Trình bấy những tiền de dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang

Vào thời gian đầu của văn hóa Đông Sơn các công cụ lao động bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt.

Tiền đề dẫn đến sự ra đời nhà nước đầu tiên ở nước ta là?

A. Chống ngoại xâm, quản lý xã hội

B. Trị thủy, phân chia giai cấp

C. Phân chia giai cấp, trị thủy

D. Trị thủy, phân chia giai cấp, chống ngoại xâm

Đáp án đúng D.

Tiền đề dẫn đến sự ra đời nhà nước đầu tiên ở nước ta là trị thủy, phân chia giai cấp, chống ngoại xâm, sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo nên tiền đề cho sự chuyển biến xã hội, từ thời Phùng Nguyên đã bắt đầu có hiện tượng phân hóa xã hội giữa giàu và nghèo.

Giải thích việc chọn đáp án đúng là D do:

Tiền đề dẫn đến sự ra đời nhà nước đầu tiên ở nước ta là:

– Kinh tế:

+ Vào thời gian đầu của văn hóa Đông Sơn các công cụ lao động bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt.

Nhờ vậy vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả được khai phá thành những cánh đồng màu mỡ, có nền kinh tế nông nghiệp lúa nước dùng cày với sức khéo của trâu bò khá phát triển.

+ Cùng với nghề nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm. Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện.

–  Cơ sở xã hội:

+ Sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo nên tiền đề cho sự chuyển biến xã hội. Từ thời Phùng Nguyên đã bắt đầu có hiện tượng phân hóa xã hội giữa giàu và nghèo.

+ Thời Đông Sơn mức độ phân hóa xã hội ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên sự phân hóa giàu nghèo cũng chưa thật sâu sắc.

+ Sự chuyển chuyển biến kinh tế kéo theo sự chuyển biến về xã hội: Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt, công xã thị tộc tan rã thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ.

Sự chuyển biến kinh tế – xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phải có các hoạt động trị thủy, thủy lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này yêu cầu chống ngoại xâm cùng được đặt ra.

Những điều đó đã dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang-Âu Lạc. Tổ chức nhà nước Văn Lang- Âu Lạc còn rất đơn giản, sơ khai. Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, đứng đầu nhà nước Âu Lạc là vua Thục An Dương Vương. Giúp việc cho vua có các Lạc hầu Lạc tướng.

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

Chủ đề tương tự

  • Những biến chuyển về kinh tế xã hội

Từ thời kỳ Phùng Nguyên trải qua giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn, do kỹ thuật luyện kim ngày càng phát triển đến hoàn hảo, nên công cụ bằng đồng thau dần dần thay thế hẳn công cụ bằng đá.

Ở giai đoạn đầu, giai đoạn Phùng Nguyên, công cụ bằng đá còn chiếm ưu thế, nền kinh tế còn mang tính chất nguyên thuỷ. Đến giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun và nhất là Đông Sơn, nhiều loại hình công cụ bằng đồng ra đời và ngày càng phong phú, đa dạng như lưỡi cuốc, lưỡi cày, lưỡi thuổng, xẻng, rìu, v.v.. ngoài ra còn có lưỡi liềm đồng, công cụ lao động bằng sắt.

Sự tiến bộ của công cụ sản xuất bằng đồng đã có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển, đạt đến một trình độ khá cao. Nền kinh tế bao gồm nhiều ngành, nghề, trong đó nông nghiệp trồng lúa nước chiếm địa vị chủ đạo, phổ biến rộng rãi khắp lãnh thổ từ trung du, đồng bằng đến ven biển.

Với việc chế tạo ra lưỡi cày, nông nghiệp dùng cày đã thay thế nông nghiệp dùng cuốc, đánh dấu bước phát triển mới, mạnh mẽ trong nền kinh tế thời Hùng Vương. Việc nhiều loại hình công cụ sản xuất bằng đồng ra đời còn chứng tỏ bước tiến về kỹ thuật canh tác của cư dân bấy giờ. Nông nghiệp dùng cày là nguồn cung cấp lương thực chính nuôi sống xã hội, trở thành cơ sở chủ yếu của mọi hoạt động khác.

Những di cốt trâu bò nuôi tìm thấy trong cùng một di tích văn hoá Đông Sơn, hình bò khắc hoạ trên mặt trống đồng là bằng chứng cư dân Hùng Vương đã sử dụng trâu bò làm sức kéo trong nông nghiệp dùng cày. Những dấu tích thóc gạo, những công cụ gặt hái tìm thấy ở các di chỉ thuộc văn hoá Đông Sơn chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của nghề trồng lúa nước thời Hùng Vương.

Sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đòi hỏi công tác trị thuỷ, thuỷ lợi, khai khẩn đất đai, mở rộng diện tích canh tác. Đã có một số tài liệu cho thấy cư dân bấy giờ đã biết sử dụng biện pháp tưới, tiêu, "tưới ruộng theo nước triều lên xuống".

Với những công cụ bằng kim khí, cư dân Đông Sơn đã mở rộng địa bàn cư trú, đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất đai, chinh phục vùng đồng bằng, ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Cư dân đương thời đã trồng lúa trên các loại ruộng nước,bãi và nương rẫy với những hình thức canh tác phù hợp với địa hình và đất đai từng vùng. Lúa gồm có lúa tẻ và lúa nếp.Ngoài trồng lúa nước là chủ yếu, người đương thời còn phát triển nghề làm vườn, trồng rau củ, cây ăn quả để làm phong phú nguồn lương thực. Khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết của các loại bầu bí, đậu, khoai, sắn. Thu hoạch trong nông nghiệp ngày càng cao. Sự tích "bánh dày bánh chưng" đã nói lên bước phát triển của nền nông nghiệp trồng lúa thời đó. Sử cũ của Trung Quốc cho biết vào năm 111 trước CN, sứ giả nhà Triệu đã cống cho tướng Hán là Lộ Bác Đức 1000 hũ rượu,100 con bò. Sự kiện đó cũng chứng tỏ sự phát triển nói trên.

Cùng với nông nghiệp, chăn nuôi, đánh cá và thủ công nghiệp cũng rất phát triển. Để phục vụ nông nghiệp, cư dân bấy giờ đã đẩy mạnh việc chăn nuôi trâu, bò. Nhiều di tích văn hoá Đông Sơn có nhiều xương trâu, bò. Các loài gia súc, gia cầm cũng được nhân dân chăn nuôi rộng rãi, như lợn, gà, chó, v. v... Nghề thủ công đạt được bước tiến rất quan trọng từ khi cư dân Phùng Nguyên phát minh ra nghề luyện kim, nghề đúc đồng, tiến đến nghề luyện sắt ở giai đoạn Đông Sơn. Việc phát hiện được những khuôn đúc đồng và xỉ đồng đã khẳng định nghề luyện kim do cư dân Hùng Vương sáng tạo ra. Kỹ thuật luyện đồng của người Việt cổ thời Đông Sơn đã đạt đến trình độ điêu luyện khiến cho các học giả nước ngoài kinh ngạc và đi đến phủ nhận tính chất bản địa của nó.

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự phân công lao động xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp, sự traođổi sản phẩm và các nguyên liệu giữa các địa phương ngày càng mở rộng dưới thời Hùng Vương đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng thêm nguồn của cải xã hội. Sản phẩm dư ngày càng nhiều dẫn đến sự phân hoá xã hội. Những của cải chung của xã hội [do lao động công ích, do thu nhập từ ruộng đất công của chiềng, chạ] dần dần bị một số người tìm cách chiếm đoạt, biến thành của riêng. Chế độ tư hữu tài sản ra đời và ngày càng phát triển theo sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng dẫn đến một chuyển biến xã hội quan trọng, đó là sự phân hoá thành kẻ giàu người nghèo.

Từ thời Phùng Nguyên, hiện tượng phân hoá xã hội đã xuất hiện nhưng chưa đáng kể. Từ giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn, mức độ phân hoá xã hội ngày càng rõ nét hơn. Di tích mộ táng Làng Cả cho thấy sự phân hóa xã hội ở đây khá rõ rệt. Người nghèo chiếm đa số trong xã hội. Tuy đã có hiện tượng phân hoá thành các tầng lớp giàu, nghèo khác nhau, và sự phân hoá đó diễn ra từ từ, ngày càng rõ nét hơn qua một quá trình lâu dài từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn, nhưng sự phân hoá xã hội bấy giờ chưa sâu sắc.

Sự phân hoá tài sản là biểu hiện của sự phân hoá xã hội. Gắn liền với hiện tượng này là sự ra đời của nô lệ, gia trưởng, dẫn tới sự hình thành các tầng lớp xã hội khác nhau.

- Quý tộc: gồm có các tộc trưởng, tù trưởng bộ lạc, thủ lĩnh liên minh bộ lạc và những người giàu có khác.Tầng lớp bình dân tự do: là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, giữ vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu.

- Nô tỳ: tầng lớp thấp nhất, phải phục vụ quý tộc.

Như vậy, đã hình thành tầng lớp trên của xã hội ngày càng giàu có và nắm giữ các cương vị quản lý công việc công cộng của chiềng, chạ [làng xã về sau]. Những tiền đề đầu tiên, cần thiết cho sự hình thành nhà nước thời HùngVương vào giai đoạn Đông Sơn đã xuất hiện. Sự ra đời của công xã nông thôn, cùng với sự chuyển biến trong nền kinh và do yêu cầu tự vệ chống các mối đe doạ từ bên ngoài, yêu cầu thuỷ lợi của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã thúc đẩy nhanh và mạnh quá trình hình thành nhà nước, đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương vào giai đoạn Đông Sơn [thế kỷ VII-VI trước CN].

Hán thư ghi theo lời tâu của Mã Viện là một thứ luật tục [tập quán pháp chứ chưa phải là luật pháp thành văn]. Sách thường ghi cư dân nước ta bấy giờ là người Lạc Việt và quốc hiệu là Văn Lang do vua Hùng đặt.

Sách Đại Việt Sử lược ghi rằng: "Đời Trang Vương nhà Chu [696-682 trước CN] ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật thu phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang. Việt Vương Câu Tiễn [505-462 trước CN] cho người đến dụ hàng nhưng Hùng Vương không theo. Dựa vào các tài liệu và những thành tựu nghiên cứu về thời đại Hùng Vương hiện nay, có thể nói thời điểm ra đời của nước Văn Lang với tính chất là một nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VII-VI trước CN [vào giai đoạn đầu Đông Sơn, là kết quả của một quá trình hình thành, chuẩn bị các điều kiện ra đời của nhà nước về các mặt].

Sự ra đời của nước Văn Lang dù còn ở hình thức sơ khai và có phần sớm với sự phân hoá xã hội chưa sâu sắc nhưng đã đánh dấu một bước phát triển có ý nghĩa thời đại của lịch sử Việt Nam - mở đầu thời đại dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Video liên quan

Chủ Đề