Trên thế giới có bao nhiêu nước mặn?

Để biết ao Gaet'ale mặn thực sự như thế nào, bạn nên biết rằng Biển Chết - vùng nước siêu mặn nổi tiếng nhất thế giới, có độ mặn 33,7%, trong khi các đại dương trên thế giới có độ mặn trung bình là 3,5% thì ao nước nhỏ này có độ mặn lên tới 43%.

Nước trong cái ao nhỏ này quá bão hòa với muối sắt đến mức có cảm giác nhờn trên tay, như thể dầu. Người dân địa phương ở khu vực này của Ethiopia đôi khi gọi nó là “hồ dầu”, vì nước có cảm giác rất nhờn.

Nhưng một số người gọi nó là "hồ sát thủ", vì khí độc thải ra qua bề mặt nước khiến xác chim và côn trùng được bảo quản hoàn hảo.

Vùng lòng chảo nội lục Danakil vốn là một vùng trũng địa chất hình thành từ sự phân kỳ của ba mảng kiến tạo ở khu vực gọi là sừng châu Phi. Sự độc đáo của khu vực trở thành một điểm thu hút khách du lịch địa chất.

Các chuyên gia cảnh báo rằng mọi người nên thận trọng khi đi xung quanh ao nước siêu mặn Gaet'ale. Bởi mức độ khí độc, CO2 tạo ra từ núi lửa đôi khi đủ mạnh để giết chết một người trưởng thành, đặc biệt là gần bề mặt, nơi khí có xu hướng tích tụ.

Những con chim thiệt mạng ở vùng nước này vốn có thể uống được nước siêu mặn nhưng bị chết vì khí CO2. Xác của chúng được bảo quản tốt trong hồ nước mặn. Thậm chí những xác chim đã chết từ lâu, xung quanh cơ thể có một phần muối bao bọc.

Ao nước Gaet'ale nằm trên một suối nước nóng không có dòng chảy vào hoặc ra rõ ràng, khiến nó trở thành vùng nước mặn nhất trên Trái đất.

Không ai biết chính xác ao Gaet'ale bao nhiêu tuổi, nhưng theo hình ảnh vệ tinh Landsat chụp ngày 6/2/2003, nó tồn tại ở dạng gần giống hình bán nguyệt. Tuy nhiên, trận động đất năm 2005 đã kích hoạt lại suối núi lửa liên tục cung cấp nước cực kỳ mặn cho nó.

Đạt đến nhiệt độ khoảng 50 - 55 độ C, nước của ao Gaet'ale có vẻ hấp dẫn, nhưng thực ra nó cực kỳ nhiều axit, với độ pH từ 3,5 đến 4 và có thể khiến những người tắm không biết gì bị đóng cặn.

Du khách cũng không nên đi gần mặt hồ vì lớp vỏ mặn liên tục hình thành xung quanh nó có thể bị bão hòa nước muối và rất yếu, và có thể không hỗ trợ trọng lượng của một người.

Khu vực mặn thứ hai trên thế giới là hồ Don Juan ở Nam Cực với độ mặn là 33,8%, được phát hiện vào năm 1961. Vì độ mặn lớn nên nước trong hồ có thể duy trì ở trạng thái lỏng ngay cả ở nhiệt độ thấp tới âm 50 độ C.

Cho dù được hình thành một cách tự nhiên hay từ một phần của đại dương, nhưng các hồ nước mặn trên thế giới luôn là mục tiêu nghiên cứu của các nhà khoa học và là nơi thu hút đông đảo du khách và các nhà thám hiểm.

Một hồ được xem là nhiễm mặn khi nồng độ muối đo được trong nước là từ 25gr/lít, trong khi nồng độ muối bình quân trong nước biển là từ 35-42gr/lít. Một hồ nước được cho là nhiễm mặn quá mức khi có nồng độ muối trên 50gr/lít. Tuy nhiên, nồng độ nhiễm mặn của các hồ nước không cố định mà biến thiên theo địa lý và thời tiết.

Cho đến nay trên trái đất đã hình thành hai nhóm hồ nước mặn. Loại thứ nhất được hình thành từ các mảng đại dương cổ bị chia cắt bởi thay đổi kết cấu của kiến tạo địa tầng trái đất. Điển hình của loại hình thái này là biển Caspienne và biển Aral [đều thuộc Liên Xô cũ], biển Chết [giữaIsraelvà Jordanie] và biển Tibériade [Somali]. Thế nhưng đó chỉ là những trường hợp rất hiếm. Thực ra, các biển trên là những hồ nước mặn do không có đường thông thương với các biển khác hay đại dương.

Trong khi biển Caspienne và biển Aral là những hồ nước mặn lớn hình thành từ vết tích còn lại của một biển cổ bị chia cắt bởi đại dương từ cách đây 5 triệu năm, thì biển Chết có nồng độ mặn cao gấp 10 lần mức bình thường do sự hình thành ở đáy một lớp muối có độ dày đến 7km. Trong khi đó nước của biển Tibériade, hình thành từ một sự chia cắt với Ấn Độ Dương lại ngày càng bớt mặn do muối không kết tụ được ở đáy.

Nhóm các hồ nước mặn thứ hai bao gồm các hồ khép kín không có đường thông thương. Đa phần các hồ này hình thành trong các lòng chảo như hồ Eyre ở Autralia hay từ các vết nứt của địa tầng như hồ Issyk-Koul ở Kirghizistan ở độ cao 702m so với mực nước biển. Trong lòng hồ chỉ có những hố sâu mới có nước mặn, phần còn lại đều bị bao phủ bởi một lớp muối dày đến 4m. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, hồ Eyre chỉ ngập nước có 4 lần mà lần mới nhất là vào năm 1991.

Trong nhóm các hồ nước mặn khép kín này lại hình thành hai nhóm nhỏ. Ở nhóm nhỏ thứ nhất, muối hình thành từ kết cấu địa chất của lòng hồ, như các đầm nước mặn có tên gọi sebkhas ởMaroc,MalivàNiger[đều ở châu Phi]. Trong nhóm nhỏ này cũng có những hồ bị nhiễm mặn do thẩm thấu nước từ biển qua các lớp địa tầng. Điển hình là hồ nước mặn Assal ởDjibouti. Được hình thành cách đây 4 triệu năm, hồ Assal bị nhiễm mặn do nước biển thẩm thấu qua các lớp đất đá nằm ở độ sâu 165m dưới đáy hồ. Theo thời gian đã hình thành nên một lớp muối dày 25m khắp lòng hồ Assal và trở thành một mỏ muối lộ thiên khổng lồ.

Ở nhóm nhỏ thứ hai, muối được các dòng sông tràn bờ hay các cơn lũ mang theo vào hồ nước. Do không có nhánh thông thương với biển hay đại dương, nước của các hồ này một khi bốc hơi đã hình thành nên các vỉa muối bám vào các vách đá hay lẫn trong cát dưới đáy hồ. Loại hồ nước mặn này xuất hiện nhiều ở bangSaskatchewanvàManitobacủaCanada.

Thế nhưng, cho dù muối có tự hình thành ở đáy hồ hay được mang đến bởi những yếu tố khác thì đa số các hồ nước chỉ bị nhiễm mặn dần theo thời gian, chủ yếu qua hình thức bốc hơi của nước. Hồ Nhiễm mặn lớn, hồWalkerở bangNevada, Mỹ, hồ Magadi ởKenya, hồ Issyk-Koul ở Kirghi Zistan là những ví dụ điển hình. Do không có nhánh thông thương nên nước mặn trong hồ bốc hơi và làm độ mặn tăng cao. Hồ càng mặn chừng nào, như hồ Nhiễm mặn lớn, biển Aral hay hồ Poopo ởBolivia, thì độ nhiễm mặn càng cao chừng ấy.

Trong tình hình bị nhiễm mặn như thế thì môi trường sống tại các hồ nước mặn phát triển như thế nào? Quả thật là điều kiện sống rất khó khăn do tinh thể muối được giải phóng từ nước mặn, tác động một cách tiêu cực đến tế bào của các cơ thể sống khiến cho hiện tượng mất nước phát triển nhanh chóng. Tại những hồ bị nhiễm nước mặn bình thường [từ 25-50gr muối/lít], sự sống vẫn hình thành bình thường như tại các biển hay đại dương.

Ngược lại, tại các hồ bị nhiễm mặn quá mức, các loại động vật có xương sống và không có xương sống ít có cơ may tồn tại. Rất ít loại cá, loại giáp xác, rong tảo có thể sinh tồn được. Và để tồn tại trong môi trường quá nhiễm mặn, một số loại giáp xác đã hình thành nên cơ chế tự bảo vệ đặc biệt. Chẳng hạn như loại tôm có tên gọi epinoche, mỗi khi nồng độ của muối trong nước tăng cao, tôm epinoche lại bọc kín tất cả các bộ phận của chúng bằng một lớp vảy dày. Thế nhưng, chính độ mặn quá mức của hồ nước Mono ở bangCalifornia, Mỹ, lại là điều kiện để phát triển một loài giáp xác có trữ lượng đến 4.000 tỉ con làm thức ăn cho tảo artemia.

Các hồ nước mặn còn là môi trường sống của các loại sinh vật đơn bào như loại tảo xanh Fabrea salina. Điểm đặc biệt của loại tảo này là chúng có thể đổi màu từ xanh sang màu cam tùy theo độ mặn tăng cao của nước hồ. Ngoài ra, màu nước của các hồ nước mặn luôn biến đổi từ màu xanh sang màu hồng và cam như là cách giúp các sinh vật hấp thụ được năng lượng từ mặt trời.

Tương lai nào cho các hồ nước mặn trên thế giới? Sự nóng dần của trái đất làm tăng nhanh sự bốc hơi của nước sẽ khiến các hồ này ngày càng nhiễm mặn và là nguyên nhân khiến các sinh vật sinh sống trong các hồ bị tuyệt chủng dần. Chính con người đã làm cho các hồ nước mặn, vốn là kỳ quan do thiên nhiên ban tặng cho trái đất, sẽ biến mất trong tương lai.

Bốn hồ nước mặn lớn nhất thế giới là: biển Caspienne [Liên Xô cũ] có diện tích 374.000km2, biển Aral [Liên Xô cũ] 68.000km2 và hiện nay chỉ còn 42.000km2, hồ Balkhach [Nga] 18.200km2, hồ Eyre [Australia] có diện tích 7.700km2.

Bốn hồ bị nhiễm mặn quá mức là: hồ Patience [Canada] có độ mặn 443gr muối/lít, hồ Assal [Djibouti] có độ mặn 350gr muối/lít, hồ Nhiễm Mặn Lớn [Mỹ] có độ mặn 285 gr muối/lít, biển Chết [Trung Đông] 280gr muối/lít

Chủ Đề