Triệu chứng thực the là gì

GIỚI THIỆU

  • Lịch sử hình thành
  • Sơ đổ tổ chức
  • Các khoa/ phòng
  • Thư viện
  • Văn bản bệnh viện

HOẠT ĐỘNG BỆNH VIỆN

  • Khám chữa bệnh
  • Ghép tế bào gốc
  • Ngân hàng máu
  • Ngân hàng tế bào gốc
  • Bản tin BTH
  • Thông cáo báo chí
  • Quan hệ Quốc tế
  • Lịch họp

DỊCH VỤ

  • DNA huyết thống
  • Dịch vụ máu cuống rốn
  • Giữ hồng cầu đông lạnh
  • Khám chữa bệnh
  • Xét nghiệm
  • HLA
  • Đào tạo - Chỉ đạo tuyến

Y HỌC THƯỜNG THỨC

  • Điểm tin bệnh
  • Dinh dưỡng
  • Bệnh lý huyết học
  • Truyền thông giáo dục sức khỏe
  • Tạp chí APBMT

TIN TỨC - SỰ KIỆN

  • Điểm tin
  • Hội nghị - Hội thảo
  • Hoạt động Đảng và tổ chức Đoàn thể
  • Bảng giá dịch vụ
  • Câu lạc bộ bệnh nhân
  • Tin tức vận động hiến máu
  • Câu lạc bộ hiến máu
  • Cập nhật kỹ thuật
  • Lịch hiến máu
  • Tuyển dụng

HỎI ĐÁP

HỘI CHỨNG THỰC BÀO MÁU VÀ XÉT NGHIỆM CD25 HÒA TAN

I. HỘI CHỨNG THỰC BÀO MÁU

1. Đại cương.

Thực bào là hiện tượng các tế bào miễn dịch của cơ thể nuốt và tiêu diệt các yếu tố ngoại lai gây hại cho cơ thể như vi khuẩn, vi nấm giúp bảo vệ cơ thể. Thông thường có 2 loại tế bào chính làm nhiệm vụ thực bào là tế bào bạch cầu trung tính [tiểu thực bào], và tế bào bạch cầu mono [đại thực bào].

Như vậy thực bào là một hiện tượng bình thường và có lợi cho cơ thể giúp chúng ta chống lại các yếu tố bên ngoài xâm nhập và gây hại. Vậy hội chứng thực bào máu là gì và tại sao lại có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người mắc bệnh như vậy?.

Hội chứng thực bào máu [HLH] là một rối loạn hiếm gặp của hệ thống miễn dịch và là một bệnh lý kịch phát khá nguy hiểm, có khả năng đe dọa cao đến tính mạng người bệnh do tăng đáp ứng viêm quá mức và kéo dài gây ra, bởi tăng cytokin máu do bị kích thích cao độ nhưng đáp ứng không hiệu quả của hệ thống miễn dịch.

Nguyên nhân là do tình trạng cơ thể tạo ra quá nhiều tế bào miễn dịch hoạt động [các đại thực bào và các tế bào lympho], bệnh biểu hiện bởi các rối loạn do các đại thực bào Histocytes gia tăng quá mức hoạt động đối với các tế bào máu, đưa đến hậu quả các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, kể cả các tế bào tiền thân huyết học cũng bị thực bào.

Những người bị hội chứng này thường phát triển các triệu chứng trong những năm tháng đầu đời, chủ yếu ảnh hưởng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mặc dù nó có thể phát triển lần đầu ở mọi lứa tuổi. Trong một số trường hợp hiếm hoi người bị ảnh hưởng có thể không có triệu chứng về sau thậm chí đến khi trưởng thành.

Thông thường rào cản lớn nhất đối với điều trị và kết quả thành công trên từng cá nhân bị hội chứng HLH là do chậm trễ trong chẩn đoán. Một số khía cạnh về mặt lâm sàng của HLH góp phần cho tình trạng chậm trễ này gồm có: vì đó là hội chứng hiếm gặp, biểu hiện lâm sàng thay đổi khác nhau, thiếu độ đặc hiệu của các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Vì vậy bất kỳ bệnh nhân nào nghi ngờ HLH nên chuyển đến khoa huyết học hay có sự hội chẩn của chuyên khoa và nếu có dấu hiệu chuyển biến cấp tính nên chuyển cấp cứu để can thiệp điều trị kịp thời ở những nơi có thể áp dụng liệu pháp điều trị.

Mục tiêu của điều trị cho các bệnh nhân HLH là ức chế ngay phản ứng viêm đang đe dọa tính mạng bởi các tế bào miễn dịch đang bị phá hủy, tổn thương. Sau khi áp dụng các liệu pháp điều trị nếu bệnh nhân hồi phục thì chấm dứt ngay các liệu pháp, trong khi đó những bệnh nhân không cải thiện thì tiếp tục các liệu pháp như cầu nối để chờ ghép tế bào sinh máu khác alen cùng loài [allogeneic hematopoietic cell transplantation _HCT]. HCT sẽ cần đòi hỏi áp dụng với các trường hợp HLH đột biến gen, bệnh lý diễn biến trên hệ thần kinh trung ương hay ca bệnh tái phát.

Hình ảnh thực bào máu

Bệnh có 2 thể tiên phát và thứ phát:

· Thể tiên phát [thực bào máu di truyền] có tính chất gia đình di truyền theo thể gen lặn tức gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể, thực bào máu ở trẻ nhũ nhi hoặc trẻ nhỏ hay liên quan đến yếu tố di truyền hay suy giảm miễn dịch trong khi ở trẻ lớn hoặc người lớn thường thứ phát sau nhiễm trùng hoặc bệnh ác tính, bệnh tự miễn. Thông thường thực bào máu di truyền cũng bị kích hoạt bởi nhiễm trùng trước khi khởi phát bệnh.

· Thể thứ phát [mắc phải] thường xuất hiện sau các tác nhân nhiễm trùng, bệnh lý miễn dịch, các bệnh lý ác tính, tác động lên hệ thực bào gây hoạt hóa quá mức tạo nên hội chứng thực bào máu.

- Các tác nhân nhiễm trùng hay gặp nhất là: EBV, CMV, E.coli, Herpes simplex, sởi, HIV, cũng có thể xuất hiện sau nhiễm lao, nhiễm trùng Gram âm, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm.

- Bệnh lý miễn dịch : Lupus hệ thống, viêm đa khớp, suy giảm miễn dịch tiên phát

- Bệnh lý ác tính: Bạch cầu cấp, u lympho.

2. Những dấu hiệu của bệnh.

Bệnh có thể được phát hiện bởi các dấu hiệu như sau:

- Sốt cao liên tục kéo dài trên 7 ngày với nhiệt độ từ 38,5 - 40oC. Sốt cao không đáp ứng với thuốc kháng sinh và thuốc hạ sốt, có thể kèm với dấu hiệu viêm đường hô hấp trên, sổ mũi hoặc nhiễm trùng đường tiêu hóa.

- Khi khám bệnh sẽ thấy bé mệt mỏi, uể oải, ăn uống kém, thiếu máu xanh xao, có thể xuất hiện dấu hiệu xuất huyết da niêm.

- Gan lách to là biểu hiện thường gặp phổ biến giúp chẩn đoán hội chứng thực bào máu, thường gặp lách to độ 2 hoặc 3.

- Dấu hiệu thần kinh như lừ đừ bứt rứt, mất điều hòa, liệt thần kinh ngoại biên, co giật, hôn mê, đây là những dấu hiệu tiên lượng xấu.

- Khi thực hiện xét nghiệm máu sẽ thấy:

+ Giảm cả 3 dòng tế bào máu

+ Hemoglobin < 9g/dL

+ Tiểu cầu < 100.000/mm3

+ Số lượng bạch cầu hạt < 1000mm3

+ Triglyceride tăng > 3mmol/L

+ Ferritine tăng > 500ng/mL

+ Fibrinogen 1.5g/L

+ Tủy đồ/ lách đồ thấy hình ảnh các đại thực bào đang hoạt động ăn các tế bào máu và không thấy sự hiện diện các tế bào ác tính.

- Bệnh thường đặc biệt nặng ở trẻ dưới 2 tuổi hoặc ở những trẻ không đáp ứng điều trị bệnh nền trước đó. Ở thể này trẻ thường li bì, suy kiệt, sốt cao liên tục kéo dài, vàng da, xuất hiện hồng ban toàn thân, có thể có xuất huyết tiêu hóa.

Hình ảnh phát ban đỏ trên da ở người bệnh HLH

3. Tiêu chuẩn chẩn đoán.

· Theo tiêu chuẩn chẩn đoán năm 2008 của hiệp hội bệnh lý thực bào máu thế giới chẩn đoán xác định là HLH khi có 1 và/hoặc 2 điều:

1. Xét nghiệm di truyền phân tử khẳng định là HLH [xác định đột biến ở một trong những gen liên quan bệnh này].

2. Chẩn đoán ban đầu có đầy đủ 5/8 dấu hiệu sau:

a. Sốt.

b. Lách to.

c. Giảm ít nhất 2 trong 3 dòng tế bào máu ở máu ngoại biên.

d. Tăng triglyceride máu và/hoặc giảm fibrinogen máu.

e. Tủy đồ, lách đồ hoặc hạch đồ có hình ảnh thực bào tế bào máu và không có bằng chứng của tế bào ác tính.

f. Giảm hoặc mất hoạt động tế bào NK.

g. Ferritine tăng 500ng/mL.

h. CD25 hòa tan 2400U/mL.

II. XÉT NGHIỆM CD25 HÒA TAN [sCD25]

1. CD25 là gì?

CD25 là tên gọi khác của 1 loại interleukin, interleukin bản chất là 1 loại cytokin được phân loại đặc biệt. Trước tiên chúng ta cần biết cytokin là một nhóm protein không phải là kháng thể, chúng đóng vai trò là các chất trung gian giữa các tế bào. Trước đây phần lớn cho rằng cytokin là sản phẩm của các tế bào miễn dịch, hoạt động như các chất trung gian và điều hòa quá trình miễn dịch nhưng ngày nay nhiều cytokin đã biết được sản xuất bởi các tế bào khác không phải tế bào miễn dịch và cũng có tác dụng trên những tế bào không phải của hệ miễn dịch.

Cytokin có chức năng như là một phần của hệ thống lớn hơn liên quan đến nhau của protein và thác tín hiệu, đó là mạng lưới cytokin. Đây là những tương tác phức tạp trong đó những tế bào khác nhau có thể phản ứng khác nhau đối với cùng một loại cytokin tùy thuộc vào loại tín hiệu mà tế bào tiếp nhận được. Tín hiệu cytokin rất linh hoạt và có thể gây ra cả 2 phản ứng bảo vệ và làm hư hại. Một cytokin thường ảnh hưởng đến sự tổng hợp cytokin khác, hoặc tăng cường sản xuất hoặc ức chế ngoài ra còn ảnh hưởng đến hoạt động của cytokin khác.

Ở những bệnh nhân mắc hội chứng thực bào máu hoạt tính các tế bào giết tự nhiên giảm trong khi sự hoạt hóa tế bào T tăng, dẫn đến sinh nhiều cytokine. Điều này hoạt hóa các đại thực bào và thâm nhiễm mô cũng như sinh ra interleukin-1 [IL-1] và interleukin-6 [IL-6] và từ đó các phản ứng viêm gây tổn thương lan rộng và xuất hiện các triệu chứng bệnh.

CD25 [interleukin-2] hay [IL-2] đã được sử dụng trong một số trường hợp lâm sàng, cả để điều trị các khối u ác tính và tăng số lượng tế bào T CD4 trong HIV. IL-2 được cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] phê chuẩn để điều trị ung thư thận, tuy nhiên tiện ích lâm sàng lại bị hạn chế bởi độc tính của nó, hai biểu hiện quan trọng của độc tính là rối loạn chức năng gan và hội chứng rò rỉ mao mạch hoặc mạch máu. Dù vậy, thuốc chống sốt rét IL-2Ra mAbs daclizumab và basiliximab được sử dụng để ngăn chặn sự thải ghép và gần đây được tìm thấy là có hiệu quả trong điều trị bệnh đa xơ cứng [MS].

2. Xét nghiệm CD25 hòa tan [sCD25].

· Ưu thế của xét nghiệm sCD25.

Xét nghiệm sCD25 hòa tan là một xét nghiệm chuyên biệt thường được sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán trong các trường hợp có sự gia tăng hoạt hóa của tế bào T như một số bệnh lý như bệnh tự miễn; những bệnh nhân viêm khớp vô căn khởi phát toàn thân [SoJIA]; u lympho Hodgkin, không Hodgkin;và đây là một trong những tiêu chí quan trọng xác định hội chứng thực bào máu [HLH] khi nồng độ CD25 tăng cao >2400 U/mL.

sCD25 là một xét nghiệm có thể kết hợp để chẩn đoán, tiên lượng và theo dõi điều trị trong bệnh HLH. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán HLH năm 2004 xét nghiệm sCD25 có độ nhạy và đặc hiệu cao cho các bệnh nhi, tuy nhiên đối với người lớn thì thấp hơn. Trong bệnh lý HLH có 3 xét nghiệm đặc hiệu là: Tìm đột biến gen, chức năng tế bào NK và sCD25. Trong 3 xét nghiệm trên thì sCD25 dễ dàng thực hiện và có chi phí thấp hơn.

Những phương pháp thực hiện xét nghiệm sCD25

Để thực hiện xét nghiệm CD25 hòa tan có 2 phương pháp có thể sử dụng là kỹ thuật elisa và kỹ thuật dấu ấn miễn dịch [tế bào dòng chảy]. Hiện nay kỹ thuật thực hiện xét nghiệm CD25 hòa tan chủ yếu dùng phương pháp elisa vì kỹ thuật dấu ấn miễn dịch là một xét nghiệm chuyên sâu phức tạp đòi hỏi kỹ thuật cao với giá thành không hề rẻ. Chính vì sự thông dụng, dễ thực hiện và giá thành rẻ nên phương pháp elisa được sử dụng phổ biến hơn.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Khoa Miễn dịch [lầu 2] - Bệnh viện Truyền máu Huyết học;

Số 118 Hồng Bàng, P 12, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh

ĐT: 028 3957 1342 [máy lẻ 184 hoặc 181]

TIN KHÁC

  • XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC CÁC TÁC NHÂN LÂY NHIỄM QUA ĐƯỜNG TRUYỀN MÁU Ở NGƯỜI HIẾN MÁU TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC 23/12/2021
  • KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM BỆNH GIANG MAI 23/12/2021
  • PHÒNG XÉT NGHIỆM CƠ SỞ 2 BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC UẨN AN TOÀN SINH HỌC CẤP II 23/12/2021
  • XÉT NGHIỆM BỔ THỂ C3, C4 TRONG MÁU 23/12/2021
  • CISH KAPPA LAMBDA 23/12/2021

Video liên quan

Chủ Đề