Trần Đăng Sinh đào Đức Doãn 2007 giáo trình Tôn giáo học nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội

You're Reading a Free Preview
Pages 10 to 20 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 25 to 28 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 37 to 56 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 61 to 72 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 83 to 117 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 123 to 126 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 133 to 146 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 152 to 155 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 165 to 190 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 198 to 200 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 205 to 210 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 215 to 228 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 238 to 241 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 246 to 254 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 265 to 275 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Page 3 is not shown in this preview.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘIGIÁO TRÌNHTÔN GIÁO HỌCTS. Trần Đăng Sinh [Chủ biên]ThS. Đào Đức DoãnHÀ NỘI - 20041MỤC LỤCTrangChương 1: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA2TÔN GIÁOChương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÔN GIÁO10Chương 3: CÁC KIỂU VÀ HÌNH THỨC TÔN GIÁO TRONG LỊCH31SỬChương 4: MỘT SỐ TÔN GIÁO DÂN TỘC Ở VIỆT NAM81Chương 5: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNGCỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC TA VỀ100TÔN GIÁO2Chương 1ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUCỦA TÔN GIÁO HỌC1. Đối tượng nghiên cứuLà một chuyên ngành của triết học Mác - Lênin, Tôn giáo học làkhoa học về tôn giáo. Nó nghiên cứu một cách có hệ thống quy luật hìnhthành, vận động, biến đổi của các hình thức tôn giáo trong lịch sử.Sự hình thành của tôn giáo bao giờ cũng dựa trên cơ sở kinh tế - xãhội nhất định. Trong xã hội nguyên thủy, cơ sở kinh tế - xã hội của cộngđồng thị tộc, bộ lạc làm nảy sinh các hình thức tôn giáo đa thần thời nguyênthủy như tô-tem giáo, ma thuật giáo, vật linh giáo... Khi lực lượng sản xuấtphát triển, xã hội nguyên thủy được thay thế bằng xã hội chiếm hữu nô lệlàm nảy sinh các tôn giáo độc thần như Cơ đốc giáo, Phật giáo...Nghiên cứu các hình thức tôn giáo thường gắn liền với việc nghiêncứu nội dung giáo lý, giáo luật, cấu trúc và tổ chức tôn giáo. Các tôn giáođược biểu hiện rất phong phú, đa dạng và phức tạp, song lại được che phủbởi thời gian và cái vỏ mờ ảo, huyền bí bề ngoài. Vì thế từ trước đến nay,có rất nhiều cách hiểu khác nhau về tôn giáo. Do đó, đối tượng nghiên cứucủa tôn giáo học con bao hàm việc trở lại xem xét khái niệm tôn giáo, làmrõ nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai trò của tôn giáo.Vấn đề hiểu thế nào cho đúng về tôn giáo là cơ sở để cho chúng tagiải quyết tốt những vấn đề bức xúc hiện nay như: Thái độ và cách ứng xửđối với tôn giáo, mối quan hệ giữa tôn giáo và khoa học, giữa tôn giáo vàđạo đức, chủ nghĩa xã hội và tôn giáo, vai trò của tôn giáo trong xã hội hiệnđại, xu hướng vận động của tôn giáo trong tương lai...Để có thể chỉ ra được bản chất và những quy luật hình thành, vậnđộng và biến đổi của tôn giáo cần phải có quan điểm khoa học về tôn giáo.Khắc phục những hạn chế của những học thuyết triết học duy vật cũ, đấu3tranh chống quan điểm duy tâm siêu hình về tôn giáo, Tôn giáo học dựatrên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sửđể nhận thức tôn giáo đúng như nó vốn có.Tôn giáo được xem như là sản phẩm của mối quan hệ lệ thuộc giữacon người với môi trường tự nhiên và xã hội. Là sự phản ánh thế giới hiệnthực một cách hư ảo, là mối liên hệ giữa những cái đã biết [cái ý thứcđược] và cái chưa biết [cái tâm linh] của thế giới hữu hình và vô hình; giữacái trần tục, đời thường với cái thiêng liêng, huyền ảo trong nội tâm conngười.Một luận đề rất quan trọng của Tôn giáo học mác-xít là không phảitôn giáo sáng tạo ra con người mà chính "con người sáng tạo ra tôn giáo" [1],rằng tôn giáo "chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của conngười - những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ;chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thứcnhững lực lượng siêu trần thế"[2]. Như vậy, sự phản ánh một cách hư ảo,hoang đường của tôn giáo [một hình thái ý thức xã hội] đối với tồn tại xãhội là nét đặc trưng của tôn giáo. Vì thế, C.Mác xem tôn giáo là "thế giớiquan lộn ngược".Trên cơ sở hệ thống những quan điểm, tư tưởng khoa học về tôngiáo, Tôn giáo học chỉ ra vấn đề bản chất, cơ sở hình thành, phát triển niềmtin tôn giáo và từ đó đề ra phương hướng, biện pháp khắc phục những hạnchế của tôn giáo.Các học thuyết, quan điểm phi mác-xít về tôn giáo thường chỉ dừnglại ở sự nhận thức tôn giáo về phương diện lý luận mà không thấy tôn giáolà một hiện tượng lịch sử - xã hội. Việc không phê phán tôn giáo về mặtthực tiễn, không đề ra việc khắc phục tôn giáo một cách thực tiễn, khônggắn liền việc phê phán tôn giáo với việc khẳng định tư tưởng duy vật khoahọc là những hạn chế của hệ thống triết học duy vật cũ.[1][2]C.Mác - Ph.Ăngghen, Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, T.1, tr. 13.C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, T.20, tr. 437.4Tôn giáo học mác-xít gắn liền sự nghiên cứu tôn giáo về mặt lýluận với cuộc đấu tranh chống tôn giáo về mặt thực tiễn, gắn liền việc phêphán tôn giáo với việc giáo dục thế giới quan khoa học và đặt toàn bộ việcphê phán tôn giáo trên cơ sở cuộc đấu tranh giai cấp. Trong "Góp phần phêphán triết học pháp quyền của Hê-ghen", C.Mác cho rằng: "Xóa bỏ tôngiáo, với tính cách là xóa bỏ hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân là yêu cầuthực hiện hạnh phúc thật sự của nhân dân [...]. Phê phán thượng giới biếnthành phê phán cõi trần, phê phán tôn giáo biến thành phê phán phápquyền, phê phán thần học biến thành phê phán chính trị"[1].Trên cơ sở nhận thức khoa học về tôn giáo, Tôn giáo học mác-xítchỉ ra con đường khắc phục mặt tiêu cực của tôn giáo. Tôn giáo không thểbị tiêu diệt, bị ngăn cấm, bị xóa bỏ bằng sự phê phán tinh thần hoặc bằngcác biện pháp hành chính, mà chỉ có thể "chết cái chết tự nhiên" của nó khinhững quan hệ hiện thực làm nảy sinh ra nó bị lật đổ một cách thực tiễn vàthay vào đó là một xã hội mới được xây dựng lại một cách triệt để. Đó làkhi "thông qua việc nắm toàn bộ các tư liệu sản xuất và sử dụng đượcnhững tư liệu ấy một cách có kế hoạch - xã hội tự giải phóng mình và giảiphóng tất cả mọi thành viên trong xã hội khỏi tình trạng bị nô dịch" [1].Như vậy, từ góc độ triết học mác-xít, tôn giáo học nghiên cứu tôngiáo với tính cách là một loại hình ý thức xã hội đặc thù, là một cách hiểuduy tâm, thần bí về thế giới hiện thực. Triết học duy tâm thường xuất pháttừ thực thể tinh thần để giải thích thế giới, cho thế giới, trong đó có conngười là sản phẩm sáng tạo của Chúa. Còn triết học duy vật lại cho rằng,tôn giáo là sự phản ánh sai lệch của con người về thế giới, về xã hội củachính con người.Từ góc độ lịch sử - văn hóa, Tôn giáo học xem tôn giáo như là sảnphẩm của một nền văn hóa tương ứng với một giai đoạn lịch sử của conngười, mang bản sắc của các cộng đồng, dân tộc. Bản thân con người, tronglịch sử, trong hiện tại và cả trong tương lai không những chỉ sống với cái gì[1]C.Mác - Ph.Ăngghen, Tuyển tập, T.5, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tr. 449.5"đã có", "hiện có" mà còn sống với cả những cái "không có" hoặc chỉ có"trong thế giới tâm linh".Trong xã hội hiện đại, nguồn gốc xã hội, nguồn gốc nhận thức vàtâm lý nuôi dưỡng và làm nảy sinh ý thức tôn giáo vẫn còn. Sự đe dọa bởithiên tai, bệnh tật, chiến tranh, sự áp bức bóc lột, sự bất công... khiến chocon người còn bị đau khổ về vật chất, hụt hẫng về tinh thần. Tôn giáo vẫncòn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, nó giúp họ "đền bù"vào những chỗ hẫng hụt ấy mà những giá trị văn hóa - xã hội hiện tại chưathỏa mãn được.Là sự phản ánh "hư ảo" hiện thực, do đó tôn giáo có ảnh hưởngkhông nhỏ tới sự phát triển tư duy khoa học, hạn chế tính năng động sángtạo của con người, song nó vẫn có những giá trị văn hóa - xã hội nhất định.Những giá trị văn hóa của tôn giáo được thể hiện rõ nét trong lĩnhvực đạo đức và nghệ thuật. Trong các kinh sách, giáo lý của các tôn giáođều chứa đựng những tư tưởng nhân văn. Phật giáo đề cao tư tưởng từ bi,hỉ xả. Ki-tô giáo đề cao tư tưởng bình đẳng bác ái. Nho giáo đề cao giá trịnhân nghĩa...Nhìn chung, các tôn giáo đều khuyên răn con người hướng thiện,tranh ác. Những giá trị đạo đức tôn giáo góp phần hình thành và phát triểnnhững chuẩn mực đạo đức xã hội. Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới,Đảng ta cho rằng, đạo đức tôn giáo có những điểm phù hợp với công cuộcxây dựng xã hội mới.Trong lịch sử văn hóa nhân loại, tôn giáo có ảnh hưởng đáng kểtrong sự phát triển của các ngành nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, kiếntrúc, âm nhạc, văn học... Không ít các hình tượng nghệ thuật, các côngtrình kiến trúc đặc sắc khai thác đề tài tôn giáo. Các tác phẩm nghệ thuậtthời Phục hưng ở Tây Âu là sự minh chứng rõ ràng về điều đó.Ở nước ta, nhiều công trình kiến trúc đặc sắc gắn liền với các khônggian tôn giáo như chùa Một Cột, chùa Tây Phương, tháp Báo Thiên, đền6Trấn Vũ... Các lễ hội dân gian truyền thống như ngày giỗ Tổ Hùng Vươngở Phú Thọ; nghi lễ cầu mưa, rước nước, thờ Thành hoàng ở nhiều nơi là sựthể hiện nhu cầu tâm linh tôn giáo của nhân dân.Vì vậy, khoa học nghiên cứu về tôn giáo đòi hỏi phải có nhận địnhđánh giá khách quan về bản chất và vai trò xã hội của tôn giáo. Không nêncó những thiên kiến sai lệch về tôn giáo. Bên cạnh mặt hạn chế, tiêu cực,"độc hại" tôn giáo còn có tính tích cực của nó. Tính tích cực của tôn giáothể hiện rõ nét trong lĩnh vực đạo đức, văn hóa - nghệ thuật.Tôn giáo học nghiên cứu tôn giáo không chỉ với tư cách là một loạihình ý thức xã hội mà còn là một hiện tượng lịch sử - văn hóa. Do vậy, Tôngiáo học có mối quan hệ mật thiết với các bộ môn khoa học xã hội và nhânvăn khác như triết học, sử học, chính trị học, xã hội học, tâm lý học, vănhóa học...Triết học giúp cho quá trình hình thành thế giới quan và phươngpháp luận của người nghiên cứu tôn giáo. Cuộc đấu tranh giữa tư tưởngduy vật với tư tưởng duy tâm trong triết học gắn liền với cuộc đấu tranhgiữa tư tưởng vô thần và hữu thần [tư tưởng tôn giáo]. Chủ nghĩa duy vậttrong triết học là cơ sở để hình thành và phát triển ý thức vô thần. Ý thứcvô thần và hữu thần là sản phẩm của quan hệ không phụ thuộc [tự do] hoặcphụ thuộc [không tự do] của con người với thế giới hiện thực [xem mô hìnhdưới đây].Ý thức tôn giáoTôn giáoCon ngườiCá thểXã hộiQuan hệ phụ thuộcQuan hệ không phụ thuộcÝ thức vô thần,chủ nghĩa duy vật khoa học7Môi trườngTự nhiênXã hộiKhoa học lịch sử thường nghiên cứu tôn giáo gắn liền với các sựkiện trong mỗi thời kỳ lịch sử. Thí dụ, khi nghiên cứu về xã hội chiếm hữunô lệ, các nhà sử học không thể không đề cập tới sự ra đời của đạo Ki-tô vàđạo Phật. Hay nói về cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Tây Âu chống giaicấp phong kiến thì không thể không đề cập tới sự ra đời của đạo Tin Lành.Chính trị học thường xem tôn giáo là ý thức hệ của các giai cấpthống trị, là một trong những công cụ thống trị về mặt tinh thần góp phầncủng cố và giữ vững quyền lực chính trị. Bên cạnh đó tôn giáo còn đượcxem như là vũ khí đấu tranh của giai cấp bị trị, là con đường giải thoát vềmặt tinh thần của họ.Xã hội học, Tâm lý học thường khai thác mặt xã hội và tâm lý tôngiáo trong con người và các cộng đồng người.Đến lượt mình, Tôn giáo học thường dựa trên các thành tựu nghiêncứu của các ngành khoa học khác để nghiên cứu tôn giáo. Thí dụ, để cónhận định về xu hướng vận động của tôn giáo trong xã hội hiện đại, cácnhà nghiên cứu tôn giáo sử dụng các kết quả điều tra xã hội học...Hiện nay trên thế giới số lượng tín đồ theo các tôn giáo khác nhaucó tới trên dưới ba tỷ. Ở nước ta, theo số liệu thống kê mới nhất, thì Phậtgiáo có 7.620.480, Công giáo có 5.028.480, Tin Lành có 412.344, Cao Đàicó 1.147.527, Hòa Hảo có 1.306.969, Hồi giáo có 93.294 tín đồ [1]. Các tổchức tôn giáo với số lượng tín đồ ấy là một thực thể xã hội to lớn, rất đángquan tâm. Nhiều vấn đề về chính trị, xã hội, dân tộc, văn hóa, giáo dục cóliên quan đến các tổ chức và tín đồ tôn giáo.Vì vậy, kết quả nghiên cứu khoa học về tôn giáo là rất cần thiết. Đólà cơ sở khoa học để đề ra và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước tavề công tác tôn giáo. Nghiên cứu tôn giáo không phải chỉ đơn thuần nhằmthỏa mãn nhu cầu về lý luận mà còn nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết củaVấn đề về tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ban tư tưởng văn hóaTrung ương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 134-135.[1]8cuộc sống. Do vậy, đối tượng nghiên cứu của tôn giáo học còn bao gồmviệc tìm hiểu quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng vàNhà nước ta về tôn giáo. Trên cơ sở đó để hiểu rõ việc làm tốt công tác tôngiáo cũng là làm tốt công tác vận động quần chúng, củng cố và xây dựngkhối đại đoàn kết toàn dân.2. Phương pháp nghiên cứu của Tôn giáo họcMỗi bộ môn khoa học trước hết khác nhau ở đối tượng nghiên cứuvà sau đó ở phương pháp nghiên cứu.Đối tượng nghiên cứu của Tôn giáo học được xác định như trên, đòihỏi phải có phương pháp nghiên cứu thích hợp.Phương pháp nghiên cứu của Tôn giáo học không phải chỉ là mộtphương pháp cụ thể mà là hệ thống các phương pháp. Trong đó có phươngpháp chung là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vậtlịch sử và các phương pháp cụ thể như phân tích, so sánh, mô tả...Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi chúng taphải có quan điểm thực tiễn về tôn giáo. C.Mác cho rằng: "Đời sống xã hội,về thực chất là có tính thực tiễn. Tất cả những sự thần bí đang đưa lý luậnđến chủ nghĩa thần bí, đều được giải đáp một cách hợp lý trong thực tiễncủa con người và trong sự hiểu biết thực tiễn ấy"[1]. Như vậy, tôn giáo khôngphải là cái siêu nhiên, thần bí mà là sản phẩm của xã hội. Là một hiện tượngxã hội, tôn giáo có nguồn gốc từ hoạt động thực tiễn. Hoạt động có ý thức,có mục đích, trước hết là hoạt động sản xuất vật chất là điểm xuất phát củalịch sử nhân loại. Lịch sử của xã hội loài người, suy cho cùng là lịch sử củanền sản xuất vật chất. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự hình thành và pháttriển của các hiện tượng mang tính lịch sử - xã hội trong đó có tôn giáo.Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, là một yếu tố của kiến trúcthượng tầng xã hội có quy luật hình thành, vận động và biến đổi riêng. Nótồn tại như một "chỉnh thể" bao gồm nhiều yếu tố như ý thức, tổ chức, nghilễ... song lại là một yếu tố trong chỉnh thể lớn, đó toàn bộ đời sống tinh[1]C.Mác - Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 12.9thần của xã hội. Do vậy phải có quan điểm biện chứng, hệ thống cấu trúcvà lịch sử - cụ thể khi nghiên cứu tôn giáo.Sự tồn tại của tôn giáo là tồn tại trong sự vận động, biến đổi, liên hệvà tác động qua lại với các hình thái ý thức xã hội khác, với các yếu tố kháccủa kiến trúc thượng tầng.Nghiên cứu tôn giáo vì thế phải thấy được sự vận động lịch sử trongtoàn bộ tính phong phú, đa dạng qua các kiểu và hình thức biểu hiện củanó. Là sản phẩm của lịch sử, song cũng là sự phản ánh các giai đoạn khácnhau của lịch sử, do đó không nên chỉ dừng lại ở cái bản chất, tất yếu, trừutượng mà còn phải thấy được cái cụ thể trong những giới hạn thời gian vàkhông gian, phải thấy được cái đặc thù của tôn giáo.Để xem xét, đánh giá các hiện tượng tôn giáo theo phương phápluận biện chứng, cần phải đặt mỗi hiện tượng tôn giáo vào đúng hoàn cảnhcụ thể của nó, xem xét tất cả các mối liên hệ, từ đó xác định nguyên nhân,điều kiện làm nảy sinh ra hiện tượng đó và đề ra biện pháp ứng xử thích hợp.Bản chất của tôn giáo là sự phản ánh một cách "hư ảo" trong đầu óccon người những lực lượng tự nhiên và xã hội đang thống trị con người,song nó vẫn là sự phản ánh đặc biệt hiện thực cuộc sống. Do đó xem xéthiện tượng tôn giáo cần phải thấy được mối liên hệ giữa tôn giáo với điềukiện sinh hoạt xã hội làm nảy sinh và nuôi dưỡng tôn giáo.Tôn giáo là một hiện tượng mang tính hai mặt: tiêu cực và tích cực.Do vậy cần phải thấy sự "đối lập" nhưng lại thống nhất với nhau ấy trongmột hiện tượng tôn giáo. Luận điểm của C.Mác: "Tôn giáo là thuốc phiệncủa nhân dân" không chỉ có ý nghĩa: tôn giáo làm tha hóa con người màcòn có ý nghĩa: tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân.Ngoài phương pháp luận chung là phương pháp duy vật biện chứngvà phương pháp duy vật lịch sử, Tôn giáo học còn sử dụng các phươngpháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, mô tả, phương pháp điều tra,thống kê xã hội học...103. Nội dung nghiên cứu của Tôn giáo họcTừ việc xác định đối tượng và phương pháp nghiên cứu, Tôn giáohọc có nội dung nghiên cứu cụ thể là:Thứ nhất, từ giác độ của triết học mác-xít, Tôn giáo học giải quyếtnhững vấn đề lý luận chung như bản chất, nguồn gốc, kết cấu, chức năng,vai trò của tôn giáo.Thứ hai, Tôn giáo học giải quyết những vấn đề thuộc lịch sử các tôngiáo: Hoàn cảnh ra đời, giáo lý, giáo luật và hệ thống nghi lễ thờ phụng củacác kiểu và hình thức tôn giáo trong lịch sử.Thứ ba, từ vấn đề lý luận chung và lịch sử các tôn giáo, Tôn giáohọc nêu lên một cách hệ thống những quan điểm cơ bản của Đảng và chínhsách tôn giáo của Nhà nước ta về tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội.Cả ba nội dung bên có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chỉ có thểhiểu và thực hiện tốt các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vềtôn giáo trên cơ sở hiểu những vấn đề lý luận cơ bản, những vấn đề lịch sử,cụ thể của các hình thức tôn giáo. Nhận thức lý luận đạt đến trình độ khoahọc về tôn giáo là cơ sở để đưa ra những giải pháp có tính khả thi trongviệc định hướng các hoạt động tôn giáo, giúp chúng ta hiểu được tính phứctạp của những biểu hiện trong đời sống tôn giáo hiện nay.11Chương 2MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÔN GIÁO1. BẢN CHẤT CỦA TÔN GIÁO1.1. Các quan điểm ngoài mác-xít về bản chất của tôn giáoTôn giáo là một hiện tượng lịch sử thuộc lĩnh vực tinh thần của đờisống xã hội. Trên thế giới có tới hàng ngàn các loại hình tôn giáo khácnhau. Do cách tiếp cận, mục đích nghiên cứu khác nhau, các cách hiểu vềtôn giáo, vì vậy rất khác nhau. Để đưa ra một cách hiểu khoa học có thểkhái quát được những nét đặc trưng nhất của tôn giáo, cần điểm qua một sốquan điểm khác nhau về tôn giáo trong giới nghiên cứu.1.1.1. Quan điểm của triết học trước C.Mác về bản chất của tôn giáoChủ nghĩa duy tâm khách quan với các đại biểu như Platôn, [427 347 TCN], Ph.Hê-ghen [1770 - 1831] đều xuất phát từ thực thể tinh thầnnhư "ý niệm", "ý niệm tuyệt đối" để giải thích các hiện tượng trong tựnhiên cũng như trong xã hội.Theo họ, lịch sử của xã hội là lịch sử biến đổi của tinh thần, ý thức.Tôn giáo là một sức mạnh kỳ bí thuộc "tinh thần" tồn tại vĩnh hằng, là cáichủ yếu đem lại sinh khí cho con người.Một số nhà triết học duy tâm chủ quan như: R.Otto, Đ.Hium[1711 - 1776] lại cho tôn giáo là thuộc tính vốn có trong ý thức của conngười, tồn tại không lệ thuộc vào hiện thực khách quan.Một số nhà thần học như Tômát - Đacanh, [1225 - 1274], Phôn-ti-lích[1886 - 1965], Klê-ma-chơ, J.Oát v.v... xem tôn giáo là niềm tin vào cáithiêng liêng, huyền bí, ở đó ẩn chứa sức mạnh siêu nhiên có thể giúp conngười thoát khỏi khổ đau và có được hạnh phúc. Niềm tin vào cái thiêngliêng, cái siêu nhiên ở đây chính là niềm tin vào Thượng đế. Như vậy niềmtin vào cái "tối thượng" [Thượng đế] chính là tôn giáo.12Các nhà duy vật trước Mác đều có lập trường không triệt để về vấnđề tôn giáo, mặc dù cơ sở thế giới quan của họ là thừa nhận tính thứ nhấtcủa thế giới vật chất.Trong các nhà triết học duy vật trước Mác, thì L.Phoi-ơ-bắc đã cóquan điểm tiến bộ nhất về tôn giáo khi ông cho rằng: Không phải Thượngđế sáng tạo ra con người mà ngược lại, chính con người đã sáng tạo raThượng đế theo mẫu hình của mình. Tuy nhiên do "xuất phát từ sự thực làsự tha hóa về mặt tôn giáo, thế giới tưởng tượng và thế giới hiện thực"L.Phoi-ơ-bắc "đã hòa tan thế giới tôn giáo vào cơ sở trần tục của nó khôngthấy rằng "tình cảm tôn giáo, cũng là một sản phẩm xã hội" [1]. Và vì thế,ông đã có hạn chế là không thấy được bản chất xã hội của tôn giáo.1.1.2. Quan điểm của các học giả tư sản về bản chất của tôn giáoCác nhà xã hội học tư sản như E.Durkheim, M.Weber đã có cáinhìn mới về tôn giáo.E.Durkheim [1858 - 1917] coi xã hội như là một hiện thực siêu hình[réalite metaphysique] được nuôi dưỡng bằng một ý thức tập thể. Mà ýthức tập thể được tạo bởi những niềm tin, những tình cảm của mỗi thànhviên. Niềm tin và ý thức tôn giáo chính là xạ ảnh của đời sống xã hội.Trong xã hội, các thành viên của tập thể được cố kết bởi một tôn giáochung. E.Durkheim cho rằng, tôn giáo là trạng thái tư tưởng nằm ở các biểutượng và được thể hiện thông qua các nghi lễ thờ cúng. Theo ông, tô-temgiáo của người nguyên thủy vừa là biểu tượng của tinh thần [cái thiêng]vừa là biểu tượng của cộng đồng xã hội [cái thế tục]. Như vậy, cái thế tụcvà cái thiêng liêng là tính chất chung của tôn giáo.M.Weber [1864 - 1920] xem tôn giáo như là cách nhìn của conngười về thế giới, hơn nữa còn là thái độ ứng xử của các cá nhân và cácnhóm xã hội, đặc biệt là thái độ đối với kinh tế. Tôn giáo là "một dạng đặcbiệt của hoạt động trong cộng đồng" gắn với "các thế lực siêu nhiên" [2].C.Mác [1995], Luận cương về Phoi-ơ-bắc, C.Mác- Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốcgia, Hà Nội, tr. 37 - 38.[2]Viện Nghiên cứu tôn giáo [1994], Về tôn giáo, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 166.[1]13Như vậy, các nhà xã hội học tư sản nhìn chung cho tôn giáo là mộthoạt động mang tính xã hội, là cái chung cho một nhóm xã hội, là thái độứng xử của con người trong cộng đồng xã hội.Z.Freud [1856 - 1939] nhà phân tâm học người Đức cho tôn giáo làsản phẩm của vô thức, là "sự thăng hoa", "niềm hân hoan" của ngườinguyên thủy trong tục "ăn thịt vật tổ". Hình thức tôn giáo đầu tiên là tôtem giáo.B.Tylor, từ góc độ nhân loại học xem tôn giáo là "lòng tin vàonhững vật linh", các vật ấy là mama hay Wakan mang tính siêu nhiên và cólinh hồn [animé]. Ông cho rằng "mặt trời và các vì tinh tú, cây cối và sôngngòi, gió và mây trở nên những tạo vật sống động và cũng có cuộc sốngnhư người và sinh vật"[1].Max Muller [1823 - 1900] từ góc độ ngôn ngữ học, xem tôn giáo làniềm tin vào các vị thần. Sự xuất hiện các vị thần là do "căn bệnh của ngônngữ" do sự hỗn độn trong hệ thống danh từ, là sự nhân cách hóa về thầnlinh. Là hiện tượng biến đổi của ngôn ngữ: Nomina - numina, lúc đầu mộthiện tượng nào đó chỉ là một cái tên gọi [nomen] sau trở thành một thầnlinh [numen][2]W.Schmidt [1858 - 1954] đi từ giác độ dân tộc học lịch sử để xemxét tôn giáo. Theo ông, tôn giáo là "niềm tin vào một vị chúa vĩ đại và vĩnhhằng, toàn bí, nhân từ và sáng tạo đang ngự ở trên trời"[3].Jablôkov, Troi-bi, C.Dao-sơn [1889 - 1970], V.Ma-li-nốp-xki[1884 - 1942], trên bình diện văn hóa học, xem tôn giáo là một yếu tố củavăn hóa, là một hiện tượng văn hóa [4]. Trong văn hóa có văn hóa tôn giáođược cấu thành từ hai yếu tố chính là ý thức tôn giáo và nghi lễ thờ cúng.Tôn giáo là sự hiện thực hóa sự tồn tại của con người qua những hoạt độngThông tin khoa học xã hội chuyên đề [1997, Tôn giáo và đời sống hiện đại, tập 1, Hà Nội, tr.26.Thông tin khoa học xã hội chuyên đề [1977], Tôn giáo và đời sống hiện đại, tập 1, Hà Nội, tr. 24 25.[3]Thông tin khoa học xã hội chuyên đề [1977], Tôn giáo và đời sống hiện đại, tập 1, Hà Nội, tr. 30[4]Thông tin khoa học xã hội chuyên đề [1977], Tôn giáo và đời sống hiện đại, tập 1, Hà Nội, tr. 67,165, 170, 174.[1][2]14mang ý nghĩa và nội dung tôn giáo được truyền lại cho các thế hệ sau, đượchọ gìn giữ, tiếp thu.Troi-bi cho tôn giáo là cơ sở và tiêu chí của hoạt động tinh thần, nóđược biểu đạt bằng hình thức văn minh.C.Dao-sơn cho tôn giáo không phải là hình thái ý thức trừu tượng,mà là một truyền thống văn hóa, tập tục văn hóa.V.Ma-li-nốp-xki cho tôn giáo và văn hóa là hai cái cùng tồn tại, songvăn hóa chỉ là cái phái sinh, cái gián tiếp đối với nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo.Như vậy, các cách tiếp cận trên về tôn giáo, do hạn chế lịch sử vàlợi ích giai cấp không cho chúng ta thấy bản chất đích thực của tôn giáo.Quan điểm của các nhà triết học duy tâm, thần học do xuất phát từ"tinh thần", "ý thức" để lý giải một hiện tượng khác cùng thuộc lĩnh vựcđời sống tinh thần là tôn giáo. Họ đã thần bí hóa hiện tượng tôn giáo, chorằng tôn giáo chỉ có thể cảm nhận chứ không thể lý giải được. Chỉ có thểtin để hiểu chứ không phải hiểu để rồi tin.Quan điểm triết học nhân bản của L.Phoi-ơ-bắc đã chỉ ra nguồn gốcnhận thức của tôn giáo, đấu tranh chống quan điểm duy tâm về con người,về Thượng đế. Tuy nhiên, trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm, ông đãkhông thấy được nguồn gốc, bản chất xã hội, chức năng "đền bù hư ảo" vànhững mặt tiêu cực của tôn giáo.Quan điểm của các nhà xã hội học tư sản chủ yếu đi sâu phân tíchchức năng xã hội, vai trò và ảnh hưởng của tôn giáo, song lại tách tôn giáora khỏi đời sống tinh thần phong phú của con người, không thấy được ranhgiới các hiện tượng tôn giáo và phi tôn giáo.Quan điểm phân tâm học đi sâu nghiên cứu sự thể hiện nội tâm, đólà niềm tin, tâm lý tôn giáo, song lại chưa thấy được mặt xã hội của nó.Quan điểm văn hóa về tôn giáo, có ưu điểm là làm nổi bật tính đadạng, phong phú và phức tạp của tôn giáo, song lại có hạn chế là hòa đồngtôn giáo vào văn hóa, không thấy được cái đặc thù của tín ngưỡng là cáithiêng rất được đề cao.15Để có cách nhìn khách quan, khoa học đối với tôn giáo, sự cần thiếtphải có phương pháp nghiên cứu khoa học, đó là phương pháp duy vật biệnchứng và phương pháp duy vật lịch sử với các quan điểm thực tiễn, lịch sửcụ thể, hệ thống cấu trúc của chủ nghĩa Mác - Lênin.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất của tôn giáo1.2.1. Bản chất của tôn giáoC.Mác cho rằng: "Đời sống xã hội, về thực chất là có tính thực tiễn.Tất cả những sự thần bí đang đưa lý luận đến chủ nghĩa thần bí, đều đượcgiải đáp một cách hợp lý trong thực tiễn của con người và trong sự hiểubiết thực tiễn ấy" [1]. Như vậy, tôn giáo về bản chất, không phải là sản phẩmcủa thần thánh, là cái siêu nhiên, thần bí mà là sản phẩm của xã hội. Là mộthiện tượng xã hội, không tách rời xã hội, mang bản chất xã hội, tôn giáocũng là hiện tượng thuộc đời sống tinh thần của xã hội, chịu sự quy địnhcủa đời sống vật chất. Ở đây không phải tinh thần, ý thức quyết định đờisống hiện thực mà ngược lại. Ý thức, trong đó có ý thức tôn giáo, chỉ là ýthức của cá nhân, cộng đồng người trong xã hội, phản ánh tồn tại xã hội.Chủ nghĩa duy tâm xuất phát từ các phạm trù mang tính tư biện như"tự ý thức", "ý niệm tuyệt đối", "ý chí thánh linh" để giải thích lịch sử, coiđó là tiền đề để hư cấu lịch sử. Ngược lại các nhà kinh điển của chủ nghĩaMác - Lênin lại xuất phát từ hoạt động sản xuất vật chất để giải thích lịch sử.Theo C.Mác, lịch sử xét cho cùng là lịch sử của sản xuất vật chất. Lịch sửnhân loại bắt đầu từ đâu thì tư duy lô-gíc cũng bắt đầu từ đấy, lịch sử nhânloại phát triển như thế nào thì tư duy lô-gíc cùng diễn biến như thế ấy.Trong các tác phẩm của mình C.Mác, Ph.Ăngghen đều xem sảnxuất vật chất là cơ sở của sự hình thành và phát triển của các hiện tượngmang tính lịch sử xã hội, trong đó có tôn giáo. Tôn giáo là một hiện tượnglịch sử, một sản phẩm của thời đại lịch sử nhất định.C.Mác [1995], Luận cương về Phoi-ơ-bắc, C.Mác - Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốcgia, Hà Nội, tr. 12.[1]16Trong "Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen"C.Mác cho rằng không phải tôn giáo sáng tạo ra con người mà chính conngười sáng tạo ra tôn giáo. "Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác củacon người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mìnhmột lần nữa. Nhưng con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩnnáu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhànước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, tức thế giớiquan lộn ngược, vì chính bản thân chúng là thế giới lộn ngược... Tôn giáobiến bản chất con người thành tính hiện thực ảo tưởng, vì bản chất conngười không có tính hiện thực thật sự. Do đó, đấu tranh chống tôn giáo làgián tiếp đấu tranh chống cái thế giới mà lạc thú tinh thần của nó là tôn giáo.Sự nghèo nàn của tôn giáo, vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiệnthực, vừa là sự phẩn kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo làtiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có tráitim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần.Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân"[1].Như vậy C.Mác đã làm rõ bản chất xã hội của tôn giáo. Tôn giáokhông phải là cái tự có mà là sản phẩm của con người xã hội, cũng tức làphương thức tồn tại của con người. Tôn giáo là sự phản ánh xã hội con ngườivào trong ý thức của con người. Song sự phản ánh đó chỉ là sự phản ánhphi lý tính, hoang đường, bóp méo hiện thực, để rồi sau đó lấy cái phi lý,hoang đường làm chuẩn mực để giải thích hoặc chi phối hiện thực của conngười.Không phải con người cá nhân, riêng lẻ mà là con người xã hội đãsản sinh ra tôn giáo, do đó tôn giáo là một hiện tượng xã hội.Tôn giáo là sản phẩm của ý thức con người, là sự phản ánh của ýthức con người về trạng thái xã hội trong đó con người sống. Vì thế tôn[1]C. Mác - Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 955, 569 - 570..17giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt phản ánh cái tồn tại xã hội đã sinhra nó.Ở đây C.Mác xem xét bản chất của tôn giáo trên cơ sở xem xét bảnchất đời sống xã hội, môi trường xã hội trong đó nảy sinh và nuôi dưỡngtôn giáo. Để khắc phục những hạn chế tôn giáo cần phải khắc phục nhữnghạn chế xã hội đã trói buộc tự do của con người.Trong tác phẩm "chống Đuy-rinh" Ph.Ăngghen đã làm rõ bản chấtcủa tôn giáo trên cơ sở xem tôn giáo như là một hình thái ý thức xã hội:"Bất cứ tôn giáo nào cũng đều chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc người tanhững sức mạnh ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ làsự phản ánh trong đó sức mạnh ở thế gian mang hình thức siêu thế gian...Bên cạnh những lực lượng thiên nhiên lại còn có cả những lực lượng xã hộitác động - những lực lượng này đối lập với con người, một cách cũng xa lạlúc đầu cũng không thể hiểu được đối với họ, và cũng thống trị họ với cáivẻ tất yếu bề ngoài giống như bản thân những lực lượng tự nhiên vậy"[1].Như vậy, Ph.Ăngghen một lần nữa khẳng định tôn giáo không nhữnglà một hiện tượng xã hội mà còn là một hình thái ý thức xã hội, là mộthình thức phản ánh đặc biệt của con người về thế giới hiện thực.Như vậy, khác hẳn các nhà triết học duy tâm lấy ý thức, tôn giáo đểgiải thích lịch sử, thậm chí coi tôn giáo là phạm trù vượt qua lịch sử, là cáithần bí, thiêng liêng và vĩnh hằng, các nhà triết học mác-xít lấy lịch sử cáchình thái kinh tế xã hội, để giải thích tôn giáo và đi đến nhận định mangtính khách quan, khoa học là: Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử, là một hìnhthái ý thức xã hội phản ánh một cách hư ảo những điều kiện kinh tế - xã hộicủa các thời đại, nhằm đền bù cho những bất lực của con người.Tôn giáo có những đặc trưng cơ bản là:1. Tôn giáo là sự phản ánh hư ảo của con người về tồn tại xã hội vàchịu sự quy định của tồn tại xã hội đã sinh ra nó. Tôn giáo còn là sự phảnPh.Ăngghen [1995], Chống Đuy.rinh, C.Mác - Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội, tr. 437-438.[1]18ánh của nhận thức, là một cách lý giải của con người về các hiện tượngxung quanh cuộc sống của chính con người. Tôn giáo có nguồn gốc xã hội,nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý trong quá trình hình thành và tồntại, có chức năng "đền bù hư ảo", xoa dịu nỗi đau hiện thực và hướng tới sựgiải thoát về tinh thần.2. Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử, đồng thời cũng là một hìnhthái ý thức xã hội có quy luật hình thành và tồn tại riêng. Tôn giáo vừa làmột "chỉnh thể" hoàn chỉnh, song lại là một "yếu tố" trong chỉnh thể lớn, đólà toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội. Vì vậy, tôn giáo có mối liên hệmật thiết với các hình thái ý thức xã hội khác như triết học, đạo đức, phápquyền, thẩm mỹ, chính trị...1.2.2. Kết cấu của tôn giáoTôn giáo có hình thức biểu hiện đa dạng, phong phú song bao giờnó cũng được tạo thành bởi các yếu tố cơ bản là ý thức tôn giáo, hệ thốngnghi lễ tôn giáo và tổ chức tôn giáo.Ý thức tôn giáo bao gồm tâm lý tôn giáo, và hệ tư tưởng tôn giáo.Tâm lý tôn giáo là cấp độ thấp của ý thức tôn giáo thuộc lĩnh vực ýthức thông thường. Nó phản ánh trực tiếp cuộc sống, mang tính tự phát. Tâmlý tôn giáo bao gồm tình cảm, tâm trạng, nguyện vọng của tín đồ.Tình cảm tôn giáo bao gồm những trạng thái xúc cảm, rung độngtrước những biểu tượng tôn giáo. Nó thể hiện sự tôn thờ, thành kính và baogiờ cũng mang tính thiêng liêng, cao cả. Tình cảm tôn giáo được hìnhthành, củng cố, được khẳng định dẫn tới niềm tin tôn giáo.Niềm tin tôn giáo là trạng thái tâm lý đặc biệt của chủ thể nhậnthức. Chủ thể của niềm tin tôn giáo là các tín đồ tôn giáo. Niềm tin tôn giáođược hình thành trên cơ sở những thông tin nhất định về khách thể, đượcthể hiện thông qua các ý niệm, biểu tượng tôn giáo. Nội dung của nó là sựtin tưởng, ngưỡng mộ, sùng bái vào một thực thể siêu việt nào đó nhưThượng đế, Thần, Phật... Sự xuất hiện và tồn tại của niềm tin tôn giáo được19quy định bởi trình độ, khả năng nhận thức của tín đồ. Nó được hình thànhtrong hoàn cảnh tù túng, bất lực của con người trong hiện thực cuộc sống.Họ không làm chủ được mình hoặc "đánh mất mình", có nhu cầu được đềnbù, xoa dịu bằng niềm tin vào lực lượng siêu nhiên. Được hình thành và tồntại trên cơ sở tình cảm tôn giáo nên bản chất của niềm tin tôn giáo là khẳngđịnh sự tồn tại và cứu giúp của Thượng đế, Thần, Phật... niềm tin tôn giáobao giờ cũng giữ vai trò là hạt nhân của ý thức tôn giáo.Niềm tin tôn giáo thường đối lập với niềm tin khoa học. Khi nóđược nâng lên ở cấp độ cao trong hoạt động nhận thức thì trở thành đức tíntôn giáo.Đức tín tôn giáo là niềm tin tôn giáo được hình thành, củng cố, đềcao trên cơ sở có sự lý giải mang tính hệ thống, lô-gíc của thế giới quan tôngiáo. Những tín đồ khi có đức tin tôn giáo sẵn sàng "tử vì đạo". Chính đứctin tôn giáo là yếu tố dễ đưa tín đồ tới những hành động cuồng tín khi bị kẻxấu kích động.Hệ tư tưởng tôn giáo là hệ thống những tư tưởng, quan điểm tôngiáo mang tính lý luận và được khái quát thành các giáo lý, tín điều tôngiáo. Các tư tưởng, quan điểm tôn giáo đều chứng minh sự tồn tại của đấngsiêu nhiên, tính đúng đắn của giáo lý, sự thiêng liêng của kinh sách, của cácquy phạm đạo đức và nghi lễ tôn giáo.Hệ tư tưởng tôn giáo có cơ sở lý luận là chủ nghĩa duy tâm trong triếthọc, do các nhà hành nghề tôn giáo chuyên nghiệp biên soạn, hệ thống. Trongxã hội có giai cấp, hệ tư tưởng tôn giáo thường mang tính giai cấp, được cácgiai cấp thống trị lợi dụng biến thành công cụ thống trị về mặt tư tưởng.Tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo có mối quan hệ qua lại, tácđộng và bổ sung lẫn nhau.Tâm lý tôn giáo là mảnh đất màu mỡ để truyền bá, phổ biến hệ tưtưởng tôn giáo. Nhờ nó, hệ tư tưởng tôn giáo mang một sắc thái tình cảm20đặc biệt, đó là sự thiêng liêng, cao cả. Hệ tư tưởng tôn giáo là yếu tố gópphần tái tạo tâm lý tôn giáo, thúc đẩy sự phát triển ý thức tôn giáo trong tín đồ.Ý thức tôn giáo là sự phản ánh hư ảo, sai lầm hiện thực vì vậy nócó tác động tiêu cực tới tư tưởng và hành vi con người. Hướng con ngườivào khách thể tưởng tượng, làm tiêu tan tính chủ động, tích cực và sángtạo, ngăn cản sự phát triển của thế giới khoa học và sự tiến bộ xã hộinói chung.Hệ thống nghi lễ tôn giáo.Trong các yếu tố của tôn giáo bên cạnh ý thức tôn giáo còn có hệthống nghi lễ. Nghi lễ tôn giáo là cái đặc biệt được coi trọng, nó mang tínhhệ thống, được quy định chặt chẽ bởi giáo lý, giáo luật, được duy trì thườngxuyên, có tổ chức và mang tính bắt buộc với tín đồ.Nghi lễ là hình thức, phương tiện để chuyển tải niềm tin tôn giáo.Nghi lễ bao gồm hệ thống những biểu tượng mang tính thần thánh vànhững điều răn dạy, kiêng kỵ. Trong hệ thống nghi lễ thì hoạt động thờcúng là yếu tố cơ bản, là sự hiện thực hóa ý thức tôn giáo.Thờ cúng là hoạt động có ý thức của con người, là tổng thể phứchợp của các yếu tố: ý thức tôn giáo, biểu tượng tôn giáo và nghi lễ thờ cúngtrong không gian tôn giáo. Thờ là yếu tố thuộc ý thức tôn giáo, là cõi tâmlinh, tình cảm thiêng liêng, lòng thành kính, niềm tin vào sự che chở, cứu giúpcủa đấng siêu nhiên.Biểu tượng tôn giáo bao gồm hệ thống những vật thể có ý nghĩathiêng liêng, cao cả được dùng trong các hoạt động thờ cúng và sinh hoạttôn giáo. Cây thánh giá của Cơ Đốc giáo, ảnh Phật ngồi trên tòa sen củaPhật giáo, bình rượu tiên của Đạo giáo... là những biểu tượng tôn giáo điểnhình.Nghi lễ thường là cái ràng buộc tín đồ một cách khắt khe vào thầnthánh làm cho họ mất tự do, tự chủ, bị phụ thuộc trong mối quan hệ với21hiện thực. Hệ thống nghi lễ là yếu tố tạo nên tính phong phú, hấp dẫn củatôn giáo. Nó là phương tiện tác động trực tiếp vào tư tưởng, tình cảm củacon người. Thông qua nghi thức thờ cúng, các tổ chức tôn giáo biến ý thứctôn giáo thành những hình thức tình cảm cụ thể trong ý thức con người. Hệthống nghi lễ có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự thống nhất của cáctín đồ. Nó giúp con người trong sự hòa nhập cộng đồng, nâng sức mạnh củacon người lên trên bản thân mình và giúp họ cảm nhận về thế giới. Nghi lễ tôngiáo cũng là yếu tố mang tính bảo thủ, thường gắn với thói quen, truyềnthống, tập tục của các nhóm, cộng đồng xã hội.Hệ thống tổ chức tôn giáo.Các tôn giáo phong phú, đa dạng song đều tồn tại dưới dạng một tổchức nhất định.Tổ chức tôn giáo là sự liên kết của những tín đồ theo một tôn giáonhất định, hình thành trên cơ sở đồng tín ngưỡng và lễ nghi. Tổ chức tôn giáocó chức năng làm thỏa mãn nhu cầu tâm linh, duy trì hoạt động tôn giáo,đảm bảo quyền lợi cho tín đồ. Tổ chức tôn giáo thường có hệ thống từ Trungương đến cơ sở, có hệ thống các nhà thờ, tu viện, trường học, các tổ chức,đảng phái tôn giáo. Có hệ thống tài chính để duy trì các hoạt động tôn giáo.Ngoài ra, trong mỗi tôn giáo các yếu tố khác như đấng sáng tạo,giáo chủ, kinh sách, giáo lý, giáo luật là rất quan trọng.Như vậy, ý thức tôn giáo, hệ thống nghi lễ, hệ thống tổ chức lànhững yếu tố cơ bản tạo nên thế giới tôn giáo. Nhờ đó, tôn giáo bao giờ cũng làmột thực thể xã hội to lớn, có tác động không nhỏ đến đời sống xã hội.2. NGUỒN GỐC CỦA TÔN GIÁOTôn giáo là một hình thái ý thức xã hội nảy sinh trên cơ sở kinh tế xã hội và chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Do đó, tìm nguồn gốc hìnhthành của nó không phải trong "ý thức" mà phải trong lịch sử xã hội, lịchsử hoạt động thực tiễn của con người.222.1. Nguồn gốc xã hội của tôn giáo2.1.1. Sự bất lực của con người trước các thế lực tự nhiênLịch sử xã hội loài người là lịch sử phát triển kế tiếp nhau của cáchình thái kinh tế - xã hội. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủyra đời trên cơ sở nền sản xuất hết sức thấp kém. Nền kinh tế tự nhiên lấysăn bắt, hái lượm là chính. Cuộc sống của con người lệ thuộc nhiều vàothiên nhiên. Quan hệ giữa các thành viên trong thị tộc, bộ lạc là quan hệbình đẳng, hợp tác trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất. Do lực lượngsản xuất thấp kém, giới tự nhiên kỳ bí, bao quanh con người đe dọa cuộcsống của họ. Những thiên tai bất thần như mưa, bão, nắng hạn, động đất,cháy rừng, thú dữ, bệnh tật luôn rình rập. Con người cảm thấy bất lựctrước tự nhiên, và do đó họ thần thánh hóa sức mạnh của tự nhiên và sauđó lại cầu xin sự che chở, cứu giúp của thần thánh. Ph.Ăngghen cho rằng:"Trong những thời đầu của lịch sử, những lực lượng thiên nhiên là cái đượcphản ánh đầu tiên vào đầu óc của con người. Chúng được nhân cách hóamột cách nhiều vẻ và hết sức hỗn tạp"[1].2.1.2. Sự bất lực của con người trước các thế lực xã hộiVề sau, trong xã hội có giai cấp thì cùng với lực lượng bí ẩn củagiới tự nhiên là lực lượng mang tính xã hội luôn thống trị cuộc sống hàngngày của quần chúng nhân dân. Ph.Ăng-ghen cho rằng: "Những lực lượngnày đối lập với con người, một cách cũng xa lạ lúc đầu cũng không thể hiểuđược đối với họ, và cùng thống trị họ với cái vẻ tất yếu bề ngoài giống nhưbản thân những lực lượng tự nhiên vậy. Những nhân vật ảo tưởng, lúc đầuchỉ phản ánh những sức mạnh huyền bí những thuộc tính xã hội và trởthành những đại biểu cho những lực lượng lịch sử"[2].Bế tắc trong đời sống hiện thực, con người tìm sự giải thoát trongđời sống tinh thần, họ tìm đến tôn giáo. Trong xã hội có giai cấp, sự áp bứcbóc lột giai cấp, sự tàn bạo, bất công, chiến tranh, đói khổ và bệnh tật..., [2] Ph. Ăng-ghen [1995], Chống Duy Rinh, C. Mác - Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, tập 20. Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội, tr. 437.[1]23cũng là những nguyên nhân xã hội làm nảy sinh tôn giáo. V.I.Lênin chorằng, sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóclột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia,cũng giống y như sự bất lực của người dã man trong cuộc đấu tranh chốngthiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu[3].Theo Ph.Ăngghen "trong xã hội tư sản hiện nay con người bị thốngtrị bởi những quan hệ kinh tế do chính họ tạo ra, bởi những tư liệu sản xuấtdo chính họ sản xuất ra, như là bởi một lực lượng xa lạ. Do đó cơ sở thực tếcủa sự phản ánh có tính chất tôn giáo của hiện thực vẫn tiếp tục tồn tại vàcùng với cơ sở đó thì chính ngay sự phản ánh của nó trong tôn giáo cũngtiếp tục tồn tại"[1].Như vậy, có thể nói nguồn gốc xã hội của tôn giáo là sức sản xuấtthấp kém, con người bất lực trước sức mạnh của tự nhiên. tính hạn chế củalực lượng sản xuất kéo theo sự hạn chế trong quan hệ giữa con người vớinhau trong xã hội. C.Mác cho rằng, tính hạn chế thực tế đó, đã phản ánhvào trong những tôn giáo cổ đại, thể hiện sự bất lực của con người nhữngsức mạnh đang thống trị con người.Nguồn gốc xã hội của sự hình thành tôn giáo mang tính khách quan.Bên cạnh đó, một yếu tố mang tính chủ quan, đó là nhận thức của conngười cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự hình thành và tồn tạicủa tôn giáo.2.2. Nguồn gốc nhận thức2.2.1. Sự xuất hiện khả năng phản ánh có tính chất gián tiếp làcơ sở cho sự ra đời những biểu tượng tôn giáo thời nguyên thủyNhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan bởi conngười, là quá trình tạo thành tri thức trong bộ óc con người về hiện thựckhách quan. Nhờ có nhận thức, con người mới có ý thức về giới. Ý thức vềcơ bản là kết quả của quá trình nhận thức thế giới của con người.[3][1]Xem, "Về tôn giáo", tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, tr. 46.Ph.Ănghen [1995], Chống Đuyrinh. C.Mác, Ph.Ăngghen Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, tr. 43824Con người có ý thức đầu tiên là người Hômôsapiêns [người thôngminh] sống cách đây khoảng 10 vạn năm khi khai quật mộ táng của ngườiHômôsa-piêns, các nhà khoa học thấy rằng người chết được chôn ở tư thếnhư cái thai trong bụng mẹ, nằm nghiêng, tay chân khép vào thân, đầuđược dấu dưới một hòn đá, xác chết được bôi một lớp thổ hoàng, xungquanh có các dụng cụ sinh hoạt và đồ trang sức cơ quan tư duy là bộ nãocủa người Hômôsa-piêns đã khá phát triển. Ở họ đã hình thành ý niệm vềcuộc sống sau khi chết, về linh hồn, về sự tái sinh, là những yếu tố rất quantrọng trong ý thức tôn giáo, có thể nói rằng người Hômôsapiêns đã có niềmtin vào sự tồn tại của linh hồn. Ý thức về linh hồn chứng tỏ khả năng trừutượng hóa của họ đã đạt tới trình độ nhất định. Ý thức đó, về thực chất là sựphản ánh hư ảo những sức mạnh trần thế, biến thành sức mạnh siêu trầnthế. Đúng như Ph.Ăng-ghen đã chỉ rõ nguồn gốc nhận thức của tôn giáo là:"tôn giáo sinh ra trong một thời đại hết sức nguyên thủy, từ những kháiniệm hết sức sai lầm, nguyên thủy của con người về bản chất của chính họvà về giới tự nhiên bên ngoài, xung quanh họ" [1]. Theo C.Mác, Ph.Ăngghenthì... "sự nhân cách hóa các lực lượng tự nhiên đã làm nảy sinh ra những vịthần đầu tiên, những vị thần này, trong quá trình phát triển về sau của tôngiáo, ngày càng mang một hình dáng những sức mạnh siêu phàm, cho đếnlúc, rút cuộc lại, do một quá trình trừu tượng hóa... [quá trình trưng cất hoàn toàn tự nhiên] trong tiến trình phát triển của trí tuệ, trong đầu óc củacon người, từ đông đảo những vị thần có quyền lực ít nhiều bị hạn chế vàhạn chế lẫn nhau, nảy sinh ra quan niệm về một vị thần độc tôn của các tôngiáo độc thần.Do đó, vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và tựnhiên, một vấn đề tối cao của toàn bộ triết học, cũng hoàn toàn giống nhưbất cứ một tôn giáo nào, đều có gốc rễ trong các quan niệm thiển cận vàngu dốt của thời kỳ mông muội"[2].C. Mác - Ph.Ăng-ghen [1995], "Lút-vích Phoi-ơ-băc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức",Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 445.[2]C. Mác - Ph.Ăng-ghen [1995], "Lút-vích Phoi-ơ-băc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức",Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 404.[1]25

Video liên quan

Chủ Đề