thể tính được bằng giá trị cụ thể.

Có trường hợp thụ trái thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ nhưng trái chủ lại không chịu tiếp nhận; khi đó, luật phải đặt ra một chế định cho phép tiếp nhận thay, để giải phóng thụ trái khỏi quan hệ nghĩa vụ ấy. Cũng có trường hợp thụ trái không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ; khi đó, trái chủ phải tiến hành cưỡng chế theo các thủ tục rất phức tạp và tốn kém.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức pháp lý về trái quyền mà Luật Dương gia cung cấp tới cho bạn đọc. Hi vọng bài viết trên đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về trái quyền nói chung cũng như về dân sự nói riêng. Nếu có bất kì vướng mắc nào liên quan đế vấn đề này mong quý bạn đọc có thể liên hệ lại với chúng tôi qua hệ thống tổng đài 19006568. Xin cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề