Trò chơi rửa tay cho trẻ mẫu giáo

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn các bước rửa tay cho trẻ mầm non [quy trình 6 bước kèm hình ảnh] chuẩn nhất. Mời bạn cùng theo dõi nhé.

>>> Tham khảo thêm:

Trẻ mầm non nên rửa tay khi nào?

Dưới đây là các trường hợp mà trẻ mầm non cần thiết thực hiện các bước rửa tay:

  • Rửa tay trước khi ăn hoặc khi chạm vào thức ăn
  • Rửa tay sau khi ho mà lấy tay che miệng
  • Rửa tay sau khi chơi với thú cưng
  • Rửa tay khi đi chơi về
  • Rửa tay trước khi đi thăm người bệnh
  • Rửa tay sau khi đi vệ sinh...

Các bước rửa tay cho trẻ mầm non [quy trình 6 bước kèm hình ảnh]  chuẩn nhất

Bước 1: Cho bé làm ướt lòng bàn tay với nước sạch rồi lấy xà bông xoa vào lòng bàn tay. Tiếp đó, chà 2 lòng bàn tay vào nhau để tạo bọt.

Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu, 4 kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và thực hiện ngược lại.

Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau và rửa các kẽ ngón tay.

Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và thực hiện ngược lại [mu tay để khum khớp với lòng bàn tay].

Bước 5: Chà ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và thực hiện ngược lại [lòng bàn tay ôm lấy ngón cái].

Bước 6: Xoay các đầu ngón tay của tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rồi sau đó rửa sạch tay dưới vòi nước và lau khô bằng khăn giấy.

Lưu ý:

  • Bạn cần cho bé tuân thủ thời gian rửa tay ít nhất trong 30 giây.
  • Mỗi thao tác thuộc bước 2, 3, 4, 5 lặp lại tối thiểu 5 lần.

>> Xem thêm: Cách vẽ tranh tường mầm non đơn giản, ngộ nghĩnh

Trên đây là các bước rửa tay cho trẻ mầm non [quy trình 6 bước kèm hình ảnh] chuẩn nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Nếu có nhu cầu trang bị các sản phẩm gel rửa tay, đồ gia dụng, điện máy điện lạnh, y tế sức khỏe, thiết bị văn phòng... chính hãng, chất lượng, bạn vui lòng tham khảo và đặt mua tại website META.vn hoặc liên hệ tới số hotline bên dưới để được nhân viên hỗ trợ thêm.

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

Gửi bình luận

Dạy kỹ năng rửa tay cho trẻ mầm non là một trong những kỹ năng cần thiết để giúp trẻ rèn luyện ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và bảo vệ sức khỏe của bản thân mình, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh đang hoành hành như hiện nay. STEAM LEADER sẽ hướng dẫn trẻ vệ sinh tay đúng cách trong bài viết sau đây.

Vì sao phải hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách?

Theo một nghiên cứu của tổ chức Y Thế Thế Giới WHO đã từng công bố trước đây, cứ mỗi 20 giây trôi qua thì lại có 1 trẻ nhỏ ở trên thế giới tử vong do điều kiện vệ sinh yếu kém.

Một nghiên cứu khác của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc [UNICEF] đã công bố việc vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng có thể làm giảm tới 50% tỷ lệ trẻ em bị mắc bệnh tiêu chảy – nguyên nhân gây tử vong thứ 2 ở trẻ trong độ tuổi dưới 5.

Cũng theo số liệu CDC công bố, có tới 80% số bệnh truyền nhiễm có thể lây lan thông qua lòng bàn tay. Mà ở độ tuổi trẻ mầm non, cái độ tuổi trẻ còn nghịch ngợm chơi đùa, ăn uống…chưa ý thức được việc vệ sinh tay là việc làm cần thiết để phòng tránh dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Ngoài ra, cũng có nhiều nghiên cứu khác cho thấy bàn tay trẻ em không được vệ sinh sạch sẽ có chứa tới hàng triệu vi khuẩn và ẩn chứa nhiều nguy cơ gây bệnh cúm, tiêu chảy, tay chân miệng…Ngoài ra còn tăng tỷ lệ mắc các bệnh về phổi, nhiễm trùng, các bệnh về đường tiêu hóa,….

>>> Tất cả những nghiên cứu trên đây đã giải thích vì sao chúng ta phải dạy kỹ năng rửa tay cho trẻ mầm non. Việc rửa tay bằng nước thôi chưa đủ, mà phải hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách bằng xà phòng, là phương pháp ngăn ngừa vi khuẩn vô cùng hiệu quả.

Trẻ mầm non nên rửa tay sạch sẽ khi nào?

Thói quen rửa tay ở trẻ không phải tự nhiên mà có, mà đấy là kết quả của cả một quá trình mà chúng ta phải rèn luyện cho bé. Bất kể con đang ở đâu, làm gì, vừa mới đi chơi ở ngoài về, lúc chuẩn bị ăn cơm hay vừa mới đi vệ sinh xong…đều là những lúc ba mẹ nên nhắc nhở bé rửa tay.

STEAM LEADER liệt kê một số thời điểm quan trọng mà bé cần rửa tay sạch sẽ như sau:

  • Trước mỗi bữa ăn hoặc lúc chạm vào thức ăn
  • Sau khi chạm tay vào rác
  • Sau mỗi lần đi vệ sinh
  • Sau mỗi lần đi chơi về
  • Sau khi chơi với thú nuôi, vật nuôi
  • Sau mỗi lần ho, hắt hơi, sổ mũi
  • Sau mỗi lần chơi đồ chơi
  • Rửa tay trước và sau khi đi thăm người ốm

Dạy kỹ năng rửa tay cho trẻ mầm non theo quy trình 6 bước của bộ Y Tế

Bộ Y Tế hướng dẫn rửa tay cho trẻ mầm non theo quy trình 6 bước như sau:

Các vật dụng cần chuẩn bị:

  • Chuẩn bị vòi nước sạch vừa tầm với của bé
  • Xà phòng [xà bông] hoặc nước rửa tay diệt khuẩn chuyên dụng dành cho cho trẻ em
  • Khăn tay khô sạch hoặc giấy lau tay

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Làm ướt hai bàn tay dưới vòi nước sạch sau đó lấy 1 lượng xà phòng vừa đủ vào lòng bàn tay. Chà đều 2 lòng bàn tay với nhau để tạo bọt.
  • Bước 2: Dùng lòng bàn tay này chà lên mu bàn và 4 kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và làm ngược lại
  • Bước 3: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch các kẽ ngón tay.
  • Bước 4: Chà mu các ngón tay của bàn tay này lên bàn tay kia sao cho khum khớp với lòng bàn tay và ngược lại
  • Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia [lòng bàn tay ôm lấy ngón cái] và ngược lại]
  • Bước 6: Xoay các đầu ngón tay của tay này vào lòng bàn tay kia và làm ngược lại. Cuối cùng rửa sạch tay dưới vòi nước sạch, lau khô tay bằng khăn khô hoặc khăn giấy đã chuẩn bị.

Làm thế nào để tạo ra thói quen rửa tay cho trẻ?

  • Không có cách nào hoàn hảo hơn để tạo ra thói quen rửa tay mỗi ngày cho trẻ là tấm gương của chính các bậc làm cha làm mẹ. Cha mẹ hãy là những người “gương mẫu” vệ sinh tay sạch sẽ trước mặt con để giúp con rèn luyện kỹ năng rửa tay đúng cách và thấy được tầm quan trọng của việc làm này.
  • Ba mẹ nên thường xuyên “nhắc nhở” trẻ, dành thời gian để rửa tay cùng con và không cho con làm việc khác nếu con không chịu rửa tay.
  • Trẻ em chưa thể hiểu được vì sao chúng phải rửa tay, vì thế mà cha mẹ nên giải thích một cách đơn giản nhất có thể để trẻ có thể hiểu được như chẳng hạn nói với trẻ rằng, việc rửa tay sẽ tiêu diệt hết những con vi khuẩn có hại khiến con bị ốm.
  • Ba mẹ có thể tạo hứng thú cho trẻ mỗi lần rửa tay bằng một video hoặc một bài hát ngắn, gần gũi với trẻ nhỏ để minh họa.
  • Khen ngợi trẻ mỗi lần mà trẻ thực hiện tốt để tạo động lực giúp trẻ vui vẻ hơn trong mỗi lần thực hiện tiếp theo.

Bài viết dạy kỹ năng rửa tay cho trẻ đúng cách trên đây hy vọng đã giúp ba mẹ có thêm những kiến thức bổ ích cũng như tạo được thói quen rửa tay sạch sẽ cho đứa con bé bỏng của mình.

Video liên quan

Chủ Đề